Thảm kịch giẫm đạp ở Itaewon: Số người chết tăng vọt, người thân đau đớn: 'Tôi không biết phải sống tiếp thế nào!' - Ảnh 1.

Các quan chức cứu hộ và cảnh sát tập trung tại quận Itaewon. Ảnh CNN

Các nhà chức trách Hàn Quốc đang bắt đầu điều tra thảm kịch giẫm đạp ở Itaewon khiến ít nhất 154 người thiệt mạng tính đến thời điểm này. Tổng thống Hàn Quốc đã tuyên bố quốc tang kéo dài một tuần trong khi các quan chức đang cố gắng tìm hiểu xem thảm kịch kinh hoàng đã diễn ra như thế nào.

Hiện điều gì đã khiến đám đông xô đẩy nhau vào trong con phố chật hẹp rồi ngã chồng lên nhau như quân cờ domino hiên chưa rõ ràng. Tuy nhiên, các nhân chứng mô tả, biển người đã ùn ùn đổ vào con hẻm nhỏ và dốc gần khách sạn Hamilton, khu Itaewon vào tối 29/10. Trong khi những người phía trước bị dồn chặt đến mức không thể di chuyển, thì những người phía sau tiếp tục đẩy. Thảm kịch xảy ra khi có một số người phía trên vấp ngã, những người phía sau không hay biết gì tiếp tục dồn lên. Vì thế, nhiều người đã ngã đè lên nhau như quân cờ domino và chết vì ngạt thở.

"Tôi không biết phải sống tiếp thế nào!"

Thảm kịch giẫm đạp ở Itaewon: Số người chết tăng vọt, người thân đau đớn: 'Tôi không biết phải sống tiếp thế nào!' - Ảnh 2.

Công dân từ hàng chục quốc gia nằm trong số những người thiệt mạng trong thảm kịch ở Itaewon. Ảnh CNN

Ông Kim - một phụ huynh có con gái thiệt mạng trong thảm kịch đã khóc khi chìa những dòng tin nhắn cuối cùng của con cho các phóng viên xem. Con gái ông Kim năm nay 25 tuổi, đang ở độ tuổi đẹp nhất của người con gái.

“Tôi cứ nghĩ bây giờ tôi không còn phải lo lắng gì cho con cái nữa vì chúng đều đã trưởng thành. Nhưng giờ đây, tôi không biết phải sống tiếp như thế nào”, người đàn ông 58 tuổi chia sẻ với giới truyền thông khi đứng đợi trong nhà tang lễ của Bệnh viện Mokdong của Đại học Ewha Woman ở Seoul.

Con gái của ông Kim đã gặp nạn vào đúng ngày sinh nhật của ông.

Hôm định mệnh 29/10, tặng quà cho bố nhân ngày sinh nhật, cô gái đã đặt và thanh toán bữa tối ấm cúng cho bố mẹ tại nhà hàng Skylounge, đồng thời gửi tin nhắn “Chúc bố mẹ vui vẻ!”. Vợ chồng ông Kim đã nhắn cảm ơn con gái và chia sẻ rằng họ đã có một bữa tối tuyệt vời.

Sau đó là tin nhắn cuối cùng của con gái ông Kim. "Con sẽ đến Itaewon để tham dự lễ hội Halloween!".

Như bị đâm cả trăm triệu lần!

Ông Steve Blesi đã mất liên lạc với nam sinh viên người Mỹ 20 tuổi đang theo học ở Seoul và vừa kết thúc kỳ thi giữa kỳ vào tối 29/10. Sau đó, vào ngày 30/10, nhân viên đại sứ quán Mỹ đã thông báo cho người cha về cái chết của con trai ông khi cậu là một trong những nạn nhân xấu số thiệt mạng vì thảm kịch giẫm đạp ở Itaewon.

“Nỗi đau đó giống như bị đâm cả trăm triệu lần cùng một lúc. Giống như thế giới của bạn vừa sụp đổ. Nỗ đau làm tê liệt và tàn phá bạn cùng lúc", ông Blesi chia sẻ với New York Times.

"Tôi cảm thấy mình có một lỗ hổng trong người. Một lỗ thủng lớn trong ngực tôi. Giống như tôi đang trải qua một cơn ác mộng mà không thể thức giấc. Con là người thích phiêu lưu, giàu tình yêu thương. Sự mất mát này là điều không thể chịu đựng nổi", bố nam sinh viên người Mỹ nói thêm.

Ông Blesi cũng bày tỏ sự giận dữ với chính quyền vì đã không thể kiểm soát được đám đông, để cho đám đông quá lớn. “Tôi thấy các chính trị gia đang bày tỏ đau buồn trên Twitter. Nhưng với tôi, họ nên làm việc để thiết lập các quy tắc nhằm không cho phép những thảm kịch như thế này tái diễn”.

Adblock test (Why?)

Cảnh sát Hàn Quốc nhận trách nhiệm sau thảm kịch Itaewon - Ảnh 1.

Cảnh sát Hàn Quốc đứng gác tại hiện trường, ngày 31/10. Ảnh: Yonhap.

Tuyên bố trên được đưa ra bởi ông Hong Ki Hyun, lãnh đạo bộ phận quản lý trật tự công cộng của cảnh sát quốc gia Hàn Quốc, khi gặp mặt báo giới ngày 31/10.

“Chúng tôi đã lường trước rằng nhiều người sẽ tụ tập ở đó. Nhưng chúng tôi không lường trước được việc thương vong lớn sẽ xảy ra do việc quá nhiều người tụ tập”, ông Hong nói, theo Korea Times.

Vị quan chức cảnh sát Hàn Quốc chỉ ra sự kiện năm nay có quy mô gần tương tự - hoặc chỉ lớn hơn không nhiều - so với các năm trước đó. Dù vậy, chưa rõ liệu có phải người tham dự sự kiện tụ tập với tốc độ nhanh hơn hay không.

“Tôi được thông báo rằng các nhân viên cảnh sát tại hiện trường không nhận thấy quy mô của đám đông gia tăng đột ngột”, ông Hong tuyên bố.

Ít nhất 154 người đã thiệt mạng trong vụ giẫm đạp trong một lễ hội Halloween tại khu phố Itaewon, thủ đô Seoul, Hàn Quốc tối 29/10.

Đây là thảm họa chết chóc nhất mà Hàn Quốc ghi nhận trong nhiều năm qua. Sau vụ việc, nhiều người Hàn Quốc đã chỉ trích lực lượng cảnh sát vì đã không thể ngăn chặn thảm kịch xảy ra.

Ông Hong cho biết 137 nhân viên cảnh sát đã được điều động tới Itaewon hôm 29/10 - cao hơn nhiều so với con số 37-90 nhân viên trong giai đoạn 2017-2019, khi đại dịch Covid-19 chưa xảy ra. Dù vậy, đa số cảnh sát có nhiệm vụ điều tiết giao thông và xử lý các hành vi trái pháp luật.

Cảnh sát Hàn Quốc không có phương án riêng biệt để kiểm soát đám đông trong con hẻm nhỏ, nơi thảm họa xảy ra.

Lực lượng này cũng không có quy trình cho những trường hợp tập trung đông người mà không có cơ quan tổ chức cụ thể như lễ hội Halloween tại Itaewon, ông Hong thừa nhận, cho biết cảnh sát sẽ khắc phục vấn đề này.

Adblock test (Why?)

Sập cầu ở Ấn Độ khiến hàng trăm người rơi xuống sông, ít nhất 60 người thiệt mạng - Ảnh 1.

Hiện trường vụ sập cầu hôm 30/10. Ảnh: Reuters

Truyền thông địa phương đưa tin, hơn 400 người đã có mặt trên cây cầu bắc qua sông Machhu ở thị trấn Morbi vào ngày 30/10.

"60 người đã chết. Hơn 80 người đã được giải cứu", Brijesh Merja, một nhà lập pháp ở bang Morbi, cho biết. "Thương vong có thể tăng lên khi các hoạt động cứu hộ đang diễn ra".

Thành viên quốc hội Mohan Kundariya xác nhận số người chết.

Đoạn phim truyền hình cho thấy hàng chục người bám vào dây cáp và những phần còn lại của cây cầu sập khi những đội cấp cứu thực hiện nhiệm vụ. Một số trèo lên cầu để cố gắng tìm đường đến bờ sông, trong khi những người khác bơi đến nơi an toàn.

Hãng thông tấn Press Trust của Ấn Độ đưa tin cây cầu đã sập vì có quá nhiều người.

Cây cầu lịch sử dài 230 mét được xây dựng từ thế kỷ 19. Cầu đã bị đóng cửa để tu sửa trong sáu tháng và được mở cửa trở lại cho công chúng vào tuần trước.

Cầu nằm ở Morbi, cách thành phố chính của Gujarat, Ahmedabad 200km về phía tây.

Nhà báo Bhargav Parikh tại Ahmedabad nói với Al Jazeera rằng nhiều du khách đã ở Gujarat để tham dự ngày lễ tôn giáo. Cây cầu là điểm du lịch thu hút nhiều người đến tham quan trong mùa lễ hội khi lễ Diwali và Chhath Puja được tổ chức.

Truyền thông địa phương dẫn lời các quan chức cho biết những người trên cầu đang thực hiện nghi lễ khi vụ sập xảy ra.

Một nhà báo khác, Haresh Jhala, cho biết cây cầu chỉ rộng 1,2m và dường như chưa được chính thức thông xe để mở cửa trở lại.

"Cây cầu này đã gần 150 năm tuổi. Chính quyền địa phương cho biết cây cầu này chưa được phép mở cửa chính thức trở lại. Tuy nhiên, nhà thầu đã vội vàng mở cửa kiếm tiền mà không quan tâm đến chất lượng cầu", ông Jhala nói với Al Jazeera.

Tai nạn do cơ sở hạ tầng cũ và được bảo trì kém khá phổ biến ở Ấn Độ.

Năm 2016, một vụ sập cầu vượt trên một con phố đông đúc ở phía đông thành phố Kolkata đã giết chết 26 người.

Chưa đầy một tuần sau, 30 người đã thiệt mạng khi một cây cầu bắc qua sông ở bang Arunachal Pradesh, miền đông bắc nước này bị sập.

Năm 2006, ít nhất 34 người chết khi một cây cầu 150 năm tuổi đổ sập vào một đoàn tàu chở khách trong nhà ga ở bang Bihar, miền Đông nước này.

Adblock test (Why?)

UAV bầy đàn ồ ạt tấn công các tàu Nga ở Crimea: Moscow hé lộ 'thiệt hại nhỏ', Ukraine nói khác - Ảnh 1.

Tàu quét mìn Ivan Golubets (Ảnh: mil.ru)

Bộ Quốc phòng Nga đã đổ lỗi cho quân đội Ukraine về vụ việc, mặc dù Ukraine chưa nhận trách nhiệm. Các nguồn tin Nga khẳng định, lực lượng phòng không của Nga "đã phá hủy tất cả các mục tiêu trên không" nhắm vào các tàu hải quân Nga tại cảng Sevastopol. Theo Moscow, "cuộc tấn công" diễn ra "dưới sự chỉ đạo của các chuyên gia Anh hiện đang ở Ochakiv".

Các vụ nổ đã được nghe thấy ở Crimea vào sáng 29/10. Chính quyền Sevastopol do Nga hậu thuẫn đã thông báo về một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái bầy đàn (UAV) trong vùng biển của vịnh Sevastopol. Các cuộc tấn công đã bị đẩy lùi. Các quan chức địa phương xác nhận rằng "không có đối tượng nào trong thành phố bị bắn trúng" và "tình hình đang được kiểm soát".

