17h15: Quần đảo Chatham của New Zealand chính thức bước sang năm mới 2022, sau quốc đảo Tonga và Kiribati 15 phút.

TRỰC TIẾP: Lễ chào đón năm mới 2022 trên khắp thế giới - Ảnh 1.

Màn trình diễn laser trên Cầu Cảng Auckland. Ảnh Dean Purcell/NZ Herald

16h30 (giờ VN): Theo NZ Herald, mặt trời đã lặn lần cuối cùng trong năm 2021 ở Auckland, thành phố thuộc đảo Bắc, New Zealand - đánh dấu thời khắc giao thừa sắp đến.

TRỰC TIẾP: Lễ chào đón năm mới 2022 trên khắp thế giới - Ảnh 1.
TRỰC TIẾP: Lễ chào đón năm mới 2022 trên khắp thế giới - Ảnh 3.

Mọi người đang chờ đợi buổi trình diễn ánh sáng lộng lẫy và sống động ở Auckland sẽ làm bừng sáng bầu trời đêm giao thừa. New Zealand là một trong những nơi đón giao thừa sớm nhất thế giới. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thành phố Auckland sẽ không bắn pháo hoa.

Thay vào đó, cầu cảng Auckland, tháp Bầu trời, Bảo tàng Tưởng niệm Chiến tranh Auckland và Te Ara I Whiti - Con đường ánh sáng - sẽ được thắp sáng bừng từ 21 giờ tối nay trước khi chương trình chính kết thúc vào 0 giờ.

TRỰC TIẾP: Thế giới chào đón năm mới 2022 - Ảnh 1.

Pháo hoa sẽ thắp sáng bầu trời Sydney vào khoảnh khắc giao thừa tối nay. Ảnh Stuff

Nơi đón năm mới 2022 đầu tiên trên thế giới

Vào khoảng 17h ngày 31/12 theo giờ Việt Nam, tiếng chuông đón chào năm mới sẽ vang lên ở quốc đảo Samoa, Tonga và đảo Christmas của Cộng hòa Kiribati. Đây là 3 nơi đón giao thừa sớm nhất trên thế giới. Thông thường người dân ở đây sẽ ca hát, nhảy múa ăn mừng vào dịp năm mới  thay vì bắn pháo hoa rực rỡ.

Châu Úc

TRỰC TIẾP: Lễ đón mừng năm mới 2022 trên khắp thế giới - Ảnh 2.

Lễ đón giao thừa ở Sydney được thông báo là sẽ được thắp sáng bởi pháo hoa rực rỡ trên bầu trời  suốt đêm. Mọi người được khuyến khích đặt vé đến các điểm thuận lợi để xem bắn pháo hoa.

Những người tham dự cũng được khuyến khích tiêm chủng đầy đủ, và đeo khẩu trang là yêu cầu bắt buộc tại nhiều điểm bắn.

Màn trình diễn pháo hoa của Melbourne cũng sẽ trở lại trong năm nay, nhưng sẽ có 4 "Khu vực Lễ kỷ niệm" riêng biệt trong nỗ lực hạn chế đám đông, ABC News đưa tin .

Anh

TRỰC TIẾP: Lễ chào đón năm mới 2022 trên khắp thế giới - Ảnh 3.

Trong khi đó, do các ca Covid-19 Anh đã đạt đến con số kỷ lục do sự lây lan của biến thể Omicron, nên các lễ kỷ niệm đêm giao thừa, bao gồm bắn pháo hoa ở quảng trường Trafalgar của London đã bị hủy bỏ.

Tuy nhiên, các quán rượu và hộp đêm ở Anh vẫn được mở cửa vào dịp năm mới. Một số sự kiện nhỏ hơn vẫn được diễn ra, bao gồm màn trình diễn laser ở Newcastle.

Châu Âu

Năm nay, Paris đã hủy bỏ màn bắn pháo hoa truyền thống trên Đại lộ Champs-Elysées mang tính biểu tượng.

Ở Đức không cho phép tụ tập đông người, các quan chức giới hạn các cuộc tụ tập đêm giao thừa chỉ trong vòng 10 người. Những hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 có nghĩa là sẽ không có lễ bắn pháo hoa lớn ở Berlin và các thành phố lớn khác, thay vào đó một buổi lễ diễn ra và được truyền trực tiếp trên TV.

Ở Ý, Hy Lạp các sự kiện công cộng mừng năm mới đã bị cấm, các buổi hòa nhạc và câu lạc bộ cũng đóng cửa cho đến ngày 31/1 để hạn chế sự lây lan của virus gây bệnh Covid-19.

Châu Mỹ

TRỰC TIẾP: Lễ đón mừng năm mới 2022 trên khắp thế giới - Ảnh 4.

Quảng trường Thời đại ở New York ngày 1/1/2021. Ảnh NY Times.

Tại TP.New York, lễ đón giao thừa ở Quảng trường Thời đại vẫn đang diễn ra nhưng sẽ được thu nhỏ lại đáng kể và hạn chế số người tham gia.

Các lễ kỷ niệm mừng năm mới, bao gồm cả bắn pháo hoa, cũng sẽ diễn ra ở Las Vegas.

Châu Á

TRỰC TIẾP: Lễ đón mừng năm mới 2022 trên khắp thế giới - Ảnh 5.

Trang trí chào mừng năm mới ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc hôm 29/12.

Hong Kong tổ chức buổi hòa nhạc đếm ngược vào đêm giao thừa với sự góp mặt của dàn nhạc, ca sĩ và một ban nhạc nam.

Theo truyền thông, Hong Kong sẽ không có pháo hoa và chỉ 3.000 người được phép tụ tập trong một không gian mở cho buổi hòa nhạc để phòng tránh dịch Covid-19.

Tại Tokyo, Nhật Bản, cũng giống như năm ngoái, các cuộc vui chơi chào đón Năm mới tại giao lộ Shibuya đã bị hủy bỏ. Việc uống rượu ở nơi công cộng tại Shibuya cũng bị cấm trong ngày 31/12/2021 và 1/1/2022.

Giới chức trách Ấn Độ từ ngày 30/12 bắt đầu áp đặt các quy định nghiêm ngặt hơn để ngăn tụ tập đông người, với lệnh giới nghiêm ban đêm được áp dụng tại toàn bộ các thành phố lớn, các nhà hàng được lệnh giới hạn số thực khách. Điều này cũng có nghĩa là sẽ không có lễ bắn pháo hoa hay hòa nhạc chào mừng năm mới như mọi năm ở thủ đô Ấn Độ.

Adblock test (Why?)

Căng thẳng Ukraine liệu có thể giải quyết bằng cuộc gặp Nga-Mỹ-NATO? - Ảnh 1.

Binh sĩ Ukraine đi ngang qua các tòa nhà bị phá hủy do chiến sự ở Donbass vào ngày 8/12/2021. Ảnh Getty.

Gần 3 tháng kể từ khi hàng chục nghìn binh sĩ Nga tập trung gần biên giới Ukraine, căng thẳng thu hút sự chú ý của thế giới vẫn chưa "hạ nhiệt".

Chính quyền Biden đã cảnh báo Moscow về các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn nếu Điện Kremlin tấn công Ukraine - bất chấp Nga kịch liệt phủ nhận về ý định tấn công nước láng giềng.

Điều gì đang thúc đẩy hành vi của Nga? Putin đã nói rõ điều này trong cuộc họp báo cuối năm mới đây của ông, rằng nhiều đợt mở rộng của NATO là động lực chính dẫn đến cuộc khủng hoảng ở biên giới Nga-Ukraine.

"Chúng tôi đã nói rõ rằng bất kỳ sự di chuyển nào của NATO sang phía Đông là không thể chấp nhận được. Có điều gì không rõ ràng về điều này hay sao?", ông Putin nói hôm 23/12.

Theo News Week, đối với Putin, câu trả lời rất rõ ràng. Ông coi việc NATO mở rộng về phía biên giới của Nga là mối đe dọa trực tiếp và hiện tại đối với an ninh quốc gia của chính Nga.

Quan điểm này không phải chỉ là của riêng ông Putin và các nhà hoạch định chính sách của Mỹ và phương Tây cũng không nên cho rằng nhận thức này sẽ biến mất khi ông Putin rời chính trường.

Sự di chuyển của NATO vào một khu vực mà Nga coi là phạm vi ảnh hưởng của mình đã luôn gây khó chịu ngay từ đầu thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Các cựu Tổng thống Bill Clinton và Boris Yeltsin, mặc dù có mối quan hệ cá nhân thân thiện nhưng vẫn có một số bất đồng gay gắt về chủ đề mở rộng NATO, và Yeltsin tin rằng nó có thể cô lập Nga khỏi cấu trúc an ninh châu Âu.

Cựu Đại sứ Thomas Pickering đã viết trong một bức điện ngoại giao gửi cựu Ngoại trưởng Warren Christopher vào ngày 6/12/1994 rằng, "sự thù địch đối với sự mở rộng của NATO hầu như được cảm nhận ở toàn bộ nền chính trị nước Nga".

