Nhóm tình báo nguồn mở Ukraine Weapons Tracker đăng tải hình ảnh những chiếc xe tăng Nga bị quân đội Ukraine đốt cháy lên Twitter.
“Một chiếc xe tăng T-90A khá hiếm của Nga và một chiếc xe tăng dòng T-72B đã bị quân đội Ukraine phá hủy”, nhóm OSINT cho biết.
Trang web tình báo nguồn mở Oryx tuyên bố, Lực lượng Nga đã mất hàng nghìn xe tăng chiến đấu chủ lực kể từ khi đưa quân vào Ukraine vào ngày 24/2/2022.
Oryx đã tổng hợp bằng chứng hình ảnh và video về thiệt hại vật chất của cả hai bên tham chiến trong cuộc xung đột. Họ báo cáo rằng 2.280 xe tăng Nga đã được xác nhận bằng hình ảnh bị phá hủy ở Ukraine.
Mặc dù các cơ sở lưu trữ của Nga chứa số lượng lớn xe tăng T-72 và T-80 hiện đại hơn nhưng các chuyên gia ước tính Nga chỉ có thể tân trang được 60-90 xe tăng mỗi tháng, thấp hơn so với mức tổn thất xe tăng hàng tháng của Nga là khoảng 100 xe.
Ngoài ra vì sự thiếu hụt thiết bị điện tử nhập khẩu do các lệnh trừng phạt quốc tế, phiên bản sửa đổi mới nhất của xe tăng T-72 được cho là không được trang bị hệ thống chụp ảnh nhiệt tiên tiến do Pháp sản xuất, dẫn đến hiệu quả kém hơn trên chiến trường.
Trong khi đó, hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin Tập đoàn quân phía Nam của Nga đã sử dụng một số xe tăng chiến đấu chủ lực Armata mới nhất trong các hoạt động tấn công trực tiếp. Tuy nhiên, hiện các siêu tăng Armata đang được rút lui khỏi tiền tuyến.
“Mục đích của việc sử dụng Armata là để kiểm tra và quan sát xem các phương tiện chiến đấu sẽ hoạt động như thế nào trong môi trường chiến đấu thực tế”, TASS giải thích.
Trong khi đó, tình báo Anh tỏ ra hoài nghi về việc Nga triển khai Armata - xe tăng mới nhất và mạnh nhất tới Ukraine. Thông tin cập nhật từ các quan chức Anh cho biết, T-14 Armata có thể sớm được nhìn thấy ở Ukraine nhưng có thể sẽ không tham gia bất kỳ cuộc chiến thực tế nào.
Báo cáo của tình báo Anh kết luận: “Nếu Nga triển khai T-14, nó có thể chủ yếu nhằm mục đích tuyên truyền”. Lý do được đưa ra là vì việc sản xuất T-14 Armata của Nga được cho là chỉ ở mức thấp, và các chỉ huy khó có thể tin tưởng hoàn toàn vào phương tiện chiến đấu "chưa được thử lửa" này.
Xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo của Nga, T-14 Armata, được thiết kế dựa trên tháp pháo không người lái, khiến nó không giống bất kỳ xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) nào khác đang hoạt động. Điều này cũng mang lại cho nó một loạt ưu điểm và nhược điểm riêng.
T-14 là phương tiện công nghệ cao gặp phải nhiều vấn đề trong quá trình phát triển của Nga. Moscow lần đầu tiên đặt hàng sản xuất 2.300 xe tăng vào năm 2020, nhưng mục tiêu đó đã bị đẩy lùi sang năm 2025.
Đăng nhận xét