(Dân Việt) Trong vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”, SN 1975, TP.Đà Nẵng) trục lợi nhà đất công sản, dự án ở Đà Nẵng, nguyên Chủ tịch Đà Nẵng đã có nhiều bút phê gửi 1 người để xem xét các đề xuất của Vũ.

Như Dân Việt đã thông tin từ trước, nguyên Chủ tịch TP.Đà Nẵng giai đoạn 2006 – 2011 Trần Văn Minh được xác định đã có nhiều bút phê chuyển cho các đơn vị cấp dưới để tham mưu các vấn đề mà Vũ "nhôm" đề xuất.

Trong số này, có một người thường xuyên được chủ tịch Trần Văn Minh bút phê gửi đến, đó là Phan Xuân Ít – SN 1954, nguyên chuyên viên, Trưởng phòng, nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng.

Phan Xuân Ít là 1 trong hàng chục bị can bị khởi tố trong vụ án này.

Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao xác đinh, trong thời gian giữ chức vụ Trưởng phòng Quản lý đô thị, thành viên Hội đồng thẩm định giá đất, Hội đồng bán đấu giá nhà công sản, sau đó là Phó Chánh Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng, bị can Ít có trách nhiệm, nhiệm vụ được giao trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng chỉ đạo, xử lý những vấn đề trong quản lý nhà nước có liên quan đến công tác quản lý đô thị.

 ai la nguoi nhan but phe cua nguyen chu tich da nang vu vu “nhom”? hinh anh 1

Bị can Phan Xuân Ít bị cáo buộc giúp sức tích cực cho Trần Văn Minh trong các vấn đề liên quan đến mua bán đất đai trái quy định của pháp luật.

Cùng với đó là các việc tài nguyên môi trường, quản lý quy hoạch đất đai, theo dõi việc triển khai các dự án khai thác quỹ đất trên địa bàn thành phố; thu hồi đất, giao đất, sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất.

Hơn nữa, bị can Ít còn có trách nhiệm theo dõi việc quản lý và bán nhà cho người đang thuê theo Nghị định 61 của Chính phủ; tham mưu đề xuất việc miễn giảm tiền sử dụng đất, chuyển quyề sử dụng đất.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Phan Xuân Ít biết rất rõ Phan Văn Anh Vũ là người kinh doanh bất động sản trên địa bàn thành phố, lợi dụng chính sách của Nhà nước để được mua chỉ định các nhà, đất công sản trái quy định của pháp luật.

Ít cũng biết Vũ “nhôm” có quan hệ với lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng, trong đó có Trần Văn Minh.

Trong thời gian liên tục từ năm 2006 đến năm 2013, Phan Xuân Ít đã trực tiếp tham mưu, đề xuất, soạn thảo các công văn, quyết định có nội dung trái pháp luật về quản lý công sản và pháp luật về đất đai để Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến (nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, nguyên Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng), Nguyễn Ngọc Tuấn (nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng) cho phép bán 20 nhà, đất công sản, trong đó có 15 nhà, đất công sản liên quan đến Vũ “nhôm”.

Hành vi đồng phạm của Phan Xuân Ít gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước đối với 20 nhà, đất công sản tại thời điểm Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phát hiện khởi tố điều tra là hơn 2,2 nghìn tỷ đồng.

 ai la nguoi nhan but phe cua nguyen chu tich da nang vu vu “nhom”? hinh anh 2

Phan Xuân Ít phải liên đới với các bị can Minh, Vũ, Chiến cùng các bị can khác chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Nhà nước.

Ngoài ra, tại 4 dự án bất động sản dự án Habour Ville, dự án Khu dân cư An Cư 2 mở rộng và An Cư 3 mở rộng, dự án 1,5ha ven biển đường Trường Sa, dự án Công viên An Đồn, Phan Xuân Ít bị cáo buộc cố ý thực hiện hành vi giúp sức tích cực cho Trần Văn Minh trong việc giao quyền sử dụng đất các dự án trên cho Vũ.

Việc làm này đã trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước tại thời điểm Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phát hiện khởi tố là hơn 6,3 nghìn tỷ đồng.

Nhà chức trách xác định, hành vi của Phan Xuân Ít phạm vào tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai.

Ít phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho Nhà nước về hậu quả thiệt hại gây ra. Tại cơ quan điều tra, Phan Xuât Ít có thái độ khai báo thành khẩn, có tình tiết giảm nhẹ theo quy định.

Ngoài bị can Ít, nguyên Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh cũng đã bút phê chuyển tới các cấp dưới khác như Nguyễn Công Lang – nguyên giám đốc Công ty Quản lý nhà Đà Nẵng để xem xét tham mưu với các đề xuất của Vũ “nhôm”.

Ông Đặng Anh Tuấn (49 tuổi, cựu chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông) là bị cáo duy nhất trong vụ án dự kiến xét xử ngày 25/11.

Ông Đặng Anh Tuấn bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo khoản 1 điều 356 Bộ luật Hình sự 2015, khung hình phạt từ cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù 1-5 năm. 

Phiên xét xử mở tại TAND tỉnh Phú Thọ do thẩm phán Tạ Văn Thành làm chủ toạ. Ông Đặng Anh Tuấn có bốn luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, gồm các ông: Nguyễn Huy Thiệp, Giang Hồng Thanh, Nguyễn Duy Nguyên, Bùi Quang Hưng. Tất cả đều thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội.

Cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn bị triệu tập đến phiên xử với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Ông Trương Minh Tuấn đang bị tạm giam, là bị can trong vụ án Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ xảy ra tại dự án  MobiFone mua AVG, sẽ xét xử từ ngày 16/12 đến 31/12 tại TAND Hà Nội.

Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Phú Thọ, tháng 10/2016, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông phát hiện 14 game trên mạng Internet hoạt động có dấu hiệu cờ bạc nên Bộ lập đoàn kiểm tra với 5 thành viên. Ông Đặng Anh Tuấn không thuộc đoàn này song cấp dưới của ông là Phó chánh Thanh tra Đinh Tiến Dũng làm trưởng đoàn.

Quá trình kiểm tra, đoàn có ba báo cáo xác định nhiều cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng nguồn tài nguyên Internet để vận hành trò chơi điện tử có yếu tố cờ bạc. Trong số này có game RikVip liên quan Công ty VTC Online đã bị chuyển qua cơ quan công an xử lý từ tháng 9/2016 song vẫn hoạt động dưới tên miền Tip.Club.

Ông Dũng đã gửi ba báo cáo xác định rõ các cá nhân, tổ chức vi phạm và đề xuất biện pháp giải quyết đến Chánh thanh tra Đặng Anh Tuấn và Bộ trưởng Trương Minh Tuấn.

Hai trong ba báo cáo nêu game bài Tip.Club vẫn hoạt động mạnh, thậm chí quảng cáo rầm rộ, công khai bán thẻ nạp tiền cho game trên trang thông tin điện tử. Game này do Công ty TNHH đầu tư phát triển An ninh công nghệ cao (CNC) phát triển, có sự liên kết và được điều hành bởi một số cán bộ tại Cục C50 (Bộ Công an). Đoàn kiểm tra đề xuất chuyển sang cơ quan công an, xử lý các sản phẩm trò chơi điện tử trên mạng có dấu hiệu hình sự.

 cuu chanh thanh tra bo thong tin va truyen thong hau toa hinh anh 1

Ông Đặng Anh Tuấn. Ảnh: Báo Thanh tra.