Trong bức điện một năm sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh lúc bấy giờ là Malcolm Rifkind cũng thừa nhận rằng ngay cả những người được gọi là cải cách trong hệ thống chính trị Nga cũng "khó chịu với sự bành trướng của NATO".

Tình cảm này đã ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của Nga, đặc biệt là đối với Ukraine. Moscow không thể chấp nhận một nước láng giềng khác gia nhập câu lạc bộ NATO và dường như sẵn sàng sử dụng mọi nguồn sức mạnh quốc gia của mình để ngăn chặn điều này, ngay cả khi đó là lựa chọn cực đoan nhất - một cuộc chiến có thể gây nguy hiểm cho sự phục hồi kinh tế của Nga.

Căng thẳng Ukraine liệu có thể giải quyết bằng cuộc gặp Nga-Mỹ-NATO? - Ảnh 2.

Binh sĩ Nga. Ảnh AP.

Tổng thống Biden và Putin sẽ có cuộc điện đàm vào ngày 30/12, cuộc điện đàm thứ hai trong một tháng. Các quan chức Mỹ và Nga cũng đang thảo luận về các cuộc đàm phán giữa các nhà ngoại giao 2 nước dự kiến được tổ chức vào ngày 10/1, sau đó là các cuộc đàm phán Nga-NATO vào ngày 12/1. Moscow đang yêu cầu một số nhượng bộ, chẳng hạn như việc rút các lực lượng của Mỹ và NATO khỏi các nước ở Đông và Trung Âu - điều được cho là sẽ bị Mỹ, NATO từ chối ngay lập tức.

Tuy nhiên, vẫn có những lĩnh vực khác có thể đạt thỏa thuận, chẳng hạn như khả năng Ukraine gia nhập NATO.

Nga muốn NATO đảm bảo không kết nạp Ukraine. NATO bên ngoài tuyên bố rằng yêu cầu này là không thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, trên thực tế, khả năng Ukraine được gia nhập NATO là rất nhỏ - và rất khó có khả năng liên minh này sẽ đạt được sự đồng thuận để kết nạp Ukraine.

Hơn nữa rõ ràng, Washington và châu Âu cũng không muốn sử dụng quân đội đối đầu với một nước Nga có vũ khí hạt nhân. Chiến đấu với Nga để kết nạp Ukraine đơn giản là điều không đáng để NATO và Mỹ liều lĩnh, News Week bình luận.

Cuối cùng, không ai trong chúng ta có thể nói chắc chắn liệu các cuộc đàm phán sắp tới có đủ để xoa dịu nỗi sợ hãi của Nga về việc bị bao vây hay không. Nhưng mối quan hệ giữa Washington và Moscow chắc chắn sẽ vẫn còn căng thẳng vì một số vấn đề khác, từ các cuộc tấn công mạng và vi phạm nhân quyền cho đến việc triển khai các lực lượng bán quân sự do Nga hậu thuẫn.

Nhưng đàm phán để tìm kiếm một kết quả tích cực và thực hiện các bước giảm leo thang sẽ tốt hơn nhiều so với việc để mặc mọi thứ mất kiểm soát khiến một cuộc chiến bùng lên.

Adblock test (Why?)

Điện Kremlin: Chính Kiev thừa nhận không phát hiện sự hiện diện bất thường của quân đội Nga ở biên giới - Ảnh 1.

Binh sĩ Nga. Ảnh AP

"Không có gì phải nghi ngờ, việc luân chuyển quân đội trên lãnh thổ của chúng tôi chỉ đơn giản là đặc quyền của chúng tôi. Bạn cần phải biết rằng có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Ví dụ, ý kiến của một số quan chức cấp cao Ukraine đã được công bố trong những ngày gần đây rằng, rõ ràng họ không phát hiện thấy sự hiện diện bất thường của quân đội Nga dọc biên giới có thể gây lo ngại cho Ukraine. Những tuyên bố như vậy cần phải được công bố rộng rãi", ông Peskov nhấn mạnh.

Trước đó, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, Alexey Danilov tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với Novoye Vremya (hay New Time) hôm thứ Tư 29/12 rằng, Kiev không thấy sự hiện diện đông đảo của quân đội Nga ở biên giới với Ukraine. Ngoài ra, Thư ký Ủy ban Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) về An ninh, Quốc phòng và Tình báo, ông Roman Kostenko cũng khẳng định rằng cho đến nay, không có lý do chắc chắn nào cho rằng Nga sẽ tấn công Ukraine.

Phương Tây và Kiev gần đây đang lan truyền những cáo buộc về một cuộc xâm lược tiềm năng của Nga vào Ukraine. 

Ông Peskov tuyên bố những cáo buộc này là "rỗng tuếch và vô căn cứ", phục vụ cho một âm mưu làm leo thang căng thẳng.

Ông cũng chỉ ra rằng Nga không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với bất kỳ ai. Tuy nhiên, ông Peskov không loại trừ khả năng sẽ có những hành động khiêu khích nhằm biện minh cho những cáo buộc như vậy đồng thời cảnh báo rằng những nỗ lực sử dụng vũ lực quân sự để giải quyết cuộc khủng hoảng ở đông nam Ukraine sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. 

Theo ông, Moscow đang thực hiện mọi nỗ lực có thể để giúp Kiev giải quyết cuộc xung đột ở Donbass, tiếp tục cam kết theo khuôn khổ định dạng Normandy Four và các Thỏa thuận Minsk.

Adblock test (Why?)

New Year's Eve ra đời khi nào?

New Year's Eve là gì? - Ảnh 1.

Thành phố New York đang sẵn sàng đón năm mới bằng cách hồi sinh lễ đón giao thừa hàng năm ở Quảng trường Thời đại bất chấp dịch Covid-19. Ảnh Sky News.

Giáo hoàng Gregory XIII đã giới thiệu lịch Gregory vào năm 1582. Chính việc áp dụng bộ lịch này mà ngày nay gần như cả thế giới kỷ niệm New Year's Eve hay đêm giao thừa vào ngày 31/12 hàng năm, đánh dấu thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới...

Trước năm 1582, người châu Âu và các thuộc địa của họ sử dụng bộ lịch dựa trên lịch Julian được Hoàng đế Julius Caesar đưa ra năm 46 trước Công nguyên. Theo lịch Julian thì một năm có 365,25 ngày. Nhưng độ dài của năm mặt trời là 365,242216 ngày nên lịch Julius dài hơn khoảng 0,0078 ngày trong một năm, tức là khoảng 11 phút 14 giây. Để bù vào sự khác biệt giữa năm theo lịch và chu kỳ của mặt trời thì cứ 400 năm phải bỏ bớt đi 3 ngày cho năm nhuận. Nhưng tính đến năm 1582, sự sai biệt đã lên đến 10 ngày.

Vì lẽ đó, năm 1582, Giáo Hoàng Gregory XIII đã quyết định bỏ 10 ngày trong tháng 10 năm đó để cho lịch và mùa màng ăn khớp với nhau trở lại. Theo đó sau ngày 4/10/1582 thì sang ngày hôm sau là 15/10/1582.

Lịch Gregory có 12 tháng, mỗi tháng có 28-31 ngày. Một năm Gregory thông thường bao gồm 365 ngày, nhưng trong một số năm nhất định được gọi là năm nhuận có một ngày nhuận được thêm vào tháng 2.

Theo quy ước, năm nhuận là năm có số thứ tự chia hết cho 4 (như năm 1964, 1980, 2004,...) và các năm tận cùng bằng 00 phải chia hết cho 400 mới là năm nhuận (năm 2000 chia hết cho 4 và 400 nên là năm nhuận, những năm 1700 1800 và 1900 chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 400 nên không phải là năm nhuận...).

Ngày nay, bộ lịch Gregory đã được sử dụng không chỉ ở các nước theo đạo Thiên chúa ở châu Âu mà còn được dùng ở trên toàn thế giới.

Mọi người làm gì vào đêm giao thừa New Year's Eve?

New Year's Eve là gì? - Ảnh 2.

"Mưa" hoa giấy ở Quảng trường Thời đại ngày 1/1/2021. Ảnh Sky News.

Ở hầu hết các quốc gia, lễ mừng năm mới bắt đầu vào tối ngày 31/12 - đêm giao thừa - và tiếp tục kéo dài đến đầu ngày 1/1.

Phong tục phổ biến nhất trên toàn thế giới bao gồm xem pháo hoa và hát các bài hát chào đón năm mới, bao gồm cả “Auld Lang Syne” rất phổ biến ở nhiều quốc gia nói tiếng Anh.

Vào đêm giao thừa, mọi người thường tổ chức tiệc tùng và đồ ăn nhẹ được cho là để mang lại may mắn cho năm tới.

