EU gửi cảnh báo đanh thép tới Trung Quốc về vấn đề Ukraine - Ảnh 1.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen có bài phát biểu quan trọng về quan hệ EU-Trung Quốc tại Brussels, Bỉ, vào ngày 30 tháng 3 năm 2023. Ảnh: AFP

Trong nỗ lực "mạnh dạn hơn" đối với Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch đánh giá lại và "giảm rủi ro" cho mối quan hệ của họ, đồng thời coi lập trường của Bắc Kinh về cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine là một phần quan trọng trong mối quan hệ tương lai giữa hai bên, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von Der Leyen cho biết hôm 30/3.

Bà nói: "Cách Trung Quốc tiếp tục phản ứng với cuộc xung đột ở Ukraine sẽ là yếu tố quyết định cho mối quan hệ EU-Trung Quốc trong tương lai".

Tuyên bố này đánh dấu lần đầu tiên người đứng đầu EU có bài phát biểu đầy đủ về mối quan hệ của khối với Bắc Kinh. Bà lưu ý rằng EU cần phải "mạnh dạn hơn" trong các giao dịch với Trung Quốc.

"EU cần phải 'kiểm tra căng thẳng' và 'giảm rủi ro' cho mối quan hệ của khối với Bắc Kinh, cả về chính trị và kinh tế, bắt đầu bằng việc hiểu được 'bức tranh rõ ràng về việc những rủi ro đó là gì'", bà von Der Leyen nói. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh EU không nên "tách rời" hoàn toàn khỏi Trung Quốc, nói rằng điều đó "không khả thi – cũng không có lợi cho châu Âu".

Bà lưu ý thêm rằng mối quan hệ giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin, là đặc biệt đáng lo ngại. Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại Moscow vào tuần trước. Sau chuyến thăm, ông Tập tuyên bố hai bên đang thúc đẩy sự thay đổi địa chính trị trên toàn thế giới.

"Điều đáng nói nhất", bà von der Leyen cho biết, "là lời chia tay của Chủ tịch Tập với Tổng thống Putin trên bậc thềm bên ngoài Điện Kremlin khi ông ấy nói: 'Ngay bây giờ, có những thay đổi, những thay đổi mà chúng ta chưa từng thấy trong 100 năm. Và chúng tôi là những người cùng nhau thúc đẩy những thay đổi này'".

Bà von der Leyen nói: "Mục tiêu rõ ràng của Trung Quốc là thay đổi trật tự quốc tế một cách có hệ thống với Trung Quốc là trung tâm. Chúng ta đã chứng kiến tình hữu nghị ở Moscow và cam kết về một trật tự quốc tế mới".

Đầu tiên, bà von der Leyen ám chỉ rằng EU có thể từ bỏ việc theo đuổi một thỏa thuận thương mại lớn với Trung Quốc, thỏa thuận đã được thống nhất vào năm 2020 nhưng bị Nghị viện châu Âu đình trệ sau khi một số thành viên của khối này bị Bắc Kinh trừng phạt.

Tuần tới, người đứng đầu EU sẽ tới Trung Quốc cùng với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Adblock test (Why?)

Ukraine tấn công sâu vào thành phố Moscow kiểm soát; 9 tên lửa Nga làm rung chuyển Kharkov - Ảnh 1.

Một người đàn ông đứng cạnh chiếc ô tô bị phá hủy của mình tại khu vực bị trúng tên lửa ở Kharkov, Ukraine, ngày 31 tháng 3 năm 2023. Ảnh Rferl

Cuộc tấn công của Ukraine vào Melitopol diễn ra hôm 30/3. Những hình ảnh chưa được xác minh trên Internet cho thấy những vụ nổ thắp sáng bầu trời đêm với những vệt sáng ở Melitopol - thành phố do Moscow kiểm soát ở Zaporizhzhia, một trong 4 khu vực của Ukraine Nga tuyên bố sáp nhập cuối tháng 9 năm ngoái.

Thị trưởng lưu vong của thành phố xác nhận đã xảy ra các vụ nổ ở đó. Hãng thông tấn nhà nước TASS của Nga trích dẫn các quan chức do Moscow bổ nhiệm ở Melitopol cho biết một kho đường sắt đã bị hư hại, mất điện toàn thành phố và các làng lân cận sau vụ tấn công.

Melitopol, nằm ở phía nam của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia do Nga kiểm soát, trước chiến tranh có dân số khoảng 150.000 người. Thành phố là trung tâm hậu cần đường sắt cho các lực lượng Nga ở miền nam Ukraine và là một phần của "cây cầu" nối Nga với bán đảo Crimea.

Không có thông tin công khai nào về vũ khí mà Ukraine có thể đã sử dụng trong cuộc tấn công. Thành phố này nằm ngoài tầm bắn của tên lửa HIMARS mà Mỹ viện trợ cho Ukraine và nằm trong tầm với của các loại vũ khí mới hơn bao gồm bom JDAM phóng từ trên không và bom thông minh GLSDB phóng từ mặt đất mà Mỹ gần đây cam kết viện trợ cho Ukraine. Nga mới đây tuyên bố đã bắn hạ một quả bom thông minh GLSDB của Ukraine vào thứ Ba. Đây là lần đầu tiên Nga tuyên bố bắn hạ bom thông minh GLSDB của Ukraine.

Cuộc tấn công có thể làm gián đoạn tuyến hậu cần của Moscow vào thời điểm mà Kiev được kỳ vọng sẽ sớm tổ chức một cuộc phản công chống lại các lực lượng Nga.

Trong một động thái khác, Ukraine ngày 31/3 cáo buộc, Nga đã tấn công thành phố Kharkov ở đông bắc Ukraine bằng tên lửa và máy bay không người lái cả đêm qua, trong bối cảnh giao tranh giữa các lực lượng Ukraine và Nga nhằm giành quyền kiểm soát Bakhmut và các thành phố quan trọng khác ở khu vực phía đông Donetsk vẫn tiếp diễn.

Ukraine cho biết, các lực lượng Nga đã nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng dân sự của thành phố Kharkov với 9 cuộc tấn công bằng tên lửa được phóng từ các hệ thống đất đối không S-300 và 10 máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết. 9 máy bay không người lái của Nga đã bị Ukraine phá hủy.

Các dịch vụ khẩn cấp địa phương đang đánh giá tình hình trên mặt đất. Hiện chưa rõ liệu có thương vong trong dân thường hay không.

Trong khi đó, giao tranh ác liệt tiếp tục diễn ra trong và xung quanh Bakhmut, nơi quân phòng thủ Ukraine đã đẩy lùi 22 cuộc tấn công trong 24 giờ qua ở Avdiyivka, Lyman và Maryinka.

Thống đốc vùng Donetsk, Pavlo Kirylenko, viết trên Telegram hôm 31/3 rằng, một dân thường đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương do pháo kích của Nga ở khu vực xung quanh Bakhmut.

Bakhmut, một thành phố khai thác mỏ với dân số 70.000 người trước chiến tranh, đã trở thành tâm điểm của cuộc tấn công của Nga nhằm kiểm soát miền đông Ukraine trong nhiều tháng qua. Khoảng 2.000 thường dân được cho là vẫn cố bám trụ lại trong thành phố gần như đã bị san bằng.

Adblock test (Why?)

Ngày 30/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cung cấp thông tin vụ việc phát hiện một số thi thể người nước ngoài trong khu vực biển Đài Loan gần đây, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: “Liên quan tới thông tin phát hiện một số thi thể người nước ngoài trong khu vực biển Đài Loan, Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc cho biết, các cơ quan chức năng Đài Loan (Trung Quốc) thông báo phát hiện 11 thi thể trôi dạt trên biển, trong đó có một số thi thể mang giấy tờ tuỳ thân Việt Nam.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng Đài Loan (Trung Quốc) tìm hiểu thông tin vụ việc.

Phối hợp với Đài Loan xác minh việc tìm thấy các thi thể trôi giạt trên biển mang giấy tờ tùy thân Việt Nam - Ảnh 1.

Vùng biển Đài Loan nơi phát hiện các thi thể được cho là người Việt. Ảnh: Focus Taiwan.

Ngày 23/3, Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao cũng đã gặp Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội đề nghị phối hợp thúc đẩy các cơ quan chức năng Đài Loan (Trung Quốc) xác minh thông tin, hỗ trợ cơ quan đại diện Việt Nam tại Đài Bắc tiến hành các biện pháp lãnh sự.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng Đài Loan (Trung Quốc), thân nhân những người được cho là mất tích tiến hành các thủ tục xác minh nhân thân và triển khai các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết”.

Theo CNA, Cơ quan  Điều tra Hình sự Đài Loan (CIB) hôm 30/3 cho biết, 7 trong số 20 thi thể được tìm thấy trong những tuần gần đây ở vùng biển xung quanh Đài Loan đã được xác định là công dân Việt Nam.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, người đứng đầu Bộ phận Các vấn đề Hình sự Quốc tế của CIB Lee Yang-chi cho biết danh tính của 7 người Việt Nam - 5 nam và 2 nữ - đã được xác nhận dựa trên danh sách 14 người và bằng chứng pháp y, với các mẫu do thân nhân cung cấp.

Ông Lee cho biết trong số 7 người Việt Nam có một số người đã từng làm việc tại Đài Loan và có quen biết với nhau.

Từ ngày 18/2 đến ngày 29/3, khoảng 20 thi thể đã được tìm thấy ở các vùng biển trên khắp đảo Đài Loan, ở khu vực ngoài khơi  các thành phố Đào Viên, Đài Nam, Vân Lâm, Gia Nghĩa, Chương Hóa, Cơ Long, Cao Hùng, Tân Trúc và Đài Đông.

Cho đến nay, 9 người trong số họ đã được xác định là người Đài Loan và 7 người Việt Nam, trong khi 4 người còn lại vẫn chưa được xác định danh tính.

Ông cho biết các cơ quan thực thi pháp luật của Đài Loan và Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đang phối hợp điều tra vụ việc, và nỗ lực của họ bao gồm truy tìm những kẻ môi giới và buôn người.

Trong khi đó, 9 thi thể người Đài Loan đã được trục vớt không liên quan đến vấn đề di cư bất hợp pháp, mà  có thể là những người đã tự tử hoặc chết đuối do tai nạn.

Adblock test (Why?)

Mỹ kêu gọi người dân nước này rời khỏi Nga 'ngay lập tức'

Thư ký báo chí Karine Jean-Pierre kêu gọi người dân Mỹ rời khỏi Nga trong cuộc nói chuyện với phóng viên tại Nhà Trắng vào ngày 30 tháng 3 năm 2023 tại Washington, DC. Ảnh: Getty

Hôm 30/3, Washington đã kêu gọi những người Mỹ đang du lịch hoặc cư trú tại Nga rời khỏi đất nước "ngay lập tức" sau vụ bắt giữ phóng viên Evan Gershkovich của tờ WSJ. Trong khi Moscow nói rằng người đàn ông bị bắt quả tang đang cố lấy cắp bí mật nhà nước, thì Mỹ đã lên án vụ bắt giữ là một cuộc tấn công vào "tự do báo chí".

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington "quan ngại sâu sắc" về diễn biến này, đồng thời nói thêm rằng "bằng ngôn từ mạnh mẽ nhất có thể, chúng tôi lên án những nỗ lực liên tục của Điện Kremlin nhằm ngăn cản và trừng phạt các nhà báo và tiếng nói của xã hội dân sự".

"Chúng tôi nhắc lại những cảnh báo mạnh mẽ của mình về mối nguy hiểm đối với công dân Mỹ bên trong nước Nga. Công dân Mỹ cư trú hoặc du lịch ở Nga nên rời đi ngay lập tức", nhà ngoại giao hàng đầu cho biết trong một tuyên bố.

