Hôm nay Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio thăm chính thức Việt Nam - Ảnh 1.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Nhật Bản, tháng 11/2021 - Ảnh: VGP.

Dự kiến trong chương trình, Thủ tướng Kishida sẽ đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hội đàm chính thức với Thủ tướng Phạm Minh Chính, dự lễ trao đổi các văn kiện hợp tác, tham dự hội nghị hợp tác đổi mới công nghiệp và chuyển đổi số. 

Thủ tướng Kishida cũng sẽ chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, . 

Chặng dừng chân tại Việt Nam là một phần trong chuyến công du 8 ngày của Thủ tướng Nhật Bản Kishida tới 3 nước Đông Nam Á là Indonesia, Việt Nam,  Thái Lan và 2 nước Châu Âu Italy, Vương quốc Anh. 

Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ngài Kishida Fumio trên cương vị Thủ tướng Nhật Bản kể từ khi nhậm chức (tháng 10/2021), đồng thời để đáp lễ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (tháng 11/2021).

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử, phát triển hiệu quả trên nhiều lĩnh vực.  Hai bên đang tích cực chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2023. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Hai người tiền nhiệm của đương kim Thủ tướng Kishida Fumio là nguyên Thủ tướng Abe Shinzo và nguyên Thủ tướng Suga Yoshihide  đều chọn Việt Nam là nước đầu tiên để tới thăm sau khi nhậm chức. Từng là Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Việt - Nhật, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được chính quyền mới của Nhật Bản mời thăm chính thức.

Về phần mình, Thủ tướng Kishida Fumio từng nhiều năm giữ chức Tổng Thư ký Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam. Ông đã thăm Việt Nam 3 lần trên các cương vị khác và đóng góp tích cực vào việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược sâu rộng năm 2014.

Cụ thể, Thủ tướng Kishida Fumio từng thăm Việt Nam vào tháng 7/2014 và 5/2016 trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao, tháng 5/2018 trên cương vị Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách. Thủ tướng Kishida Fumio từng chia sẻ rằng với ông, "Việt Nam là một đất nước đặc biệt và có lương duyên với Nhật Bản".

Chuyến thăm lần này nhằm đưa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đi vào chiều sâu, thúc đẩy triển khai kết quả chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính (từ ngày 22-25/11/2021); tăng cường sự tin cậy chính trị Việt Nam - Nhật Bản và quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trên cơ sở "tình cảm, chân thành, tin cậy"; tăng cường hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước.

Tuyên bố chung "Hướng tới việc mở ra một giai đoạn mới của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á" được hai nước thông qua trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (từ ngày 22-25/11/2021) đã tạo động lực thúc đẩy quan hệ hai nước lên tầm cao mới.

Thời gian qua, hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là quốc phòng, an ninh, đầu tư, thương mại, ODA, y tế, nông nghiệp, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, giáo dục đào tạo, ứng phó với biến đổi khí hậu... được triển khai tích cực. Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu, là nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư số 3, đối tác du lịch lớn thứ 3, thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Hai bên tích cực phối hợp tháo gỡ vướng mắc ở nhiều dự án hợp tác quan trọng.

Việc đón Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam là bước triển khai đồng bộ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, thực chất, hiệu quả; là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, trong đó dựa vào nguồn lực bên trong là chiến lược, cơ bản, lâu dài, quyết định và xác định nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá.

Quan hệ Việt - Nhật qua những con số:

Năm 2021 kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản đạt 42,7 tỷ USD, xuất khẩu đạt 20 tỷ USD (tăng 4,4%) . Trong 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 11,2 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó xuất khẩu đạt gần 5,4 tỷ USD , tăng 10,1% và nhập khẩu đạt gần 5,8 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Lũy kế đến ngày 20/3, Nhật Bản có 4.828 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 64,410 tỷ USD, đứng thứ 3 sau Hàn Quốc và Singapore trong tổng số 139 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Nhật Bản là nước cung cấp vốn vay bằng đồng Yên cho Việt Nam lớn nhất, tổng giá trị vay cho đến tháng 12/2019 là 2.578 tỷ Yên (tương đương khoảng 23,76 tỷ USD, chiếm 26,3% tổng vốn ký kết vay nước ngoài của Chính phủ) .