Ở Tây Ban Nha và một số quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha khác, mọi người trồng một tá quả nho - tượng trưng cho hy vọng của họ trong những tháng sắp tới trước nửa đêm.

Ở nhiều nơi trên thế giới, các món ăn truyền thống ngày đặc trưng của các loại đậu, được cho là giống tiền xu và báo trước sự thành công về tài chính trong tương lai; ví dụ bao gồm đậu lăng ở Ý và đậu mắt đen ở miền nam Mỹ.

Lợn tượng trưng cho sự tiến bộ và thịnh vượng trong một số nền văn hóa, nên thịt lợn xuất hiện trên bàn tiệc đêm giao thừa ở Cuba, Áo, Hungary, Bồ Đào Nha và các quốc gia khác. Bánh ngọt cũng được ưa chuộng vì được xem là dấu hiệu cho thấy một năm đã đến tròn đầy, làm tròn bữa tiệc ở Hà Lan, Mexico , Hy Lạp và các nơi khác.

Trong khi đó, ở Thụy Điển và Na Uy, bánh gạo với một quả hạnh ẩn bên trong được phục vụ vào đêm giao thừa; Người ta nói rằng bất cứ ai tìm thấy quả hạnh sẽ có 12 tháng may mắn.

Ở Mỹ, truyền thống mang tính biểu tượng nhất của Năm Mới là thả một quả bóng khổng lồ xuống Quảng trường Thời đại của TP.New York vào lúc nửa đêm. Hàng triệu người trên khắp thế giới theo dõi sự kiện này, diễn ra hầu như hàng năm kể từ năm 1907.

Adblock test (Why?)

Phương Đăng (theo Ukrinform) Thứ sáu, ngày 31/12/2021 11:00 AM (GMT+7)

Aa Aa+

Hải quân Ukraine và Pháp đã tổ chức các cuộc tập trận chung ở Biển Đen với mục đích duy trì an ninh ở khu vực này và nâng cao khả năng của các thủy thủ trên các tàu Ukraine, Hải quân Ukraine thông báo trên trang Facebook chính thức của mình.

Bình luận 0
Hải quân Ukraine, Pháp tập trận chung ở biển Đen, 'nắn gân' Nga - Ảnh 1.

Tại khu vực phía tây bắc của Biển Đen, tàu đổ bộ cỡ trung Yuri Olefirenko của Hải quân Ukraine và tàu khu trục nhỏ Auvergne của Hải quân Pháp đã tiến hành một cuộc tập trận", tuyên bố của Hải quân Ukraine cho biết. Ảnh cuộc tập trận được đăng tải trên trang Ukrinform.

Hải quân Ukraine, Pháp tập trận chung ở biển Đen, 'nắn gân' Nga - Ảnh 2.

Mục đích của cuộc tập trận là để duy trì an ninh trong khu vực biển Đen, cải thiện việc đào tạo và khả năng tương tác giữa thủy thủ trên các tàu Ukraine và Pháp theo tiêu chuẩn của Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ảnh Ukrinform.

Hải quân Ukraine, Pháp tập trận chung ở biển Đen, 'nắn gân' Nga - Ảnh 3.

Ngoài các đơn vị tác chiến mặt nước từ phía Pháp, một máy bay trực thăng hải quân và vận tải quân sự NH90 cũng tham gia vào cuộc tập trận.

Hải quân Ukraine, Pháp tập trận chung ở biển Đen, 'nắn gân' Nga - Ảnh 4.

Hải quân Ukraine cho biết: “Trọng tâm chính là cải thiện khả năng tương tác và gắn kết của các thủy thủ đoàn". Theo đó, các thủy thủ đoàn của các tàu đã giao tiếp bằng tiếng Anh, phù hợp với tiêu chuẩn của NATO

Hải quân Ukraine, Pháp tập trận chung ở biển Đen, 'nắn gân' Nga - Ảnh 5.

Hình ảnh cuộc tập trân chung giữa Ukraine và Pháp được đăng tải trên Ukrinform.

Hải quân Ukraine, Pháp tập trận chung ở biển Đen, 'nắn gân' Nga - Ảnh 6.

Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang đỉnh điểm. Nga đã tập trung hàng chục nghìn quân ở biên giới trên đất liền với Ukraine, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến lớn có thể nổ ra ở châu Âu.

Hải quân Ukraine, Pháp tập trận chung ở biển Đen, 'nắn gân' Nga - Ảnh 7.

Mỹ và phương Tây đã cảnh báo Nga sẽ phải trả một cái giá "đắt" nếu tấn công Ukraine - điều Moscow kịch liệt bác bỏ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem

Tin nổi bật

Adblock test (Why?)

Xung đột ở Đông Ukraine: Người đứng đầu Lugansk tiết lộ lý do Kiev không muốn chấm dứt cuộc chiến - Ảnh 1.

Tổng thống Vladimir Zelensky tới thăm chiến trường Donbass. Ảnh Reuters.

Theo hãng tin Tass của Nga, ông Pasechnik đã tuyên bố như vậy trong cuộc phỏng vấn với Trung tâm Truyền thông Lugansk hôm 29/12.

"Rõ ràng là cuộc xung đột ở Donbass có lợi cho Kiev hay đúng hơn là những người ủng họ chính phủ Kiev ở nước ngoài. Họ có ý định duy trì nó chứ không phải kết thúc nó. Hiện tại, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky có rất ít ảnh hưởng ở đất nước mình. Thay vào đó, Washington đứng sau tất cả", ông Pasechnik cáo buộc.

Ông nói thêm rằng tình hình ở Donbass đã leo thang trong năm qua. Người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Lugansk cho biết: “Nếu năm ngoái nước cộng hòa (tự xưng) bị Lực lượng vũ trang Ukraine nã pháo 238 lần, thì đã có 522 cuộc tấn công được ghi nhận trong 11 tháng của năm nay, con số này đã tăng hơn gấp đôi”, người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Lugansk nêu rõ.

Theo ông Pasechnik, số lượng nạn nhân trong số các thành viên của Lugansk cũng đã tăng lên. "Hầu hết tất cả những người thiệt mạng và bị thương đều là do các cuộc bắn tỉa có mục tiêu của các đội vũ trang của Ukraine".

Ông nói thêm rằng, một dân thường đã thiệt mạng và 13 người khác bị thương, hơn 100 cơ sở hạ tầng bị hư hại, 5 trong số đó bị phá hủy hoàn toàn.

Adblock test (Why?)

Trung Quốc diễu phố những người vi phạm quy tắc Covid-19 để trừng phạt - Ảnh 1.

Bốn nghi phạm vi phạm quy tắc chống dịch Covid-19 ở Trung Quốc bị diễu phố. Ảnh NYPost

Những hình ảnh được đăng tải trên các tờ báo của Trung Quốc cho thấy 4 "kẻ phá luật" mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang kín mít bị mang đi diễu phố trước sự chứng kiến của đám đông ở thành phố Jingxi (Quảng Tây) vào ngày hôm qua 29/12.

4 người này bị cáo buộc vi phạm các quy định phong tỏa nghiêm ngặt của đất nước để phòng chống dịch Covid-19.

Mỗi người bị 2 cảnh sát áp giải trong khi nhiều cảnh sát chống bạo động đi phía sau.

4 nghi phạm bị diễn phố ở Jingxi cũng bị cáo buộc vận chuyển người di cư bất hợp pháp vì Trung Quốc đang đóng cửa biên giới để ngăn sự lây lan của virus, Guangxi News đưa tin.

Các phương tiện truyền thông địa phương cho biết, cuộc diễu phố đã cung cấp một “cảnh báo thực tế” cho công chúng và “răn đe tội phạm liên quan đến biên giới” ở thành phố này.

Trong khi đó, thành phố Tây An - "điểm nóng" Covid-19 của Trung Quốc đã được nâng cảnh báo lên mức "nghiêm ngặt" nhất trong nỗ lực kiểm soát đợt bùng phát dịch tồi tệ nhất trong 21 tháng qua.

Trung Quốc diễu phố những người vi phạm quy tắc Covid-19 để trừng phạt - Ảnh 2.

Bốn nghi phạm vi phạm quy tắc chống dịch Covid-19 ở Trung Quốc bị diễu phố. Ảnh NYPost

Mặc dù không có trường hợp mắc biến thể Omicron nào được phát hiện ở Tây An, nhưng chính phủ vẫn cảnh giác rằng bất kỳ đợt bùng phát nào có thể đe dọa Thế vận hội Mùa đông vào tháng Hai.

Chính phủ đã tuyên bố rằng, không có phương tiện nào được phép lưu thông trên đường trừ khi họ hỗ trợ công tác kiểm soát dịch bệnh.

Các quan chức y tế và cảnh sát sẽ “kiểm tra nghiêm ngặt” ô tô trên đường và những ai vi phạm quy tắc có thể bị giam giữ 10 ngày và phạt 500 nhân dân tệ (78 USD).

Adblock test (Why?)