Theo cáo trạng, ông Đặng Anh Tuấn không chỉ đạo mà còn nhắn tin yêu cầu người lập báo cáo ghi thêm đề xuất "dừng đoàn kiểm tra". Khi không được đáp ứng, ông Tuấn chỉ đạo cấp dưới soạn văn bản đề xuất Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho dừng đoàn kiểm tra với các lý do: báo cáo của đoàn kiểm tra chỉ là tổng kết, đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ... Vì vậy, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đồng ý dừng đoàn kiểm tra khi các trò chơi trên mạng và các hành vi liên quan chưa được xử lý.

Cơ quan tố tụng xác định, hành vi của ông Đặng Anh Tuấn là cố ý làm trái công vụ, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng mạng internet vận hành game đánh bạc trong thời gian dài. Trong số này có game bài Tip.Club có hàng nghìn đại lý, thu hút hơn 43 triệu tài khoản.

Việc đưa ông Đặng Anh Tuấn ra xét xử nằm trong diễn biến điều tra, xét xử giai đoạn hai vụ án đánh bạc trực tuyến chục nghìn tỷ đồng qua game RikVip/Tip.Club do Nguyễn Văn Dương (cựu chủ tịch CNC) và Phan Sào Nam (cựu chủ tịch VTC Online) tổ chức,  có bảo kê của cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh và cựu cục trưởng C50 Nguyễn Thanh Hoá.

Trong 92 bị cáo, cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh bị kết án 9 năm tù, cựu cục trưởng C50 Nguyễn Thanh Hóa nhận 10 năm tù; Nguyễn Văn Dương bị phạt 9 năm tù, Phan Sào Nam lĩnh 5 năm tù.

(Dân Việt) Thông tin về nghi phạm đâm bố mẹ vợ thương vong rồi tự sát, lãnh đạo UBND xã Vạn Phái, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên xác nhận: "Đối tượng Lưu Văn Nghĩa tại địa phương chưa có tiền án, tiền sự nhưng nghiện ngập 2-3 năm nay...".

Theo Người Đưa Tin: Liên quan đến vụ con rể Lưu Văn Nghĩa (SN 1985, trú tại xóm Nông Vụ 3, xã Vạn Phái, thị xã Phổ Yên) cầm dao sang nhà bố mẹ vợ là ông Ngô Văn Cảnh (SN 1966) và bà Nguyễn Thị H (SN 1967, trú tại xã Thành Công, thị xã Phổ Yên) gây mâu thuẫn. Đối tượng Nghĩa dùng dao đâm bà H rồi chém ông Cảnh. Sau đó, Nghĩa đã dùng dao tự đâm vào bụng mình. Do vết thương quá nặng, bà H đã tử vong ngay sau đó. Ông Cảnh và đối tượng Nghĩa đang dần hồi phục và tiếp tục điều trị. Hiện vết thương của Nghĩa đã lành và được Công an tỉnh Thái Nguyên đưa về trại giam để phục vụ công tác điều tra.

Được biết, nhân thân của đối tượng Nghĩa tại địa phương không tốt, không có công việc ổn định, là đối tượng nghiện hút.

Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Văn Cảnh (bố vợ nghi phạm Nghĩa) sau khi cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 91 đã qua cơn nguy kịch, ông cho biết, nguyên nhân khiến con gái ông (vợ Nghĩa là chị Ngô Thị Thủy, SN 1990 - PV) tức giận bỏ về nhà bố mẹ đẻ là do cách đây nửa tháng, Nghĩa có bán trộm con trâu của gia đình, khi chị Thủy biết được nên tức giận về nhà bố mẹ đẻ 2 tuần nay. Sau khi dùng số tiền bán trâu chơi bời, Nghĩa trở về nhà biết vợ bỏ về nhà ngoại nên sang nói chuyện nên mới xảy ra vụ việc đau lòng.

 vu dam bo me vo thuong vong roi tu sat: nghi pham la ke nghien ngap hinh anh 1

Vết thương của ông Cảnh rất may không ảnh hưởng đến tính mạng. Nguồn: Người Đưa Tin

“Trước nó làm thợ xây, nhưng bây giờ lông bông, vay nặng lãi ở ngoài làm khổ vợ con. Bây giờ lại giết bà nhà tôi nữa, may hôm đấy nó đâm trộm tôi nên vết thương không nghiêm trọng không thì...”, ông Cảnh tức giận kể về Nghĩa.

Cũng theo lãnh đạo UBND xã Vạn Phái, thị xã Phổ Yên xác nhận: “Đối tượng Nghĩa tại địa phương chưa có tiền án, tiền sự nhưng nghiện ngập 2-3 năm nay. Hoàn cảnh kinh tế gia đình Nghĩa thuộc diện khó khăn. Trước đó giữa hai vợ chồng hay quan hệ giữa Nghĩa với bố mẹ vợ không có mâu thuẫn nào lớn”.

“Trước lúc sang nhà bố mẹ vợ gây chuyện, có thể đối tượng đã uống rượu và sử dụng ma túy nên thông tin với một số người trong khu là nay lên nhà bố mẹ vợ xử lý, sẽ có 3 cái quan tài. Điều đó chứng tỏ đối tượng đã có chủ định từ trước”, lãnh đạo xã Vạn Phái thông tin thêm.

 vu dam bo me vo thuong vong roi tu sat: nghi pham la ke nghien ngap hinh anh 2

Đối tượng Nghĩa điều trị tại bệnh viện sau khi tự sát. Nguồn: Người Đưa Tin

Bà Phạm Thị L (hàng xóm gần nhà bố mẹ Nghĩa) cho biết, Nghĩa ở xã bên, là đối tượng nghiện hút lâu năm, được gia đình cho đi uống thuốc cai nghiện nhưng không đỡ, công việc không ổn định, lông bông.

Phó giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên - đại tá Đặng Đức Đang cho biết, hiện đối tượng Nghĩa đã qua cơn nguy kịch được Công an tỉnh đưa về trại giam để phục vụ công tác điều tra. Nguyên nhân ban đầu xác định là do mâu thuẫn vợ chồng.

Ngày 23/11, thi thể bà H đã được gia đình đưa đi an táng. Ông Cảnh tiếp tục quay lại bệnh viện điều trị sau khi được người nhà bảo lãnh về nhà chịu tang vợ.

Gia đình đối tượng Lưu Văn Nghĩa sau khi biết sự việc đã có mặt tại nhà thông gia để xin lỗi cũng như cùng lo liệu đám tang cho bà H.

Như Dân Việt đã thông tin: Theo báo cáo của Công an tỉnh Thái Nguyên, khoảng 20h30 ngày 21/11, Lưu Văn Nghĩa đến nhà bố mẹ vợ là Cảnh (SN 1966) và bà H (SN 1967) để đón vợ là Thủy (SN 1990).

Khi đến nơi Nghĩa bị bà H ra đuổi. Bực tức, Nghĩa lấy dao chỉ vào mẹ vợ. Bà H dùng đòn gánh vụt vào đầu con rể. Ngay lúc đó, Nghĩa dùng dao đâm một nhát vào vùng ngực của bà H. Thấy vậy, ông Cảnh chạy ra đỡ bà H thì bị Nghĩa đâm một nhát vào bả vai trái. Sau khi gây án, nghi phạm dùng dao tự tử.