Một thông điệp tương tự đã được Nhà Trắng chuyển đi, trong đó Thư ký báo chí Karine Jean-Pierre tuyên bố rằng "việc chính phủ Nga nhắm mục tiêu vào công dân Mỹ là không thể chấp nhận được".

Bà nói thêm: "Chúng tôi cũng lên án việc chính phủ Nga tiếp tục nhắm mục tiêu vào các nhà báo cũng như quyền tự do báo chí, đồng thời kêu gọi người Mỹ 'chú ý đến cảnh báo của chính phủ Mỹ là không được đến Nga', hoặc rời đi nếu họ đã ở trong nước".

Mặc dù vậy, người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby giải thích rằng lời kêu gọi của Washington không thực sự thúc đẩy tất cả người Mỹ rời khỏi Nga theo đúng nghĩa đen và không khuyến khích các cơ quan báo chí rút phóng viên của họ khỏi nước này.

Gershkovich, phóng viên của WSJ chuyên đưa tin từ Nga, Ukraine và Liên Xô cũ, đã bị giam giữ tại thành phố Ekaterinburg vì nghi ngờ hoạt động gián điệp, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã thông báo trước đó trong ngày. Theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, nhà báo này đã bị bắt quả tang "khi đang cố lấy bí mật nhà nước của Nga".

Adblock test (Why?)

Tù binh tiết lộ lý do xót xa khiến lính Ukraine đầu hàng ở Bakhmut - Ảnh 1.

Lực lượng Wagner pháo kích vị trí của Ukraine gần Bakhmut hồi tháng 9/2022. Ảnh: RIA Novosti.

Theo Sputnik, Krivozub nói rằng anh ta thuộc biên chế đại đội trinh sát của Lữ đoàn bộ binh cơ giới độc lập số 93 Lực lượng vũ trang Ukraine, bị bắt ngày 26/3 tại Bakhmut. "Có cuộc tấn công vào tòa nhà chín tầng mà chúng tôi đang cố thủ. Vì hết đạn nên chúng tôi yêu cầu tiếp viện nhưng không được. Vì thế nên khi bị quân Wagner áp sát chúng tôi đành phải đầu hàng, vì không thể chiến đấu được nữa", Krivozub nói.  Anh ta nói rằng khi bị bắt làm tù binh anh ta được đối xử tốt, được cho ăn uống, ngoài ra còn được sơ cứu vết thương ở cánh tay. 

Bakhmut  là đầu mối giao thông quan trọng để tiếp viện cho các nhóm quân Ukraine ở Donbass. Hơn sáu tháng nay ở ngoại ô thành phố diễn ra những trận đánh ác liệt, quân lính Ukraine liên tục bị bao vây.

Theo tin chiến sự Nga-Ukraine mới nhất, quân Nga đã cắt đứt hoặc dùng hỏa lực kiểm soát được tất cả các con đường trải nhựa dẫn đến thành phố, tình trạng đường xá lầy lội lúc giao mùa gây khó khăn nghiêm trọng cho việc vận chuyển đạn dược và nhân lực của phía Ukraine.

Ukraine hôm thứ Năm cũng cho biết các lực lượng Nga đã giành được một số vị trí bên trong thành phố chiến trường phía đông Bakhmut, nhưng với cái giá đắt về sinh mạng bị mất đã cản trở cuộc tấn công của Moscow khi Kiev chuẩn bị phản công.

Thành phố mỏ nhỏ Bakhmut là nơi diễn ra trận chiến bộ binh đẫm máu nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai, với các lực lượng Nga tìm kiếm chiến thắng đầu tiên kể từ giữa năm 2022.

Ukraine đã ở thế phòng thủ trong gần 5 tháng nhưng cho biết họ sẽ sớm lên kế hoạch phản công.

"Các lực lượng Nga đã thành công ở một mức độ nào đó trong hành động tấn công thành phố Bakhmut",  Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết trong một báo cáo. "Những người bảo vệ của chúng tôi đang phòng thủ ở thành phố và đang đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của kẻ thù", báo cáo cho biết thêm.

Báo cáo không đưa ra chi tiết về tiến triển của Nga. Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết quân đội Nga và lính đánh thuê Wagner đã chiếm được lãnh thổ ở phía nam và tây nam thành phố trong hai ngày qua, và Wagner đã chiếm một nhà máy kim loại ở phía bắc của thành phố trong tuần này.

Các lực lượng Nga đang tiến dần vào bên trong Bakhmut trong cuộc giao tranh ác liệt trên đường phố. Một tháng trước, Kiev dường như có khả năng từ bỏ thành phố nhưng sau đó đã quyết định ở lại và chiến đấu vì nó, với hy vọng phá vỡ lực lượng tấn công.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Malyar cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội rằng tổn thất là không thể tránh khỏi, nhưng "tổn thất của kẻ thù còn lớn hơn gấp nhiều lần".

Serhiy Cherevatyi, người phát ngôn của quân đội Ukraine, nói với đài truyền hình quốc gia: "Bakhmut vẫn là tâm điểm của hoạt động quân sự...Ở đó vẫn không ngừng 'nóng'".

Khi đông qua xuân tới, câu hỏi cấp bách là Nga có thể duy trì cuộc tấn công của mình bao lâu nữa và khi nào hoặc liệu Ukraine có tấn công trả đũa hay không.

Các quan chức Ukraine và phương Tây chỉ ra những dấu hiệu cho thấy chiến dịch của Nga đang đi tới hồi kết. Số vụ tấn công trung bình hàng ngày của Nga vào tiền tuyến theo báo cáo của Bộ tổng tham mưu Ukraine đã giảm gần một nửa trong 4 tuần qua.

Chiến tranh đã phá hủy các thành phố của Ukraine và khiến hàng triệu người tị nạn phải chạy trốn. Hàng chục nghìn thường dân Ukraine và binh lính của cả hai bên được cho là đã thiệt mạng.

Adblock test (Why?)

Theo Independent, hôm 29/3, người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng được phóng viên hỏi, liệu ông có cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nên đến thăm Ukraine theo lời mời của Tổng thống Ukraine không?

“Ít nhất, chúng tôi chắc chắn ủng hộ cuộc trò chuyện giữa Chủ tịch Tập và Tổng thống Zelensky. Và chúng tôi đã nói điều đó trong nhiều tuần”, vị quan chức Nhà Trắng nhấn mạnh.

Chiến sự Nga-Ukraine: Lời khuyên của Nhà Trắng dành cho ông Tập Cận Bình và phản ứng của Bắc Kinh - Ảnh 1.

Nhà Trắng đã khuyên Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nên đến thăm Ukraine. Ảnh IT

Gợi ý của Nhà Trắng dành cho Chủ tịch Tập Cận Bình được đưa ra sau khi Tổng thống Zelensky cho biết, ông đã gửi lời mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm Ukraine.

"Chúng tôi sẵn sàng gặp ông ấy ở đây. Tôi muốn nói chuyện với ông ấy", ông Zelensky nói trong cuộc phỏng vấn với hãng tin AP tối 28/3.

Sau chuyến thăm cấp cao của ông Tập tới Nga vào tuần trước, có thông tin cho rằng, nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng sẽ tổ chức một cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine khi ông đang tìm cách định vị mình như một nhà kết nối hòa bình để chấm dứt chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, Tổng thống Zelensky cho biết, cho đến nay Kiev vẫn chưa nhận được thông tin gì thêm từ phía nhà lãnh đạo Trung Quốc.

"Cho đến nay, chưa có cuộc điện đàm nào được sắp xếp", ông Zelensky nói.

Về phía Trung Quốc, khi được phóng viên hỏi liệu Chủ tịch Tập Cận Bình có chấp nhận lời mời từ Tổng thống Zelensky không hay liệu lời mời đó đã chính thức được gửi đến Bắc Kinh hay chưa, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning trả lời rằng, bà không có thông tin gì để cung cấp. Bà Mao Ning cũng nói rằng Bắc Kinh duy trì “liên lạc với tất cả các bên liên quan, bao gồm cả Ukraine”.

Trong khi đó, khi được hỏi liệu cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Zelensky có hữu ích để giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine hay không, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga “đánh giá cao” quan điểm cân bằng của Trung Quốc về vấn đề này và “không có quyền đưa ra bất kỳ lời khuyên nào” về việc liệu 2 nhà lãnh đạo có nên gặp nhau hay không.

“Nhà lãnh đạo Trung Quốc tự quyết định mức độ phù hợp của một số liên hệ nhất định”, ông Peskov nói với các phóng viên hôm 29/3.

Trước đó, Tổng thống Ukraine thừa nhận rằng ông đã liên lạc với ông Tập trước khi cuộc xung đột toàn diện với Nga nhưng không được hồi đáp. Ông Zelensky cũng nhấn mạnh rằng, trong hơn một năm qua, ông đã không liên lạc với ông Tập.

"Tôi đã liên lạc với ông ấy (Chủ tịch Tập Cận Bình) trước cuộc chiến. Nhưng trong suốt một năm nay, hơn một năm, tôi đã không liên lạc", ông Zelensky nhấn mạnh.

Adblock test (Why?)

Một vụ cháy phà xảy ra ở ngoài khơi phía Nam Philippines vào gần nửa đêm ngày 29/3. Chiếc phà mang tên MV Lady Mary Joy 3 này chở khoảng 250 hành khách và thủy thủ đoàn khi gặp nạn.

Theo AP, ít nhất 31 người thiệt mạng do ngọn lửa hoặc do chết đuối. Ngoài ra, ít nhất 7 người  mất tích sau vụ cháy phà.

Ông Jim Hataman, tỉnh trưởng của Basilan, cho biết chiếc phà đang trên đường từ TP Zamboanga đến thị trấn Jolo ở tỉnh Sulu thì bốc cháy ngay ngoài khơi.

Cháy phà chở khách ở Philippines, ít nhất 31 người thiệt mạng - Ảnh 1.

Ngọn lửa đỏ rực chiếc phà khi đang được tàu của Lục lượng Bảo vệ bờ biển của Philippines cứu hỏa - Ảnh: LỰC LƯỢNG BẢO VỆ BỜ BIỂN PHILIPPINES

Nhiều người đã nhảy khỏi chiếc phà trong cơn hoảng loạn khi ngọn lửa bốc cao. Họ được cứu bởi lực lượng bảo vệ bờ biển, hải quân, ngư dân địa phương cùng một chiếc phà khác ở gần đó.

Trong danh sách nạn nhân thiệt mạng có 18 người được nhân viên bảo vệ bờ biển phát hiện thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn trên chiếc phà sau khi nó được kéo đến bờ biển tỉnh Basilan.

Ít nhất 23 hành khách bị thương và được đưa đến bệnh viện. Ông Hataman cũng cho hay vụ cháy xảy ra khi nhiều người còn đang ngủ.

Cháy phà chở khách ở Philippines, ít nhất 31 người thiệt mạng - Ảnh 2.

Nhiều cơ quan chức năng túc trực bên bờ biển trong khi nhiều người nỗ lực khống chế ngọn lửa từ vụ cháy phà - Ảnh: LỰC LƯỢNG BẢO VỆ BỜ BIỂN PHILIPPINES

Theo Reuters, nhà chức trách vẫn chưa xác định được nguyên nhân bùng phát vụ cháy phà. Vẫn có những con số mâu thuẫn về số người trên phà nhưng phà này không chở quá tải.

Lính cứu hỏa đã kiểm soát được ngọn lửa vào đầu ngày 30/3 nhưng công tác tìm kiếm cứu nạn vẫn đang được tiếp tục.

Tai nạn trên biển thường xuyên xảy ra ở Philippines bởi một số nguyên nhân như thời tiết xấu, tàu thuyền được bảo dưỡng kém, chở quá tải và việc không tuân thủ các quy định an toàn.

Adblock test (Why?)