Nghiên cứu ở Nam Phi cho thấy Omicron có thể thay thế Delta - Ảnh 1.

Biến thể Omicron sẽ thay thế Delta trong tương lai? Ảnh: Reuters

Nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị nhiễm biến thể Omicron, đặc biệt là những người đã được tiêm chủng, có thể phát triển khả năng miễn dịch tăng cường đối với biến thể Delta. Phân tích dựa trên 33 người đã được tiêm chủng cũng như chưa tiêm chủng bị nhiễm biến thể Omicron ở Nam Phi. 

Các tác giả phát hiện ra rằng 14 ngày kể từ khi nhiễm Omicron, mức độ trung hòa của biến thể mới này sẽ tăng lên 14 lần, trong khi mức trung hòa đối với biến thể Delta tăng 4,4 lần. Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu cho biết: "Sự gia tăng khả năng trung hòa biến thể Delta ở những cá nhân bị nhiễm Omicron có thể làm giảm khả năng tái nhiễm Delta. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Omicron sẽ thay thế biến thể Delta, vì nó có thể tạo ra khả năng miễn dịch vô hiệu hóa Delta khiến cho việc tái nhiễm Delta ít có khả năng xảy ra hơn".

Theo các nhà khoa học, việc Omicron có thay thế Delta hay không vẫn còn phụ thuộc vào mức độ gây bệnh của biến thể mới. 

"Nếu Omicron thay thế Delta thì tỷ lệ bệnh nhân mắc Covid-19 nặng sẽ giảm xuống, tình trạng lây lan cũng có thể ít gây ảnh hưởng hơn",  Alex Sigal, một giáo sư tại Viện Nghiên cứu Sức khỏe Châu Phi ở Nam Phi, cho biết trên Twitter.

Trong một nghiên cứu ở Nam Phi trước đó, các nhà khoa học đã ghi nhận tình trạng nhập viện và bệnh nặng ở những người bị nhiễm Omicron có xu hướng giảm so với Delta, tuy nhiên họ cho rằng đây có thể là do khả năng miễn dịch của quần thể ở mức cao. 

Biến thể Omicron lần đầu tiên được phát hiện ở miền nam châu Phi và Hồng Kông hồi tháng 11, kể từ đó nó đã lan rộng ra toàn thế giới và khiến hệ thống y tế ở một số quốc gia gặp khó khăn.

Adblock test (Why?)

Không phải từ đất liền, Nga có thể tấn công Ukraine từ biển? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa Bộ Quốc Phòng Nga/Perild

Trong khi đó, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba nói với tờ Washington Post rằng, Nga thống trị biển Azov về mặt an ninh. Tình báo Mỹ cũng cho rằng, Nga triển khai khoảng 100.000 binh sĩ gần biên giới Ukraine nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tấn công nước này vào tháng 1 tới - bất chấp sự phản đối của Moscow.

Cộng đồng quốc tế hiện đang đổ dồn sự chú đến biên giới trên đất liền giữa Ukraine và Nga. Nhưng nếu cuộc tấn công bắt đầu từ biển, quân đội Ukraine sẽ gặp bất lợi hơn nhiều.

Theo đó, do Ukraine thống trị biển Azov, nên các lực lượng Ukraine sẽ phần lớn bất lực, không thể cản được bước tiến của quân Nga, cho đến khi lính Nga đặt chân lên đất liền Ukraine.

Thừa nhận yếu thế hơn Nga trên biển, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba tuyên bố: "Tất nhiên trong hoàn cảnh hiện tại, Nga quyết định tình hình ở Azov và chủ yếu sử dụng vùng biển này như một "điểm nóng" các hoạt động quân sự. Và trong trường hợp xảy ra chiến tranh, họ sẽ tích cực sử dụng vùng biển này để gây áp lực lên các thành phố phía nam của chúng tôi trên bờ biển Azov".

Ngày nay, có lý do để tin rằng bờ biển Azov có giá trị chiến lược và kinh tế quan trọng đối với Nga. Việc chiếm giữ bờ biển Azov sẽ cho phép Nga kết nối bằng đường bộ đến bán đảo Crimea, đồng thời cho phép kiểm soát các thành phố cảng Mariupol và Berdyansk, tờ Washington Post viết.

Trước đó có thông tin cho rằng, Nga vẫn tiếp tục dồn quân gần biên giới Ukraine. Điều này được chứng minh qua dữ liệu trên mạng xã hội và dữ liệu vệ tinh.

Adblock test (Why?)

Ngày 31/12/2021, Việt Nam sẽ chính thức hoàn thành cương vị Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2020-2021. Ngày 28/12/2021, Tổ công tác Liên ngành (TCTLN) về HĐBA đã tổ chức phiên họp cuối cùng để trao đổi, đánh giá một cách thực chất về tình hình, kết quả tham gia HĐBA hai năm qua.

Cuộc họp có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội cùng nhiều đơn vị chuyên môn của Bộ Ngoại giao.

Các đại biểu đều nhất trí đánh giá Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò UVKTT HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, đạt được toàn bộ các mục tiêu, phương châm đề ra từ đầu nhiệm kỳ trong bối cảnh tình hình chính trị - an ninh, kinh tế - xã hội quốc tế trong hai năm qua diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường với những thách thức "chưa từng có tiền lệ", nhất là ảnh hưởng sâu rộng của đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020; cạnh tranh chiến lược nước lớn ngày càng gay gắt; căng thẳng kéo dài gia tăng ở nhiều điểm nóng tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi, Đông Phi, Châu Á, Châu Âu, Mỹ Latinh… cùng với đó là hệ lụy đa chiều của các thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia...

Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 - Ảnh 1.

Đại sứ Việt Nam tại LHQ Đăng Đình Quý tại một phiên họp của HĐBA. Ảnh: TTXVN.

Trong thời gian này, HĐBA đã xử lý khối lượng công việc lớn, đa dạng với khoảng 840 cuộc họp cấp Đại sứ, thông qua hơn 240 văn kiện trên 60 đề mục khác nhau của chương trình nghị sự. Việt Nam đã tham gia thực chất, thiết thực vào công việc chung của HĐBA, được LHQ, các nước và dư luận quốc tế, trong nước đánh giá cao; đóng góp trách nhiệm vào quá trình bàn thảo, tìm kiếm giải pháp nhằm ngăn ngừa và khắc phục hậu quả xung đột, duy trì hòa bình, an ninh quốc tế trên cơ sở đề cao Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, cách tiếp cận toàn diện, nhân văn về con người, để lại nhiều dấu ấn về bản sắc và nghệ thuật ngoại giao đa phương Việt Nam.

Việt Nam đã thể hiện rõ nét năng lực điều hành chuyên nghiệp, khéo léo, cân bằng trong hai lần làm Chủ tịch HĐBA (tháng 1/2020 và tháng 4/2021); với khả năng thúc đẩy tham vấn trên cơ sở hài hòa lợi ích các bên để tìm điểm đồng, hướng tới đoàn kết, đồng thuận trong HĐBA, từng bước đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt, trung gian hòa giải trong một số vấn đề phức tạp tại diễn đàn quan trọng hàng đầu về hòa bình, an ninh quốc tế này.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang khẳng định những yếu tố quan trọng tạo nên thành công nhiệm kỳ HĐBA của Việt Nam lần này là sự tham gia của cả hệ thống chính trị dưới sự chỉ đạo sát sao và tham gia trực tiếp của Lãnh đạo Cấp cao của Đảng và Nhà nước; sự kiên định trong nguyên tắc và linh hoạt trong sách lược; sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các Bộ, ngành hữu quan; sự ủng hộ, đồng lòng của người dân trong nước và sự tín nhiệm, hỗ trợ của bạn bè quốc tế.

Bên cạnh đó, quá trình chuẩn bị được tiến hành bài bản, công phu từ sớm, từ xa, kế thừa những kinh nghiệm thành công từ nhiệm kỳ đầu tham gia HĐBA (2008-2009), đặc biệt về tổ chức lực lượng, công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, cơ chế phối hợp, phân cấp quyết định.

Tổ công tác sẽ tiếp tục rút ra những bài học kinh nghiệm, gợi ý chính sách/giải pháp nhằm thúc đẩy, nâng tầm công tác đối ngoại nói chung và ngoại giao đa phương nói riêng trong hiện thực hóa các mục tiêu, khát vọng phát triển đất nước đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Trong 2 năm nhiệm kỳ HĐBA, Việt Nam đã đề xuất và được HĐBA thông qua 02 Nghị quyết về Gia hạn các cơ chế tòa án còn tồn đọng và Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu; 03 Tuyên bố Chủ tịch về Tôn trọng Hiến chương LHQ, Tăng cường quan hệ giữa LHQ với các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và Giải quyết hậu quả bom mìn; 01 Tuyên bố báo chí về vụ tấn công khủng bố ở Indonesia; Tuyên bố Hà Nội về Phụ nữ, hòa bình và an ninh.