Các nạn nhân và nghi phạm sau đó được đưa đi cấp cứu, nhưng do vết thương quá nặng bà H tử vong tại bệnh viện. Ông Cảnh bị thương phần mềm ở bả vai trái, hiện đang điều trị tại bệnh viện.

Lưu Văn Nghĩa bị một vết thương vùng sườn phải, bị hôn mê, tuy nhiên vết thương không nghiêm trọng.

(Dân Việt) Thông tin tuyến đường sắt được quy hoạch khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đi qua tỉnh Hải Dương có chiều dài tuyến là 38,95km do Trung Quốc tài trợ 100.000 tỷ đồng đang gây ra nhiều tranh cãi, đại diện Bộ Giao thông vận tải đã phủ nhận thông tin này.

Cụ thể, tuyến đường sắt này dài khoảng 388 km, đoạn kết nối đường sắt Hà Khẩu (Trung Quốc) với Lào Cai (Việt Nam) dài 5,6 km, xây dựng theo hướng đông qua 8 tỉnh, thành phố gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng; điểm kết thúc tại cảng Lạch Huyện (Hải Phòng). Trong đó, trên tuyến có 73 cây cầu lớn với tổng chiều dài hơn 130km, 25 hầm dài 25km, 38 nhà ga và xây mới 29 nhà ga.

 thuc hu viec trung quoc tai tro 100.000 ty lam duong sat lao cai – hai phong hinh anh 1

Bộ Giao thông phủ nhận thông tin Trung Quốc tài trợ 100.000 tỷ làm đường sắt Lào Cai - Hải Phòng.

Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là dự án Chính phủ Trung Quốc tài trợ thực hiện. Dự báo năng lực vận tải trong dài hạn của tuyến là 10 triệu tấn hàng hóa/năm và khai thác 15 đôi tàu/ngày. Tốc độ thiết kế tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là 160 km/h. Dự kiến, tổng mức đầu tư (không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng) ước tính khoảng 100.000 tỷ đồng. Diện tích sử dụng đất toàn dự án khoảng 1.654 ha.

Việc nghiên cứu quy hoạch tuyến đướng sắt này đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận. Nhiều người bày tỏ, hiện nay, đã có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai rồi thì tại sao không củng cố tuyến này lên, thực hiện tốt logistics để vận chuyển hàng hoá mà phải xây dựng tuyến mới.

Đáng chú ý, Hà Nội - Hải Phòng hiện có 3 tuyến gồm quốc lộ 5, Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và tuyến Đường sắt nên chiến lược phát triển này của Bộ Giao thông Vận tải là theo kiểu mỳ ăn liền, cái gì ngon, đầu tư nhiều tiền thì làm trước. Như vậy là lãng phí, đầu tư đường sắt gấp 3,4 lần đường bộ.

Để làm rõ về việc Trung Quốc tài trợ để làm tuyến đường sắt Lào Cai – Hải Phòng, trao đổi với PV Dân Việt, đại diện Bộ Giao thông vận tải phủ nhận, thông tin Trung Quốc hỗ trợ 100.000 tỷ đồng để làm tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với tốc độ thiết kế 160 km/h là không chính xác. Ngoài ra, cũng chưa có căn cứ cụ thể nào đối với con số 100.000 tỷ đồng để làm đường sắt. Trung Quốc chỉ tài trợ 10 triệu tệ để nghiên cứu làm Quy hoạch tuyến đường sắt.

Vị này cho hay: “Hiện nay, mọi việc đang trong quá trình lập phương án nghiên cứu, quy hoạch về tuyến đường sắt này, đây sẽ là căn cứ để Bộ lập quy hoạch tổng thể về mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Quy hoạch tuyến đường sắt này cũng đã được đưa vào chiến lược phát triển quy hoạch tổng thể của giao thông đường sắt đã được Chính phủ phê duyệt”.

Chiều nay 25/11, Bộ GTVT đã chính thức có thông cáo báo chí về việc nghiên cứu, lập quy hoạch tuyến đường sắt mới khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. 

Thông cáo cho biết: Năm 2015, trên cơ sở kết quả trao đổi trong các cuộc gặp cấp cao giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc đã cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 10 triệu nhân dân tệ để tiến hành khảo sát, lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Đến nay, tư vấn lập quy hoạch dự kiến toàn tuyến có chiều dài 392 km với 38 ga, chạy chung tàu khách và tàu hàng.

Bộ GTVT khẳng định căn cứ quy hoạch được duyệt, thứ tự ưu tiên và khả năng cân đối nguồn lực đầu tư, Bộ GTVT sẽ triển khai nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư dự án theo đúng quy định của pháp luật.

Dự kiến dự án sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua về chủ trương đầu tư.

(Dân Việt) Bà Lê Hoàng Diệp Thảo cho biết, Chủ tịch Công đoàn Trung Nguyên Trịnh Ty – người đại diện cho 5.000 nhân viên Trung Nguyên tố cáo bà Lê Hoàng Diệp Thảo “phá hoại” nhằm mục đích chiếm đoạt bằng được Tập đoàn Trung Nguyên là người một nhóm với Huỳnh Vạn Cẩm Tú và Nguyễn Văn Đông để thao túng quyền điều hành Trung Nguyên.

Như DanViet đã đưa tin, Tập đoàn Trung Nguyên mới đây công khai đơn 'cầu cứu' với nội dung "giúp đỡ chúng tôi (Trung Nguyên) trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động theo đúng quy định của pháp luật".

Theo đó, ông Trịnh Ty, Chủ tịch công đoàn Trung Nguyên đại diện cho 5000 nhân viên đã tố cáo bà Lê Hoàng Diệp Thảo “bịa đặt, phá hoại bằng thủ đoạn thâm độc”, làm tê liệt toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như kìm hãm sự phát triển của Tập đoàn. Từ đó, lá đơn kiến nghị cơ quan chức năng nhanh chóng can thiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của 5.000 người lao động tại Trung Nguyên.

 5.000 nhan vien trung nguyen “to” ba le hoang diep thao: chu tich cong doan trinh ty la ai? hinh anh 1

Cũng giống như những gì “vua” cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ đề cập tại tòa trong các phiên xét xử trước đó, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên tiếp tục đưa ra khẳng định, bà Lê Hoàng Diệp Thảo không phải là người sáng lập Trung Nguyên mà chỉ là người có công góp công sức vào sự phát triển của thương hiệu Trung Nguyên.

Đơn cầu cứu chi biết, trong vòng 4 năm qua kể từ khi bà Lê Hoàng Diệp Thảo nội đơn xin ly hôn yêu cầu phân chia tài sản với ông Đặng Lê Nguyên Vũ, bà Thảo đã liên tục có phát sinh tranh chấp 19 vụ kiện tụng, yêu cầu Tòa án áp dụng 12 Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với Nhà sáng lập – Chủ tịch – Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên ông Đặng Lê Nguyên Vũ và các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên, liên quan đến quyền quản lý – điều hành Tập đoàn.

Nghiêm trọng hơn, bà Thảo đã liên tục có những đơn vu cáo gửi đến Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. HCM, Cơ quan CSĐT Bình Dương với nội dung bịa đặt thông tin sai sự thật về việc ông Vũ mất năng lực hành vi dân sự.

Ngoài ra, bà Lê Hoàng Diệp Thảo còn vu cáo và khủng bố tinh thần đối với một số lãnh đạo chủ chốt, các cấp quản lý và người lao động của Tập đoàn Trung Nguyên về việc cho rằng những người này đã thao túng, lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản của Trung Nguyên, vu cáo người lao động và Công ty Trung Nguyên làm giả hồ sơ, tài liệu.