Sau đó, người đứng đầu Crimea, Mikhail Razvozhayev tuyên bố "đây là cuộc tấn công lớn nhất vào Sevastopol" kể từ đầu xung đột giữa Nga vào Ukraine.

Trong khi đó, tờ Pravda của Ukraine đưa tin, ít nhất 3 tàu của Hạm đội Biển Đen của Nga, bao gồm cả soái hạm Đô đốc Makarov đã bị hư hại sau cuộc tấn công vào ngày 29/10.

Pravda trích dẫn báo cáo từ các nhà điều tra của GeoConfirm - những người đã phân tích các cảnh quay quanh bến cảng và vùng biển gần Sevastopol cho thấy, các phương tiện không người lái đã va vào soái hạm Đô đốc Makarov và phát nổ. 

Các nhà điều tra cũng đã công bố đoạn phim về cuộc tấn công vào khinh hạm Đô đốc Grigorovich.

GeoConfirm tin rằng, tất cả các video có sẵn chỉ ra rằng có từ 6-8 phương tiện không người lái đã được triển khai trong cuộc tấn công, bắn trúng ít nhất 3 tàu của Nga.

Adblock test (Why?)

Ít nhất 100 người thiệt mạng, 300 người bị thương vì đánh bom xe đẫm máu ở Somali - Ảnh 1.

Lực lượng cứu hộ đưa một thi thể rời khỏi hiện trường vụ tấn công bằng bom xe ở Mogadishu, Somalia vào ngày 29/10. Ảnh AP

Theo Reuters, vụ đánh bom xảy ra vào hôm qua (29/10) nhắm vào Bộ giáo dục Somali ở thủ đô Mogadishu.

Tổng thống Somalia Hassan Sheikh Mohamud đã tới thị sát hiện trường vụ nổ và chia sẻ: "Những người bị thảm sát gồm cả các bà mẹ đang bế con trên tay, những người cha đang mắc bệnh, những học sinh được gửi đi học và những doanh nhân đang phải vật lộn với cuộc sống của gia đình họ".

Hãng thông tấn nhà nước SONNA cho biết ,nhà báo độc lập Mohamed Isse Kona cũng bị giết trong vụ tấn công.

Một nhà báo của Reuters ở gần hiện trường cho biết, hai vụ nổ xảy ra cách nhau vài phút và làm vỡ cửa kính ở khu vực lân cận. Vụ nổ đầu tiên nhắm vào tòa nhà Bộ Giáo dục Somalia, còn vụ nổ thứ hai xảy ra khi xe cấp cứu đến và mọi người đang tập trung hỗ trợ các nạn nhân, theo Reuters.

"Vụ nổ thứ 2 đã thiêu rụi xe cứu thương của chúng tôi khi chúng tôi đến hỗ trợ những trường hợp thương vong trong vụ nổ đầu tiên", ông Abdikadir Abdirahman thuộc Dịch vụ cứu thương Aamin nói với Reuters.

Trong khi đó, nhân chứng Abdirazak Hassan nói với hãng thông tấn Associated Press: “Tôi đã ở cách đó 100m khi vụ nổ thứ 2 xảy ra. Tôi không thể đếm được các thi thể trên mặt đất do số người thiệt mạng quá cao".

Phái bộ Liên Hợp Quốc tại Somalia đã lên án "cuộc tấn công ác độc" hôm thứ Bảy và gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân.

Các vụ nổ hôm 29/10 xảy ra cùng địa điểm với vụ đánh bom lớn nhất ở Somalia vào tháng 10/2017 khiến hơn 500 người thiệt mạng. Trong vụ đánh bom đó, một quả bom xe tải đã phát nổ bên ngoài một khách sạn sầm uất ở ngã tư K5, nơi có nhiều văn phòng chính phủ, nhà hàng và ki-ốt.

Hiện chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công nhưng Tổng thống Somalia đã gán trách nhiệm cho nhóm Hồi giáo al-Shabab.

Là đồng minh của al-Qaeda, al-Shabab, đã chiến đấu ở Somalia trong hơn một thập kỷ và đang tìm cách lật đổ chính quyền trung ương để thiết lập quyền cai trị của riêng họ dựa trên luật Hồi giáo nghiêm ngặt.

Nhóm này sử dụng một chiến dịch đánh bom cả ở Somalia và các nơi khác, và các mục tiêu bao gồm các cơ sở quân sự cũng như khách sạn, trung tâm mua sắm và các khu vực giao thông đông đúc.

Vào tháng 8, ít nhất 20 người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương khi các chiến binh al-Shabab xông vào khách sạn Hayat ở Mogadishu, gây ra cuộc vây ráp kéo dài 30 giờ với lực lượng an ninh.

Adblock test (Why?)

Điệp viên Nga do thám các vị trí của HIMARS bị bắt ở Ukraine - Ảnh 1.

Ukraine tuyên bố đã bắt giữ một điệp viên Nga đang do thám vị trí pháo tầm xa HIMARS. Ảnh Newsweek.

SBU đã đăng 4 bức ảnh lên tài khoản Twitter chính thức của họ cho thấy một người đàn ông đang bị hai binh sĩ Ukraine khống chế. SBU cho biết, nghi phạm đang bị thẩm vấn.

"SBU đã bắt giữ một đặc vụ Nga đang theo dõi vị trí của HIMARS và pháo M777 tầm xa", SBU tuyên bố.

Mỹ đã cung cấp cho Ukraine 20 hệ thống pháo tầm xa HIMARS, nhiều hệ thống tên lửa phóng loạt kể từ khi Nga đưa quân vào Ukraine.

HIMARS, có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 70km, đã được các lực lượng Ukraine sử dụng để tấn công phía sau chiến tuyến của Nga một cách hiệu quả, bao gồm cả việc nhắm mục tiêu vào các sở chỉ huy và kho tiếp liệu của Ukraine.

Đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ca ngợi HIMARS rằng chúng đã "thay đổi động lực" của cuộc chiến, giúp Ukraine chống lại các bước tiến của Nga. HIMARS cũng giúp Ukraine giành lại nhiều vùng lãnh thổ từ tay Nga.

John Herbst, cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine nói với Newsweek rằng HIMARS là vũ khí đóng vai trò "quyết định" trên chiến trường.

"Tôi tin tưởng rằng nếu chúng tôi cung cấp cho Ukraine hầu hết những gì họ yêu cầu - họ sẽ có thể, chắc chắn trong vòng một năm, năm rưỡi - thậm chí có thể trong vài tháng - lấy lại tất cả những gì mà Nga đã chiếm giữ kể từ tháng 2, thậm chí có thể tất cả mọi thứ mà Nga đã giành được kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào năm 2014, ngoại trừ Crimea", ông Herbst nói.

Hôm thứ Sáu 28/10, Mỹ đã công bố một gói hỗ trợ khác trị giá 275 triệu USD cho Ukraine, bao gồm thêm đạn dược cho HIMARS, đạn 155mm dẫn đường chính xác, 1.300 vũ khí chống tăng và hơn 2,7 triệu viên đạn cỡ nhỏ.

Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Antony Blinken nhấn mạnh: "Mỹ sẽ tiếp tục sát cánh với hơn 50 đồng minh và đối tác để hỗ trợ người dân Ukraine khi họ bảo vệ tự do và độc lập của mình bằng lòng dũng cảm phi thường và quyết tâm vô bờ bến".

Adblock test (Why?)

Chiến sự Ukraine: Tổng thống Biden 'phẫn nộ' vì động thái này của Nga - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh Reuters.

Trước đó, Nga đã cảnh báo rằng tuyến đường vận chuyển ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen có thể bị lạm dụng bởi những kẻ buôn lậu. Moscow sau đó tạm hoãn thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen vào thứ Bảy 29/10 sau một "cuộc tấn công khủng bố" vào các tàu liên quan đến việc đảm bảo an ninh cho hành lang vận chuyển này.

"Nó hoàn toàn là quyết định thái quá... Nó sẽ làm gia tăng nạn đói. Không có ích lợi gì đối với những gì họ đang làm. Liên Hợp Quốc đã đàm phán về thỏa thuận đó và động thái này (của Nga) sẽ là dấu chấm hết cho nó”, ông Biden nói với các phóng viên ở Delaware hôm thứ Bảy.

Hôm thứ Bảy, Nga thông báo rằng họ đã ngừng tuân thủ thỏa thuận do Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian hồi đầu năm nay. Động thái này diễn ra sau khi Kiev tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào Hạm đội Biển Đen và các tàu dân sự liên quan đến việc đảm bảo hàng hóa nông nghiệp qua lại an toàn từ các cảng của Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga giải thích.

Các nhà chức trách Ukraine không xác nhận cũng không phủ nhận đã thực hiện vụ tấn công, nhưng cáo buộc quyết định của Nga là “hành vi tống tiền”. Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết, hàng chục tàu hiện đang bị mắc cạn tại cảng và cáo buộc Nga “có chủ ý phong tỏa” khu vực, dẫn đến nguy cơ xảy ra “nạn đói quy mô lớn cho châu Phi và châu Á”.

Sau vụ nổ trên cây cầu chiến lược Crimea hồi đầu tháng này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo rằng nếu Ukraine sử dụng các hành lang ngũ cốc để buôn lậu chất nổ, thì "sự tồn tại của những hành lang này sẽ bị xem xét lại”. Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cáo buộc, tình báo quân đội Ukraine là chủ mưu vụ đánh bom. Theo tuyên bố, chất nổ có nguồn gốc từ thành phố cảng Odessa và đã đi qua Bulgaria, Georgia và Armenia trước khi đến đích.

Thỏa thuận đột phá giữa Moscow và Kiev cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen ký tại Istanbul vào tháng 7 nhằm khơi thông việc xuất khẩu nông sản qua Biển Đen từ Nga và Ukraine - hai trong số các nhà xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới.

Thỏa thuận này được ca ngợi là rất quan trọng trong việc xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu và giúp các quốc gia nghèo nhất thế giới tránh khỏi nạn đói.

Tuy nhiên, Nga liên tục cáo buộc các quốc gia phương Tây "chiếm đoạt" ngũ cốc xuất khẩu từ Ukraine, thay vì chuyển đến các nước đang phát triển. Cuối tháng trước, ông Putin nói rằng, trong số 203 tàu rời các cảng của Ukraine tính đến ngày 23/9, chỉ có 4 chiếc đến các nước nghèo nhất.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nga Dmitry Patrushev hôm thứ Bảy 29/10 đã phát tín hiệu rằng Moscow sẵn sàng gửi tới các nước nghèo nhất thế giới 500.000 tấn ngũ cốc trong vòng 4 tháng tới. Ông lưu ý rằng khi xem xét vụ thu hoạch năm nay, Nga “hoàn toàn sẵn sàng thay thế ngũ cốc Ukraine” và sắp xếp việc giao hàng cho “tất cả các nước quan tâm” với mức giá hợp lý.

Adblock test (Why?)

Ukraine tuyên bố Nga mất 19 xe tăng, 2 máy bay phản lực Su-25 và 1 máy bay trực thăng chỉ trong một ngày - Ảnh 1.

Máy bay phản lực Su-25 của Nga. Ảnh: Wiki

Các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết lực lượng không quân nước này đã thực hiện 24 cuộc không kích vào các mục tiêu của Nga, nơi quân đội Moscow tập trung vũ khí và thiết bị quân sự, bao gồm cả hệ thống phòng không của nước này.

"Trong vòng 24 giờ, các đơn vị của Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã đẩy lùi các cuộc tấn công của quân Nga ở các khu vực Vodyane, Kamianka và Nevelske của khu định cư Donetsk", lực lượng vũ trang Ukraine tuyên bố hôm 29/10, đồng thời nói thêm rằng "các đơn vị phòng không của chúng tôi đã bắn hạ hai máy bay cường kích Su-25 và một trực thăng Mi-8".