Các sự kiện và văn kiện do ta chủ trì đều nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các nước, trong đó Nghị quyết về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu được 65 nước và tất cả 15 nước thành viên HĐBA đồng bảo trợ (chỉ có 1% số Nghị quyết của HĐBA có được sự ủng hộ của tất cả các nước thành viên HĐBA ở mức tuyệt đối như vậy); lần đầu tiên HĐBA đưa ra Tuyên bố Chủ tịch về Hiến chương LHQ; Tuyên bố Hà Nội được hơn 60 nước đại diện cho 5 châu lục tuyên bố đồng bảo trợ

Adblock test (Why?)

Thảm họa kinh hoàng từng khiến Trái đất chìm trong bóng tối suốt 2 năm - Ảnh 1.

Theo Daily Mai, nhóm nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học California cho biết, khói bụi từ các đám cháy rừng đã tràn ngập bầu trời và chặn ánh sáng Mặt trời ngay sau khi tiểu hành tinh này va vào Trái đất.

Tiểu hành tinh rộng 12 km di chuyển với tốc độ 43,452 km/giờ khi nó đâm vào vùng mà ngày nay là Vịnh Mexico, để lại miệng núi lửa Chicxulub.

Tác động từ tiểu hành tinh cuối cùng đã dẫn đến sự tuyệt chủng của 75% sự sống trên Trái đất, và các nhà khoa học từ lâu đã nghiên cứu hậu quả của vụ va chạm này.

Trong một nghiên cứu mới, nhóm nghiên cứu của Mỹ đã phát hiện ra nguyên nhân chính gây ra sự tuyệt chủng có thể là những đám mây tro bụi và các hạt bồ hóng lan tỏa trong khí quyển.

Họ nói rằng, những đám mây này có thể tồn tại tới 2 năm, khiến phần lớn Trái đất chìm trong bóng tối và khiến bất cứ thứ gì cũng khó có thể phát triển hoặc tồn tại.

Những sự sống trong khu vực xung quanh vụ va chạm sẽ chết ngay lập tức, nhưng thiệt hại sẽ nhiều hơn đáng kể trong những năm sau vụ va chạm.

Bởi vụ va chạm gây ra sóng thủy triều, lũ lụt và những thay đổi môi trường lớn, bao gồm cả việc phun các hạt vào khí quyển, lan rộng khắp thế giới.

Khi Trái đất bị bao phủ trong bóng tối, các nhà nghiên cứu cho biết quang hợp - quá trình thực vật sử dụng để phát triển - sẽ không thể diễn ra.

Nhóm nghiên cứu giải thích trong một cuộc phỏng vấn với Live Science rằng, điều này có thể dẫn đến sự sụp đổ hệ sinh thái và ngay cả sau khi ánh sáng mặt trời quay trở lại, sự suy giảm quang hợp sẽ tiếp tục trong nhiều thập kỷ.

Bóng tối trong khí quyển là do đá bị nghiền nát thành bột và axit sulfuric từ vụ va chạm tạo thành những đám mây dày đặc trên bầu trời, làm hạ nhiệt độ toàn cầu và tạo ra mưa axit - dẫn đến cháy rừng trên diện rộng, Peter Roopnarine, tác giả nghiên cứu giải thích với Live Science.

Ông Roopnarine cho biết: “Suy nghĩ phổ biến hiện nay là cháy rừng toàn cầu là nguồn gốc chính của bồ hóng. Nồng độ bồ hóng trong vài ngày đến vài tuần đầu tiên của đám cháy đủ cao để giảm lượng ánh sáng mặt trời chiếu xuống thấp đến mức cản quá trình quang hợp".

Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu tác động của thời kỳ đen tối dài hạn này bằng cách tái tạo lại các cộng đồng sinh thái sẽ tồn tại khi tiểu hành tinh va vào Trái đất.

Các hồ sơ hóa thạch cho thấy khoảng 73% các loài động vật có xương sống đã tuyệt chủng sau sự kiện va chạm.

Ông Roopnarine nói với Live Science rằng, các tác động của bóng tối bao trùm Trái đất sẽ xảy ra nhanh chóng, đạt cực đại trong vòng vài tuần.

Hầu hết các hệ sinh thái có thể phục hồi nếu bóng tối chỉ kéo dài 150 ngày, nhưng sau 200 ngày, chúng đã đạt đến "điểm giới hạn cực hạn".

Đây là thời điểm mà một số loài đã tuyệt chủng và sự tồn tại của các loài còn lại thay đổi theo hướng gây hại cho hệ sinh thái.

Khi bóng tối kéo dài tới 700 ngày thì sự tuyệt chủng tăng đột biến và sẽ mất 40 năm để các điều kiện sống phục hồi trở lại.

Adblock test (Why?)

Ca Covid-19 tăng đột biến ở Trung Quốc, cả thành phố 13 triệu dân phải khử trùng - Ảnh 1.

Trung Quốc đang ráo riết khống chế ổ dịch Covid-19 ở Tây An. Ảnh Reuters.

Theo Reuters, Tây An - "điểm nóng của dịch Covid-19" ở Trung Quốc đã thắt chặt thêm các hạn chế đi lại vào thứ 2 (27/12) sau động thái phong tỏa toàn bộ thành phố 13 triệu dân cuối tuần qua.

Hôm Chủ Nhật (26/12), Trung Quốc ghi nhận thêm 162 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, so với 158 ca của ngày hôm trước (25/12). Trong đó, tại Tây An hôm 26/12 ghi nhận 150 ca, so với 155 ca của ngày trước đó.

Tổng cộng, Tây An đã ghi nhận 485 trường hợp có triệu chứng Covid-19 trong khoảng thời gian từ ngày 9 đến 25/12.

TP đã áp dụng các biện pháp mạnh tay để kiềm chế sự bùng phát, phù hợp với chính sách "Không Covid-19" của Bắc Kinh, trong đó yêu cầu phải ngăn chặn bất kỳ đợt bùng phát nào càng sớm càng tốt.

Ca Covid-19 tăng đột biến ở Trung Quốc, cả thành phố 13 triệu dân phải khử trùng - Ảnh 2.

Toàn bộ 13 triệu dân ở Tây An đã được xét nghiệm Covid-19. Ảnh Reuters.

Tây An hiện đang bước vào ngày phong tỏa thứ 4. Người dân không được rời khỏi thành phố nếu không được chính quyền địa phương cho phép. Các hộ gia đình chỉ được cử 1 người đi mua nhu yếu phẩm 2 ngày một lần. Nhiều đợt xét nghiệm trên diện rộng đang được tiến hành để xác định ca nhiễm đồng thời việc phun khử khuẩn được thực hiện trên toàn bộ thành phố.

Chính quyền địa phương cho biết, chiến dịch khử trùng toàn thành phố bắt đầu từ 18h giờ địa phương, yêu cầu người dân đóng cửa sổ đồng thời mang quần áo hoặc các vật dụng khác ở bên ngoài vào trong nhà.

Các chuyến bay nội địa khởi hành từ Tây An đều bị hủy. Cùng ngày, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) thông báo kỷ luật 26 quan chức địa phương ở Tây An vì "không sâu sát, nghiêm khắc trong nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát đại dịch".

Cơ quan này cho rằng, chính quyền thành phố Tây An đã lơi lỏng trong xét nghiệm và phản ứng không thống nhất, làm cản trở nỗ lực truy vết tiếp xúc.

He Wenquan, một quan chức Tây An cho biết, thành phố đã nhanh chóng phát hiện những trường hợp mắc Covid-19 thông qua ba vòng kiểm tra hàng loạt, đồng thời tuyên bố thêm rằng, số ca bệnh vẫn có thể tăng cao trong vài ngày tới.

Theo Bloomberg, ổ dịch ở Tây An đang đặt ra một trong những thách thức lớn nhất cho chiến lược "Khong Covid-19" của Chính phủ Trung Quốc, trong bối cảnh nước này sắp đăng cai Thế vận hội mùa Đông 2022 ở Bắc Kinh.

Tuy nhiên, một điểm sáng là Tây An thông báo hiện chưa ghi nhận trường hợp nhiễm biến thể Omicron nào, mặc dù Trung Quốc đã báo cáo một số ít trường hợp mắc biến thể Omicron ở du khách quốc tế và ở miền nam Trung Quốc.

Trung Quóc hiện không báo cáo thêm bất kỳ trường hợp tử vong mới nào do Covid-19. Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 101.077 ca mắc Covid-19 tính đến ngày 25/12, trong đó, số người tử vong là 4.636 người.

Adblock test (Why?)

Các nhà khoa học cảnh báo chủng virus chết người mới xuất hiện ở loài hươu - Ảnh 1.

Một nghiên cứu ở Mỹ xác định hươu đuôi trắng là ổ chứa tiềm năng lây lan các chủng Covid-19 mới sang người (Ảnh: Getty Images/500px)

Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng con người có thể mắc phải một biến thể Covid-19 mới cực kỳ nguy hiểm từ loài hươu đuôi trắng.