“Với hàng loạt các hành vi mang tính chất vu cáo, phá hoại ngày càng leo thang khốc liệt; hàng loạt các thủ đoạn thâm độc, bịa đặt thông tin sai sự thật của bà Thảo nhằm mục đích chiếm đoạt bằng được Tập đoàn Trung Nguyên, thông qua việc tìm mọi cách tranh đoạt, phá nát, làm tê liệt toàn bộ các hoạt động sản xuất – kinh doanh cũng như kìm hãm sự phát triển của Tập đoàn. Đồng thời, bịa đặt thông tin sai sự thật nhằm xúc phạm danh dự - uy tín của Tập đoàn Trung Nguyên trên các phương tiện truyền thông đại chúng, cũng như gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ cho người lao động”, đơn cầu cứu đề cập.

Với tư cách đại diện bảo vệ quyền lợi của người lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm minh đối với hành vi vu cáo bịa đặt thông tin sai sự thật, phá hoại tổ chức của bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Ngay sau khi thông tin được lan truyền trên các phương tiện truyền thông, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã chia sẻ những thông tin có liên quan về vị Chủ tịch Công đoàn Trung Nguyên trên fanpage chính thức của bà Thảo.

Bà Thảo cho biết, người vừa ký với chức danh Chủ tịch Công đoàn Trung Nguyên trong một thông báo chống lại bà đăng công khai trên website công ty là bạn học thời niên thiếu của ông Đặng Lê Nguyên Vũ . Trước khi về làm cho Trung Nguyên, ông Trịnh Ty mới học xong lớp 9 thì lấy vợ và chạy xe ôm ở Sài Gòn.

Đến năm 1997, vị Chủ tịch Công đoàn Trung Nguyên Trịnh Ty về để đi cùng ông Vũ mở đường cho Trung Nguyên ra Long Xuyên, sau 8 tháng thì Trung Nguyên phá sản.

“Vũ Thảo đưa cả gia đình cậu ta đi cùng, nên khi khó khăn thì mấy gia đình cùng ở chung một nhà. Thuở cơ hàn thì cơm cháo có nhau, vậy mà giờ đây Trịnh Ty biết rất rõ Vũ bị bệnh, nhưng vì điều gì khiến cậu ta biến chất? Hãm hại gia đình bạn để hòng cướp cả Trung Nguyên”, bà Thảo chia sẻ.

 5.000 nhan vien trung nguyen “to” ba le hoang diep thao: chu tich cong doan trinh ty la ai? hinh anh 2

Ông Trịnh Ty - Chủ tịch Công đoàn Tập đoàn Trung Nguyên chính là người đại diện ở đơn 'cầu cứu' nói trên. Ảnh: gcrmag

Không chỉ thế, bà Thảo cho biết thêm, ông Trịnh Ty làm Trưởng phòng R&D, sau đó được lên chức Giám đốc R&D và Chủ tịch Công đoàn. Ông Trịnh Ty biết rất rõ ông Vũ thế nhưng sau 3-4 năm nay, ông Trịnh Ty lại trở thành người một nhóm với Huỳnh Vạn Cẩm Tú và Nguyễn Văn Đông để thao túng quyền điều hành Trung Nguyên.

Năm 2017 Trịnh Ty và 3 người nữa gửi Đơn khởi kiện bà Thảo ở Tòa án TP.HCM, nhưng bị Tòa bác bỏ vì không có chứng cứ. Nay thì công khai lên website của Trung Nguyên để thông báo chống lại chủ của mình. “Chủ tịch Công đoàn ở một công ty tư nhân có quyền hành như thế nào mà có thể tố cáo ngay chủ sở hữu?”, bà Thảo đặt câu hỏi.

Về phía bà Lê Hoàng Diệp Thảo, sau khi không “bằng lòng” với phán quyết của tòa án vào ngày 27/3 vừa qua. Sau phán quyết của tòa, bà Thảo cho rằng, bản án "quá bất công" với mẹ con bà và quyết định kháng cáo toàn bộ bản án.

Mới đây, tại buổi gặp mặt “cầu cứu” báo chí, bà Lê Hoàng Diệp Thảo cho rằng, hiện có khoảng 5 nhóm lợi ích đang thao túng Trung Nguyên.

"Tôi có gửi đơn và hồ sơ lên Bộ Công an về việc này. Đành rằng hôn nhân là chuyện dân sự, nhưng việc Trung Nguyên bị rút ruột hơn một nghìn tỷ đồng thì không còn là chuyện dân sự nữa. Nhóm thao túng làm nhiều cách, thay người, thay nhân sự, thông qua các nhà cung cấp của công ty, chia giá ra... tìm mọi cách để rút ruột Trung Nguyên. Chỉ nguyên việc tính riêng một nhà máy ở Bình Dương, số tiền thiệt hại cho đến nay lên tới 4.000 tỷ đồng", bà Thảo nói.

 5.000 nhan vien trung nguyen “to” ba le hoang diep thao: chu tich cong doan trinh ty la ai? hinh anh 3

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo

Bà Thảo cũng đã gửi đơn tố giác đến Cơ quan điều tra - Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao tố cáo đích danh Thẩm phán Nguyễn Văn Xuân của Tòa án Nhân dân TP.HCM đã có hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án do cơ quan này thụ lý số 499/2015/TLST-HNGĐ ngày 17/11/2015.

"Tôi mong cơ quan chức năng nhanh chóng xác minh, thậm chí phải khởi tố bị can để truy cứu trách nhiệm hình sự nhằm bảo vệ chuẩn mực trong hoạt động của Cơ quan tư pháp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân", bà Thảo nhận mạnh thêm.

(Dân Việt) Sau khi nhận được chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc phải báo cáo tiến độ thực hiện dự án thu phí tự động không dừng trước ngày 30/11, Bộ Giao thông vận tải đã có báo cáo và xin gia hạn thực hiện hệ thống thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí thuộc giai đoạn 2 và các dự án cao tốc do VEC quản lý sang năm 2020.

Theo Bộ Giao thông vận tải, đến nay dự án giai đoạn 1 thu phí tự động không dừng đã được lắp đặt, vận hành, bước đầu tạo sự thuận lợi cho người sử dụng. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất hiện nay là doanh thu hoàn vốn cho dự án ETC không như dự kiến ban đầu do tiến độ ký hợp đồng dịch vụ, trích doanh thu còn chậm.

 bo giao thong khong con “duong lui” voi du an thu phi tu dong hinh anh 1

Bộ Giao thông xin lùi dự án thu phí không dừng.

Bên cạnh đó, việc nhiều dự án BOT sụt giảm doanh thu so với phương án tài chính ban đầu cũng làm ảnh hưởng đến nguồn thu của dự án thu phí tự động không dừng. Số lượng phương tiện dán thẻ và nộp tiền vào tài khoản giao thông để tham gia dịch vụ thu phí tự động không dừng chưa cao với khoảng 800.000 thẻ/3,5 triệu phương tiện dán thẻ sử dụng dịch vụ ETC).

Lý giải về nguyên nhân gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai, Bộ Giao thông cho rằng, nguyên nhân là việc dán thẻ miễn chưa đạt được như mục tiêu. Việc bắt buộc các phương tiện chưa đán thể không được đi qua làn thu phí tự động không dừng mặc dù đã được triển khai nhưng vẫn cần có lộ trình và chế tài để thực hiện.