Kỳ lạ thịt viên được làm từ voi Ma-mút đã tuyệt chủng - Ảnh 1.

Viên thịt làm bằng thịt nuôi cấy từ DNA của voi ma-mút được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học NEMO vào ngày 28/03/2023. (Nguồn: REUTERS/Piroschka van de Wouw)

Món thịt viên kỳ quái được tạo ra bởi công ty thịt nuôi cấy Vow của Úc, với lời khẳng định rằng đây không phải là một trò đùa. Công ty cho biết họ muốn thu hút sự chú ý của công chúng về thịt nuôi cấy, gọi đây là phương pháp thay thế bền vững hơn cho thịt thật.

Tim Noakesmith, người sáng lập Vow, nói với Reuters: “Chúng tôi muốn tạo ra thứ gì đó hoàn toàn khác biệt so với bất kỳ thứ gì bạn có thể có hiện nay”. Đồng thời, ông cho biết một lý do họ lựa chọn tái tạo thịt voi ma-mút là do các nhà khoa học tin rằng sự tuyệt chủng của loài động vật này là do biến đổi khí hậu.

Miếng thịt viên được làm từ các tế bào của cừu và được chèn một gen khổng lồ có tên là myoglobin. James Ryall, Giám đốc Khoa học của Vow giải thích: “Khi nhắc đến thịt, myoglobin chịu trách nhiệm về mùi thơm, màu sắc và mùi vị.”

Vì trình tự DNA của voi ma-mút mà Vow có một vài khoảng trống nên họ đã chèn thêm DNA của voi châu Phi để hoàn thiện nó. "Giống như họ làm trong phim Công viên kỷ Jura", Ryall nói, nhấn mạnh sự khác biệt lớn nhất là họ chưa thể tạo ra một con voi ma-mút đúng nghĩa.

Thông thường, việc tạo ra thịt nuôi cấy cần sử dụng máu của một con vật đã chết. Tuy nhiên, Vow đã sử dụng một giải pháp thay thế, nghĩa là không có con vật nào bị hại trong quá trình làm thịt viên voi ma-mút.

Noakesmith cho biết: "Protein của nó thực sự đã 4.000 năm tuổi. Chúng tôi chưa hề thấy thứ nào như này từ rất lâu rồi. Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ tiến hành các cuộc kiểm tra hết sức nghiêm ngặt tương tự như bất kỳ sản phẩm nào chúng tôi đưa ra thị trường".

Vow hy vọng sẽ đưa thịt nuôi cấy lên bản đồ của Liên minh châu Âu - một thị trường mà thịt nuôi cấy vẫn chưa được coi là thực phẩm thông thường.

Hiện miếng thịt viên khổng lồ, với mùi hương như thịt cá sấu, không được sử dụng với mục đích tiêu thụ.

Adblock test (Why?)

Tướng hàng đầu của Mỹ tuyên bố quân số nhóm Wagner ở Bakhmut có thể lên đến 36.000 người - Ảnh 1.

Tướng Mark Milley tuyên bố quân số của nhóm Wagner ở Bakhmut có thể lên đến 36.000 người. Ảnh: Politico

"Nhóm quân sự tư nhân Wagner có khoảng 6.000 lính đánh thuê thực sự đang chiến đấu xung quanh thành phố Bakhmut, cùng với đó là từ 20.000 đến 30.000 tân binh khác, nhiều người trong số họ đến từ các nhà tù", Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley tuyên bố trước Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện hôm 29/3.

Ông Milley tiếp tục: "Quân Nga đang phải gánh chịu một lượng thương vong khổng lồ ở khu vực Bakhmut của Ukraine". Ông nhấn mạnh, các lực lượng Ukraine đang gây ra "rất nhiều thiệt hại cho quân đội Nga".

Tướng Milley nói: "Người Ukraine đang thực hiện một cuộc phòng thủ khu vực rất hiệu quả. Trong khoảng 20, 21 ngày qua, người Nga không đạt được bất kỳ tiến bộ nào. Quân Nga đang bị tấn công ở vùng lân cận Bakhmut. Người Ukraine đã chiến đấu rất tốt. Tình trạng cũng tương tự trên toàn bộ tuyến đường từ Kreminna cho đến Kherson. Người Ukraine đã phòng thủ vững vàng và người Nga đã không đạt được các mục tiêu chiến lược của họ".

Tướng Milley lưu ý cuộc tấn công của Nga vào Bakhmut không phải là một trận chiến riêng biệt, mà là một phần trong chiến dịch tấn công lớn hơn đã bị đình trệ. "Tôi nghĩ rằng cuộc tấn công của Nga đã bắt đầu cách đây một thời gian và không đạt được động lực cũng như thành công mà họ mong đợi", ông nói.

Thủ lĩnh nhóm Wagner tuyên bố trận chiến diễn ra theo đúng kế hoạch

Tướng hàng đầu của Mỹ tuyên bố quân số nhóm Wagner ở Bakhmut có thể lên đến 36.000 người - Ảnh 2.

Thủ lĩnh nhóm Wagner, ông Evgeny Prigozhin. Ảnh: AP

Hôm 29/3, người đứng đầu công ty quân sự tư nhân Tập đoàn Wagner (PMC), ông Evgeny Prigozhin nói rằng cái giá đắt mà lực lượng của ông phải trả là xứng đáng.

"Ngay cả khi Wagner bị tiêu diệt ở Bakhmut cùng với quân đội Ukraine… Điều đó vẫn có nghĩa là chúng tôi đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình", ông Prigozhin cho biết trên kênh Telegram của mình.

Ông nói: "Sau khi giành quyền kiểm soát Popasnaya, trận chiến giành Bakhmut đã được lên kế hoạch vào mùa hè năm 2022. Tất cả đang theo đúng kế hoạch".

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AP, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã giải thích cho quyết định tiếp tục chiến đấu ở Bakhmut, bất chấp những tổn thất nặng nề. Theo đó, nhà lãnh đạo Ukraine lập luận rằng nếu Nga chiếm được Bakhmut, chính phủ của ông sẽ chịu áp lực quốc tế và trong nước để tìm kiếm hòa bình với Moscow.

"Xã hội của chúng tôi sẽ cảm thấy mệt mỏi," ông nói với hãng tin. "Nếu thua, chúng tôi sẽ buộc phải thỏa hiệp với Nga".

"Những bình luận của ông Zelensky là sự thừa nhận rằng thất bại trong trận chiến kéo dài 7 tháng ở Bakhmut – trận chiến dài nhất cho đến nay – sẽ là một thất bại chính trị tốn kém hơn là một thất bại chiến thuật", AP đưa tin.

Tuy nhiên, cũng có những lý do thuần túy quân sự để tiếp tục cuộc xung đột ở thành phố này, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov nói với hãng thông tấn ERR của Estonia hôm 27/3.

"Chúng tôi đã làm giảm khả năng tấn công của Nga và ổn định mặt trận, cho phép chúng tôi chuẩn bị cho một cuộc phản công", ông Reznikov nói. "Người Nga đã chịu tổn thất nặng nề, với ít nhất 500 binh sĩ thiệt mạng hoặc bị thương mỗi ngày".

Bộ Quốc phòng Ukraine (MoD) hôm 29/3 đã thừa nhận những thách thức tại Bakhmut. MoD cho biết trên kênh Telegram của mình: "Quân Nga tiếp tục tấn công vào thành phố Bakhmut và giành được thành công một phần. Tuy nhiên, những người bảo vệ của chúng tôi đã dũng cảm giữ thành phố và đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của họ",

MoD tuyên bố lực lượng Ukraine đã đẩy lùi 48 cuộc tấn công của Nga vào Bakhmut và các thị trấn lân cận khác ở Donetsk trong 24 giờ qua.

Adblock test (Why?)

Tối 29/3: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden - Ảnh 1.

Toàn cảnh buổi điện đàm cấp cao giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Ảnh: TTXVN.

Tối 29/3: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden - Ảnh 2.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Ảnh: TTXVN.

Tối 29/3: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden - Ảnh 3.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.

Tối 29/3: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden - Ảnh 4.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Ảnh: TTXVN.

Theo trang Facebook Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày hôm nay 29/3, Đại sứ Hoa Kỳ Marc Knapper đã bày tỏ hy vọng về việc nâng cấp mối quan hệ Hoa Kỳ -Việt Nam, từ Đối tác toàn diện lên Đối tác chiến lược. 

"Năm nay hai nước kỷ niệm 10 năm Quan hệ đối tác toàn diện. Đây là dịp kỷ niệm rất đặc biệt. Nếu nhìn vào mối quan hệ hiện có giữa hai nước so với 10 năm trước đây, tôi nghĩ bạn sẽ thấy rằng ở mọi lĩnh vực, mối quan hệ hữu nghị của chúng ta đã phát triển mạnh mẽ và sâu sắc hơn theo nhiều cách khác nhau" - Đại sứ chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội Online. 

"Kim ngạch thương mại song phương đã tăng lên gần 139 tỷ đô la Mỹ. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của chúng tôi" - Đại sứ Knapper nói. 

Hôm 26/3, Đại sứ Knapper chia sẻ trên trang FB Đại sứ quán việc tuần trước, ông đã cùng các cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - Đại sứ Ted Osius và Đại sứ Michael Michalak, đón tiếp Phái đoàn phát triển kinh doanh lớn nhất tới Việt Nam trong lịch sử gần đây. 

Phái đoàn bao gồm hơn 50 công ty thành viên của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN đã gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, 15 bộ của chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương và Quốc hội bên cạnh các sự kiện kết nối. 

Đại sứ Knapper nhấn mạnh: "Năm 2023 hứa hẹn sẽ là một năm trọng đại trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Tiến lên!"

Adblock test (Why?)

Ảnh deepfake ông Macron có bàn tay kỳ dị nhưng lan nhanh chóng mặt - Ảnh 1.

Ảnh deepfake về Tổng thống Pháp Macron. Ảnh: Twitter.

Tuần qua, một tài khoản Twitter đăng tải 3 ảnh trong đó Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mắc kẹt trong cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình ở Paris. Những bức ảnh này thực chất là giả, do AI tạo ra, nhưng đã thu hút hàng triệu lượt xem, theo Channel News Asia.

Nạn nhân kế tiếp của AI

Các bức ảnh deepfake về Tổng thống Macron được lan truyền bởi tài khoản Twitter có tên No Context French, trong bối cảnh nước Pháp đang chìm trong biểu tình và bạo loạn bởi tranh cãi về cải cách tuổi nghỉ hưu. Bài đăng không kèm tiêu đề hay lời giải thích chúng là ảnh giả.

Với người ít theo dõi những ồn ào về ảnh deepfake mà AI tạo ra thời gian qua, không có gì bất ngờ khi họ tin rằng ảnh về ông Macron là thật. Nhiều người đã chia sẻ những tấm hình tới bạn bè, người thân.

Nhiều năm qua, mạng xã hội đã lan truyền những hình ảnh, đoạn video bị chỉnh sửa. Các chuyên gia cảnh báo bất cứ ai với phần mềm chỉnh sửa đều có thể tạo ra những hình ảnh gây tranh cãi liên quan tới những người nổi tiếng, mà phổ biến là các chính trị gia.

Ảnh deepfake ông Macron có bàn tay kỳ dị nhưng lan nhanh chóng mặt - Ảnh 2.

Ảnh deepfake về Tổng thống Pháp Macron. Ảnh: Twitter.

Tuy nhiên thời gian gần đây, sự phát triển của các công cụ AI đã biến ảnh deepfake trở thành một vấn đề nhức nhối ở mức độ và quy mô mới.

Trước đây, cần từ 30 phút tới một giờ để có thể tạo ra những bức ảnh giả sử dụng các phần mềm photoshop. Nhưng giờ đây, những công cụ như Midjourney hay Stable Diffusion có thể cho ra đời những bức ảnh như thật trong vòng 5 phút. Cả hai công cụ này đều không giới hạn chế tạo ảnh về người nổi tiếng.

