Kỳ lạ thịt viên được làm từ voi Ma-mút đã tuyệt chủng

Kỳ lạ thịt viên được làm từ voi Ma-mút đã tuyệt chủng - Ảnh 1.

Viên thịt làm bằng thịt nuôi cấy từ DNA của voi ma-mút được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học NEMO vào ngày 28/03/2023. (Nguồn: REUTERS/Piroschka van de Wouw)

Món thịt viên kỳ quái được tạo ra bởi công ty thịt nuôi cấy Vow của Úc, với lời khẳng định rằng đây không phải là một trò đùa. Công ty cho biết họ muốn thu hút sự chú ý của công chúng về thịt nuôi cấy, gọi đây là phương pháp thay thế bền vững hơn cho thịt thật.

Tim Noakesmith, người sáng lập Vow, nói với Reuters: “Chúng tôi muốn tạo ra thứ gì đó hoàn toàn khác biệt so với bất kỳ thứ gì bạn có thể có hiện nay”. Đồng thời, ông cho biết một lý do họ lựa chọn tái tạo thịt voi ma-mút là do các nhà khoa học tin rằng sự tuyệt chủng của loài động vật này là do biến đổi khí hậu.

Miếng thịt viên được làm từ các tế bào của cừu và được chèn một gen khổng lồ có tên là myoglobin. James Ryall, Giám đốc Khoa học của Vow giải thích: “Khi nhắc đến thịt, myoglobin chịu trách nhiệm về mùi thơm, màu sắc và mùi vị.”

Vì trình tự DNA của voi ma-mút mà Vow có một vài khoảng trống nên họ đã chèn thêm DNA của voi châu Phi để hoàn thiện nó. "Giống như họ làm trong phim Công viên kỷ Jura", Ryall nói, nhấn mạnh sự khác biệt lớn nhất là họ chưa thể tạo ra một con voi ma-mút đúng nghĩa.

Thông thường, việc tạo ra thịt nuôi cấy cần sử dụng máu của một con vật đã chết. Tuy nhiên, Vow đã sử dụng một giải pháp thay thế, nghĩa là không có con vật nào bị hại trong quá trình làm thịt viên voi ma-mút.

Noakesmith cho biết: "Protein của nó thực sự đã 4.000 năm tuổi. Chúng tôi chưa hề thấy thứ nào như này từ rất lâu rồi. Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ tiến hành các cuộc kiểm tra hết sức nghiêm ngặt tương tự như bất kỳ sản phẩm nào chúng tôi đưa ra thị trường".

Vow hy vọng sẽ đưa thịt nuôi cấy lên bản đồ của Liên minh châu Âu - một thị trường mà thịt nuôi cấy vẫn chưa được coi là thực phẩm thông thường.

Hiện miếng thịt viên khổng lồ, với mùi hương như thịt cá sấu, không được sử dụng với mục đích tiêu thụ.

Adblock test (Why?)