Ngoài ra, do gặp khó khăn, vướng mắc như trên, nhà đầu tư dự án đã đề xuất dừng triển khai dự án để chuyển giao cho nhà đầu tư khác hoặc nhà nước nhận lại dự án để tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên, Bộ Giao thông không đồng thuận giải pháp dừng triển khai dự án hoặc nhà nước tiếp nhận lại dự án mà sẽ tiếp tục phối hợp với VETC và các cơ quan đơn vị có liên quan từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tiếp tục triển khai nhằm đáp ứng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Theo PGS - TS Trần Chủng - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam, dự án thu phí tự động không dừng thuộc loại hình hợp đồng đối tác công tư BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành). Nhà đầu tư BOO không thể cứ thấy lợi ích thì lao vào, khó thì đòi trả dự án hay chia sẻ rủi ro.

Tuy nhiên, VETC khoan hãy đổ lỗi cho các nhà đầu tư BOT. Dự án thu phí tự động không dừng kéo dài 5 năm nhưng tiến độ quá chậm trễ. Bản thân VETC, các nhà đầu tư BOT, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền như Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT phải xem xét lại trách nhiệm của mình và quá trình thực hiện dự án vướng ở đâu để tháo gỡ.

Dự án giai đoạn 2 vẫn đang được Bộ Giao thông tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án, tư cách pháp nhân của Viettel đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu cũng như quy định pháp luật, đã được Bộ Quốc phòng chấp thuận chủ trương cho phép Viettel tham gia đấu thầu thực hiện. Sau khi trúng thầu, để Viettel có thể thành lập doanh nghiệp dự án cần phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương. Đến thời điểm này (sau 6 tháng), thủ tục để Viettel thành lập doanh nghiệp dự án vẫn chưa hoàn thành. Do vậy, đến nay dự án vẫn chưa đủ cơ sở pháp lý để triển khai các bước tiếp theo.

Trước những khó khăn nêu trên, Bộ Giao thông sẽ tích cực chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, để đẩy nhanh tiến độ lắp đặt, vận hành các trạm thu phí. Trong đó, yêu cầu Công ty VETC đẩy nhanh tiến độ đàm phán hợp đồng dịch vụ, lắp đặt, vận hành thiết bị, bàn giao công tác quản lý thu phí và trích chi phi quan lý thu phí tự động theo phương án tài chính của dự án.

Đối với dự án giai đoạn 2, Bộ GTVT sẽ phối hợp với nhà đầu tư dự án tập trung hoàn thiện thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm chấp thuận để xuất của Bộ Quốc phòng cho phép Tập đoàn Viettel được thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

"Đồng thời, gia hạn thực hiện hệ thống thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí thuộc giai đoạn 2 và các dự án cao tốc do VEC quản lý sang năm 2020", Bộ GTVT kiến nghị.Bộ GTVT cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sớm có giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về nguồn vốn đầu tư hệ thống thiết bị thu phí tự động không dừng tại trạm thu phí do VEC quản lý để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện.

Chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng TMCP có giải pháp để hỗ trợ, tái cơ cấu khoản vay và giữ nguyên nhóm nợ theo phương án tài chính do bị ảnh hưởng bởi chính sách giảm giá, chưa tăng giá theo lộ trình hợp đồng ký kết và các điều kiện khách quan, dẫn đến việc sụt giảm doanh thu tại các dự án BOT, tạo điều kiện thúc đẩy việc ký kết hợp đồng dịch vụ và triển khai dịch vụ thu phí tự động không dừng.

(Dân Việt) Chuyên gia giao thông cho rằng, nguyên nhân dẫn tới những vướng mắc đang tồn tại ở dự án thu phí không dừng hiện nay xuất phát từ Bộ Giao thông vận tải và cũng chỉ cơ quan này mới giải quyết được.

Như Dân Việt thông tin, sau khi nhận được chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc phải báo cáo tiến độ thực hiện dự án thu phí tự động không dừng trước ngày 30/11, Bộ Giao thông vận tải đã có báo cáo và xin gia hạn thực hiện hệ thống thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí thuộc giai đoạn 2 và các dự án cao tốc do VEC quản lý sang năm 2020.

 bo gtvt xin gia han thu phi khong dung: do loi hua khong duoc thuc hien? hinh anh 1

Dự án thu phí tự động không dừng.

Phân tích về những tồn tại xảy ra tại dự án thu phí tự động không dừng khiến Bộ Giao thông phải xin lùi tiến độ đến năm 2020, Trao đổi với PV Dân Việt, TS. Nguyễn Hữu Đức, Chuyên gia giao thông nhìn nhận, dự án thu phí tự động không dừng có nguy cơ vỡ kế hoạch là do lợi ích của các bên chưa được thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký kết với nhau. Nhà đầu tư là VETC không thu được lợi nhuận, phải bù lỗ tới 300 tỷ đồng đã dẫn tới việc VETC đề xuất dừng triển khai dự án và đòi trả lại dự án cho Bộ giao thông.

Nhìn khái quát có thể thấy, ngoài việc vỡ phương án tài chính ra còn có thể là do Bộ Giao thông chưa thực hiện đúng cam kết với nhà đầu tư. Nguyên nhân quan trọng là do cách làm của Bộ Giao thông, tranh cãi giữa các bên xảy ra trong thời gian qua đều xuất phát từ câu chuyện lợi ích.

Theo TS. Nguyễn Hữu Đức, một nguyên nhân khác khiến các nhà đầu tư BOT không chịu triển khai thu phí tự động không dừng là do phần trăm trích lại cho VETC là quá cao cùng với nhiều ưu đãi khác mà Bộ GTVT dành cho đơn vị này. Khi các nhà đầu tư BOT không thực hiện đã dẫn tới phương án tài chính của VETC bị vỡ nên mới có chuyện VETC đòi trả lại dự án.

“Việc nhà đầu tư BOT hay nhà đầu tư lắp đặt thu phí không dừng VETC tuyên bố muốn trả lại dự án cho Nhà nước vốn là câu chuyện không phải hiếm. Trước đây, VETC cũng từng có nhà đầu tư BOT “dọa” sẽ trả lại dự án cho Nhà nước nếu quyền lợi của họ không được đảm bảo. Có thể, Bộ Giao thông có lời hứa với họ về lợi ích trước khi triển khai dự án nhưng sau đó lời hứa đã không được đảm bảo”, TS. Nguyễn Hữu Đức phân tích.

Cũng theo TS. Nguyễn Hữu Đức, nguyên nhân dẫn tới những vướng mắc đang tồn tại ở dự án thu phí không dừng hiện nay xuất phát từ Bộ GTVT và cũng chỉ cơ quan này mới giải quyết được. Đó là bài toán làm sao đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư BOT và nhà đầu tư thiết bị thu phí không dừng.

Trong báo cáo gửi tới Thủ tướng Chính phủ, lý giải về nguyên nhân gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai, Bộ Giao thông cho rằng, nguyên nhân là việc dán thẻ miễn chưa đạt được như mục tiêu. Việc bắt buộc các phương tiện chưa đán thể không được đi qua làn thu phí tự động không dừng mặc dù đã được triển khai nhưng vẫn cần có lộ trình và chế tài để thực hiện.