Stable Diffusion và Midjourney đã xuất hiện từ lâu. Tuy nhiên chỉ trong thời gian ngắn, các công cụ này đã có đột phá lớn về chất lượng ảnh mà chúng tạo ra. Phiên bản mới nhất của Midjourney có thể tạo ra những bức hình khó có thể phân biệt đâu là thật, đâu là giả.

Những bức ảnh deepfake về Tổng thống Macron mà tài khoản No Context French đăng trên Twitter được tạo ra bởi Midjourney. Cũng chính phần mềm này đã tạo ra ảnh deepfake cảnh ông Trump bị bắt.

Người đứng sau No Context French cho biết lý do không ghi rõ những ảnh là giả bởi bất cứ ai cũng có thể "phóng to ảnh và đọc bình luận để biết đây là những bức ảnh không có thật".

"Chúng ta biết những bức ảnh này không phải thật bởi chúng có những khiếm khuyết", chủ tài khoản No Context French nói.

Tuy nhiên, khi được hỏi về thiểu số những người không quá chú ý tới tiểu tiết nên không nhận ra ảnh là giả, chủ tài khoản No Context French không hồi âm.

Eliot Higgins, đồng sáng lập tổ chức điều tra độc lập Bellingcat, trước đó cũng sử dụng Midjourney để tạo ra ảnh deepfake ông Trump bị bắt. Khác biệt ở chỗ Higgins nói rõ trong bài đăng những bức hình là giả, theo Reuters.

Dù vậy, những bức ảnh giả về ông Trump vẫn gây xôn xao mạng xã hội và thu hút hàng triệu lượt xem. Higgins cuối cùng bị Midjourney cấm sử dụng phần mềm tạo ảnh.

Thách thức cho các mạng xã hội

Các chuyên gia chỉ ra rằng ảnh giả do AI chế tạo thường có một số khiếm khuyết như khuôn mặt kỳ lạ, bàn tay cong bất thường. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng mạng xã hội vẫn có thể bị nhầm lẫn.

Tháng 10/2022, những thông tin sai sự thật về tính minh bạch trong cuộc bầu cử ở Brazil tràn ngập WhatsApp khiến nhiều người tham gia cuộc bạo loạn đường phố nhằm ủng hộ cựu Tổng thống Jair Bolsonaro.

"Việc nhiều người tin vào bài đăng (của Higgins và No Context French) thực sự cho thấy quy mô thách thức ngày càng lớn hơn (mà ảnh giả do AI tạo ra) với xã hội", Channel News Asia bình luận.

Trước sự xuất hiện đột ngột của làn sóng ảnh deepfake do AI tạo ra, các mạng xã hội đang loay hoay tìm cách đối phó.

Ảnh deepfake ông Macron có bàn tay kỳ dị nhưng lan nhanh chóng mặt - Ảnh 3.

Ảnh deepfake ông Trump bị bắt giữ. Ảnh: Twitter.

Hôm 28/3, TikTok đã cập nhật chính sách nhằm cấm các tư liệu do AI chế tạo có thể gây hiểu lầm. Trước đó, lần cuối cùng chính sách về các công cụ tổng hợp được TikTok cập nhật là năm 2020, trong đó TikTok cảnh báo người dùng không chia sẻ ảnh giả có thể gây nhầm lẫn cho người khác.

Khi được hỏi vì sao chưa dán nhãn ảnh giả với các bức hình của ông Trump và Macron, Twitter đã giữ im lặng.

Một số tài khoản Twitter lan truyền ảnh của cựu Tổng thống Trump đã bị mạng xã hội này gắn cờ cảnh báo. Tuy nhiên, chính sách giảm thiểu kiểm duyệt hiện nay của Twitter tạo điều kiện cho ảnh giả lan truyền nhiều hơn so với trước đây.

Trong khi đó, Meta năm 2020 từng tuyên bố sẽ gỡ bỏ triệt để nội dung do AI tạo ra nhằm thao túng người dùng. Tuy nhiên đến nay, Facebook chưa xóa bất cứ ảnh deepfake nào liên quan việc ông Trump bị bắt giữ.

 

Adblock test (Why?)

Thủ tướng Lý Cường: Trung Quốc sẽ mở cửa hơn nữa - Ảnh 1.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. Ảnh: Reuters.

Thông tin trên được Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố ngày 28/3. Trước đó, Thủ tướng Lý Cường đã gặp và thảo luận với các giám đốc điều hành nước ngoài tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc ở Bắc Kinh vào hôm 27/3, theo Reuters.

Thủ tướng Lý Cường tuyên bố Trung Quốc sẽ mở cửa rộng hơn với thế giới và thiết lập một “không gian rộng lớn” cho các công ty nước ngoài phát triển tại quốc gia châu Á này.

“Nền kinh tế Trung Quốc đã hội nhập sâu rộng vào hệ thống toàn cầu. Trung Quốc sẽ kiên định với việc mở cửa, bất kể những thay đổi đối với môi trường toàn cầu”, Bloomberg dẫn phát biểu của ông Lý tại sự kiện.

Sự tăng trưởng của Trung Quốc sẽ tạo động lực mới cho nền kinh tế thế giới, ông nhấn mạnh.

Theo Bloomberg, phát biểu của Thủ tướng Lý Cường đã tô đậm nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đảm bảo với các nhà đầu tư về sự phục hồi kinh tế, cũng như cam kết của nước này với các doanh nghiệp quốc tế tại diễn đàn.

Các giám đốc điều hành doanh nghiệp nước ngoài đã có chuyến đi đầu tiên đến nền kinh tế số 2 thế giới kể từ khi nước này mở cửa trở lại biên giới.

Thủ tướng Lý Cường: Trung Quốc sẽ mở cửa hơn nữa - Ảnh 2.

CEO Tim Cook của Apple tham dự diễn đàn. Ảnh: Diễn đàn Phát triển Trung Quốc.

Ông Lý cảm ơn các đại diện doanh nghiệp nước ngoài vì sự hỗ trợ trong nhiều năm và kêu gọi họ đưa ra “tầm nhìn dài hạn” trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều thách thức.

“Điều đó giống với việc thực hiện một cuộc hành trình trong ngày mưa. Nếu cúi đầu, họ sẽ chỉ thấy con đường lầy lội. Nhưng nếu nhìn về phía trước, họ sẽ thấy cầu vồng sau cơn mưa”, ông cho biết.

Khoảng 70 giám đốc điều hành nước ngoài - bao gồm CEO Tim Cook của Apple, Ray Dalio của Bridgewater Associates và Sharon Thorne của Deloitte - đã tham dự diễn đàn trên. Đây là sự kiện đầu tiên của ông Lý với các doanh nghiệp nước ngoài kể từ khi nhậm chức thủ tướng Trung Quốc.

Scott Kennedy, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế (CSIS), người đã tham dự sự kiện này, cho biết một thông điệp chính từ diễn đàn này năm nay là “Trung Quốc mở cửa trở lại cho hoạt động kinh doanh”.

 

 

Adblock test (Why?)

Trung Quốc cảnh báo chuyến thăm Mỹ của lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn - Ảnh 1.

Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: AP.

Văn phòng nhà lãnh đạo Đài Loan cho biết, bà Thái khởi hành tới Mỹ ngày 29/3 trong khuôn khổ chuyến công du kéo dài 10 ngày, bao gồm các chuyến thăm tới Belize và Guatemala. Trên đường đi, bà Thái Anh Văn có kế hoạch dừng chân ở New York và một điểm dừng khác ở California, nơi Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy cho biết ông sẽ gặp nhà lãnh đạo bất chấp những cảnh báo từ Trung Quốc.Bà cũng sẽ dừng lại ở Los Angeles trên đường trở về Đài Loan.

Trong khi bà Thái Anh Văn chưa xác nhận bất kỳ cuộc gặp nào với Hạ nghị sĩ McCarthy, các quan chức Đài Loan trước đó đã tiết lộ với tờ Financial Times rằng bà thực sự sẽ gặp nhà lập pháp Đảng Cộng hòa trong thời gian ở California. Cả hai bên đều miễn cưỡng công khai một cuộc họp như vậy để tránh gây ra phản ứng tức giận từ Trung Quốc, vốn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ có chủ quyền của mình.

Bà Thái nói rằng Đài Loan “bình tĩnh và tự tin, sẽ không nhượng bộ cũng không khiêu khích. Đài Loan sẽ vững bước trên con đường tự do dân chủ và tiến ra thế giới. Con đường này sẽ gập ghềnh nhưng Đài Loan không đơn độc”.

Phát ngôn viên của Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc, Zhu Fenglian, đã chỉ trích chuyến thăm, nói rằng bà Thái sẽ không chỉ ở trong khách sạn mà còn gặp gỡ các quan chức Mỹ.

“Nếu bà ấy liên lạc với Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ McCarthy, đó sẽ là một hành động khiêu khích khác vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc Một Trung Quốc, gây tổn hại đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, đồng thời phá hủy hòa bình và ổn định ở Eo biển Đài Loan” - bà Zhu Fengliang phát biểu ngày 29/3. “Chúng tôi kiên quyết phản đối và nhất định sẽ có biện pháp đấu tranh”.

Mặc dù người phát ngôn không nêu rõ loại biện pháp đối phó nào sẽ được thực hiện, nhưng chuyến đi của cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vào năm ngoái tới Đài Loan đã gây ra phản ứng gay gắt từ Bắc Kinh, và Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự chưa từng có trong không phận và vùng biển xung quanh Đài Loan để trả đũa.

Bắc Kinh đã nhiều lần kêu gọi các nước ngoài không tiếp xúc ngoại giao trực tiếp với các quan chức Đài Loan, khẳng định đây là một phần lãnh thổ của mình theo nguyên tắc 'Một Trung Quốc'. Chỉ một số quốc gia công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập và mặc dù Hoa Kỳ không nằm trong số đó, nhưng các nhà lập pháp Hoa Kỳ thường xuyên tới hòn đảo này để dự các cuộc họp chính thức, trong khi Bộ Ngoại giao đã phê duyệt vô số đợt bán vũ khí cho Đài Bắc trong nhiều thập kỷ.

Washington từ lâu đã duy trì chính sách “mơ hồ chiến lược” đối với Đài Loan, nhưng Tổng thống Joe Biden phần lớn đã từ bỏ cách tiếp cận đó, tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ đứng ra bảo vệ hòn đảo này trong trường hợp Trung Quốc tấn công. 

Hôm 26/3, đồng minh trung thành một thời của Đài Loan là Honduras đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Hiện chỉ có 13 quốc gia duy trì quan hệ chính thức với Đài Loan.

Trung Quốc luôn khẳng định chính sách "Một Trung Quốc" và nói rằng, với tư cách là một tỉnh của Trung Quốc, hòn đảo này không có quyền đối với bất kỳ quan hệ nào giữa nhà nước với nhà nước. 

Adblock test (Why?)

Phát hiện loại vi khuẩn biến khí CO2 thành nhựa tự phân hủy - Ảnh 1.

Liệu đây có phải là giải pháp mới cho cuộc chiến giảm thiểu carbon toàn cầu? (Nguồn: Marcin Jozwiak/Unsplash)

Cảnh báo mới nhất của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc nói rằng chúng ta cần có hành động triệt để để cắt giảm 60% lượng khí thải carbon trên toàn thế giới vào năm 2035 và ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của thảm họa khí hậu.

Báo cáo của Ủy ban liên chính phủ đã đề cao lợi ích của cuộc đua nhằm loại bỏ carbon trong các ngành công nghiệp trên thế giới, với việc nỗ lực cho ra đời các công nghệ có thể sản xuất năng lượng mà không giải phóng CO2 hoặc trực tiếp loại bỏ carbon dioxide trong không khí.