Bên cạnh đó, các lực lượng vũ trang Ukraine báo cáo rằng Nga đã thực hiện "4 cuộc tấn công tên lửa và 25 cuộc không kích" cùng "hơn 70 cuộc tấn công từ các hệ thống tên lửa đẩy" trong 24 giờ. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để đưa ra bình luận.

Công bố đánh giá hàng ngày về thiệt hại của Nga, Ukraine nhấn mạnh họ cũng đã phá hủy 5 máy bay không người lái, 9 hệ thống pháo và 23 xe bọc thép trong khoảng thời gian 24 giờ gần nhất.

Trong 8 tháng kể từ khi Nga triển khai chiến dịch vào ngày 24/2, Ukraine tuyên bố Nga đã mất 70.250 quân, 2.659 xe tăng và 273 máy bay trực thăng, cùng các thiết bị quân sự khác.

Những con số này được các chuyên gia cho là đã bị thổi phồng, nhưng dữ liệu từ các tổ chức tư vấn độc lập và tình báo phương Tây khẳng định rằng Nga cũng phải chịu tổn thất đáng kể ở Ukraine.

Oryx, một trang web ghi lại những tổn thất về thiết bị, tiết lộ họ có bằng chứng hình ảnh và video về 1.412 xe tăng Nga đã bị phá hủy, hư hại hoặc bị bắt giữ ở Ukraine kể từ ngày 24/2. cùng với 54 trực thăng Nga bị mất tích tại nước này.

Theo Oryx, 54 chiếc trực thăng Nga đã bị tiêu diệt ở Ukraine, 23 chiếc trong đó là Ka-52.

Nhà báo David Axe của Forbes cho biết Nga hiện đang mất 10 xe tăng mỗi ngày, gấp đôi thiệt hại mà nước này phải gánh chịu trước khi quân đội Ukraine bắt đầu các kế hoạch phản công ở miền nam và miền đông Ukraine cách đây 7 tuần.

Hôm 28/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố kết thúc lệnh triệu tập quân sự.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Moscow đã huy động thành công 300.000 người, 82.000 người trong số đó đã được triển khai ở Ukraine - 41.000 người thuộc đơn vị chiến đấu.

Tổng thống Nga thừa nhận rằng lực lượng dự bị mới được huy động đã gặp phải các vấn đề về hậu cần và tiếp tế.

Tuy nhiên, theo chuyên gia tư vấn của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Washington, sau đó ông Putin đã "khẳng định những vấn đề này chỉ ảnh hưởng đến 'giai đoạn đầu' của quá trình huy động và hiện đã được giải quyết".

Adblock test (Why?)

Ngoại trưởng Ukraine yêu cầu người đồng cấp Iran ngừng ngay việc gửi vũ khí cho Nga - Ảnh 1.

Máy bay không người lái của Nga bay qua Kiev trong một cuộc tấn công vào ngày 17 tháng 10 năm 2022. Ảnh: AFP

Các quan chức Ukraine và đồng minh phương Tây đã cáo buộc Iran cung cấp máy bay không người lái "kamikaze" cho Nga, mà gần đây đã được sử dụng trong các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng của Ukraine.

Iran kiên quyết phủ nhận việc gửi bất kỳ vũ khí nào, bao gồm cả máy bay không người lái đến Nga.

"Hôm nay, tôi đã nhận được cuộc gọi từ Bộ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir Abdollahian". ông Kuleba viết trong một tweet vào tối 28/10.

Ông viết: "Tôi yêu cầu Iran chấm dứt ngay lập tức việc cung cấp vũ khí cho Nga sử dụng để phá hủy các cơ sở hạ tầng quan trọng ở Ukraine".

Nga đã tiến hành một loạt đợt tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái trong những tuần gần đây, tiêu diệt cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine và buộc Kiev cũng như các thành phố và thị trấn trên khắp đất nước phải cắt điện.

Hôm 24/10, Ngoại trưởng Amirabdollahian cho biết ông sẵn sàng nói chuyện với Ukraine về những tuyên bố rằng Tehran đã bán máy bay không người lái cho Nga để sử dụng ở Ukraine, IRNA (Thông tấn xã Cộng hòa Hồi giáo) đưa tin.

Ông Amirabdollahian bác bỏ cáo buộc cung cấp máy bay không người lái cho Nga để sử dụng ở Ukraine, theo IRNA.

IRNA dẫn lời Ngoại trưởng cho biết: "Trong quá khứ, chúng tôi từng lấy vũ khí từ Nga và cung cấp vũ khí cho nước này, nhưng không phải trong cuộc xung đột Ukraine".

Bộ trưởng cũng cho biết ông đã nói với người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell rằng Iran sẵn sàng tham gia vào cuộc điều tra về các máy bay không người lái được sử dụng ở Ukraine.

IRNA dẫn lời ông Abdollahian: "Tôi đã nói với ông Josep Borrell rằng tôi sẵn sàng để một nhóm chuyên gia quân sự từ Iran và Ukraine tiến hành điều tra các tuyên bố về việc sử dụng máy bay không người lái do Iran sản xuất trong cuộc chiến Ukraine".

Máy bay không người lái có vũ trang đã trở thành vũ khí quan trọng của Nga trong cuộc chiến ở Ukraine và được sử dụng nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng, dẫn đến tình trạng thiếu điện trên toàn quốc ở Ukraine.

Hôm 28/10, Ukraine cho biết kể từ giữa tháng 9, các lực lượng của họ đã bắn hạ hơn 300 máy bay không người lái của Nga, mà Kiev mô tả là mẫu Shahed-136 nhập khẩu từ Iran.

Adblock test (Why?)

Người dân Ukraine kêu gọi viện trợ chăn và máy sưởi để sống sót qua mùa đông - Ảnh 1.

Mùa đông tới được dự báo sẽ trở nên khó khăn cho người dân Ukraine. Ảnh: Getty

Nga đã sử dụng tên lửa hành trình và máy bay không người lái nhằm vào nhiều cơ sở hạ tầng của Ukraine.

Hôm 25/10, Phó Thủ tướng Iryna Vereshschuk cảnh báo những người Ukraine tị nạn ở các nước khác không nên trở về nhà cho đến mùa xuân.

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, bà nói: "Tôi muốn mọi người đừng quay trở lại. Chúng ta cần phải sống sót qua mùa đông".

Bà lưu ý thêm rằng hệ thống điện không đủ để cung cấp cho những người tị nạn trở về từ nước ngoài và cảnh báo vấn đề sẽ "chỉ trở nên tồi tệ hơn".

Dữ liệu gần đây của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn cho thấy hơn 7,7 triệu người tị nạn từ Ukraine đang sinh sống trên khắp châu Âu.

Mới đây, cựu võ sĩ chuyên nghiệp và thị trưởng Kiev Vitali Klitschko cũng kêu gọi các đồng minh của Ukraine gửi chăn, máy sưởi và quần áo ấm trong bối cảnh nước này chuẩn bị cho một mùa đông khắc nghiệt.

Ông cảnh báo: "Nguy cơ xảy ra vấn đề nhân đạo là khá lớn, những người tị nạn Ukraine đang ở các nước khác nên ở nguyên tại chỗ".

Ông nói thêm: "Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để cứu mạng sống của người dân và bảo vệ họ. Nhưng mùa đông năm nay chắc chắn sẽ là một thử thách rất lớn".

Kiev cùng nhiều khu vực khác của Ukraine đã phải trải qua tình trạng mất điện kéo dài với cảnh báo rằng tình trạng này có thể lên tới hàng tuần hoặc hàng tháng.

Trong vài ngày tới, nhiệt độ ban đêm ở Ukraine dự kiến sẽ giảm mạnh xuống -20 độ C ở một số khu vực.

Với nhiều người Ukraine sống trong cảnh thiếu ánh sáng và hơi ấm, ông Klitschko cùng các cộng sự của mình sẽ phải chuẩn bị cho "tình huống xấu nhất". Dự kiến các nhà chức trách cần mua thêm máy phát điện và thiết lập 1.000 điểm sưởi di động sẵn sàng hoạt động ở Kiev.

Thị trưởng bày tỏ lo lắng: "Chúng tôi phải trả giá từng phút, từng giờ, từng ngày bằng mạng sống của mình".

Trong bối cảnh Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky liên tục yêu cầu viện trợ quân sự hơn nữa để giúp nước này trong cuộc xung đột với Nga, ông Klitschko cho biết đất nước cũng cần nguồn cung cấp thiết yếu để giữ ấm cho người dân.

Adblock test (Why?)

Quốc gia NATO 'quan tâm nhất' đến vũ khí hạt nhân - Ảnh 1.

Jakub Kumoch, người đứng đầu Văn phòng Chính sách Quốc tế trong Phủ Thủ tướng của Tổng thống Ba Lan. Ảnh: GLP

Cố vấn của Tổng thống Duda, ông Jakub Kumoch nói với kênh tin tức Polsat rằng Ba Lan đã có các cuộc đàm phán với Washington về vũ khí hạt nhân và cho rằng hiệp ước NATO-Nga năm 1997 không nên được coi là một trở ngại để đạt được điều này.

Ông Duda đã gây chú ý vào đầu tháng này khi cho biết Ba Lan đã thảo luận về việc tham gia chương trình "chia sẻ hạt nhân", theo đó Mỹ sẽ triển khai bom hạt nhân ở một số quốc gia NATO phi hạt nhân. Bộ Ngoại giao Mỹ nhanh chóng phản ứng bằng cách nói rằng Washington "không có kế hoạch" triển khai vũ khí hạt nhân cho bất kỳ thành viên NATO nào gia nhập sau năm 1997, trong khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Vedant Patel khẳng định ông không biết tới bất kỳ cuộc thảo luận nào với Ba Lan về vấn đề này.

"Tổng thống Duda không nói Ba Lan đang tiến hành các cuộc đàm phán, nhưng đã có những cuộc đàm phán như vậy và đó là sự thật", ông Kumoch nói với Polsat hôm 28/10. Ông nói thêm: "Tất cả vẫn đang ở giai đoạn bắt đầu", ông lưu ý, với việc Warsaw thông báo cho Mỹ rằng Ba Lan quan tâm đến việc tham gia vào chương trình chia sẻ hạt nhân.

Đa số người Ba Lan ủng hộ sự quan tâm của Tổng thống Duda đối với bom nguyên tử của Mỹ, theo một cuộc khảo sát thực hiện vào đầu tháng này. Nhìn chung, 54,1% ủng hộ việc tham gia chương trình chia sẻ hạt nhân, chỉ có 29,5% số người được hỏi phản đối. Sự ủng hộ đặc biệt mạnh mẽ trong giới trẻ (93%), độc giả của các phương tiện truyền thông nhà nước (72%) và cử tri của đảng PiS cầm quyền (68%).

Ngoài việc muốn có quân đội và vũ khí hạt nhân của Mỹ, Warsaw cũng yêu cầu được đồng minh NATO là Đức - cùng với Nga bồi thường thiệt hại lớn cho Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Mối quan tâm của Warsaw đối với vũ khí hạt nhân của Mỹ đã được cả Nga và Belarus để ý. Ba Lan là đầu mối chính cho việc vận chuyển vũ khí và đạn dược của NATO đến Ukraine, và Nga tuyên bố một số chiến binh Ba Lan đã tham gia vào cuộc xung đột bên phía Kiev.

Cuối ngày 27/10 theo giờ địa phương, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan thông báo tướng Piotr Trytek của nước này đã được bổ nhiệm, dẫn đầu phái đoàn của Liên minh châu Âu chịu trách nhiệm huấn luyện quân đội Ukraine. 