Ngoài ra, do gặp khó khăn, vướng mắc như trên, nhà đầu tư dự án đã đề xuất dừng triển khai dự án để chuyển giao cho nhà đầu tư khác hoặc nhà nước nhận lại dự án để tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên, Bộ Giao thông không đồng thuận giải pháp dừng triển khai dự án hoặc nhà nước tiếp nhận lại dự án mà sẽ tiếp tục phối hợp với VETC và các cơ quan đơn vị có liên quan từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tiếp tục triển khai nhằm đáp ứng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ...

Tại Công điện số 849/2017 của Thủ tướng Chính phủ có yêu cầu nhà đầu tư đường hoạt động thu phí đối với các dự án có trạng thư phí không chuyển sang thu tự động không dừng theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 06/2018.

Tuy nhiên, việc chưa thành lập doanh nghiệp dự án của Viettel không phải lỗi của nhà đầu tư BOT nên Bộ GTVT không đủ cơ sở dừng thu phí các trạm không kịp triển khai thu phí không dùng trước ngày 31/12/2019 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trước những khó khăn nêu trê, Bộ Giao thông sẽ tích cực chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, để đẩy nhanh tiến độ lắp đặt, vận hành các trạm thu phí. Trong đó, yêu cầu Công ty VETC đẩy nhanh tiến độ đàm phán hợp đồng dịch vụ, lắp đặt, vận hành thiết bị, bàn giao công tác quản lý thu phí và trích chi phi quan lý thu phí tự động theo phương án tài chính của dự án.

Đối với dự án giai đoạn 2, Bộ GTVT sẽ phối hợp với nhà đầu tư dự án tập trung hoàn thiện thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm chấp thuận để xuất của Bộ Quốc phòng cho phép Tập đoàn Viettel được thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

"Đồng thời, gia hạn thực hiện hệ thống thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí thuộc giai đoạn 2 và các dự án cao tốc do VEC quản lý sang năm 2020", Bộ GTVT kiến nghị.

(Dân Việt) Tập đoàn Ecopark chuẩn bị mở bán số lượng giới hạn những căn biệt thự tiếp theo trong quần thể biệt thự đảo Ecopark Grand – The Island – kiệt tác độc bản tựa thiên nhiên dành riêng cho giới thượng lưu.

Lễ mở bán được tổ chức tại khách sạn Melia (Hà Nội) vào chiều ngày 30/11. Khách hàng đặt cọc thành công tại đây sẽ được hưởng chính sách bán hàng với hàng loạt ưu đãi hấp dẫn.

Theo đó, chủ đầu tư đưa ra chính sách hỗ trợ lãi vay và ân hạn nợ gốc 36 tháng cho khoản vay 65% giá trị biệt thự cho 30 căn đầu tiên đặt cọc thành công. Với những căn còn lại sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ lãi vay và ân hạn nợ gốc 30 tháng cho khoản vay 65% giá trị biệt thự.

 ecopark mo ban gioi han biet thu dao thuong luu ecopark grand – the island hinh anh 1

Ecopark Grand – The Island được xây dựng dựa trên cảm hứng từ mô hình Đảo Cọ (Palm Island).

Tọa lạc tại trung tâm khu đô thị xanh đẳng cấp Ecopark, quần thể biệt thự đảo Ecopark Grand – The Island được xây dựng dựa trên cảm hứng từ mô hình Đảo Cọ (Palm Island) kỳ vĩ tại Dubai, nơi tất cả những căn biệt thự đều được xây trên những nhánh đảo nhô ra giữa vịnh hồ, bao phủ bởi thảm thực vật nhiều tầng tán.

Với diện tích rộng hơn 60 ha, diện tích dành cho cây xanh - mặt nước lên tới 62%, Ecopark Grand – The Island sở hữu không gian xanh khoáng đạt hiếm có và mật độ xây dựng thấp nhất trong tất cả các sản phẩm của Ecopark. Tất cả các căn biệt thự tại đây đều có mặt thoáng tiếp xúc với thiên nhiên, giữa bốn bề là vịnh hồ xanh mát, đảm bảo cho gia chủ một cuộc sống hưởng thụ thiên nhiên đúng nghĩa.

 ecopark mo ban gioi han biet thu dao thuong luu ecopark grand – the island hinh anh 2

Các căn biệt thự Ecopark Grand đạt đến điểm hoàn hảo trong từng chi tiết nhỏ.

Được thiết kế bởi 5 tập đoàn kiến trúc hàng đầu thế giới: Swan & Maclaren (Singapore), Humphrey & Partners (USA), WATG (USA/Singapore), Darkhorse (Australia) và DWP (Australia) với những công trình chạm mức kỳ quan như Raffles Hotel – tượng đài quốc gia Singapore, JW Marriott Resort & Spa ở California, các căn biệt thự Ecopark Grand đạt đến điểm hoàn hảo trong từng chi tiết nhỏ.

Bên cạnh đó, là cư dân biệt thự đảo, gia chủ được hưởng đặc quyền đưa đón với dòng xe cao cấp của Maybach và du thuyền sang trọng. Khu vực clubhouse rộng tới hơn 7.000 m2 được xây dựng vươn ra mặt hồ với đầy đủ các tiện ích thượng lưu, từ bến du thuyền, lầu vọng thủy, bể bơi vô cực ngoài trời 4 mùa, phòng gym, spa, sauna hiện đại bậc nhất; đến phòng thử rượu, cigar và bussiness lounge thượng hạng.

 ecopark mo ban gioi han biet thu dao thuong luu ecopark grand – the island hinh anh 3

Chủ nhân Ecopark Grand – The Island có thể hoàn toàn yên tâm về sự an toàn và riêng tư tuyệt đối.

Cạnh đó là công viên thể thao rộng gần 3.000 m2 cùng các tiện ích nhà hàng café mặt hồ, khu BBQ mặt hồ, khu tổ chức sự kiện, sân chơi thể thao, khu vui chơi dành cho trẻ em. Đội ngũ nhân viên concierge luôn túc trực 24/7, sẵn sàng đáp ứng từng yêu cầu dù nhỏ nhất của khách hàng.

Là khu biệt thự khép kín, biệt lập với 2 cổng vào chính được trang bị bốt an ninh với công nghệ camera cảm nhiệt 24/24 cùng hệ thống intercom giữa bảo vệ và chủ nhà, các chủ nhân Ecopark Grand – The Island có thể hoàn toàn yên tâm về sự an toàn và riêng tư tuyệt đối khi sống ở đây.

Hơn thế, mỗi một gia chủ sẽ có riêng một nhân viên concierge sẵn sàng hỗ trợ mọi yêu cầu từ việc tìm kiếm một dịch vụ di chuyển phù hợp, đặt lịch tại một nhà hàng yêu thích vào phút chót hay tìm mua được chiếc vé VIP cho những sự kiện đỉnh cao như các đêm đại nhạc hội, các trận cầu siêu kinh điển... Đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, thành thạo ngoại ngữ, được đào tạo khắt khe về các quy tắc ứng xử thượng lưu chắc chắn sẽ làm hài lòng những chủ nhân tinh tế nhất.

(Dân Việt) Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển và Xây dựng Thành Đô (Tập đoàn Empire) - Chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng đã chính thức đã phát đi thông báo thừa nhận sẽ không thực hiện được việc chi trả lợi nhuận cam kết lên tới 12%/năm như đã ký với khách hàng...