Cụ thể, Giáo sư Andrew Bowman, tác giả chính của nghiên cứu tại Đại học Bang Ohio, cho biết: "Dựa trên kết quả thí nghiệm cũng như bằng chứng từ các nghiên cứu khác, chúng tôi biết rằng virus được phơi nhiễm trong môi trường hoang dã và có thể lây truyền giữa những con hươu. Những con hươu này mang mầm bệnh và có thể truyền sang cho con người".

Ba biến thể mới đã được xác định ở 1/3 trong số 360 cá thể hươu được nghiên cứu, tại sáu địa điểm khác nhau. Các mẫu được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3/2021, thời điểm biến thể Delta bắt đầu hoành hành khắp thế giới.

Giải trình tự bộ gien của các mẫu này cho thấy chúng tương đồng với một số ca mắc Covid-19 tại địa phương. Giáo sư Bowman cho biết: "Hươu hoang dã có thể là một vật chủ lây lan virus".

Hiện vẫn chưa biết loài hươu bị nhiễm bệnh như thế nào, cách thức chúng lây nhiễm sang người hoặc các loài khác ra sao hay cách thức hoạt động của virus trong cơ thể động vật.

Phân tích PCR cho thấy biến thể xuất hiện nhiều nhất trong các mẫu vật là B.1.2. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu ước tính tỷ lệ lây nhiễm dao động từ 13,5 đến 70%.

Giáo sư Bowman giải thích về 2 kịch bản có thể xảy ra. Thứ nhất, Covid-19 có thể đột biến bên trong hươu, trở thành một loại virus mới còn mạnh mẽ hơn trước, gây nguy hiểm cho con người. Thứ hai, virus có thể tiếp tục nằm trong cơ thể hươu hoang dã, chờ đợi đến khi hàng rào miễn dịch của chúng ta suy yếu, sau đó chớp lấy cơ hội tấn công.

Các nhà nghiên cứu phỏng đoán hươu đuôi trắng bị nhiễm bệnh thông qua môi trường - có thể do uống nước bị ô nhiễm. Giáo sư Bowman cho biết: "Còn  rất nhiều điều chưa rõ về loại virus này, chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện những nghiên cứu mới trong thời gian sớm nhất".

Adblock test (Why?)

Thông điệp của Tổng thư ký đề cập mối nguy hại của đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua với loài người: "Covid-19 cho thấy là một căn bệnh truyền nhiễm có thể lan rộng khắp thế giới, đẩy hệ thống y tế đến bờ vực và đảo lộn cuộc sống hàng ngày của toàn nhân loại một cách nhanh chóng. Covid-19 cũng cho thấy sự thất bại của chúng ta trong việc rút ra bài học từ những trường hợp khẩn cấp về sức khỏe gần đây như SARS, cúm gia cầm, Zika, Ebola và những bệnh khác.

Dịch bệnh nhắc nhở chúng ta rằng thế giới vẫn chưa được chuẩn bị sẵn sàng để ngăn chặn các đợt bùng phát dịch bệnh cục bộ tràn qua biên giới, và bùng phát thành một đại dịch toàn cầu. Covid-19 sẽ không phải là đại dịch cuối cùng mà nhân loại phải đối mặt". 

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc ra thông điệp Ngày Quốc tế về Phòng chống dịch bệnh - Ảnh 1.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: baoquocte.

Tổng thư ký LHQ cảnh báo rằng, các bệnh truyền nhiễm vẫn là mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu đối với mọi quốc gia. Khi đối phó với cuộc khủng hoảng y tế này, chúng ta cần chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo.

"Điều này có nghĩa cần tăng đầu tư vào các kế hoạch giám sát, phát hiện sớm và phản ứng nhanh tốt hơn ở mọi quốc gia - đặc biệt là những quốc gia dễ bị tổn thương nhất. Đồng thời, cần tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu ở cấp địa phương để ngăn chặn sự sụp đổ của các hệ thống y tế; cần đảm bảo quyền tiếp cận công bằng với các can thiệp mang tính sống còn như vắc xin cho tất cả mọi người; và cần đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Trên hết, điều đó có nghĩa là xây dựng tình đoàn kết toàn cầu để mang lại cho mọi quốc gia cơ hội chiến đấu để chặn đứng các bệnh truyền nhiễm".

Tổng thư ký lưu ý, một đợt bùng phát ở bất cứ đâu có thể sẽ trở thành một đại dịch lan rộng ra ở khắp mọi nơi, vì thế cần dành sự tập trung, chú ý và đầu tư xứng đáng cho vấn đề này.

Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh là một sáng kiến của Việt Nam khi phát huy vị thế Uỷ viên không thường trực HĐBA. Năm 2020 tại Đại hội đồng LHQ, lần đầu tiên, Việt Nam đã đề xuất và chủ trì soạn thảo và thương lượng để Đại hội đồng thông qua Nghị quyết thành lập Ngày 27/12 là Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh.

Adblock test (Why?)

Quốc gia châu Âu này đã tìm ra cách để vượt qua làn sóng Omicron - Ảnh 1.

77,2% dân số Đan Mạch đã được tiêm ít nhất 2 liều. Ảnh Washington.

Những diễn biến dịch bệnh cùng với việc Đan Mạch tung ra các đợt tăng cường nhanh chóng, đã làm dấy lên hy vọng nước này có thể tránh được sự gia tăng khủng khiếp các ca mắc Covid-19 mới mà họ đã phải đối mặt.

Tyra Grove Krause, trưởng nhóm dịch tễ học tại Viện Huyết thanh Nhà nước Đan Mạch cho biết: “Còn quá sớm để thư giãn, nhưng thật đáng khích lệ là chúng tôi không đi theo tình huống xấu nhất".

Đan Mạch là một trong những quốc gia đầu tiên bên ngoài châu Phi chứng kiến khả năng bùng nổ của Omicron, nên nước này từng được cho là sẽ đối mặt với làn sóng Omicron khổng lồ đáng sợ.

Nhưng chương trình kiểm tra và phân tích virus chi tiết trên toàn quốc của Đan Mạch đã cung cấp cho các nhà khoa học của họ một kho dữ liệu thời gian thực về đại dịch.

Và trong tuần qua, đất nước đã ghi nhận những kết quả tốt hơn bất cứ điều gì họ mong đợi. Sau khi tăng lên mức kỷ lục, số ca mắc Covid-18 mới hàng ngày đã ổn định trở lại.  

Quan trọng hơn, các ca nhập viện - cho đến nay - ở mức rất thấp so với những gì được dự đoán. Một tuần trước, viện khoa học của chính phủ Đan Mạch cho biết số ca nhập viện hàng ngày chỉ dao động từ 120 đến 250 bệnh nhân vào đêm Giáng sinh. Trong những ngày gần đây, số ca bệnh phải nhập viện hàng ngày chỉ dao động quanh mức 125. Đan Mạch cũng theo dõi cẩn thận tỷ lệ nhập viện, so sánh các trường hợp mắc Delta và Omicron.

“Điều đó khá hứa hẹn”, ông Grove Krause nói.

Các nhà khoa học cảnh báo rằng vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn, và ngay cả khi Omicron ít gây nhập viện hơn, khả năng lây truyền đáng ngại của biến thể này cũng đồng nghĩa với vô số nguy cơ. Virus này cũng có thể lây lan rộng rãi đến nỗi nó có thể dẫn đến một làn sóng nhập viện khổng lồ.

Ông Grove Krause cho biết hiện tại, việc đóng cửa trường học tạm thời và các biện pháp phòng ngừa xã hội đã giúp làm chậm sự lây lan - nhưng quốc gia này vẫn có thể thấy mức tăng đột biến bởi các cuộc tụ tập giữa người già và trẻ nhỏ.

Theo Our World in Data, Đan Mạch đã ghi nhận được nhiều mũi tiêm vaccine bổ sung tính theo đầu người nhất so với bất kỳ quốc gia nào thuộc Liên minh Châu Âu. Đan Mạch cho biết trong báo cáo giám sát mới nhất được công bố hôm thứ Năm 23/12 rằng, 36,8% dân số của họ đã được tiêm vaccine tăng cường, hơn gấp đôi so với mức 2 tuần trước đó. Nhìn chung, 77,2% dân số nước này đã được tiêm ít nhất 2 liều.

Adblock test (Why?)

Đoạn video nêu trên được công bố sau khoảng 1 tháng Nga duy trì sự hiện diện của hơn 100.000 binh sĩ và khí tài quân sự hạng nặng ở biên giới Ukraine, khiến phương Tây lo sợ về một cuộc tấn công nhằm vào quốc gia này.

Cuộc tập trận có sự tham gia của các đơn vị súng trường cơ giới, xe tăng, pháo binh và trinh sát cũng như máy bay quân sự không người lái, thiết bị tác chiến điện tử, trực thăng quân sự và binh sĩ phòng thủ hóa học, Daily Mail cho biết.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, trong khuôn khổ của đợt tập trận này, lính nhảy dù đã được triển khai để tấn công các mục tiêu mô phỏng máy bay quân sự không người lái thù địch.