"Sĩ quan Ba Lan, tướng Piotr Trytek, sẽ dẫn đầu sứ mệnh huấn luyện quân sự quốc tế cho quân đội Ukraine. Đây là một trách nhiệm to lớn, nhưng đồng thời cũng là sự công nhận vị thế của Ba Lan trên trường quốc tế", Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak viết trên Twitter.

Ông Trytek, 51 tuổi, là tư lệnh Sư đoàn kỵ binh thiết giáp số 11 của Ba Lan. Ông từng phục vụ ở Iraq và Afghanistan.

Adblock test (Why?)

Tổng thống Đức tuyên bố Berlin và Moscow hiện là đối thủ của nhau - Ảnh 1.

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier. Ảnh: Getty

Tổng thống Đức Steinmeier tuyên bố rằng Moscow và Berlin hiện đang chống lại nhau. Ông lưu ý hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine là lý do để đánh giá lại quan hệ song phương và nói thêm rằng không cách nào có thể quay lại "những giấc mơ cũ".

Phát biểu hôm 28/10, ông Steinmeier mô tả quyết định của Nga khởi động chiến dịch quân sự vào tháng 2/2022 là một sự kiện "khởi nguồn".

Ông thừa nhận rằng "nhiều người ở Đức cảm thấy có mối liên hệ với nước Nga, và người dân Đức yêu âm nhạc cũng như văn học Nga". Nhưng thực tế mới cũng đồng nghĩa với "không có chỗ cho những giấc mơ cũ", quan chức này giải thích, đề cập đến ý tưởng của cựu tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev về một "ngôi nhà chung châu Âu".

Ông Steinmeier tuyên bố: "Nga và Đức đang ở 2 phía đối đầu".

Tổng thống tuyên bố rằng Đức đang "xung đột" nhưng cũng nói rằng nước này không "có chiến tranh". Ông nhấn mạnh: "Cần tránh leo thang thêm tình trạng thù địch ở Ukraine và sự can dự trực tiếp của các quốc gia khác vào cuộc xung đột".

Phát biểu trước đại sứ Ukraine mới tại Đức Alexey Makeev, ông Steinmeier cam kết Berlin sẽ tiếp tục hỗ trợ Kiev về quân sự, tài chính và chính trị cho đến "chừng nào cần thiết".

Ông cũng cảnh báo người dân về "những năm khó khăn" ở phía trước. Ông Steinmeier tuyên bố: "Tại  Đức, một kỷ nguyên của gió ngược đã bắt đầu".

Tổng thống thừa nhận rằng các lệnh trừng phạt đối với Moscow của Berlin cũng đang gây tổn hại cho Đức. Tuy nhiên, ông cho biết cường quốc kinh tế châu Âu không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục đưa ra các biện pháp trừng phạt.

Tổng thống Steinmeier tuyên bố các biện pháp trừng phạt, bất chấp những hậu quả bất lợi rõ ràng, là lợi ích tốt nhất của Đức về lâu dài. 

Ngay sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự của Nga chống lại Ukraine, Đức, cùng với phần còn lại của Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, đã giáng đòn trừng phạt kinh tế vào Nga. Berlin cũng từ bỏ chính sách hạn chế cung cấp vũ khí tấn công cho lực lượng của Kiev, và hiện cung cấp cho Ukraine pháo, rocket, hệ thống tên lửa phòng không và đại bác gắn xe.

Moscow nhiều lần cảnh báo rằng những chuyến hàng vũ khí của các thành viên NATO chỉ kéo dài cuộc giao tranh ở Ukraine và khiến khối quân sự do Mỹ đứng đầu trở thành một bên của cuộc xung đột.

Trước đó, ngày 25/10, Tổng thống Steinmeier đã có chuyến thăm bất ngờ tới Kiev, đây là chuyến thăm đầu tiên của ông kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra. Tại đây ông cam kết sẽ hỗ trợ hơn nữa cho Ukraine, đặc biệt là trong lĩnh vực phòng không.

Theo Reuters, Tổng thống Đức ban đầu dự định đến đến thăm Ukraine vào tháng 4, nhưng Kiev đã từ chối chuyến thăm của ông do không hài lòng về sự ủng hộ của quan chức này đối với mối quan hệ hợp tác giữa phương Tây với Nga trong quá khứ. Kiev và Berlin sau đó đã giải quyết bất đồng giữa hai bên.

Adblock test (Why?)

Canada huy động tiền cho Ukraine bằng việc bán trái phiếu - Ảnh 1.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Ảnh: Reuters

"Người Canada giờ đây sẽ có thể đến các ngân hàng lớn để mua trái phiếu chủ quyền đáo hạn sau 5 năm", Thủ tướng Trudeau phát biểu tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội người Canada gốc Ukraine ở Winnipeg.

Ông nói: "Những khoản tiền này sẽ được dùng để viện trợ Chính phủ Ukraine, từ đó giúp họ có thể tiếp tục hỗ trợ người dân Ukraine".

Canada là một trong những nước có cộng đồng gốc Ukraine lớn nhất (không tính các quốc gia có biên giới với Ukraine), và cộng đồng này đã vận động Ottawa áp đặt các biện pháp trừng phạt ngày càng nghiêm khắc đối với Nga kể từ khi nước này triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cảm ơn Thủ tướng Trudeau trên Twitter, nói rằng động thái này "sẽ cho phép tất cả mọi người đóng góp vào chiến thắng của chúng tôi".

Ông Trudeau không cho biết khi nào trái phiếu sẽ được bán.

Phó Thủ tướng Chrystia Freeland từ chối cho biết liệu Canada có giới hạn tổng giá trị trái phiếu mà nước này đang ủng hộ hay không.

"Số tiền thu được sẽ giúp chính phủ Ukraine tiếp tục hoạt động, bao gồm cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân Ukraine, như lương hưu và mua nhiên liệu trước mùa đông", tuyên bố của chính phủ Canada cho biết.

Theo thông báo, số tiền sẽ được chuyển "trực tiếp đến Ukraine" thông qua một tài khoản do Quỹ Tiền tệ Quốc tế quản lý.

Ông Trudeau cũng công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với 35 quan chức cấp cao của các tổ chức Nga trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm Gazprom "và nhiều công ty con", theo một tuyên bố, cùng với 6 "tổ chức trong lĩnh vực năng lượng" khác.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục siết chặt các biện pháp trừng phạt đối với bất kỳ ai tiếp tay cho chiến dịch của Nga", ông Trudeau nói.

Ngoài ra, Canada dự định áp đặt các biện pháp trừng phạt mới “đối với các thành viên trong lĩnh vực tư pháp và an ninh Nga, bao gồm cảnh sát, điều tra viên, công tố viên, thẩm phán và các quan chức nhà tù, có liên quan đến các vi phạm nhân quyền rộng rãi và có hệ thống đối với các nhà lãnh đạo đối lập Nga”, tuyên bố cho biết.

Adblock test (Why?)

Không muốn làm 'mếch lòng' Nga, Hàn Quốc quyết từ chối gửi vũ khí sát thương cho Ukraine - Ảnh 1.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. Ảnh AA

Hàn Quốc hôm thứ Sáu 28/10 phủ nhận việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine và nói rằng họ chưa bao giờ làm như vậy để đối đầu với Moscow.

Trước đó, Tổng thống Putin cảnh báo rằng Nga đã biết về quyết định của Seoul để cung cấp vũ khí sát thương cũng như đạn dược cho Ukraine và những hành động như vậy sẽ phá hủy mối quan hệ song phương.

Đáp lại tuyên bố của Tổng thống Putin, Tổng thống Yoon Suk-yeol nhấn mạnh rằng, nước ông chỉ cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho Kiev.

"Chúng tôi đã cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine trong tình đoàn kết với cộng đồng quốc tế nhưng không bao giờ gửi vũ khí sát thương hoặc bất kỳ thứ gì tương tự", ông Yoon nói với các phóng viên tại Seoul, được Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời.

"Tôi muốn các bạn biết rằng chúng tôi đang cố gắng duy trì mối quan hệ hòa bình và tốt đẹp với tất cả các nước trên thế giới, bao gồm cả Nga", ông Yoon nói thêm.

Vào tháng 4 năm nay, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã yêu cầu Hàn Quốc trang bị quân sự.

Tuy nhiên, Seoul từ chối hỗ trợ quân sự và cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ nhân đạo cho Kiev.

Trong khi đó, các quan chức Mỹ được Reuters và hãng tin AP trích lời cho biết, Washington đang chuẩn bị một gói hỗ trợ quân sự mới trị giá 275 triệu USD cho Ukraine để tăng cường sức mạnh phản công chống lại Nga của lực lượng này.

Các quan chức giấu tên cho biết không có vũ khí mới đáng kể nào trong gói hàng của Mỹ, dự kiến sẽ được công bố sớm nhất vào ngày 28/10.

Thay vào đó, viện trợ của Mỹ phần lớn nhằm vào việc dự trữ hàng nghìn viên đạn cho các hệ thống vũ khí đã có mặt ở Ukraine, bao gồm cả Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao, được gọi là HIMARS, mà Ukraine đã sử dụng thành công trong cuộc phản công chống lại Nga.

Người phát ngôn an ninh quốc gia của Nhà Trắng John Kirby từ chối xác nhận thông tin chi tiết của gói viện trợ này trong một cuộc phỏng vấn với CNN. Ông Kirby chỉ nói rằng một đợt vũ khí mới cho Ukraine sẽ được công bố "rất, rất sớm".

Adblock test (Why?)

Lầu Năm Góc khẳng định Trung Quốc vẫn là thách thức lớn nhất với Mỹ - Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin xuất hiện trong một cuộc họp báo của Lầu Năm Góc hôm 27/10. Ảnh: Getty

Trung Quốc vẫn là thách thức an ninh quốc gia hàng đầu đối với Mỹ, ngay cả khi xung đột Ukraine leo thang căng thẳng giữa Washington và Moscow, Lầu Năm Góc cho biết trong đánh giá quốc phòng hàng năm mới nhất của mình.

"Thách thức toàn diện và nghiêm trọng nhất đối với an ninh quốc gia của Mỹ là nỗ lực ngày càng quyết liệt của Trung Quốc trong việc cải tạo khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và hệ thống quốc tế cho phù hợp với lợi ích của Bắc Kinh", Lầu Năm Góc cho biết hôm 27/10 trong báo cáo Chiến lược Quốc phòng (NDS) năm 2022 của mình.

Lầu Năm Góc tuyên bố Bắc Kinh đã tìm cách tác động đến các liên minh của Mỹ ở châu Á và tận dụng sức mạnh kinh tế cũng như quân sự ngày càng tăng của họ để "gây ảnh hưởng đến các nước láng giềng". Đặc biệt, Mỹ cáo buộc Trung Quốc sử dụng các luận điệu ngày càng khiêu khích đối với Đài Loan, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.

Báo cáo tuyên bố: "Trung Quốc đang gây ra những tác động không nhỏ trên Biển Hoa Đông, Biển Đông và dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế" ở biên giới Trung-Ấn. Đồng thời, Trung Quốc cũng mở rộng và hiện đại hóa Lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân, "với trọng tâm là vượt qua các lợi thế quân sự của Mỹ".

Mỹ đã có những động thái gây căng thẳng với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã đến thăm hòn đảo vào tháng 8, sau khi bỏ qua cảnh báo của Bắc Kinh rằng chuyến đi sẽ phá hoại quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Sau khi bà Pelosi đến Đài Loan, Trung Quốc đã đáp trả bằng cách cắt đứt quan hệ quân sự và khí hậu với Washington.