Rõ ràng là một giải pháp cho cuộc khủng hoảng khí hậu sẽ đòi hỏi phải kết hợp các chiến lược hiện tại với các chiến lược trong tương lai, bao gồm sản xuất năng lượng gió và năng lượng mặt trời với các kỹ thuật thu giữ carbon. Tuy nhiên, nghiên cứu mới từ các kỹ sư hóa học tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc có thể mở ra một hướng đi mới trong cuộc chiến chống carbon của chúng ta: Một loại vi khuẩn siêu nhỏ có tên là Cupriavidus necator, có thể biến khí CO2 thành nhựa phân hủy sinh học.

Theo công bố ngày 27/03 của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hàn Quốc, công trình cho thấy với các điều kiện và thành phần phù hợp, C. necator có thể liên tục tạo ra nhựa sinh học từ CO2 trong không khí. Nếu phương pháp này có thể được nhân rộng, vi khuẩn này có thể là một giải pháp hai trong một: Vừa chuyển đổi lượng CO2 dư thừa thành một loại nhựa có thể phân hủy sinh học, vừa giảm thiểu nhu cầu sản xuất nhựa tốn kém năng lượng và thiếu hiệu quả.

Liệu loại vi khuẩn này có thể khởi xướng một cuộc cách mạng cắt giảm carbon không?

Hơn một thập kỷ trước, các nhà khoa học nhận ra rằng C. necator có thể lên men nhiều nguồn carbon để tạo ra poly-3-hydroxybutyrate (PHB), một loại polyester có khả năng phân hủy sinh học và tương thích với các sinh vật sống. Nhưng trong nhiều năm, việc sản xuất PHB của vi khuẩn chỉ có thể được thực hiện theo đợt, vì cần có điện khi bắt đầu quy trình và sự tích tụ các sản phẩm phụ độc hại sẽ giết chết vi khuẩn. Những yếu tố này đã hạn chế khả năng của các nhà nghiên cứu trong việc mở rộng quy mô lên men C. necator bên ngoài phòng thí nghiệm.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tìm ra cách giải quyết. Họ đã thêm một màng tổng hợp vào thiết lập của mình để tách vi khuẩn khỏi các sản phẩm phụ độc hại. Ở một bên của hệ thống, một phản ứng hóa học chuẩn bị khí CO2 cho quá trình lên men và màng để các thành phần chảy sang phía bên kia, nơi C. necator biến chúng thành các hạt PHB.

Trên hết, quá trình này có thể hoạt động liên tục và độc lập, với việc các nhà nghiên cứu loại bỏ vi khuẩn chứa PHB và bổ sung một lượng vi khuẩn mới tương đương mỗi ngày một lần. Như một bằng chứng về khái niệm, các nhà khoa học đã chạy hệ thống liên tục trong 18 ngày, nhận thấy rằng nó có thể tạo ra 11,5 mg PHB mỗi giờ—gấp hơn 16 lần sản lượng của các hệ thống hiện có.

Quy trình sản xuất PHB ban đầu vẫn cần điện để chuyển đổi khí CO2 thành sản phẩm mà vi khuẩn có thể lên men, nhưng ngay cả bước này cũng đã được thực hiện tiết kiệm năng lượng hơn. Các nhà nghiên cứu tính toán rằng chi phí để chuyển đổi carbon dioxide thành năng lượng tái tạo sẽ rẻ hơn 2000 VND/kg so với việc mua nguyên liệu.

Các nhà nghiên cứu đã viết trong nghiên cứu của họ rằng những tiến bộ này mở ra cơ hội mở rộng quy mô sản xuất PHB của vi khuẩn, điều mà trước đây không thể thực hiện được. PHB có thể được sử dụng để thay thế loại nhựa phổ biến trong thế giới của chúng ta, từ bao bì thực phẩm đến thiết bị phẫu thuật.

Adblock test (Why?)

Belarus tuyên bố sẽ giữ vũ khí hạt nhân của Nga để chống lại NATO - Ảnh 1.

Belarus tuyên bố sẽ giữ vũ khí hạt nhân của Nga để chống lại NATO. Ảnh: Getty

Tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Belarus là tuyên bố đầu tiên của chính phủ kể từ hôm 25/3 khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Moscow sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus và sẽ xây dựng một cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân ở đó.

Mặc dù ông Putin không cho biết khi nào việc triển khai sẽ diễn ra hoặc cung cấp thêm thông tin chi tiết, nhưng thông báo này dường như mở đường cho việc triển khai vũ khí hạt nhân đầu tiên của Moscow bên ngoài biên giới kể từ khi Liên Xô tan rã năm 1991.

Bộ Ngoại giao Belarus cho biết bom hạt nhân của Nga là một biện pháp bảo vệ trong bối cảnh Mỹ cùng các đồng minh triển khai chiến dịch gây áp lực nhằm lật đổ chính phủ của Tổng thống Alexander Lukashenko.

"Trong hai năm rưỡi qua, Belarus đã phải chịu áp lực chính trị, kinh tế và thông tin chưa từng có từ Mỹ, Anh và các đồng minh NATO, cũng như các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU)", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Belarus nói.

"Trước những tình huống này, cũng như những lo ngại và rủi ro chính đáng trong lĩnh vực an ninh quốc gia, Belarus buộc phải phản ứng bằng cách tăng cường khả năng an ninh và phòng thủ của chính mình", Bộ nhấn mạnh.

Quyết định triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus là một trong những tín hiệu hạt nhân cứng rắn nhất của Moscow đối với phương Tây kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào năm ngoái.

Minsk cho biết các kế hoạch hạt nhân của Nga không vi phạm các thỏa thuận quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân vì bản thân Belarus sẽ không có quyền kiểm soát vũ khí hạt nhân.

"Việc đào tạo phi công Belarus lái máy bay mang đầu đạn hạt nhân, hiện đại hóa các máy bay đó và triển khai đầu đạn hạt nhân trên lãnh thổ Belarus không trao cho Minsk quyền kiểm soát chúng hoặc tiếp cận các công nghệ liên quan. Điều này hoàn toàn không trái với các quy định của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân", thông báo lưu ý. 

Ba Lan và Lithuania là những nước mới nhất phản đối kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus mà Nga tuyên bố hôm 25/3.

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Bucharest (Romania) ngày 28/3, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki khẳng định Belarus chắc chắn sẽ đối diện các lệnh trừng phạt của châu Âu.

"Tuyên bố của Nga về việc triển khai vũ khí hạt nhân tại Belarus, chắc chắn sẽ dẫn tới các lệnh trừng phạt bổ sung, mức độ trừng phạt sẽ mạnh mẽ hơn đối với chính quyền Tổng thống Lukashenko", Reuters dẫn lời Thủ tướng Ba Lan.

Ba Lan nằm trong số các nước viện trợ vũ khí tích cực nhất cho Ukraine trong cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Adblock test (Why?)

Ukraine đau đớn báo tin phi công cừ khôi Denys Kyryliuk tử trận - Ảnh 1.

Phi công người Ukraine Denys Kyryliuk. Ảnh Pravda

Lữ đoàn Hàng không Chiến thuật 831 cho biết:  "Trong khi thực hiện một nhiệm vụ chiến đấu, phó chỉ huy của phi đội, Thiếu tá Denys Kyrylyuk, hoa tiêu của phi đội hàng không, đã thiệt mạng.

Denys Kyrylyuk là một phi công chiến đấu trong Lực lượng Không quân của Lực lượng Vũ trang Ukraine, người đã thực hiện hơn 80 phi vụ, 70 trong số đó là trong cuộc chiến với quân Nga".

Vào tháng 8/2022, Kyryliuk đã được trao tặng Huân chương Dũng cảm hạng Ba, "vì lòng dũng cảm cá nhân và những hành động quên mình thể hiện trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, cũng như lòng trung thành với lời thề quân sự".

Vitalii Diakivnych, Trưởng phòng Quản lý Quân sự Quận Myrhorod, báo cáo rằng Kyryliuk, cư dân Myrhorod, đã thiệt mạng vào ngày 28/3.

Trong một diễn biến khác, Lực lượng hàng không vũ trụ Nga chuẩn bị cho cuộc phản công sắp xảy ra của Ukraine

Trả lời phỏng vấn hãng tin RIA Novosti, một phi công Nga cho biết Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sẵn sàng đẩy lùi bất kỳ cuộc phản công nào có thể xảy ra của lực lượng Ukraine.

Theo ông, quân đội Nga nhận thức được các lực lượng vũ trang Ukraine đang chuẩn bị cho một cuộc phản công.

"Chúng tôi sẽ không để họ tiếp cận biên giới của chúng tôi", phi công giấu tên nói với hãng tin.

Kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã tiến hành hơn 20.000 lần xuất kích.

Adblock test (Why?)

Chiến tranh Ukraine: Quyết định triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga ở Belarus có thể là sai lầm lớn - Ảnh 1.

Quyết định triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga ở Belarus có thể là sai lầm lớn. Ảnh Pravda

Belarus có hạt nhân

Nhà khoa học chính trị Andrey Suzdaltsev tin rằng, việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga ở Belarus là một quyết định khó khăn đối với Moscow. Quyết định này phần lớn được đưa ra do hậu cần quân sự, nhưng nó cũng mang lại những hậu quả tiêu cực về mặt chiến lược. Minsk có thể cố gắng giữ vũ khí hạt nhân của Nga cho riêng mình, nhà khoa học chính trị giả định.

Thật vậy, những e ngại như vậy không phải là không có cơ sở. Grigory Azarenok, người dẫn chương trình truyền hình Belarus, cho biết trong chương trình của mình rằng Belarus đang trở thành một cường quốc hạt nhân.

"Belarus là một cường quốc hạt nhân. Một quốc gia có khả năng đáp trả bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu bị tấn công. Warsaw sẽ tan chảy và Vilnius sẽ bị ngập lụt. Chúng ta sẽ thấy hoàng hôn mờ đục và sự phát triển của nấm hạt nhân trên đầm lầy Ba Lan...", người dẫn chương trình truyền hình nói.

Minsk vẫn "ngồi giữa hai chiếc ghế"

Ông Putin nói rằng Nga không chuyển giao vũ khí hạt nhân chiến thuật cho Belarus, mặc dù Minsk đã yêu cầu từ lâu. Thay vào đó, Nga sẽ kiểm soát vũ khí của mình trên lãnh thổ Belarus. Đây là những gì Mỹ làm ở châu Âu. Nga trước đó đã triển khai các hệ thống Iskander ở Belarus, ông Putin cho biết thêm rằng các tổ hợp Iskander có thể được sử dụng làm phương tiện mang vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Thật vậy, Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng họ không coi mình là quốc gia hạt nhân. Thật khó để tưởng tượng rằng bất kỳ chính phủ nào trong số này có thể chiếm đoạt những vũ khí đó hoặc tống tiền Mỹ.

Tuy nhiên, đây dường như là mối quan tâm thực sự đối với bất kỳ quốc gia hậu Xô Viết nào bởi vì tất cả họ, kể cả Belarus, đều mắc kẹt trong thói quen "ngồi giữa hai chiếc ghế". Đây là thời điểm nguy hiểm thứ hai.

Tổng thống Alexander Lukashenko từ chối công nhận các lãnh thổ mới sáp nhập vào Nga. Moscow và Minks không có hệ thống thuế chung, cũng không có quốc hội chung. Ngay từ đầu, chỉ có các khoản trợ cấp của Nga cho nền kinh tế Belarus - từ giá thấp đối với các nguồn năng lượng cho đến các khoản vay - mới là vấn đề quan trọng đối với Lukashenko.