Tư lệnh Lực lượng Đổ bộ Đường không Nga (VDV) Andrei Serdyukov thị sát các hoạt động huấn luyện trong đợt tập trận này.

Nga tung video tập trận rầm rộ trong tuyết trắng gần Ukraine - Ảnh 1.

Cuộc tập trận có sự tham gia của 250 khí tài quân sự. Ảnh: Daily Mail

Nga tung video tập trận rầm rộ trong tuyết trắng gần Ukraine - Ảnh 2.

Ảnh: Daily Mail

Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố phóng thử nghiệm thành công tên lửa Zircon có khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng không.

"Zircon là tên lửa mới nhất của Nga được phóng từ biển nhằm vào các mục tiêu trên biển và đất liền. Các vụ phóng thử nghiệm đã diễn ra thành công, hoàn hảo. Đây là một sự kiện lớn đối với Nga, một bước tiến quan trọng trong nỗ lực củng cố an ninh và năng lực quốc phòng Nga" – ông chủ Điện Kremlin khẳng định.

Nga tung video tập trận rầm rộ trong tuyết trắng gần Ukraine

Kênh truyền hình Rossiya 1 (Nga) cũng đã ca ngợi đợt phóng thử nghiệm Zircon nêu trên, nói rằng Zircon hiện là tên lửa "độc nhất vô nhị" trên thế giới và thành công lần này cho thấy Nga là quốc gia đứng đầu trong công nghệ siêu thanh.

Nga tung video tập trận rầm rộ trong tuyết trắng gần Ukraine - Ảnh 4.

Tên lửa siêu thanh Zircon được Nga tuyên bố là có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng không nhờ tốc độ bay hơn 10.730 km/giờ. Ảnh: East2West News

Những diễn biến trên xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng Nga-phương Tây leo thang vì Ukraine. Tình hình "nóng lên" từ giữa tháng 11, khi Mỹ cảnh báo về lượng binh sĩ và khí tài đồ sộ của Nga ở biên giới Ukraine, đồng thời cáo buộc Moscow đang lên kế hoạch xâm lược quốc gia này.

Nga bác cáo buộc này, nhấn mạnh những động thái quân sự của họ ở biên giới là để phản ứng với mối đe dọa đến từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Theo thông tin mới nhất, hơn 10.000 binh lính Nga vừa lên đường trở về căn cứ sau khoảng 1 tháng đóng quân gần biên giới Ukraine để tập trận.

Những hình ảnh khác liên quan đến đợt tập trận nêu trên:

Nga tung video tập trận rầm rộ trong tuyết trắng gần Ukraine - Ảnh 5.

Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Nga tung video tập trận rầm rộ trong tuyết trắng gần Ukraine - Ảnh 6.

Ảnh: East2West News

Nga tung video tập trận rầm rộ trong tuyết trắng gần Ukraine - Ảnh 7.

Ảnh: East2West News

Nga tung video tập trận rầm rộ trong tuyết trắng gần Ukraine - Ảnh 8.

Ảnh: Reuters

Nga tung video tập trận rầm rộ trong tuyết trắng gần Ukraine - Ảnh 9.

Ảnh: East2West News

Nga tung video tập trận rầm rộ trong tuyết trắng gần Ukraine - Ảnh 10.

Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Adblock test (Why?)

Nga tiết lộ bước đi sai lầm của châu Âu khiến giá khí đốt tăng vọt - Ảnh 1.

Một công nhân điều chỉnh van đường ống tại trạm máy nén Gazprom PJSC Slavyanskaya - điểm bắt đầu của đường ống Nord Stream 2 ở Ust-Luga, Nga ngày 28/1. Ảnh CNBC.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, châu Âu đang thiếu nguồn cung khí đốt bổ sung của Nga do sự chậm trễ trong việc cho phép vận hành đường ống Nord Stream 2, vốn vẫn cần sự chấp thuận của Đức để khởi động.

“Theo suy nghĩ của tôi, người tiêu dùng châu Âu rất quan tâm đến việc dự án (Nord Stream 2) bắt đầu đi vào hoạt động", Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak nói với kênh truyền hình nhà nước Nga Rossiya-24.

Ông cũng cho biết các nhà lãnh đạo châu Âu đã mắc sai lầm trong việc giảm ký kết các hợp đồng cung ứng dài hạn có lợi cho thị trường giao ngay, nơi giá cả biến động nhiều hơn.

“Các quốc gia nhận được khí đốt thông qua các giao dịch dài hạn, họ sẽ mua được giá rẻ hơn nhiều", ông Novak.

Giá khí đốt chuẩn của châu Âu đã tăng lên mức kỷ lục mới vào thứ Ba 21/12, tăng gần 800% kể từ đầu năm. Theo đó, giá khí đốt tiêu chuẩn của châu Âu đã tăng vọt lên trên 2.200 euro (2.495 USD) cho mỗi 1.000 m3 vào hôm 21/12. Giá giảm một chút vào thứ Sáu 24/12 nhưng vẫn tăng hơn 400%.

Thêm vào đó, đường ống Yamal-Europe thường đưa khí đốt của Nga đến Tây Âu đã chảy ngược lại trong ngày thứ 4 vào thứ Sáu 24/12, bơm nhiên liệu từ Đức sang Ba Lan, dữ liệu từ Gascade của Đức cho biết.

Nga cho biết việc đảo ngược dòng chảy khí đốt hôm 24/12 không phải là một động thái chính trị, mặc dù nó diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Moscow và phương Tây về vấn đề Ukraine và tranh chấp kéo dài liên quan đến đường ống Nord Stream 2, đã hoàn thành việc xây dựng nhưng vẫn chưa được bắt đầu hoạt động thương mại.

Dự án Nord Stream 2 bị Mỹ và đặc biệt là một số quốc gia Đông Âu phản đối. Họ cho rằng đường ống này sẽ khiến Liên minh châu Âu (EU) phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt của Nga, vốn cung cấp 35% nhu cầu khí đốt của EU.

Nga đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc dùng khí đốt làm "vũ khí" chính trị và cho biết họ đang đáp ứng tất cả các điều khoản trong hợp đồng mà họ đã ký kết. Các công ty có hợp đồng cung ứng cũng cho biết hợp đồng của họ đã được đáp ứng.

Adblock test (Why?)

Biến thể Omicron càn quét London, số người mắc Covid-19 ở Anh tăng nhanh chóng mặt - Ảnh 1.

Dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Ảnh: Reuters

Trong 7 ngày qua, số ca mắc mới Covid-19 do biến thể Omicron có xu hướng tăng vọt tại Anh.

Trong tháng 12, tỷ lệ mắc Covid-19 ở London trung bình là 1/20 người. Tuy nhiên theo các mô hình của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS), con số này dự kiến sẽ tăng lên 1/10 vào ngày Chủ Nhật (26/12).

Nhiều công ty đang phải vật lộn với tình trạng thiếu nhân viên, trong khi các bệnh viện quá tải bệnh nhân và không đáp ứng đủ cơ sở vật chất, thiết bị y tế.

Theo dữ liệu từ chính phủ, hôm thứ Bảy (25/12), số ca mắc mới Covid-19 ở Anh là 122.186 trường hợp, đánh dấu ngày thứ ba liên tiếp số ca mắc mới vượt quá 100.000.

Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cho rằng biến thể Omicron gây ra tỷ lệ nhập viện thấp hơn các biến thể trước đó, tuy nhiên các nhà chức trách vẫn bày tỏ sự thận trọng. Jenny Harries, người đứng đầu Cơ quan An ninh Y tế Anh, nói với BBC: "Có một tia hy vọng nhỏ trong dịp lễ Giáng sinh, tuy nhiên chúng ta chưa thể coi nhẹ mối đe dọa nghiêm trọng này được. Biến thể Omicron có tỷ lệ nhập viện thấp, tuy nhiên nó lại rất dễ lây lan và dường như có khả năng vượt qua hàng rào bảo vệ miễn dịch".

ONS cho biết thêm rằng số ca lây nhiễm đang có xu hướng tăng trên tất cả các khu vực của Vương quốc Anh, trong đó Scotland cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất là 1/65 người (dữ liệu ngày 19/12).

Theo ONS, trong bảy ngày tính từ 13-19/12, khoảng 1/35 dân số của Anh - tương đương 1,54 triệu người – đã bị nhiễm Covid-19. Theo ước tính, trong khoảng thời gian từ 20-26/12, con số này có thể tăng lên 1/25, tương đương với 2 triệu người.

Adblock test (Why?)

Bùng phát căn bệnh bí ẩn khiến gần 100 người chết ở nước này, LHQ phải vào cuộc điều tra - Ảnh 1.