Do các khoản đầu tư của Bắc Kinh vào việc nâng cấp vũ khí hạt nhân, Mỹ phải đối mặt với thách thức ngăn cản hai cường quốc sở hữu năng lực hạt nhân tiên tiến và đa dạng - Trung Quốc và Nga - "tạo ra những căng thẳng mới về ổn định chiến lược", Lầu Năm Góc cho biết.

Báo cáo cho rằng Nga là "thách thức cấp tính", thấp hơn một bậc so với "thách thức lâu dài" do Trung Quốc đưa ra. "Chiến dịch của Nga vào Ukraine nhấn mạnh hành vi vô trách nhiệm của nước này", Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cho biết trong một ghi chú kèm theo NDS. "Những nỗ lực đáp trả chiến dịch của Nga vào Ukraine cũng làm nổi bật đáng kể tầm quan trọng của một chiến lược tận dụng sức mạnh của các giá trị và sức mạnh quân sự của chúng tôi cùng các đồng minh và đối tác".

Ông Austin nói rằng không giống như Trung Quốc, Nga không thể "thách thức một cách có hệ thống" Mỹ về lâu dài. Ông nói thêm, Bắc Kinh là "đối thủ cạnh tranh duy nhất có cả mục đích định hình lại trật tự quốc tế và ngày càng có sức mạnh để làm như vậy".

Bên cạnh đó, Lầu Năm Góc cũng xác định Iran và Triều Tiên là những mối quan tâm đáng kể.

Adblock test (Why?)

Ukraine bổ sung hàng tỷ USD vào ngân sách quân sự - Ảnh 1.

Binh lính quân đội Ukraine. Ảnh: Getty

Tổng thống Zelensky đã đưa ra một số sửa đổi đối với ngân sách năm 2022 của đất nước, trong đó tăng giới hạn tối đa về vay nợ nội bộ của nhà nước và nợ quốc gia, đồng thời tạo ra một sự thúc đẩy đáng kể cho chi phí quốc phòng của Ukraine.

Ngân sách mới được công bố trên trang web của Quốc hội Ukraine (Rada) vào hôm 27/10, theo đó tổng cộng 386,9 tỷ hryvnas Ukraine (10,5 tỷ USD) sẽ được phân bổ cho các lĩnh vực an ninh và quốc phòng của đất nước.

Phần lớn quỹ, khoảng 9,9 tỷ USD, sẽ được chuyển cho Bộ Quốc phòng, trong khi phần còn lại sẽ được chia cho Bộ Nội vụ, Sở An ninh, Cục Tình báo Chính, Cục Tình báo nước ngoài cùng các bộ khác.

Cần lưu ý rằng chính phủ đã bắt đầu thực hiện các thủ tục ngân sách để đảm bảo việc sử dụng các khoản tiền bổ sung này cho các lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia của đất nước.

Thông báo được đưa ra sau khi nghị sĩ Ukraine Yaroslav Zheleznyak tuyên bố hồi đầu tháng rằng Ukraine đã chi toàn bộ ngân sách hàng năm trong bối cảnh xung đột quân sự đang diễn ra với Nga, trong khi trợ lý tổng thống Alexander Rodnyansky tiết lộ Ukraine hiện cần được cung cấp từ bốn đến năm tỷ USD mỗi tháng để duy trì hoạt động.

Trong một bài báo do tập đoàn truyền thông Funke của Đức đăng hôm 25/10, ông Rodnyansky tuyên bố rằng Kiev hy vọng Liên minh châu Âu (EU) sẽ chi trả khoảng một nửa số tiền đó - khoảng 2 tỷ USD mỗi tháng. Ông cũng khẳng định Ukraine cần nhận thêm các khoản viện trợ như "quần áo, nguồn điện khẩn cấp và máy phát điện diesel" sau khi Nga thực hiện một loạt cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.

Ông Rodnyansky nói với Funke: "Chúng tôi tin rằng Đức có thể cung cấp khoảng 500 triệu USD mỗi tháng", đồng thời nhấn mạnh rằng điều này sẽ đặc biệt cần thiết vào năm tới. "Nhà nước phải hoạt động, lương hưu phải được trả".

Thủ tướng Ukraine Denis Shmigal đã công bố tổng chi phí sửa chữa cơ sở hạ tầng bị hư hại của đất nước và hiện đại hóa các khu vực không bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột rơi vào khoảng 750 tỷ USD. Theo Funke, Ngân hàng Thế giới và Mỹ tuyên bố họ tin rằng chi phí tái thiết Ukraine thấp hơn đáng kể, vào khoảng 350 tỷ USD.

Adblock test (Why?)

Tổng thống Putin cảnh báo về thập kỷ nguy hiểm và khó đoán nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Getty

Tổng thống Nga Vladimir Putin tin rằng thế giới đang đứng trước bờ vực của một thập kỷ đầy biến động sẽ mang lại mối nguy hiểm và khó đoán định nhất trong nhiều thế hệ khi quyền bá chủ của phương Tây chắc chắn sắp kết thúc.

"Chúng ta đang ở một vị trí lịch sử", ông Putin nói hôm 27/10 tại cuộc họp thường niên của Câu lạc bộ Thảo luận Valdai ở Moscow. "Phía trước có lẽ là thập kỷ nguy hiểm, không thể đoán trước và đồng thời là quan trọng nhất kể từ khi Thế chiến II kết thúc".

Ông Putin chỉ trích phương Tây vì đã chơi một trò chơi địa chính trị "nguy hiểm và không thể chấp nhận". Ông nói rằng Mỹ và các đồng minh NATO của họ đã giúp kích động xung đột Nga-Ukraine, đồng thời gây ra cuộc khủng hoảng về chủ quyền của Trung Quốc ở Đài Loan để thực thi quyền thống trị toàn cầu của họ.

"Tôi luôn tin vào sức mạnh của lẽ thường, vì vậy tôi tin rằng sớm hay muộn, các trung tâm mới của thế giới đa cực và phương Tây sẽ phải bắt tay vào một cuộc đối thoại bình đẳng về tương lai chung của chúng ta", ông Putin nói.

Nhà lãnh đạo Nga lưu ý rằng khi Moscow đưa ra những lo ngại về an ninh cần phải giải quyết để ngăn chặn cuộc khủng hoảng Ukraine vào tháng 12 năm ngoái, NATO đã gạt đề xuất này sang một bên. "Không ai có thể ngồi ngoài được. Ai gieo gió sẽ gặt bão. Cuộc khủng hoảng đã thực sự mang tầm cỡ toàn cầu. Nó ảnh hưởng đến tất cả mọi người, và chúng ta không nên ảo tưởng", ông lập luận.

"Về cơ bản, nhân loại phải đối mặt với hai lựa chọn", ông Putin nói thêm. "Hoặc tiếp tục tích tụ các vấn đề chồng chất chắc chắn sẽ đè bẹp tất cả chúng ta, hoặc chúng ta có thể cùng nhau tìm ra các giải pháp để từ đó làm cho thế giới trở nên ổn định hơn và an toàn hơn".

Ông Putin khẳng định: "Dù sao đi nữa, thời kỳ lịch sử của sự thống trị đơn cực từ phương Tây đối với các vấn đề thế giới sắp kết thúc". 

Cũng trong sự kiện Câu lạc bộ thảo luận Valdai hôm 27/10 ở Moscow, người điều hành Fyodor Lukyanov đã nói với Tổng thống Nga rằng "chúng tôi hơi lo lắng khi nhớ lại những nhận xét của ông ở đây bốn năm trước, khi ông nói rằng tất cả chúng ta sẽ lên thiên đường".

"Chúng ta không vội đến đó phải không?" ông Lukyanov hỏi.

Tổng thống Putin im lặng trong vài giây khi một số khán giả bật cười. Ông Lukyanov phá vỡ sự im lặng bằng cách nói rằng: "Việc ông im lặng dường như là dấu hiệu cho thấy tình hình đang trở nên đáng báo động".

Tổng thống cười và nói: "Tôi muốn cảnh báo mọi người tập trung hơn", đồng thời lưu ý thêm "phương pháp này đã đạt được hiệu quả".

Năm 2018, nhà lãnh đạo Nga được hỏi về khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân, ông đáp trả bằng cách cho biết Moscow, theo học thuyết của mình hồi đó, không thể tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu và chỉ có thể tiến hành một cuộc tấn công đáp trả. Tổng thống Nga giải thích rằng Moscow sẽ chỉ phóng các đầu đạn hạt nhân của mình sau khi xác nhận rằng đối phương đã phóng những đầu đạn vào lãnh thổ Nga.

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng những người đối đầu nên biết sự trả đũa là không thể tránh khỏi và họ sẽ bị tiêu diệt. "Và chúng tôi, với tư cách là những nạn nhân, những người tử vì đạo, sẽ lên thiên đường trong khi họ chỉ đơn giản là sẽ chết", ông nói và khẳng định "họ thậm chí sẽ không có thời gian để ăn năn".

Adblock test (Why?)

Sự thật về "thông điệp" của ông Putin gửi cho ông Zelensky - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp người đồng cấp Umaro Sissoco Embalo tại Moscow, ngày 25/10. Ảnh kremlin.ru

Tổng thống Guinea-Bissau đã truyền đạt thái độ của Moscow cho Kiev theo ý mình, Thư ký báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov nói.

Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không yêu cầu người đứng đầu Guinea-Bissau, Umaro Sissoco Embalo, chuyển bất kỳ thông điệp đặc biệt nào tới người đồng cấp Ukraine, Vladimir Zelensky.

Ông Dmitry Peskov nói với các nhà báo, trong chuyến thăm của ông Embalo tới Moscow hôm thứ Ba (25/10), ông Putin đã nói ngắn gọn về việc các cuộc đàm phán hòa bình Nga-Ukraine đã sụp đổ như thế nào sau khi Kiev rút khỏi cuộc đàm phán. Nhà  lãnh đạo Nga nhắc lại rằng Moscow đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán, với điều kiện là Kiev thay đổi lập trường về vấn đề này.

"Đồng nghiệp của chúng tôi từ quốc gia châu Phi nói rằng ông ấy sẽ có liên hệ (với Zelensky và rằng ông ấy sẽ chuyển tiếp thái độ của ông Putin cho phía Ukraine", ông Peskov giải thích. 

Ông Embalo đã gặp ông Zelensky tại Kiev hôm thứ Tư (26/10) và đề cập đến các cuộc nói chuyện của ông với ông Putin trong một cuộc họp báo chung. Phía Ukraine mô tả những lời của vị khách của mình là "một tín hiệu từ phía Nga" nhưng bác bỏ quan điểm này chỉ là những lời ngụy biện nhằm vào "các quốc gia chưa cắt đứt quan hệ chính trị" với Moscow.

Ông nói thêm: "Để cuộc đối thoại diễn ra, một quốc gia phải tôn trọng quốc gia khác, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và biên giới của quốc gia đó".

Lập trường do ông Peskov nêu ra đã được nhiều quan chức Nga khác, bao gồm cả tổng thống, lên tiếng công khai. Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine tháng trước đã cấm bất kỳ cuộc đàm phán nào với Nga miễn là Putin vẫn còn nắm quyền, một đề nghị mà Zelensky đã ký thành luật.

Tổng thống Ukraine nói rằng mục tiêu duy nhất của đất nước ông trong cuộc xung đột là đánh bại Nga trên chiến trường và chiếm được tất cả các vùng lãnh thổ mà Kiev tuyên bố chủ quyền. Ông khẳng định, các cuộc đàm phán hòa bình chỉ có thể diễn ra sau khi đạt được mục tiêu này. Zelensky đang trông cậy vào sự giúp đỡ của Mỹ và các đồng minh trong việc cung cấp vũ khí, thông tin tình báo và tiền bạc cho Ukraine.