Theo nội dung trong thư gửi khách hàng, Công ty Thành Đô cho hay, việc kinh doanh loại hình Condotel thời gian qua vẫn gặp nhiều khó khăn do tính pháp lý chưa được hoàn thiện, gặp nhiều vướng mắc. Do đó, dù đã nỗ lực rất lớn nhằm thực hiện cam kết về lợi nhuận với khách hàng đã mua sản phẩm Condotel tại dự án Cocobay Đà Nẵng, song tập đoàn này vẫn đành phải xin lỗi vì đã không thể thực hiện được chi trả lợi nhuận cam kết như đã hứa trong hợp đồng.

“Từ 1/1/2020, do những khó khăn về dòng tiền, Công ty Thành Đô chấm dứt việc chi trả lợi nhuận như đã cam kết trong hợp đồng khi mua condotel tại dự án Cocobay Đà Nẵng. Công ty chỉ chịu trách nhiệm với các khoản lợi nhuận như đã cam kết đến hết ngày 31/12/2019 cho các chủ sở hữu Condotel”, thư gửi khách hàng nêu.

 "vo tran" cocobay da nang: se co hang loat condotel noi got? hinh anh 1

Chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng “vỡ trận” cam kết lợi nhuận Condotel

Bên cạnh đó, Công ty Thành Đô cũng đưa ra một số hướng giải quyết đối với các khách hàng đã mua sản phẩm Condotel tại Cocobay Đà Nẵng.

Giải pháp thứ nhất là: Khách hàng tiếp tục hợp tác với chủ đầu tư và tiến hành chuyển đổi các Condotel thành căn hộ chung cư với chi phí chuyển đổi dự kiến 15% giá trị căn hộ và được toàn quyền sử dụng như một căn hộ chung cư bình thường. Chủ sở hữu cũng có thể giao lại cho chủ đầu tư căn hộ đó để tiếp tục kinh doanh với những cam kết về thu nhập cố định hàng năm; Hoặc vẫn giữ lại các condotel và tiếp tục để chủ đầu tư kinh doanh với bản hợp đồng mới 10 năm, trong đó lợi nhuận trong 3 năm đầu theo thị trường. Sau 3 năm thì lợi nhuận cố định hoặc 80% lãi từ kinh doanh sản phẩm này.

Thứ hai là khách hàng thanh lý hợp đồng mua bán và giao lại các sản phẩm Condotel cho khách hàng để tự kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng mà không có bất kỳ một khoản lợi nhuận cam kết nào như đã ký trước đây. Đồng thời khách hàng nếu tự kinh doanh thì phải đóng một khoản phí vận hành, sử dụng nhất định.

Giải pháp thứ ba là hai bên tiến hành thanh lý các Condotel đã ký hợp đồng, chủ đầu tư hoàn lai tiền cho khách hàng theo nguyên giá trong hợp đồng đã ký, nhưng Công ty Thành Đô sẽ khấu một số khoản như: chi phí hỗ trợ lãi vay ngân hàng, chi phí hoa hồng, phí phát hành bảo lãnh…và khách hàng bàn giao lại sản phẩm cho Công Thành Đô. Thời hạn chi trả chậm nhất đến 30/9/2020. Trong thời gian chưa chi trả, chủ đầu tư sẽ thanh toán lãi suất 10%/năm đối với số tiền đó.

Với việc thừa nhận sẽ không thực hiện được việc chi trả lợi nhuận cam kết lên tới 12%/năm như đã ký với khách hàng, Cocobay Đà Nẵng là dự án Condotel đầu tiên mà chủ đầu tư thất hứa với khách hàng về cái gọi là "cam kết lợi nhuận" khi hai bên ký hợp đồng mua bán.

Trước đó, nhiều chuyên gia lĩnh vực bất động sản cho rằng, mức cam kết lợi nhuận cho thuê lên đến 10%, thậm chí 12%, trong 5 đến 10 năm, như được quảng cáo ở Việt Nam là quá cao. Đặc biệt, với condotel, 5% đã là một tỷ lệ sinh lợi từ vận hành cho thuê rất tốt bởi ở các thị trường khác trong khu vực như Thái Lan và Bali (Indonesia) cũng không thể tới con số 10% như vậy.

"Condotel thường khó đạt tỷ suất sinh lợi cao bởi đặc tính của sản phẩm này đòi hỏi các dự án phải có các tiện ích và khả năng vận hành như một khách sạn hoặc khu nghỉ dưỡng thông thường mới cạnh tranh được trên thị trường", ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels, Châu Á Thái Bình Dương.

Về sự “vỡ trận” cam kết lợi nhuận loại hình Condotel của Cocobay Đà Nẵng này, luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo, Công Luật TAT Law firm chia sẻ: “Nhìn chung khi tiếp cận các văn bản này của chủ đầu tư, tôi thấy rằng những vấn đề ở đây không thực sự bất ngờ. Đây là những nội dung mà tôi đã dự liệu từ rất lâu, đã cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng”.

Theo luật sư Thảo, việc các chủ đầu tư Condotel cam kết lợi nhuận lên đến 8%, thậm chí 12 % một năm trong vòng tối thiểu 10 năm là rất khó thực hiện được và đây là miếng "phomai" được giăng ra cho khách hàng và dưới góc độ kinh doanh du lịch thì không thể có một nhà quản lý nào có thể tạo ra lợi nhuận lớn đến thế.

Thực tế thì sau một vài năm đưa vào khai thác, chủ đầu tư này cũng đã tuyên bố chấm dứt việc chia lợi nhuận hằng năm cho khách hàng kể từ ngày 31 tháng 12/2019. Như vậy, trong vòng một đến hai năm qua cái khoản mà chi trả cho người mua thực chất là việc dùng mỡ nó rán nó, dùng với giá trị bị thổi phòng của căn hộ này mà người mua phải trả, sau đó dùng số tiền đó dành để trả ngược lại cho người mua.

“Tôi tin rằng ở sau đây sẽ có hàng loạt những khu nghỉ dưỡng du lịch Condotel sẽ liên tiếp ra những thông tin thông báo tương tự cho những người mua khi mà họ không thể thanh toán được những khoản lợi nhuận lớn thế. Khi mà giai đoạn tuần trăng mật đã kết thúc mọi thứ trở về nguyên trạng trở về đúng giá trị, đúng bản chất của giao dịch vốn có của nó”, luật sư Thảo nói.

(Dân Việt) Dự án Khu dân cư Thống Nhất (giai đoạn 2), phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đang triển khai thực hiện, chưa được kiểm tra công tác nghiệm thu. Đặc biệt, dự án này chưa đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất và bán nhà ở hình thành trong tương lai, thế nhưng chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại VN Đà Thành (VN Đà Thành) đã “lách luật” huy động vốn của hàng trăm khách hàng.

Chưa đủ điều kiện, nhưng đã bán

Ngày 11 tháng 10 năm 2017, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản số 5485/UBND-KTN về việc chấp thuận đầu tư Dự án Khu dân cư Thống Nhất (giai đoạn 2), phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, thế nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại VN Đà Thành (có trụ sở tại số 63 Lê Lợi, Thạch Thang, Hải Châu, TP.Đà Nẵng) đã tổ chức làm văn bản thỏa thuận góp vốn đầu tư dự án bất động sản tại dự án này.

 quang nam: chu dau tu du an kdc thong nhat “lach luat” huy dong von hinh anh 1

Hàng trăm khách hàng đã “sập bẫy” chủ đầu tư khi góp vốn bằng tiền để đầu tư mua đất và dự án sau gần 3 năm phê duyệt vẫn còn “heo hút” như thế này.

 quang nam: chu dau tu du an kdc thong nhat “lach luat” huy dong von hinh anh 2

Bản đồ quy hoạch Khu dân cư Thống nhất (phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).