Nếu tình hình ở Nga thay đổi dù chỉ một chút (ví dụ như Moscow có thể cắt hỗ trợ tài chính cho Belarus), ông Lukashenko sẽ thay đổi quyết định ngay lập tức. Ông có thể nói rằng ông sẽ không trả lại vũ khí hạt nhân chiến thuật cho Moscow và sẽ yêu cầu Moscow phải làm điều gì đó để trao đổi. Liệu Moscow có làm được gì khi lính Belarus chỉ huy hệ thống Iskander?

Điều gì sẽ xảy ra nếu Belarus trở thành một Ukraine khác?

Điều gì xảy ra sau này nếu Belarus có một thế hệ lãnh đạo mới, những người mới nắm quyền sẽ từ chối trả lại các đầu đạn hạt nhân cho Nga? Điện Kremlin có thể coi Belarus như một Ukraine khác, mặc dù có vũ khí hạt nhân chiến thuật.

 Dường như không có gì đáng ngạc nhiên trong bối cảnh này khi Lầu Năm Góc không nhận thấy mối đe dọa nào trong động thái của Nga chuyển giao vũ khí hạt nhân chiến thuật cho Belarus. Ngược lại, Lầu Năm Góc có thể coi đó là một lợi thế trong dài hạn.

Nếu quyết định triển khai TNW của Nga ở Belarus được đưa ra khi Moscow phản ứng với ý định cung cấp đạn uranium nghèo cho Kiev của Vương quốc Anh, việc Phần Lan gia nhập NATO và việc xây dựng lực lượng ở Ba Lan và các nước vùng Baltic, thì một phản ứng như vậy được coi là hợp lý về mặt chiến thuật. Tuy nhiên, đồng thời, người ta muốn tin rằng những rủi ro trên đã được tính toán kỹ lưỡng.

Sau nhiều lần dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, ngày 25-3, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói nước này sẽ đưa vũ khí hạt nhân tới Belarus.

"Chúng tôi đã giao tới Belarus hệ thống cực kỳ hiệu quả và nổi tiếng Iskander, có thể mang vũ khí hạt nhân. Ngày 3/4, chúng tôi sẽ bắt đầu huấn luyện và ngày 1/7 sẽ hoàn tất việc xây dựng một kho chứa vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Belarus", ông Putin nói rất cụ thể trên kênh truyền hình Rossiya-24.

Việc triển khai sẽ đánh dấu lần đầu tiên vũ khí hạt nhân của Nga được triển khai bên ngoài biên giới kể từ sau sự sụp đổ của Liên Xô.

Adblock test (Why?)

Australia cho phép thợ săn giết hàng triệu con kangaroo hàng năm - Ảnh 1.

Australia cho phép thợ săn giết hàng triệu con kangaroo hàng năm. Ảnh: Dreamstime.

Theo chính phủ Australia và các chuyên gia về động vật hoang dã, quốc gia này cần tiêu diệt một số loài kangaroo để bảo vệ đất đai và các động vật bản địa khác, cũng như đảm bảo chúng có đủ thức ăn trong thời kỳ hạn hán, CNN đưa tin ngày 26/3.

Theo đó, khi săn bắn kangaroo, những người thợ săn hợp pháp có thể nhận được một khoản phí nhất định trên mỗi kg. Những con vật này sẽ bị giết lấy thịt, da để xuất khẩu sang khoảng 70 quốc gia khác - một ngành công nghiệp tạo ra 133 triệu USD mỗi năm, theo Hiệp hội Công nghiệp Kangaroo của Australia (KIAA).

Hàng năm, các quan chức Australia sẽ khảo sát bằng trực thăng hoặc trên mặt đất để xác định số lượng kangaroo. Sau đó, họ sẽ đặt hạn ngạch săn bắn cho từng khu vực. Ở Victoria, tỷ lệ này không vượt quá 10% và với một số bang khác, tỷ lệ không quá 20%.

Theo số liệu mới nhất, nước này hiện có khoảng 36,5 triệu con kangaroo ở 5 tiểu bang cho phép săn bắn thương mại gồm New South Wales, Queensland, Victoria, Nam và Tây Australia. Hạn ngạch năm nay cho phép các thợ săn giết khoảng 5 triệu con kangaroo.

Chính phủ cũng đặt ra hạn ngạch phi thương mại, tạo điều kiện cho những nông dân được cấp phép giết một số lượng kangaroo nhất định trên khu đất của họ.

Chính sách này khiến một số nhà hoạt động phẫn nộ. Trong nhiều năm, họ đã vận động chấm dứt hành động được cho là tàn ác và nhằm phục vụ lợi ích thương mại này.

Adblock test (Why?)

Chiến sự Ukraine ngày 28/3: Ukraine có 3 lựa chọn vì TT Putin không bỏ cuộc - Ảnh 1.

Lính Ukraine gần Bakhmut ngày 24/3. Ảnh Getty

Chỉ sau hơn một năm chiến đấu, cuộc chiến ở Ukraine đã đi vào bế tắc. Cả hai bên đều chịu tổn thất nặng nề, nhưng cuộc chiến diễn ra đặc biệt tồi tệ đối với Nga khi nước này hứng chịu một loạt thất bại trên chiến trường và không đạt được các mục tiêu rộng lớn hơn. Đến nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin không có dấu hiệu bỏ cuộc khi các lực lượng của ông tiếp tục thúc đẩy giành được các thành phố phía đông Bakhmut và Avdiivka.

Một đánh giá mới từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cho thấy Ukraine có 3 lựa chọn khá đơn giản khi đối mặt với thực tế hiện nay và các cuộc đàm phán hòa bình ngay lập tức không nằm trong số đó.

ISW cho biết: "Đây sẽ là thời điểm thích hợp để ông Putin kết luận rằng Nga không thể áp đặt ý muốn của mình lên Ukraine bằng vũ lực và rằng ông ấy phải tìm kiếm một giải pháp thỏa hiệp. Tuy nhiên, ông rõ ràng đã không đi đến kết luận như vậy".

Trong bối cảnh này, một lựa chọn cho Ukraine là ngừng chiến đấu, ngay cả khi Nga tiếp tục các cuộc tấn công trên bộ và trên không, điều mà ISW cho rằng hầu như không ai thúc đẩy và sẽ "dẫn đến thất bại thảm hại". 

Cách tiếp cận tiềm năng thứ hai là các lực lượng Ukraine tiếp tục chiến đấu một cách "rất hạn chế", với mục tiêu giữ vững lãnh thổ mà họ hiện đang kiểm soát. Nhưng điều này sẽ "khuyến khích Putin tiếp tục nỗ lực theo đuổi chiến thắng quân sự hoàn toàn".

Lựa chọn thứ ba là Ukraine "phát động các hoạt động phản công liên tiếp với hai mục tiêu là thuyết phục Putin chấp nhận một thỏa hiệp được đàm phán hoặc tạo ra các thực tế quân sự đủ thuận lợi cho Ukraine để Kiev và các đồng minh phương Tây sau đó có thể tự mình đóng băng cuộc xung đột một cách hiệu quả", bất chấp các quyết định của ông Putin".

Ukraine tiếp tục bảo vệ Bakhmut, nơi chứng kiến giao tranh ác liệt nhất của cuộc chiến trong những tháng gần đây, mặc dù các nhà phân tích cho rằng thành phố này có ít ý nghĩa chiến lược. Một số chuyên gia quân sự đã lập luận rằng nhân lực và nguồn lực của Kiev không nên tiếp tục được sử dụng cho Bakhmut, mà thay vào đó nên dành cho một cuộc phản công.

Đánh giá của ISW cho thấy rằng Ukraine cần nhiều chiến thắng lớn trong chiến dịch để tạo khả năng đàm phán hoặc để Putin "chấp nhận những thực tế quân sự bất lợi mà không có một giải pháp chính thức".

Một số nhà phân tích đã bày tỏ lo ngại rằng ngay cả khi Kiev và Moscow đạt được một thỏa thuận thương lượng dẫn đến chấm dứt chiến sự, Nga sẽ chỉ sử dụng điều này như một cơ hội để tập hợp lại và tiếp tục thúc đẩy việc chinh phục hoàn toàn Ukraine sau này. Theo đó, ISW cho biết Ukraine sẽ cần chiếm lại địa hình quan trọng đối với sự sống còn của nước này cả về mặt quân sự và kinh tế, và đó sẽ là chìa khóa cho "các cuộc tấn công mới của Nga".

Mặc dù Kiev đã nhiều lần nói rằng họ sẽ không đồng ý với bất kỳ điều khoản nào yêu cầu họ phải nhượng lại lãnh thổ cho Nga, nhưng ISW cho biết "có khả năng là một ranh giới ngắn để khôi phục hoàn toàn quyền kiểm soát của Ukraine đối với toàn bộ lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng có thể là cơ sở cho một sự chấm dứt chiến sự kéo dài theo các điều kiện được Ukraine và phương Tây chấp nhận". ISW tiếp tục nhấn mạnh rằng đường ranh giới này "không gần với đường ranh giới hiện tại".

Adblock test (Why?)

Trợ lý thân tín của ông Putin 'nắn gân' Mỹ bằng 'vũ khí độc nhất vô nhị' - Ảnh 1.

Ông Nikolai Patrushev, Thư ký Hội đồng An ninh Nga (trái) được truyền thông phương Tây mô tả là Trợ lý thân tín nhất của Tổng thống Putin. Ảnh New York Post

"Nga có một loại vũ khí độc nhất, có khả năng tiêu diệt bất kỳ đối thủ nào, kể cả Mỹ, trong trường hợp họ gây ra mối đe dọa đến sự tồn tại của nước Nga", hãng tin Nga RIA Novosti và TASS trích lời ông Nikolai Patrushev, Thư ký Hội đồng An ninh Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga tuyên bố.

Ông Patrushev - người được truyền thông phương Tây mô tả là trợ lý thân tín nhất của Tổng thống Nga cũng nói thêm rằng "việc các chính trị gia Mỹ chắc chắn Nga sẽ không thể đáp trả một cuộc tấn công phủ đầu của Mỹ là thiển cận và nguy hiểm".

Theo ông Patrushev, sau sự sụp đổ của Liên Xô, Nga đã "sửa chữa những sai lầm của mình" và giờ đây có thể duy trì cả sự ổn định nội bộ lẫn bảo vệ đất nước khỏi những nguy cơ bên ngoài.

Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga cáo buộc, Mỹ đang cố gắng "đàn áp" Nga và sau đó sẽ chuyển sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo ông "phương Tây đã tính toán sai lầm nghiêm trọng" khi dự đoán về sự sụp đổ của nền kinh tế Nga đồng thời nhấn mạnh rằng Nga "vẫn bình tĩnh" trước áp lực trừng phạt.

Những tuyên bố của ông Patrushev được đưa ra trong bối cảnh, Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 25/3 mới đây tuyên bố rằng, Moscow và Minsk đã đạt được thỏa thuận về việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus.

NATO gọi tuyên bố của nhà lãnh đạo Nga là "nguy hiểm" trong khi Mỹ tuyên bố không thấy dấu hiệu Nga chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân.

Ông Josep Borrell, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về chính sách đối ngoại và an ninh, gọi những kế hoạch này là mối đe dọa đối với an ninh châu Âu trong khi Pháp kêu gọi Nga hủy bỏ hiệp ước triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus.

Nikolai Patrushev, Thư ký Hội đồng An ninh Nga được ví như "cánh tay phải" của Tổng thống Putin và là người có ảnh hưởng lớn nhất trong bộ máy hành chính của Điện Kremlin.

Theo New York Post, ông Patrushev và ông Putin có mối quan hệ bền chặt vượt lên trên công việc. Họ là bạn bè. Cả ông Putin và ông Patrushev đều xuất thân từ cùng nhóm "Chekists", thuật ngữ dùng để chỉ các nhân viên tình báo Liên Xô và Nga. Từ "Chekists" bắt nguồn từ ChK - tên viết tắt tiếng Nga của cơ quan an ninh bí mật và quyền lực của Liên Xô. Những người "Chekists" tự coi mình là những chiến binh ưu tú, tận tụy bảo vệ tổ quốc khỏi kẻ thù.