Adblock test (Why?)

Ủy viên trẻ nhất của Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc - Ảnh 1.

Ông Đinh Tiết Tường, một trong 7 thành viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc khóa XX. Ảnh: Reuters.

Trong 7 thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc khóa XX được công bố ngày 23/10, ông Đinh Tiết Tường - Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng - là một trong 4 cái tên lần đầu có mặt tại cơ quan quyền lực này.

Ở tuổi 60, ông Đinh Tiết Tường là người trẻ tuổi nhất trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Về lý thuyết, ông có thể phục vụ ít nhất hai nhiệm kỳ trước khi đến tuổi nghỉ hưu.

Dù chưa từng đảm nhiệm qua vị trí bí thư tỉnh ủy hoặc tỉnh trưởng một tỉnh ở Trung Quốc, cũng như hiếm xuất hiện trước công chúng, ông Đinh được cho là người hỗ trợ đáng tin cậy cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, và thường xuyên tháp tùng nhà lãnh đạo trong các chuyến thăm trong nước và quốc tế.

Bước tiến chính trị

Theo thông tin từ Tân Hoa xã, ông Đinh Tiết Tường xuất thân từ tỉnh Giang Tô. Ông tốt nghiệp Đại học Phúc Đán và có công việc đầu tiên vào năm 1982, trước khi gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc hai năm sau đó. Ông bắt đầu sự nghiệp với tư cách nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Vật liệu Thượng Hải.

Năm 1999, ông được bổ nhiệm làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Công nghệ thành phố Thượng Hải, được xem như bước đầu cho con đường thăng tiến của ông, theo South China Morning Post.

Ông chuyển sang làm nhiều vị trí tại thành ủy Thượng Hải, và danh tiếng chính trị của ông bắt đầu được gây dựng khi làm trợ lý cho ông Tập Cận Bình vào năm 2007, người thời điểm đó giữ chức bí thư Thượng Hải.

Khi ông Tập tiếp quản vị trí lãnh đạo vào năm 2013, ông Đinh Tiết Tường được chuyển đến Bắc Kinh và tiếp tục hỗ trợ ông Tập với tư cách Phó chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng, kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước. Ông sau đó đã kế nhiệm ông Lật Chiến Thư, trở thành chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ủy viên trẻ nhất của Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc - Ảnh 2.

Ông Đinh Tiết Tường (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 9. Ảnh: Reuters.

Dấu ấn cho thăng tiến trong chính trường của ông nhiệm kỳ qua được thể hiện ở việc từ chỗ là thành viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa XVIII, ông trở thành một trong 25 thành viên chủ chốt cho vị trí Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, trước khi thành một trong 7 thành viên Thường vụ Bộ Chính trị vào Đại hội XX vừa qua.

Chân dung nhà kỹ trị

Từ tháng 2, giới chuyên gia đã nhận định ông Đinh sẽ có một vai trò lớn trong cơ cấu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc liên quan đến các quyết sách về khoa học công nghệ.

Theo Diplomat, với xuất thân từ ngành nghiên cứu vật liệu, một lĩnh vực quan trọng với các chính sách công nghiệp và phát triển nguồn lực cho kinh tế quốc gia, ông Đinh là một nhân tố phù hợp với mục tiêu theo đuổi tiến bộ khoa học công nghệ của Trung Quốc. Vật liệu mới là một lĩnh vực chiến lược, và phát triển nguồn vật liệu mới cũng đi đôi với chính sách chiến lược như địa kinh tế và nguồn lực nước ngoài.

“Kinh nghiệm của ông Đinh cho thấy ông là một nhà quản lý tài năng có sự khéo léo chính trị, cũng như biết trân trọng chuyên môn kỹ trị”, ông Neil Thomas, nhà phân tích cấp cao về Trung Quốc và Đông Bắc Á thuộc Eurasia Group, nói với Reuters.

Khoa học công nghệ là mục tiêu mà Trung Quốc đặt trọng tâm phát triển trong thời gian tới.

Trong bài phát biểu khai mạc Đại hội đảng XX, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh mục tiêu chính là "đẩy nhanh việc thực hiện khả năng tự lực và tự cải thiện về khoa học công nghệ ở trình độ cao". Reuters cho biết bài phát biểu khai mạc hôm 16/10 của ông Tập đã nhắc đến cụm từ "công nghệ" 40 lần, so với 17 lần hồi đại hội đảng năm 2017.

Người luôn ở "phía sau hậu trường"

Chủ tịch Tập Cận Bình đi đến đâu, vị phụ tá đang giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đều có mặt ở đó.

Công chúng có thể không nghe nhiều thông tin về ông Đinh Tiết Tường, song ông là người theo sát mọi cuộc gặp, quán xuyến giấy tờ và các chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc, South China Morning Post cho biết.

Ủy viên trẻ nhất của Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc - Ảnh 3.

Ông Đinh Tiết Tường (trái) đứng cùng cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (giữa) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại lễ khai mạc giải Bóng rổ Thế giới 2019 ở Bắc Kinh. Ảnh: Văn phòng Báo chí Philippines.

Ông Đinh đã tháp tùng ông Tập trong chuyến thăm Kazakhstan và Uzbekistan vào tháng 9, chuyến công du đầu tiên của nhà lãnh đạo Trung Quốc kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Ngoài ra, ông Đinh cũng đi cùng Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến công du đến Washington vào năm 2015, cũng như các chuyến thăm trong nước.

“Điều thực sự nổi bật ở ông Đinh Tiết Tường là ông ấy đã dành nhiều thời gian cho ông Tập hơn bất kỳ quan chức nào khác trong 5 năm qua”, ông Neil Thomas nói.

Không có nhiều thông tin viết về thời gian của ông Đinh ở Thượng Hải. Dù vậy, một bài báo do ông là tác giả và được Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đăng tải năm 2008 đã chỉ ra tầm quan trọng của ông với các công việc hành chính. Trong bài viết, ông được mô tả là người có ảnh hưởng lớn đến thành công hay thất bại của đất nước.

Bản thân ông Đinh Tiết Tường hiếm khi có các cuộc gặp riêng với những quan chức nước ngoài. Vào năm 2018 tại Bắc Kinh, ông đã gặp ông Anton Vaino - Chánh văn phòng của Tổng thống Nga Vladimir Putin, được ví như "người đồng cấp" với ông Đinh.

undefined
undefined
bo chinh tri trung quoc anh 3
bo chinh tri trung quoc anh 3

Chức vụ hiện tại của 7 ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị mới của Trung Quốc. Đồ họa: Mỷ Thi.

Adblock test (Why?)

Lầu Năm Góc tiến hành thử nghiệm vũ khí siêu thanh trong bối cảnh chạy đua với Nga và Trung Quốc - Ảnh 1.

Mỹ tiến hành thử nghiệm vũ khí siêu thanh. Ảnh: Hải quân Mỹ

Hôm 26/10, Hải quân Mỹ đã phóng tên lửa từ duyên hải Virginia và thử nghiệm thành công thiết bị liên lạc và dẫn đường bằng vũ khí siêu thanh, cũng như các vật liệu có thể chịu nhiệt sinh ra khi di chuyển với tốc độ Mach 5, tức gấp 5 lần tốc độ âm thanh. Một tên lửa siêu thanh khác sẽ được phóng vào cuối tuần này để hoàn thành vòng thử nghiệm mới nhất.

Hải quân Mỹ cho biết: "Những tên lửa này cung cấp dữ liệu về hiệu suất của các vật liệu và hệ thống trong môi trường siêu thanh thực tế. Kết quả này sẽ làm rõ sự khác biệt giữa thử nghiệm trên mặt đất và thử nghiệm bay trên không. Dữ liệu thu thập được từ chiến dịch tên lửa định vị mới nhất sẽ thúc đẩy cải tiến khả năng chiến đấu cho cả Hải quân và Lục quân Mỹ để đảm bảo tiếp tục chiếm ưu thế trên chiến trường".

Lầu Năm Góc đang cố gắng đạt được khả năng chiến đấu siêu thanh vào đầu đến giữa những năm 2020 trong bối cảnh lo ngại rằng Mỹ đã tụt hậu so với Nga và Trung Quốc trong việc phát triển loại vũ khí này. Trên thực tế, Nga đã sử dụng tên lửa siêu thanh trên chiến trường Ukraine, đây là lần đầu tiên công nghệ như vậy được sử dụng trong chiến đấu. 

Hải quân và Lục quân Mỹ đang phát triển một thiết kế thân tàu lượn siêu thanh, tại đó họ sẽ kết hợp với các hệ thống vũ khí riêng lẻ với khả năng phóng từ biển hoặc đất liền. Thử nghiệm toàn hệ thống đầu tiên, được tiến hành vào tháng 6, đã thất bại khi xảy ra "hiện tượng bất thường" không xác định được sau khi đánh lửa. Năm ngoái, một thử nghiệm nguyên mẫu đã thất bại vì lỗi tăng áp.

Các phương tiện bay siêu thanh được tên lửa đưa vào tầng khí quyển, sau đó lướt tới mục tiêu với tốc độ Mach 5 hoặc cao hơn. Tốc độ và khả năng cơ động cao khiến chúng khó bị đánh chặn với các hệ thống phòng thủ hiện tại.

Không quân Mỹ đang phát triển một loại vũ khí siêu thanh khác, sử dụng động cơ "scramjet". Vũ khí này được cho là đã thử nghiệm thành công vào tháng 3, khi tên lửa được phóng từ một chiếc B-52 Stratofortress ở ngoài khơi Bờ Tây Mỹ và bay được hơn 300 hải lý sau khi động cơ phản lực của nó khởi động và tăng tốc lên hơn Mach 5.

Adblock test (Why?)

Điều kiện để Phần Lan cho phép NATO đặt vũ khí hạt nhân ở biên giới với Nga - Ảnh 1.

Binh sĩ Phần Lan thực hiện các bài tập mô phỏng chiến tranh trong cuộc tập trận quân sự của NATO ở Chiến dịch Baltic (Baltops 22) vào ngày 11 tháng 6. Ảnh: Getty

Cả Phần Lan và Thụy Điển đều nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 5, để đáp trả việc Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine. Theo tờ báo Iltalehti có trụ sở tại Helsinki, dự luật liên quan đến khả năng trở thành thành viên NATO mà chính phủ Phần Lan được đưa ra trước quốc hội không bao gồm bất kỳ lựa chọn từ chối vũ khí hạt nhân nào.

Phát biểu với tờ báo, các nguồn tin quốc phòng cho biết các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Phần Lan, ông Pekka Haavisto và ông Antti Kaikkonen, đã đưa ra "cam kết" với NATO vào tháng 7 rằng họ sẽ không thiết lập "các hạn chế quốc gia nào" nếu đơn của Helsinki được chấp nhận.

Điều này có nghĩa là vũ khí hạt nhân của NATO có thể đi qua, hoặc được đặt trên lãnh thổ Phần Lan. Ngoài ra, không có bất kỳ hạn chế nào đối với việc thành lập các căn cứ của NATO trong nước.

Theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, nước này đã có khoảng 100 vũ khí hạt nhân ở châu Âu, được đặt ở Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Anh và Pháp, cả hai thành viên NATO, cũng duy trì kho vũ khí hạt nhân độc lập của riêng mình.

Đầu tháng này, chính phủ Ba Lan cho biết họ đã tổ chức các cuộc thảo luận với chính phủ Mỹ về việc lưu trữ vũ khí hạt nhân, mặc dù điều này chưa được Washington xác nhận.