Hợp tác nông nghiệp có bước đột phá từ năm 2014 trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Hai bên đã ký kết và triển khai Tầm nhìn trung và dài hạn trong hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản.

Hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thực chất với việc Nhật Bản liên tục cung cấp ODA những năm gần đây cho các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam.

Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử nhiều tu nghiệp sinh sang Nhật Bản. Hiện Việt Nam đứng thứ nhất về số lượng thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản với hơn 200.000 người .

Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước đã phát triển dưới nhiều hình thức. Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục đào tạo của Việt Nam. Hai bên đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác trong lĩnh vực này. Số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản hiện đạt hơn 51.000 người.

Nhật Bản đang hợp tác để nâng cấp 4 trường đại học của Việt Nam đạt đại học chất lượng cao; đang hợp tác xây dựng Trường Đại học Việt-Nhật nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam…

Năm 2019, lượng khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam đạt gần 952.000 người, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Hiện có khoảng 20.000 công dân Nhật Bản tại Việt Nam. Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản đạt hơn 450.000 người. Hợp tác địa phương hai nước được thúc đẩy mạnh mẽ, các địa phương của Việt Nam và Nhật Bản đã ký hơn 70 văn bản hợp tác.

Trong hợp tác phòng, chống dịch COVID-19, Nhật Bản viện trợ không hoàn lại hơn 7,4 triệu liều vaccine, hơn 4 tỷ Yên để cung cấp trang thiết bị, hỗ trợ kỹ thuật, cải thiện hệ thống y tế, Chính phủ, Quốc hội và địa phương Việt Nam hỗ trợ hơn 1,2 triệu khẩu trang cho Nhật Bản.

Adblock test (Why?)

Chiến sự Nga-Ukraine: Lãnh thổ Nga bị tấn công, trạm kiểm soát gần Ukraine hứng pháo kích - Ảnh 1.

Trạm kiểm soát của Nga ở khu vực Kursk gần biên giới Ukraine bị pháo kích hôm thứ Sáu 28/4. Ảnh minh họa Getty

Thống đốc vùng Kursk của Nga, ông Roman Starovoyt cho biết trong một tuyên bố trên Telegram rằng đạn pháo được bắn vào trạm kiểm soát ở làng Krupets, gần thành phố Sumy của Ukraine, vào khoảng 8 giờ sáng theo giờ địa phương, theo Theo The Week

Ông Starovoyt cho biết, các lực lượng biên phòng và quân đội Nga đã "trấn giữ" các vị trí và bắn trả.

"Không có bất kỳ thương vong hoặc thiệt hại nào", ông Starovoyt viết.

Thống đốc vùng Kursk không nói rõ liệu các quả đạn có được bắn từ bên trong lãnh thổ Ukraine hay không và không biết liệu có thương vong về phía Ukraine hay không.

Đây không phải là lần đầu tiên vùng biên giới giáp Ukraine của Nga bị tấn công. Giới chức Nga đã từng cáo buộc Ukraine pháo kích vào các trạm kiểm soát và các mục tiêu của Nga trên khắp biên giới, bao gồm cả khu vực Kursk.

Gần đây cũng đã xảy ra một số sự cố bí ẩn trên lãnh thổ Nga, chẳng hạn như một vụ nổ tại một kho dầu và việc một tuyến đường sắt bị phá hoại.

Mặc dù Kiev phủ nhận trách nhiệm, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga hồi đầu tháng vẫn khăng khăng cáo buộc, các lực lượng Ukraine đã gây ra vụ tấn công và đe dọa đáp trả bằng cách tấn công "các trung tâm đầu não" ở Kiev.

Vào ngày 6/ 4, Thống đốc Starovoyt đã cáo buộc các lực lượng Ukraine xả súng vào lực lượng bảo vệ biên giới ở khu vực Kursk.