Cả hai người đàn ông quyền lực ở Điện Kremlin đều có nền tảng quân sự, được đào tạo bài bản để sử dụng các loại vũ khí và nổi tiếng cứng rắn.

Một tờ báo nổi tiếng của Nga cũng từng mô tả, ông Patrushev đóng vai trò như một "người tận tụy và có cùng chí hướng" với Tổng tư lệnh của mình (ông Putin).

Theo New York Post, ông Patrushev có thể là một trong những kiến trúc sư của chiến dịch sáp nhập Crimea của Nga vào năm 2014.

Người ta tin rằng, ông cũng là người tạo ra một loạt các kế hoạch quân sự tuyệt mật, bao gồm các khái niệm hoạt động rộng rãi cho chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine của Nga.

Adblock test (Why?)

Nga rùng mình trước chiến thuật tiêu thổ của Ukraine ở chiến trường đẫm máu Bakhmut - Ảnh 1.

Chiến trường khốc liệt Bakhmut. Ảnh AP

 "Quân đội Ukraine đang phá hủy mọi thứ", chiến binh Wagner có đơn vị hoạt động ở hướng này cho biết. Trước đó, phóng viên Sputnik cho biết các chiến binh của nhóm Wagner sơ tán cư dân ở phía nam và phía đông của thành phố. 

Đoạn video của Sputnik ghi lại khoảnh khắc Ukraine pháo kích dữ dội vào khu dân cư ở ngoại ô phía nam Bakhmut. Cư dân khu vực này nói rõ với Sputnik rằng kể từ cuối tuần trước, quân đội Ukraine tăng cường pháo kích.

 "Ba ngày qua nói chung là khó khăn, đạn bay vào nhà chúng tôi bốn, năm lần, mái nhà bị thủng", - người dân sống trong ngôi nhà ở ngoại ô phía nam Bakhmut cho biết.

Trong khi đó, theo tin chiến sự Nga-Ukraine mới nhất ngày 27/3, Tư lệnh Lục quân Ukraine cho biết, Kiev đang cân nhắc mọi phương án ở Bakhmut.

Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư lệnh Lực lượng Lục quân Ukraine, một lần nữa đã đến thăm những điểm nóng nhất trên mặt trận Bakhmut.

"Giai đoạn chiến đấu ác liệt nhất đối với Bakhmut đang diễn ra. Tình hình luôn khó khăn. Địch bị tổn thất đáng kể về nhân lực, vũ khí và khí tài nhưng vẫn tiếp tục tiến công. Quân trú phòng của ta đã anh dũng chặn đứng cuộc tiến công của địch trong những điều kiện cực kỳ khó khăn và khiến kẻ thù không có cơ hội thực hiện kế hoạch của mình", ông Syrskyi nhấn mạnh trong chuyến thăm.

Như ông Syrskyi tuyên bố, việc phòng thủ Bakhmut được thúc đẩy bởi nhu cầu quân sự và dựa trên việc sử dụng thành thạo các khả năng phòng thủ của thành phố, các công sự được xây dựng và các vị trí bắn được trang bị.

Ông Syrskyi nhấn mạnh rằng lệnh đang xem xét tất cả các tình huống có thể xảy ra và sẽ hành động phù hợp với tình hình hiện tại, ông nói.

Ông đã trực tiếp đánh giá tình hình tại khu vực mà quân phòng thủ Ukraine đang thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu và thực hiện một số biện pháp để giải quyết các vấn đề nan giải ngăn cản họ thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chiến đấu.

Adblock test (Why?)

Miệt mài chiến đấu bảo vệ Donbass, Ukraine vẫn gồng mình giành lại Crimea từ Nga - Ảnh 1.

Cờ Nga vẫy trước tàu quân sự Ukraine Slavutich neo đậu ở vịnh Sevastopol. Ảnh Viktor Drachev/AFP/Getty. Mặc dù phải gồng mình chiến đấu bảo vệ Donbass, Ukraine vẫn không quên nhiệm vụ giành lại Crimea từ Nga, theo CNN.

Theo CNN, giành lại Crimea có vẻ là một nhiệm vụ khó khăn đối với Ukraine nhưng họ vẫn đang nỗ lực để làm suy yếu lực lượng Nga tại đây. Và người Nga sẽ nỗ lực hết sức để củng cố năng lực phòng thủ trên bán đảo mà họ đã sáp nhập vào năm 2014, chẳng hạn như xây dựng dựng thêm công sự và chiến hào. Hình ảnh vệ tinh hồi tháng 2 cho thấy, Nga đã tăng cường đáng kể thiết bị quân sự và thiết giáp tại một số điểm trên khắp miền bắc Crimea.

Quân đội Ukraine hiện đang tiến hành các cuộc tấn công vào Crimea với 2 mục tiêu: Quấy rối hạm đội Biển Đen và phá vỡ các tuyến tiếp tế quan trọng của Nga. Tuy nhiên, chi tiết về các cuộc tấn công này rất ít và hiếm khi được chia sẻ một cách chính thức. Các quan chức Ukraine thường thận trọng khi đề cập đến bất kỳ động thái quân sự nào ở Crimea.

Đây là một phần của cuộc chiến chủ yếu diễn ra trong bóng tối, khác xa với cuộc chiến tiêu hao tàn khốc đang nổi lên khắp Donbass.

Trong một dịp hiếm hoi, Cơ quan tình báo của Ukraine tuần trước xác nhận rằng, các vụ nổ ở thành phố Dzhankoi của Crimea là do cuộc tấn công của các lực lượng Ukraine, nhằm vào các tên lửa hành trình Kalibr của Nga đang được vận chuyển tới bán đảo bằng đường sắt.

Ukraine thậm chí tuyên bố, cuộc tấn công nhằm mục đích "phi quân sự hóa Nga và chuẩn bị giải phóng bán đảo Crimea".

Không có cách nào để xác nhận rằng các tên lửa Kalibrs của Nga đã bị phá hủy. Nhưng Nga đã tiến hành một cuộc điều tra “về vụ tấn công bằng máy bay không người lái gần thành phố Dzhankoi” - một trong những trung tâm chính - nơi các thiết bị của Nga "quá cảnh" trên đường được chuyển tới Crimea.

Hai ngày sau các vụ nổ ở Dzhankoi, bầu trời đêm phía trên Sevastopol – nơi đóng quân của hạm đội Biển Đen – rực sáng vì các vụ nổ lớn. Video trên mạng xã hội cho thấy một vụ nổ dữ dội đã xảy ra ở khu vực bến cảng của thành phố.

Thống đốc Sevastopol tuyên bố, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trên biển của Ukraine vào thành phố đã bị thất bại. Nhưng đây không phải là cuộc tấn công đầu tiên của Ukraine nhằm vào Sevastopol - thủ phủ của Crimea.

Bán đảo này vốn là một tuyến đường huyết mạch mà Nga sử dụng để đưa binh lính và vũ khí vào miền nam Ukraine, đồng thời là hậu phương phòng thủ cho các lực lượng Nga vẫn đang kiểm soát một phần vùng Kherson.

Vì thế, không chỉ những cuộc tấn công của quân đội Ukraine, lực lượng Nga đóng ở Crimea còn phải đối mặt với những hành động phá hoại "nặc danh" bên trong bán đảo.

Truyền thông Nga đã đưa tin về một nỗ lực làm nổ đường ống dẫn khí đốt ở thành phố Simferopol trong tháng này, gây ra vụ hỏa hoạn đáng kể.

Liên Hợp Quốc báo cáo trong tuần này rằng, họ đã ghi nhận 210 vụ truy tố "các hành động công khai nhằm làm mất uy tín" và "cản trở" các lực lượng vũ trang Nga ở Crimea tính đến cuối tháng 1.

Một khía cạnh khác của cuộc chiến "âm thầm" ở Crimea là thông tin sai lệch. Các tần số của đài phát thanh địa phương rõ ràng đã bị tấn công — chẳng hạn như vụ tấn công gần đây để tung tin giả về lệnh sơ tán khỏi bán đảo.

Bình luận về vấn đề này, Phát ngôn viên Tình báo Quốc phòng Ukraine, Andrii Yusov thừa nhận rằng, Kiev vẫn liên tục thiết kế các kế hoạch để gây bất ổn cho người Nga ở Crimea.

Theo CNN, các cuộc tấn công như vậy trong thời gian qua không báo trước khả năng Ukraine sẽ giành lại được Crimea từ tay Nga vì hiện tại đây vẫn là một mục tiêu xa vời đối với Tổng thống Volodymyr Zelensky. Tuy nhiên, chúng có thể làm suy yếu lực lượng Nga, phá vỡ các tuyến tiếp tế quan trọng của Nga và làm giảm bớt nhuệ khí của họ. Và quan trọng hơn, chúng cho công chúng trong nước lẫn quốc tế thấy rằng, Ukraine không quên nhiệm vụ giành lại Crimea.

Adblock test (Why?)

Phát hiện loài vi khuẩn “luyện vàng” bằng cách ăn kim loại nặng - Ảnh 1.

Các mảng sáng màu vàng là các hạt vàng siêu nhỏ được tạo ra bởi quá trình thanh lọc kim loại của C. metallidurans. (Ảnh: American Society for Microbiology)

Các nhà khoa học đã khám phá ra Cupriavidus metallidurans, một loại vi khuẩn đặc biệt “khoái” ăn kim loại nặng và đào thải ra các hạt vàng nhỏ.

Cũng như nhiều nguyên tố khác, vàng phải trải qua chu trình sinh địa hóa bao gồm tổng hợp, tuần hoàn, phân giải và cuối cùng là tích tụ lại trong các lớp trầm tích của Trái đất.

Loại vi khuẩn này đóng vai trò quan trọng trong mọi giai đoạn của chu trình sinh địa hóa vàng, nhưng điều đáng ngạc nhiên là chúng không bị tiêu diệt khi tiếp xúc với các hợp chất vàng độc hại có trong đất.

C. metallidurans hình que có khả năng “thanh lọc” vàng từ các hợp chất vàng độc hại. Các nhà khoa học đã phát hiện ra cơ chế của loài sinh vật này vào năm 2009 và thấy rằng quá trình “thanh lọc” này không gây hại gì đối với chúng.

“Điều này cho thấy vi khuẩn này tham gia vào quá trình giải độc các hợp chất vàng và góp phần tạo ra các khoáng chất vàng sinh học”, nhà địa vi sinh học Frank Reith, người dẫn đầu nghiên cứu cho biết vào năm 2009.

Reith và đội ngũ nghiên cứu của ông đã mất nhiều năm để tìm ra bí quyết của loại vi khuẩn tạo ra vàng. Họ đã phát hiện ra cách thức vi khuẩn sống sót và phát triển trong đất chứa nhiều kim loại nặng độc hại.

C. metallidurans là một loài vi khuẩn thông minh, mạnh mẽ nhưng cũng rất độc đáo. Nó chọn sống ở những nơi khắc nghiệt mà ít sinh vật khác có thể chịu được và có khả năng chống lại các hợp chất kim loại độc hại bằng cách biến chúng thành hợp chất kim loại an toàn.

“Để sống sót trong điều kiện này, sinh vật phải tìm cách bảo vệ bản thân khỏi các chất độc hại”, theo Dietrich H. Nies, nhà vi trùng học tại Đại học Martin Luther Halle-Wittenberg ở Đức, cho biết.

Ngoài vàng, C. metallidurans còn có cơ chế đặc biệt giúp chúng bảo vệ bản thân khỏi bị nhiễm độc đồng.