Ngày 21/11, để xác minh các thông tin mà phóng viên tìm hiểu được, trong vai người mua đất, chúng tôi được anh L.T (chủ một sàn giao dịch bất động sản có uy tín nằm trong Khu dân cư Thống Nhất, phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn,tỉnh Quảng Nam) giới thiệu rằng hiện sàn giao dịch của anh đang được các khách hàng ký gửi các lô đất để bán dùm. Hầu hết các lô này nằm ở giai đoạn 2 của Dự án Khu dân cư Thống nhất và hiện chưa có sổ đỏ. “Những khách hàng ký gửi nhờ tôi bán đều thực hiện biên bản góp vốn với chủ đầu tư và chủ đầu tư cam kết sẽ cấp giấy quyền sử dụng đất vào tầm tháng 4-5/2020...” – Anh L.T nói.

 quang nam: chu dau tu du an kdc thong nhat “lach luat” huy dong von hinh anh 3

Một số nơi của dự án chỉ là một bãi đất trống, chưa có đường và hạ tầng.

Anh L.T cho biết thêm, hiện khách có gửi chỗ sàn 1 lô đất góc, 3 lô ống với diện tích từ 100 m2/lô trở lên. Tùy theo vị trí, như lô góc diện tích hơn 160m2 giá bán 12.5 triệu/m2 và nhân thêm hệ số 1.2; Còn các lô ống có diện từ 100 – 140m2 có giá bán từ 10 – 10,5 triệu đồng/m2 (tùy vào vị trí, hướng đất nên giá khác nhau)... “Cách đây tầm tháng 4-5/2019, đất ở đây cao lắm, giá m2 khách gửi bán lên đển 16-17 triệu, bình quân lô đất 100m2 có giá bán hơn 1,6 – 1,7 tỷ đồng, nhưng nay do tình hình giá bất động sản chững lại nên mới có giá rẻ như vậy...” – Anh L.T nói.

 quang nam: chu dau tu du an kdc thong nhat “lach luat” huy dong von hinh anh 4

Một số nhà nằm trong dự án vẫn chưa được giải tỏa.

Có mặt tại Dự án Khu dân cư Thống Nhất, quan sát của phóng viên cho thấy, giai đoạn 1 của dự án cơ bản hoàn thành và hiện đã có một số nhà cửa của người dân được xây dựng. Tuy nhiên, giai đoạn 2 của dự án vẫn còn ngổn ngang, đường giao thông chưa được đầu tư, hạ tầng về điện, cây xanh... hầu như chưa có gì. Đặc biệt, trong khu dự án còn một số nhà dân chưa được giải tỏa đền bù, các khu đất đã phân lô đất nền tại một số điểm vẫn chưa có đường giao thông...

Hàng trăm khách hàng “sập bẫy”

Theo điều tra riêng của Dân Việt, hầu hết các lô đất nền của Dự án Khu dân cư Thống nhất (giai đoạn 2) đã được chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại VN Đà Thành bán cho hàng trăm khách hàng bằng hình thức thỏa thuận góp vốn đầu tư dự án bất động sản để thu lợi hàng trăm tỷ đồng trái quy định.

 quang nam: chu dau tu du an kdc thong nhat “lach luat” huy dong von hinh anh 5

Một số sàn giao dịch bất động sản in cả sơ đồ dự án để giới thiệu và bán cho khách hàng.

Đơn cử như trường hợp của khách hàng P.Đ (trú ở Điện Dương, thị xã Điện Bàn) là một điển hình. Ngày 30/10/2017, ông P.Đ ký kết văn bản thỏa thuận góp vốn với Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại VN Đà Thành để mua lô đất có vị trí thuộc Block B12-01 theo quy hoạch chi tiết 1/500 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt. Theo đó, ông P.Đ phải góp vốn cho chủ đầu tư với số tiền 875.760.000 đồng và số tiền này chia thành 4 đợt, trong thời hạn một năm (từ 02/11/2017-02/11/2018)...

 quang nam: chu dau tu du an kdc thong nhat “lach luat” huy dong von hinh anh 6

Chủ đầu tư dự án Khu dân cư Thống Nhất là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại VN Đà Thành (VN Đà Thành) đã “lách luật” huy động vốn của hàng trăm khách hàng bằng các hợp đồng góp vốn như thế này.

 quang nam: chu dau tu du an kdc thong nhat “lach luat” huy dong von hinh anh 7

Tương tự, ngày 30/10/2017, bà H.T.D (trú ở Phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) ký kết hợp đồng hợp tác với văn bản thỏa thuận góp vốn bằng tiền với Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại VN Đà Thành để mua lô đất thuộc Block B19-21. Theo đó, bà H.T.D sẽ góp vốn cho chủ đầu tư với số tiền 551.250.000 đồng. Theo văn bản này, thời gian góp vốn của bà H.T.D theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn phải nộp cho chủ đầu tư số tiền khác nhau. Trong văn bản góp vốn, chủ đầu tư có quyền kéo dài thời gian nếu tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng bị chậm, hoặc do các chậm trễ về thủ tục hành chính...

 quang nam: chu dau tu du an kdc thong nhat “lach luat” huy dong von hinh anh 8

Ngày 11 tháng 10 năm 2017, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản số 5485/UBND-KTN về việc chấp thuận đầu tư dự án Khu dân cư Thống Nhất (giai đoạn 2).

Theo điều tra riêng của Dân Việt, hiện không riêng gì trường hợp của khách hàng P.Đ, bà H.T.D mà Dự án Khu dân cư Thống Nhất (giai đoạn 2) do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại VN Đà Thành làm chủ đầu tư, được phân ra hàng trăm lô đất với các Block như: B12, B14, B19, B21... với sản phẩm chủ yếu là đất nền. Hiện các lô đất này đã được chủ đầu tư huy động vốn hàng trăm tỷ đồng bằng hình thứ ký hợp đồng hợp tác thông qua văn bản thỏa thuận hợp tác đầu tư bất động sản.

 quang nam: chu dau tu du an kdc thong nhat “lach luat” huy dong von hinh anh 9

Dự án Khu dân cư Thống Nhất  (giai đoạn 2), phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đang triển khai vẫn còn ngổn ngang.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện trên trang thông tin điện tử Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam (có địa chỉ: https://ift.tt/2QWmx2M) có công bố thông tin là Dự án Khu dân cư Thống nhất (Giai đoạn 2) của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại VN Đà Thành đang triển khai thực hiện, chưa được kiểm tra công tác nghiệm thu; Chưa đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất và bán nhà ở hình thành trong tương lai…

Trao đổi với phóng viên Dân Việt về tính pháp lý của dự án, một lãnh đạo (xin được dấu tên) của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (thuộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam) cho hay, Dự án Khu dân cư Thống Nhất (giai đoạn 2) hiện nay đang trong quá trình đầu tư nên chưa được các cấp thẩm quyền, Sở TN-MT tỉnh Quảng Nam cấp sổ đỏ. Việc huy động vốn và bán đất nền của chủ đầu tư là trái luật…

Báo điện tử Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.