Những người tị nạn Sudan chen chúc trên một chiếc xe tải để đến một trại tị nạn mới tránh lũ lụt ngày 16/7 tại trại tị nạn Jamam, Nam Sudan. Ảnh Getty.

Theo ABC News, các báo cáo cho biết, 97 người đã chết vì căn bệnh không rõ nguyên nhân ở Fangak, bang Jonglei, Nam Sudan và những trường hợp tử vong chủ yếu là người già và trẻ em dưới 14 tuổi.

Bộ Y tế Nam Sudan cho biết các triệu chứng bao gồm ho, tiêu chảy, sốt, đau đầu, đau ngực, đau khớp, chán ăn và suy nhược cơ thể.

Các quan chức của WHO đã đến thăm khu vực này để điều tra về căn bệnh bí ẩn. Jonglei gần đây đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt lớn, vì vậy các mẫu bệnh phẩm từ các bệnh nhân đã được xét nghiệm để tìm bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như bệnh tả, Newsweek đưa tin.

Tuy nhiên, các mẫu đều cho kết quả âm tính. Trận lụt được cho là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong khu vực trong 60 năm qua, khiến hơn 200.000 người phải rời bỏ nhà cửa.

Theo báo cáo, nhóm viện trợ nhân đạo Médecins Sans Frontières (MSF), hay Tổ chức Bác sĩ không biên giới đã lưu ý rằng những người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt có “nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường nước như tiêu chảy cấp tính, bệnh tả và sốt rét cao hơn”.

Trong một tuyên bố vào tháng trước, MSF gọi lũ lụt là “cơn bão" hoàn hảo để bùng phát dịch bệnh.

“Mọi người không có đủ nước hoặc đồ chứa nước và không có hệ thống thu gom rác, trong khi dê, chó bị chết vì lũ lụt đang thối rữa trong các hệ thống thoát nước. Mọi người có nguy cơ bùng phát dịch và các bệnh lây truyền qua đường nước như tiêu chảy cấp tính, dịch tả và sốt rét cao hơn”.

Hơn 835.000 người ở Sudan đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt kể từ tháng 5, trong đó hàng trăm nghìn người đã phải di dời.

Adblock test (Why?)

Một tiểu hành tinh to như xe bus sẽ đến Trái đất vào đầu năm 2022 - Ảnh 1.

Tiểu hành tinh có kích thước ngang một chiếc xe bus. Ảnh: Pixabay/urikyo33

Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), tiểu hành tinh 2014 YE15, được phát hiện lần đầu vào năm 2014, sẽ tiếp cận Trái đất ở khoảng cách 7.400.000 km vào ngày 6/1.

2014 YE15 có kích thước khoảng 7m, ngang một chiếc xe bus, vì vậy nên NASA không coi nó là một mối đe dọa lớn. Tiêu chuẩn của NASA đối với những vật thể được coi là nguy hiểm bao gồm kích thước lớn hơn 150m và tiếp cận Trái đất trong khoảng cách 7,5 triệu km.

Trong một diễn biến khác, ngày 29/12 sắp tới đây, một tiểu hành tinh có kích thước khoảng 149m sẽ tiếp cận Trái đất ở phạm vi cách 3.540.000 km. Tiểu hành tinh này tiếp cận Trái đất khoảng vài ngày một lần, vì vậy các nhà khoa học cũng không cho rằng đây là điều đáng ngại.

Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là chúng ta không cần để mắt đến chúng. Một mảnh thiên thạch dù nhỏ đến đâu vẫn có thể gây ra rắc rối. Vào năm 2013, một tiểu hành tinh dài 20m đã phát nổ ở Chelyabinsk, Nga, giải phóng khối năng lượng tương đương với khoảng 26 đến 33 vụ nổ bom nguyên tử. Một số tòa nhà bị hư hại và khoảng 1.500 người đã được điều trị chấn thương sau vụ nổ.

Adblock test (Why?)

Ảnh vệ tinh tiết lộ cách Nga bố trí lực lượng ở biên giới với Ukraine - Ảnh 1.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy các đơn vị thiết giáp của Nga đang huấn luyện trong Khu Huấn luyện Pogonovo gần Voronezh, Nga, ngày 26/11. Ảnh Maxar/Reuters.

Những hình ảnh mới nhất được công bố bởi Maxar Technologies có trụ sở tại Mỹ vào cuối ngày thứ Năm cho thấy một căn cứ ở Crimea có hàng trăm xe bọc thép và xe tăng tính đến ngày 13/12. Trước đó, một bức ảnh vệ tinh của Maxar về căn cứ này vào tháng 10 cho thấy nó vẫn trống một nửa.

Maxar cho biết một đơn vị cấp lữ đoàn mới, bao gồm vài trăm xe bọc thép, xe chiến đấu bộ binh BMP, xe tăng, pháo tự hành và các thiết bị phòng không của Nga đã đến đồn trú tại căn cứ ở Crimea.

“Trong tháng qua, hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao của chúng tôi đã quan sát thấy một số hoạt động triển khai quân mới của Nga ở Crimea cũng như tại một số khu vực huấn luyện ở miền tây nước Nga dọc theo ngoại vi biên giới Ukraine”, Maxar cho biết.

Ảnh vệ tinh tiết lộ cách Nga bố trí lực lượng ở biên giới với Ukraine - Ảnh 2.

Ảnh vệ tinh cho thấy các đơn vị của quân đoàn vũ khí liên hợp số 41 của Nga ở Yelnya, Nga ngày 1/11. Ảnh Maxar/Reuters.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy, hoạt động quân sự của Nga đã gia tăng tại 3 địa điểm ở Crimea và tại 5 địa điểm ở miền tây nước Nga.

Khi được hỏi về việc tập trung quân đội gần Ukraine hôm 24/12, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Moscow đang hành động để bảo vệ an ninh của chính mình.

Ông Peskov nói: “Nga đang điều chuyển quân đội trên lãnh thổ của mình trong bối cảnh các đối thủ của chúng tôi đang thực hiện các cuộc tập trận rõ ràng gần biên giới của chúng tôi. Điều này buộc chúng tôi phải thực hiện các biện pháp nhất định để đảm bảo an ninh của chính mình".

Ảnh vệ tinh tiết lộ cách Nga bố trí lực lượng ở biên giới với Ukraine - Ảnh 3.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy lực lượng Nga đang triển khai tại Khu vực Huấn luyện Kursk ngày 21/12. Ảnh Maxar/Reuters.

Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm cho biết Nga muốn tránh xung đột, nhưng cần một phản ứng "ngay lập tức" từ Mỹ và các đồng minh đối với các yêu cầu đảm bảo an ninh của nước này. Moscow cho biết họ dự kiến các cuộc đàm phán với các quan chức Mỹ về vấn đề này sẽ bắt đầu vào tháng 1 tại Geneva.

Nga cho biết họ muốn NATO ngừng mở rộng về phía đông và đang tìm kiếm sự đảm bảo rằng liên minh quân sự phương Tây sẽ không triển khai một số vũ khí tấn công nhất định tới Ukraine và các nước láng giềng khác.

Các hình ảnh khác của Maxar cho thấy, một công trình xây dựng tại bãi tập kết Soloti ở Nga gần với biên giới Ukraine cho thấy lượng khí tài quân sự tập trung nhiều hơn so với hồi tháng 9.

Ảnh vệ tinh tiết lộ cách Nga bố trí lực lượng ở biên giới với Ukraine - Ảnh 4.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy thiết bị quân sự của Nga ở Yelnya, Nga ngày 9/11. Ảnh Maxar/Reuters.

Các bức ảnh cũng cho thấy các hoạt động tập trung lực lượng tiếp tục diễn ra tại Yelnya, một thị trấn của Nga cách biên giới Ukraine khoảng 260 km về phía bắc và tại sân tập Pogonovo gần thành phố Voronezh, miền nam nước Nga.

Điện Kremlin đã nhiều lần tuyên bố rằng họ có quyền di chuyển quân đội trong lãnh thổ Nga khi thấy phù hợp trong khi cáo buộc các nước phương Tây đang tiến hành các cuộc tập trận khiêu khích gần biên giới của họ.

Ảnh vệ tinh tiết lộ cách Nga bố trí lực lượng ở biên giới với Ukraine - Ảnh 5.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy các lực lượng Nga đóng ở Soloti, Nga ngày 5/12. Ảnh Maxar/Reuters.

Các nhà lãnh đạo Mỹ, châu Âu và Ukraine đã cáo buộc Nga tái tăng cường quân đội gần biên giới Ukraine kể từ tháng 10 sau động thái tương tự hồi tháng 4. Vào thời điểm đó, Maxar cũng công bố hình ảnh quân đội Nga đóng ở gần biên giới Ukraine. Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo khác cáo buộc rằng Moscow dường như đang cân nhắc một cuộc tấn công vào Ukraine trong tháng tới, điều mà Moscow đã nhiều lần phủ nhận.

Adblock test (Why?)