Trên lý thuyết, các hợp chất có chứa vàng và đồng có thể dễ dàng xâm nhập vào tế bào C. metallidurans. Khi vào trong, các ion đồng và vàng đi sâu bên trong vi khuẩn và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Để bảo vệ mình, vi khuẩn sử dụng các enzym để đẩy các kim loại chứa độc tố ra khỏi tế bào của chúng, điển hình như enzym CupA giúp đẩy đẩy kim loại đồng độc hại ra khỏi cơ thể. Nhưng nếu hợp chất xuất hiện thêm vàng, enzyme này sẽ bị ngăn chặn và các hợp chất đồng và vàng độc hại vẫn nằm lại trong tế bào.

Đây là lúc C. metallidurans thể hiện sự khác biệt của nó. Sinh vật này có một loại enzyme khác, được gọi là CopA.

Với CopA, vi khuẩn có thể biến đổi các hợp chất đồng và vàng thành các dạng phức tạp hơn, từ đó giảm lượng độc tố mà tế bào phải hấp thụ.

Nies nói: “Điều này giúp giảm lượng đồng và vàng độc hại thâm nhập vào trong tế bào, từ đó vi khuẩn ít bị nhiễm độc hơn và enzyme sẽ hoạt động hiệu quả hơn.”

Nhưng quá trình này không chỉ giúp vi khuẩn loại bỏ lượng đồng dư thừa mà còn tạo ra những hạt nano vàng nhỏ bé trên bề mặt của chúng.

Phát hiện loài vi khuẩn “luyện vàng” bằng cách ăn kim loại nặng - Ảnh 3.

Một hạt vàng xuất hiện các cấu trúc có hình dạng vi khuẩn C. metallidurans (Ảnh: CSIRO)

Dù lượng vàng tạo ra bởi vi khuẩn C. metallidurans vẫn còn rất nhỏ nhưng đã giúp các nhà khoa học mở mang kiến thức thêm về chu trình địa sinh hoá vàng. Vi khuẩn này không chỉ chứng minh khả năng thích nghi phi thường với môi trường độc hại mà còn tiết lộ cơ chế biến các hợp chất kim loại thành vàng nguyên chất. Nhờ đó, các nhà khoa học có thể tận dụng phương pháp mới này để khai thác vàng mà không cần dùng đến các hóa chất gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.

C. metallidurans là một ví dụ điển hình cho sự kỳ diệu của tự nhiên và sự phong phú của hệ vi sinh. Điều đó chứng minh rằng không chỉ con người mà vi khuẩn cũng có thể làm các nhà “giả kim” tài ba.

Adblock test (Why?)

Hàn Quốc tố Triều Tiên bắn tên lửa đạn đạo - Ảnh 1.

Một tên lửa đạn đạo được phóng về vùng biển phía đông Triều Tiên từ khu vực Jangyon ở tỉnh Nam Hwanghae vào ngày 14/3. Ảnh: KCNA.

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết những chi tiết khác như tầm bay, hướng đi và độ cao của tên lửa vẫn đang được phân tích.

Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng công bố Triều Tiên vừa bắn vật thể có khả năng là tên lửa đạn đạo.

Không lâu sau đó, lực lượng này đưa ra thông báo thứ hai, cho biết tên lửa đạn đạo của Triều Tiên "có thể đã rơi".

Đài NHK của Nhật Bản sau đó cập nhật rằng tên lửa của Triều Tiên bay tới độ cao 50 km, có tầm xa khoảng 350 km.

Triều Tiên phản đối mạnh mẽ cuộc tập trận đổ bộ Ssangyong của Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu từ tuần trước. Cuộc tập trận dự kiến kết thúc vào ngày 3/4.

Vụ phóng tên lửa diễn ra chỉ vài ngày sau khi hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA hôm 24/3 xác nhận nước này thử nghiệm một hệ thống drone ngầm có thể gây "sóng thần phóng xạ" dưới sự chỉ đạo của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.

Động thái này nằm trong loạt phản ứng với cuộc tập trận Mỹ - Hàn Quốc, mang tên "Lá chắn Tự do 23" (Freedom Shield 23). Đây là cuộc tập trận có quy mô lớn nhất trong 5 năm qua giữa hai nước, kể từ cuộc huấn luyện thực địa “Foal Eagle” (Đại bàng non) năm 2018.

Trước đó, Triều Tiên đã phóng 4 tên lửa hành trình vào ngày 22/3 trong động thái được KCNA mô tả là "để thực hiện các nhiệm vụ tấn công hạt nhân chiến thuật". Các tên lửa này được trang bị "đầu đạn thử nghiệm mô phỏng đầu đạn hạt nhân" và bay được từ 1.500 đến 1.800 km, KCNA xác nhận.

Hôm 16/3, Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) vài giờ trước cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.

Hôm 12/3, một ngày trước cuộc tập trận Mỹ - Hàn, Triều Tiên cũng đã phóng thử hai tên lửa hành trình từ tàu ngầm. Truyền thông Triều Tiên cho biết một đầu đạn hạt nhân giả đặt trên tên lửa đã phát nổ ở độ cao 800 m trên mặt nước. Đây là lần đầu tiên Triều Tiên công khai thông tin này.

Sau hơn 70 vụ phóng tên lửa vào năm 2022 - con số lớn nhất trong một năm, Triều Tiên đã tăng cường hoạt động quân sự trong năm 2023, với khoảng 20 tên lửa trong 10 sự kiện. Ông Jo Chol Su, quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Triều Tiên, cho biết nước này sẽ coi nỗ lực buộc Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân là “một lời tuyên chiến”.

Adblock test (Why?)

Ông trùm Wagner bất ngờ tuyên bố về số phận của 5.000 lính đánh thuê - Ảnh 1.

Ông chủ tập đoàn lính đánh thuê Wagner Yevgeny Prigozhin. Ảnh IT

Ông Prigozhin trong một bài bình luận bằng âm thanh do dịch vụ báo chí của PMC phát hành cho biết: "Hợp đồng với Wagner PMC hiện đã kết thúc và hơn 5.000 người đã được trả tự do theo lệnh ân xá".

Ông Prigozhin tuyên bố rằng 0,31% số tù nhân Wagner được ân xá tiếp tục tái phạm trong vòng một tháng. Ông nói rằng con số này ít hơn 10-20 lần so với con số tiêu chuẩn cho các tù nhân được trả tự do trước khi có chiến tranh.

Dữ liệu của lãnh đạo Tập đoàn Wagner về số người được ân xá vẫn chưa được xác minh.

Trước đó, vào ngày 21/3, tình báo Anh báo cáo rằng các tù nhân Wagner đã vượt qua cuộc chiến ở Ukraine và sống sót sẽ sớm nhận được sự ân xá và tự do như đã hứa, và việc họ trở về có thể đặt ra một thách thức đối với xã hội Nga.

Các nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh tin rằng trong những tuần tới, Tập đoàn Wagner có thể mất hầu hết các lính đánh thuê bị kết án khi hợp đồng quân sự sáu tháng của họ hết hạn.

Trong diễn biến khác, hãng tin Nga Sputnik ngày 26/3 đưa tin, lực lượng Wagner đã hoàn toàn nắm quyền kiểm soát các xưởng của Nhà máy gia công kim loại Bakhmut.

Phóng viên đã đến thăm một trong những xưởng trong nhà máy và đảm bảo rằng Wagner kiểm soát toàn bộ lãnh thổ của nhà máy này. Theo lời kể của các chiến binh xông vào nhà máy, có một số hầm tránh bom trong các nhà xưởng, nơi có thể trốn các cuộc pháo kích và không kích, nhưng sự xuất hiện của Wagner hóa ra lại hoàn toàn bất ngờ đối với quân lính Ukraine. 

"Chúng tôi cố gắng tìm đường vào xưởng thì phát hiện ra lối đi này. Chúng tôi bí mật đi vào mà không bị phát hiện, tay súng Ukraine đã bắn trượt chúng tôi. Tôi nghe có tiếng của một nhóm địch đang nói chuyện sau bức tường. Tôi ra lệnh cho lính xung kích đến gần mình và chúng tôi bước vào trận chiến. Nhóm lực lượng vũ trang Ukraine đang chờ đợi một cuộc tấn công từ phía bên kia, nơi trước đó người của tôi đã cố gắng vào xưởng", chỉ huy trung đội tấn công nói với Sputnik.

Trước đó hồi tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã đến thăm nhà máy và tổ chức lễ trao giải thưởng cho quân nhân Ukraine ở đó.

Adblock test (Why?)

Israel: Biểu tình chống chính phủ rầm rộ khắp cả nước - Ảnh 1.

Riêng tại Tel Aviv có tới 200.000 người xuống đường biểu tình chống kế hoạch cải cách tư pháp của chính phủ. Ảnh: Times of Israel.

Hàng trăm nghìn người Israel đã xuống đường trên khắp đất nước hôm thứ Bảy 25/3 để phản đối những nỗ lực cải cách hệ thống tư pháp.

Các cuộc biểu tình rầm rộ đã diễn ra ở các thành phố bao gồm Jerusalem, Haifa, Beersheba và Tel Aviv. Trước đó, hôm 24/3, những người tổ chức biểu tình công bố một ‘tuần lễ tê liệt' để chống lại cái mà họ gọi là "nỗ lực biến Israel thành một chế độ độc tài”.

Ban tổ chức cho biết có tới 630.000 người tham dự các cuộc biểu tình. Chỉ riêng tại Tel Aviv, địa điểm chính của các nhà hoạt động, khoảng 200.000 người biểu tình đã tụ tập, truyền thông địa phương cho biết.

Các cuộc biểu tình cũng được đánh dấu bằng cuộc đối đầu với cảnh sát, những người đã sử dụng vòi rồng để giải tán đám đông chặn đường cao tốc Ayalon ở Tel Aviv và bắt giữ 28 người. Một nhóm luật sư hỗ trợ pháp lý cho những người biểu tình tuyên bố rằng có tổng cộng 44 nhà hoạt động đã bị bắt giữ.

Tối 25/3, Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Yoav Gallant - một thành viên cấp cao thuộc đảng Likud của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, đã kêu gọi dừng kế hoạch cải cách tư pháp đang gây nhiều tranh cãi, đồng thời hối thúc người dân chấm dứt làn sóng biểu tình quy mô lớn phản đối chính phủ, cũng như tình trạng lực lượng dự bị quân sự từ chối tham gia huấn luyện. Ông là thành viên đầu tiên của chính phủ kêu gọi dừng kế hoạch này.

Bộ trưởng Yoav Gallant cảnh báo vấn đề cải cách tư pháp ngày càng gây chia rẽ. “Sự chia rẽ ngày càng sâu sắc đang ngấm vào quân đội và các tổ chức quốc phòng. Đây là một mối nguy hiểm rõ ràng, ngay lập tức và thực sự đối với an ninh của Israel” - ông tuyên bố, đồng thời thúc giục chính phủ tổ chức đàm phán với phe đối lập.

Phát biểu của Bộ trưởng Gallant nhận được sự ủng hộ của một số  nghị sĩ đảng Likud. Lãnh đạo phe đối lập, cựu Thủ tướng Yair Lapid  hoan nghênh bài phát biểu "dũng cảm" của ông Gallant, coi đây là  bước đi quan trọng vì an ninh của Israel. Trong khi đó, Bộ trưởng An ninh Quốc gia - chính trị gia cực hữu Itamar Ben Gvir kêu gọi bãi nhiệm ông Gallant.

Tối 19/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã điện đàm về tình hình căng thẳng tại Bờ Tây và kế hoạch cải cách tư pháp của Chính phủ Israel. Sau điện đàm, liên minh của ông Netanyahu đã rút lại một số đề xuất cải cách nhưng vẫn chưa khiến các bên hải lòng. 

Hơn 2 tháng qua Israel đã chìm trong các cuộc biểu tình liên quan đến những cải cách tư pháp. 

Adblock test (Why?)