Trước đó, phòng sơ thẩm của Tòa án Hình sự quốc tế, vốn không được Liên bang Nga công nhận thẩm quyền, đã ban hành lệnh "bắt giữ" Tổng thống Vladimir Putin và bà Maria Lvova-Belova. "Các quyết định của Tòa án Hình sự quốc tế không có bất cứ ý nghĩa gì với đất nước chúng tôi, kể cả về mặt pháp lý", bà Zakharova tuyên bố.
"Liên bang Nga không phải là nước tham gia Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế và không có bất kỳ trách nhiệm nào trước tổ chức. Nga không hợp tác với cơ quan này và các "lệnh" bắt giữ từ Tòa án Quốc tế là vô hiệu về mặt pháp lý đối với chúng tôi”, bà Zakharova nhấn mạnh.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Pékov cũng cho biết Moscow không có nghĩa vụ thừa nhận "lệnh bắt giữ" đối với Tổng thống Vladimir Putin do Tòa án Hình sự Quốc tế công bố hôm thứ Sáu.
"Chúng tôi coi tiền đề rất thái quá và không thể chấp nhận được. Nga, giống như nhiều quốc gia khác, không công nhận thẩm quyền của tòa án này", ông Peskov nói với các phóng viên.
Trong lệnh bắt ngày 17/3, ICC cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.
ICC cũng ban hành lệnh truy nã đối với bà Maria Lvova-Belova, ủy viên về quyền trẻ em của Nga, với cùng tội danh.
Theo RT, chính quyền Nga đã sơ tán hàng ngàn cư dân từ Donetsk, Lugansk, Zaporozhye và Kherson - bốn khu vực đã bỏ phiếu áp đảo để gia nhập Nga vào tháng 9 năm ngoái.
Cả Nga và Ukraine đều chưa phê chuẩn Quy chế Rome thành lập ICC. Trong khi 123 quốc gia đã ký Quy chế Rome, 41 quốc gia chưa ký trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài Nga, Israel, Sudan và Mỹ cũng đã rút lại chữ ký. Quốc hội Mỹ thậm chí đã thông qua luật vào năm 2002 cấm bất kỳ sự hợp tác nào với tòa án ICC và cho phép "tất cả các biện pháp cần thiết và phù hợp" để thả bất kỳ người Mỹ nào – hoặc công dân của một quốc gia đồng minh – khỏi Hague, bằng vũ lực nếu cần thiết.
Đăng nhận xét