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tuyên bố rằng có một "cơ hội tiềm năng" cho đất nước của ông trong việc tham gia vào "chương trình chia sẻ hạt nhân".

Theo ông Duda, NATO là một "liên minh hạt nhân", sử dụng kho vũ khí hạt nhân của mình để "gìn giữ hòa bình, ngăn chặn áp bức".

Tầm quan trọng của một biện pháp răn đe hạt nhân đã được khẳng định trong Khái niệm chiến lược năm 2022 của NATO, được liên minh này thông qua tại hội nghị thượng đỉnh ở Madrid vào tháng 6.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hoan nghênh đơn xin gia nhập từ Phần Lan và Thụy Điển vào tháng 5, mô tả động thái này là một "thời điểm lịch sử" đối với liên minh.

Ông nói: "Tôi nhiệt liệt hoan nghênh yêu cầu gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển. Các bạn là đối tác thân thiết nhất của chúng tôi. Tất cả các đồng minh đều đồng ý về tầm quan trọng của việc mở rộng NATO. Tất cả chúng tôi đồng ý rằng chúng ta phải sát cánh cùng nhau và đây là thời khắc lịch sử mà chúng ta phải nắm bắt. Đây là thời điểm quan trọng vì sự an toàn của chúng ta".

Đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển đã được quốc hội của 28 trong số 30 quốc gia thành viên liên minh thông qua, Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ là hai nước duy nhất còn lại chưa chấp thuận.

Vấn đề chính là Thổ Nhĩ Kỳ, với việc Ankara cho biết họ sẽ chỉ chấp thuận các thành viên mới nếu họ kiềm chế được lực lượng ly khai người Kurd.

Phát biểu ngày 1/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết: "Chúng tôi sẽ duy trì lập trường nguyên tắc và kiên quyết về vấn đề này cho đến khi những lời hứa với đất nước chúng tôi được thực hiện".

NATO hiện đang tiến hành cuộc tập trận hạt nhân mang tên "Steadfast Noon", bắt đầu từ ngày 17/10 và sẽ tiếp tục cho đến ngày 30/10. Cuộc tập trận có sự tham gia của khoảng 60 máy bay, bao gồm cả máy bay ném bom B-52 của Mỹ có khả năng mang vũ khí hạt nhân.

Adblock test (Why?)

Giải mã bí ẩn thiên thạch bằng loại độc tố khiến lợn nôn mửa - Ảnh 1.

Phần lớn của thiên thạch Lafayette được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Anh. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Anh.

Mẩu thiên thạch Lafayette được tìm thấy trong ngăn kéo tại khoa sinh học thuộc Đại học Purdue ở Indiana (Mỹ) vào năm 1929, nhưng không ai ở đây biết nó đến từ đâu, theo BBC.

Một giả thuyết cho rằng thiên thạch được một "sinh viên da đen" tặng lại cho khoa sau khi người này bắt gặp viên đá rơi xuống ao trong lúc anh đang câu cá.

Tiến sĩ Aine O'Brien, một nhà địa hóa học môi trường và hành tinh tại Đại học Glasgow, Scotland, đã bắt đầu công việc khám phá nguồn gốc của viên đá cách đây hai năm. Công việc của bà đã phần nào làm sáng tỏ câu hỏi người sinh viên da đen nói trên là ai và thời điểm viên đá được tặng cho nhà trường.

Giải mã bí ẩn thiên thạch bằng loại độc tố khiến lợn nôn mửa - Ảnh 2.

Tiến sĩ Aine O'Brien. Ảnh: Đại học Glasgow.

Bà O'Brien bắt đầu công việc khi nhóm của bà được Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London tặng một phần nhỏ của thiên thạch.

Tiến sĩ O'Brien cho biết: “Đó là một thiên thạch từ Sao Hỏa và thực sự rất hiếm. Chỉ điều đó thôi đã khiến nó trở nên quý giá và không phải tất cả thiên thạch từ Sao Hỏa đều ở trong tình trạng nguyên vẹn như Lafayette”.

Tiến sĩ O'Brien đã nghiền nát mảnh nhỏ của thiên thạch và sử dụng phương pháp khối phổ để tìm hiểu xem cấu tạo viên đá.

Tiến sĩ O'Brien cho biết: “Chúng tôi đã tìm ra một danh sách dài gồm hàng trăm hợp chất hóa học khác nhau”.

"Hầu hết chúng đều có những cái tên hóa học thực sự dài và nhàm chán. Nhưng tên của một loại chất độc gây nôn mửa khiến tôi cảm thấy có vẻ hay ho nên tôi bắt đầu tìm hiểu về nó", bà nói.

Deoxynivalenol là loại độc tố gây nôn mà bà O'Brien tìm được. Nó được tìm thấy trong loại nấm gây bệnh trên các loại cây ngũ cốc như ngô, lúa mì và yến mạch và có thể gây bệnh cho người hoặc động vật khi ăn phải, đặc biệt là lợn.

Các tài liệu cho thấy loại nấm này đã gây ra sự sụt giảm rõ rệt về năng suất cây trồng lần lượt trong năm 1919 và năm 1927 tại Indiana.

Nhóm nghiên cứu của bà O’Brien cho rằng độc tố có thể đã rơi xuống các đường nước xung quanh các cây trồng. Do vậy, thiên thạch Lafayette có thể đã bị nhiễm chất này nếu như nó rơi xuống cái ao như câu chuyện giả thuyết.

Trùng hợp, các nhà nghiên cứu cũng tìm ra ba sinh viên người da đen Julius Lee Morgan, Clinton Edward Shaw và Hermanze Edwin Fauntleroy đã đăng ký học tại Đại học Purdue trong năm 1919, và một sinh viên da đen khác có tên Clyde Silance đã học ở đây vào năm 1927.

Từ những phát hiện trên, các nhà nghiên cứu tin rằng một trong 4 sinh viên này có thể là người đã tìm thấy thiên thạch Lafayette tại vùng nước ở Indiana, nơi gần những cây trồng nhiễm độc tố deoxynivalenol.

Adblock test (Why?)

Trực thăng tấn công Ka-52 HOKUM Nga sử dụng trong chiến dịch Ukraine có gì đặc biệt? - Ảnh 1.

Máy bay trực thăng Ka-52 HOKUM "Alligator" của Nga. Ảnh: GUISEPPE CACE

"Con số này tương đương hơn 25% phi đội 90 chiếc Ka-52 đang phục vụ trong Không quân Nga và gần một nửa tổng số máy bay trực thăng của Nga bị tổn thất ở Ukraine", Bộ cho biết trong bản tin tình báo hàng ngày.

"Các trực thăng tấn công của Nga có thể đã phải hứng chịu đợt phản kích từ các hệ thống phòng không cơ động của Ukraine (MANPADS)", Bộ cho biết thêm.

"Nga vẫn không duy trì được ưu thế trên không để có thể yểm trợ lực lượng không quân hiệu quả gần tiền tuyến, và đạn pháo của họ đang cạn kiệt dần. Chính vì vậy, các chỉ huy Nga đang phải tăng cường triển khai các nhiệm vụ trực thăng tấn công rủi ro cao nhằm hỗ trợ chặt chẽ cho quân đội trong chiến đấu", Bộ lưu ý.

Quân đội Ukraine có 4 máy bay trực thăng tấn công Mil Mi-24 tiền tuyến, 20 máy bay vận tải Mil Mi-8 hoặc Mi-17 và 3 chiếc Mi-2, tất cả đều do Liên Xô thiết kế. Mỹ đã chuyển giao 16 chiếc Mi-17 cho Ukraine, số máy bay này ban đầu được mua cho chính phủ Afghanistan.

Vậy máy bay Ka-52 HOKUM "Alligator" của Nga có điểm gì đặc biệt?

Nguồn gốc

Ka-52, một thiết kế sửa đổi của trực thăng Ka-50 Black Shark, là loại trực thăng tấn công hai chỗ ngồi, nó lần đầu tiên được sử dụng vào tháng 6/1997 và vẫn được sản xuất cho đến ngày nay.

Tốc độ và hiệu suất

Ka-52 bay nhanh và linh hoạt nhờ có hai cánh quạt chính quay ngược chiều đồng trục. Truyền thông Nga tuyên bố máy bay có thể xoay 90 độ ngay tại chỗ, National Interest đưa tin.

Ka-52 có thể đạt tốc độ tối đa 315 km/giờ, độ cao tối đa khoảng 5.500m và tầm bay tối đa 1.100km, theo airforce-technology.com.

Vũ khí

Ka-52 có thể mang nhiều loại vũ khí khác nhau. Máy bay có thể gắn tên lửa không đối không tầm nhiệt R-73, vốn đã chứng tỏ hiệu quả khi được sử dụng để chống lại các máy bay chiến đấu IS và phiến quân Syria trong những năm 2010. Ka-52 cũng có thể lắp tên lửa dẫn đường chống tăng, tên lửa không đối đất Kh-25ML và tên lửa S-8 không điều khiển 80mm. Chiếc máy bay này có thể tiêu diệt các mục tiêu mặt đất có bọc thép và không bọc thép một cách dễ dàng, cũng như các mục tiêu tiền tuyến và các mục tiêu tốc độ thấp, theo airforce-technology.com.

Karolina Hird, một nhà phân tích về Nga từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) nói với Newsweek rằng: "Ka-52 của Nga là loại trực thăng tấn công hiệu quả có thể so sánh với AH-64 Apache của Mỹ".

Mặc dù ISW không thể xác minh hoàn cảnh của từng chiếc Ka-52 bị bắn hạ, nhưng tổn thất của trực thăng có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm việc Nga không thiết lập được ưu thế trên không cũng như việc Ukraine sử dụng hiệu quả MANPADS cùng các hệ thống phòng không khác.

Adblock test (Why?)

Nhà Trắng lo đảng Dân chủ mất thế đa số ở quốc hội Mỹ - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden thừa nhận, cuộc chạy đua vào quốc hội giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa đang rất sít sao (Ảnh: Reuters).

Các khảo sát gần đây cho thấy, đảng Dân chủ Mỹ, đảng từng dẫn trước áp đảo trong một số cuộc chạy đua ở Thượng viện, giờ đây đang ở thế rất mong manh. Lợi thế đang nghiêng về đảng Cộng hòa trong bối cảnh lạm phát ở mức cao. Reuters dẫn nguồn thạo tin Nhà Trắng nói rằng, cơ hội kiểm soát Thượng viện của đảng Dân chủ hiện chỉ còn 50-50.

Các tổ chức khảo sát, trong đó có FiveThirtyEight, cho rằng cuộc đua Hạ viện cũng bắt đầu nghiêng về phía Cộng hòa mặc dù Tổng thống Joe Biden và một số đồng minh, cố vấn hồi đầu năm nay dự đoán đảng Dân chủ vẫn nắm thế đa số sau bầu cử giữa kỳ.

Hồi tháng 5, ông Biden dự đoán, đảng Dân chủ sẽ giành chiến thắng ở cả Hạ viện và Thượng viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới. Tuy vậy, tuần trước, ông thừa nhận, cuộc đua ngày càng sít sao.

Nếu đảng Dân chủ mất quyền kiểm soát một trong hai viện ở quốc hội, điều này sẽ tác động rõ rệt đến nửa sau nhiệm kỳ của Tổng thống Biden. Đảng Cộng hòa có thể sẽ tìm cách ngăn cản một số chính sách, ưu tiên của Nhà Trắng, trong khi cố thúc đẩy các đạo luật mới như hạn chế nhập cư, cắt giảm chi tiêu. Ngoài ra, đảng Cộng hòa có thể mở các cuộc điều tra nhằm vào các thành viên đảng Dân chủ.

Nhà Trắng được cho là đang chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản này. Đầu năm nay, Nhà Trắng đã thuê luật sư bào chữa Richard Sauber làm công tố viên đặc biệt, chuẩn bị tinh thần cho bất cứ cuộc điều tra nào.

Adblock test (Why?)

Một nước NATO, đồng minh thân cận của Mỹ bất ngờ lên tiếng phản đối cô lập Nga - Ảnh 1.

Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store. Ảnh Sputniknews

Các nước phương Tây không nên cô lập Nga, ngược lại, họ nên thiết lập liên lạc trực tiếp với Moscow để giải quyết khủng hoảng chính trị đặc biệt khó khăn hiện nay, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store tuyên bố.

"Không có gì tốt đẹp khi cô lập Nga. Điều đáng báo động là ngày nay chúng ta có quá ít liên lạc và giao tiếp trực tiếp với Nga", ông Store nói trước quốc hội Na Uy, được đài truyền hình NRK trích dẫn.

Thủ tướng Na Uy nói rằng tình hình chính trị hiện tại là khó khăn nhất kể từ sau Thế chiến II.

Các nước phương Tây quyết tâm cô lập Nga sau khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2. Họ đã triển khai một chiến dịch trừng phạt toàn diện chống lại Moscow, đồng thời đe dọa các đồng minh và đối tác của Nga bằng các lệnh trừng phạt tương tự trong trường hợp họ vẫn tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần nói rằng nước Nga không thể bị cô lập. Trung Quốc cũng đã lên tiếng phản đối ý tưởng áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương vào bất kỳ quốc gia nào và kêu gọi tiếp tục đối thoại vì lợi ích đối với sự phát triển hòa bình của thế giới.

Khủng hoảng Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã làm suy yếu chuỗi cung ứng và dẫn đến giá năng lượng, lương thực, phân bón... trên toàn thế giới tăng vọt.

Trong một động thái liên quan, Cơ quan an ninh của Na Uy bắt giữ một người đàn ông người Brazil bị cáo buộc là "gián điệp Nga".

Theo đài NRK, Cơ quan an ninh Na Uy đã bắt giữ một chuyên gia nghiên cứu người Brazil đang làm việc với vai trò là học giả Brazil tại ĐH Tromso, miền Bắc Na Uy. Tuy nhiên, các quan chức địa phương cho rằng là người đàn ông này là một "đặc vụ mật" hoạt động thông qua danh tính giả.

Cơ quan an ninh Na Uy hiện chỉ xác nhận rằng họ đã thực hiện một “vụ bắt giữ” ở Tromso và cho biết đang điều tra về các hoạt động “tình báo bất hợp pháp có thể gây tổn hại đến lợi ích quốc gia” của Na Uy, cũng như “an ninh và lợi ích của các quốc gia khác” mà không xác nhận danh tính của người bị bắt giữ cũng như chi tiết của vụ việc.

Adblock test (Why?)

SpeedTest cũng vừa công bố báo cáo thống kê chất lượng dịch vụ di động, Internet tại Việt Nam trong quý 2, 3/2022 trên website https://ift.tt/EF5pO1Z. Được biết, báo cáo của Speedtest được tổng hợp từ 240 nghìn kết quả đo do người dùng tải lên.

Theo đánh giá của SpeedTest, mạng di động Viettel có tốc độ nhanh nhất với tốc độ tải xuống trung bình 44,81 Mb/giây. Vinaphone và MobiFone xếp thứ 2 và 3 với tốc độ tải xuống trung bình lần lượt đạt 41,50 Mb/giây và 30.34 Mb/giây.

Viettel đứng đầu bảng xếp hạng của nhiều đơn vị đo kiểm - Ảnh 1.

Viettel đứng đầu bảng xếp hạng của nhiều đơn vị đo kiểm

Đánh giá của I-Speed (thuộc trung tâm Internet Việt Nam-VNNIC) cũng cho thấy, tốc độ download của mạng di động Viettel trong quý 3 trung bình đạt 47.53Mbps tốt hơn 4.19Mbps~9.6% so với trung bình cả nước (đạt 43.34Mbps)./.

Adblock test (Why?)

Hơn 40 chiến binh Chechnya bị tiêu diệt trong cuộc tấn công của Ukraine gần Kherson - Ảnh 1.

Các lực lượng Ukraine được cho là đã tấn công vào một căn cứ của các chiến binh Chechnya ở vùng Kherson, miền Nam Ukraine. Ảnh Meduza

Ông Sergey Khlan, người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự của Ukraine tại Kherson đã lên tiếng xác nhận thông tin hơn 40 chiến binh Chechnya thiệt mạng trong cuộc tấn công của Ukraine vào căn cứ của một "trung đoàn dầu mỏ" của người Chechnya ngày 24/10.

Trong khi đó, trong một báo cáo tối 24/10, Bộ Tổng tham mưu Ukraine tuyên bố rằng, cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào một tòa nhà trường học ở làng Kairi đã giết chết “tới 30” chiến binh Chechnya.

Còn kênh Telegram 1ADAT của phe đối lập Chechnya tuyên bố rằng, ít nhất 100 người đã thiệt mạng do cuộc tấn công nhằm vào cái gọi là “trung đoàn dầu mỏ”, một phân đội đặc biệt thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga do Tổng thống Chechnya Ramzan Kadyrov sáng lập.

Theo Meduza, đã có một video lan truyền trên Telegram và YouTube cho thấy, những người lính nói tiếng Chechnya đang kiểm tra vết thương của nhau trong một tòa nhà đổ nát. Tính xác thực của video vẫn chưa được xác nhận.

Ngay sau khi các báo cáo về tổn thất của chiến binh Chechnya ở Ukraine được thông báo, nhà lãnh đạo Ramzan Kadyrov đã lên tiếng chỉ trích quân đội Nga phản ứng “yếu ớt” trước các cuộc tấn công của Ukraine.

Trong một bản ghi âm giọng nói trên Telegram, ông Kadyrov nói rằng "nếu một quả đạn pháo rơi xuống lãnh thổ của chúng ta, trong khu vực của chúng ta, chúng ta nên quét sạch toàn bộ một thành phố" để đáp trả lại. Ông Kadyrov không xác nhận hoặc đề cập đến những tổn thất của "trung đoàn dầu mỏ" Chechnya.

Adblock test (Why?)

Ông chủ tổ chức đánh thuê Wagner nói sự thật với Tổng thống Putin về tình hình chiến sự ở Ukraine - Ảnh 1.

Ông Yevgeniy Prigozhin, nhà tài phiệt đứng sau tổ chức lính đánh thuê Wagner (phải) trò chuyện với Tổng thống Nga Putin (ảnh trái). Ảnh Washington Post.

Theo hai quan chức Mỹ quen thuộc với vấn đề, ông Prigozhin đã gặp riêng để trao đổi với Tổng thống Vladimir Putin về cách xử lý có vấn đề của quân đội Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.

Những lời chỉ trích này của Prigozhin lặp lại những gì ông đã tuyên bố công khai trong nhiều tuần rằng các chỉ huy quân sự của Nga đang điều hành cuộc chiến ở Ukraine không tốt, các quan chức Mỹ ẩn danh vì tính nhạy cảm của vấn đề cho biết.

Theo các quan chức Mỹ, việc ông Prigozhin có thể thẳng thắn chỉ trích về nỗ lực quân sự của Nga ở Ukraine với Tổng thống Putin trong một cuộc gặp riêng tư cho thấy ảnh hưởng của nhà tài phiệt này đang gia tăng đáng kể.

Tờ Washington Post trước đó đưa tin rằng, một người thân tín đã gặp riêng Tổng thống Putin để chỉ rõ sự yếu kém trong ban chỉ huy của lực lượng Nga ở Ukraine nhưng không nêu chỉ đích danh cá nhân đó.

The Post đưa tin rằng, cuộc trao đổi trên được Mỹ coi là quan trọng đủ để đưa vào báo cáo hàng ngày được chuyển lên cho Tổng thống Joe Biden.

Ngoài ra, báo cáo tình báo của Mỹ cũng đề cập đến sự thất vọng của ông Prigozhin với Bộ Quốc phòng Nga và căng thẳng ngày càng gia tăng của ông với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu.

The Post, trong nhiều năm, nhà tài phiệt Prigozhin được cho là đã tạo dựng được thứ "quyền lực ngầm" ở Nga khi giúp Moscow thúc đẩy các mục tiêu đối ngoại bằng các biện pháp phi chính thức. Ông được mệnh danh là "đầu bếp của Putin" nhờ sở hữu một nhà hàng ở St.Petersburg mà Tổng thống Putin từng tới thưởng thức cũng như một công ty cung cấp dịch vụ ăn uống cho các cơ quan nhà nước và các thành phố của Nga.

Nhưng trong những tuần gần đây, nhà tài phiệt Prigozhin đã có màn "ra mắt" ấn tượng trước công chúng Nga, khi lần đầu tiên thừa nhận quyền sáng lập và lãnh đạo tổ chức lính đánh thuê Wagner cũng như thẳng thừng chỉ trích giới lãnh đạo quân đội Nga vì những sai lầm của họ trong cuộc chiến ở Ukraine, theo Washington Post.

Adblock test (Why?)

Thủ tướng Đức kêu gọi ngăn xung đột Nga-Ukraine leo thang thành cuộc chiến trực diện Nga-NATO - Ảnh 1.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh AP

"Tôi không nghĩ điều đó sẽ xảy ra, nhưng ít nhất chúng ta phải cảnh giác với nguy hiểm. Điều này sẽ ngăn xung đột trực tiếp giữa Nga-NATO", ông Scholz nói với tờ Welt am Sonntag của Đức hôm 22/10.

Nhà lãnh đạo Đức nhấn mạnh rằng, cần phải tránh mọi động thái bất cẩn trong tình huống nguy hiểm như vậy.

Ngoài ra, trong cuộc phỏng vấn với tờ Die Welt cùng ngày, Thủ tướng Scholz cũng bác bỏ thông tin cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đe dọa leo thang xung đột ở Ukraine.

Cụ thể, khi được hỏi về vấn đề này, ông Scholz đã nhấn mạnh rằng, những cáo buộc của giới truyền thông rằng nhà lãnh đạo Nga đang đe dọa mở rộng xung đột Ukraine là sai sự thật.

Tuy nhiên, ông Scholz cũng tái cam kết sự ủng hộ của Đức đối với Ukraine. Thủ tướng Đức lưu ý rằng Berlin đã cung cấp cho Kiev pháo binh, súng phòng không cũng như hệ thống phòng không IRIS-T mà ngay cả lực lượng vũ trang Đức cũng không được trang bị.

Ông Scholz đã đưa ra nhiều tuyên bố đảm bảo rằng, Berlin sẽ cung cấp vũ khí cho Ukraine khi cần thiết. Vào tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht nói rằng, một trong bốn hệ thống phòng không IRIS-T Berlin hứa cung cấp cho Ukraine đã được chuyển giao, trong khi ba hệ thống còn lại sẽ được giao sau, vào năm 2023. Theo Spiegel, 4 hệ thống IRIS-T Đức cung cấp cho Ukraine có giá hơn 500 triệu Euro.

Nga đã nhiều lần lên án phương Tây gửi cho Ukraine các gói vũ khí trị khổng lồ trị giá hàng tỷ USD, đồng thời lưu ý rằng điều đó càng đổ thêm dầu vào lửa và chỉ kéo dài xung đột. Moscow cảnh báo rằng bất kỳ gói vũ khí nào của phương Tây cho Ukraine cũng sẽ là mục tiêu hợp pháp của các lực lượng vũ trang Nga.

Adblock test (Why?)