Ông Starovoyt thời điểm đó cho biết thêm rằng, Lực lượng biên phòng Nga đã bắn trả và không có thương vong hay thiệt hại nào về phía chúng tôi.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov mô tả vụ việc là "nghiêm trọng".

Theo hãng truyền thông Izvestia bằng tiếng Nga, các lực lượng Ukraine trong tuần này cũng nã súng cối vào các làng Nekhoteyevka, Zhuravlyovka và Golovchino ở vùng Belgorod và bắn vào một trạm kiểm soát ở vùng Bryansk.

Thống đốc Starovoyt hôm 25/4 cáo buộc, 2 máy bay không người lái của Ukraine đã bị hệ thống phòng không Nga bắn hạ trong khu vực.

"Không có thương vong, thương tích hoặc tàn phá. Tình hình hoàn toàn trong tầm kiểm soát", ông nói thêm.

Các vụ nổ cũng được nghe thấy ở thành phố Kursk của Nga trong tuần này. Thống đốc Starovoyt đã viết trong một bài đăng trên kênh Telegram hôm 27/4 rằng các vụ nổ xảy ra lúc 2h45 sáng thứ Tư và "các chi tiết của vụ việc đang được làm rõ".

Adblock test (Why?)

NÓNG: Ukraine phản công ở Kharkiv, tuyên bố Nga hứng tổn thất nặng nề - Ảnh 1.

Xe tăng Nga chìm xuống sông. Ảnh Reuters/ BộTổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine

Bộ Tư lệnh Lực lượng Bộ binh của Lực lượng Vũ trang Ukraine ngày 29/4cho biết: "Các lực lượng của đơn vị xung kích dưới sự chỉ huy của Tư lệnh Lực lượng Bộ binh, Tướng Oleksandr Syrsky đã giải phóng làng Ruska Lozova ở khu vực Kharkiv. Bây giờ ngôi làng hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng vũ trang Ukraine".

Làng Ruska Lozova được đánh giá là một khu định cư chiến lược quan trọng nằm trên đường cao tốc Kharkiv-Belgorod.

"Trong suốt cuộc xung đột, chính từ vùng ngoại ô này, đối phương đã nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự và các khu dân cư của Kharkiv", tuyên bố của Bộ Tư lệnh Lực lượng Bộ binh cho biết.

Trước đó 1 ngày, hôm 28/4, quân đội Ukraine cũng giành lại quyền kiểm soát làng Kutuzivka ở Kharkiv, đồng thời ngăn chặn cuộc tấn công của Nga từ nhiều hướng.

Trong một diễn biến liên quan, Ukraine ngày 29/4 cho biết, cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine đã dẫn đến thương vong lớn cho cả hai bên.

Tuy nhiên, Ukraine tuyên bố rằng quân đội Nga đã phải chịu tổn thất cao hơn của Kiev, theo Israel National News.

Một cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã thừa nhận vào sáng nay rằng Ukraine đã phải chịu "tổn thất nghiêm trọng" trong cuộc chiến, nhưng tuyên bố tổn thất của Nga còn "khủng khiếp hơn".

“Chúng tôi có những tổn thất nghiêm trọng nhưng những tổn thất của người Nga còn lớn hơn rất nhiều… Họ có những tổn thất kinh hoàng", Cố vấn tổng thống Oleksiy Arestovych tuyên bố.

Ông Arestovych cũng thừa nhận rằng Nga đã thành công trong việc chiếm thêm lãnh thổ và một số thị trấn Ukraine trong tuần qua, nhưng nhấn mạnh rằng điều đó cũng gây ra tổn thất nặng nề cho quân đội Nga.

Văn phòng Tổng thống Zelensky cũng cho biết, Nga đang tiếp tục bắn phá chiến tuyến ở khu vực Donetsk, miền đông Ukraine bằng pháo và bom.

Chính phủ Ukraine cũng thông báo rằng họ đang lên kế hoạch để sơ tán hàng trăm dân thường đang sống trong nhà máy thép khổng lồ bên trong thành phố Mariupol bị bao vây ở đông nam nước này.

Adblock test (Why?)

Ở Azovstal còn rất ít nước và thức ăn

Thiếu tướng Serhiy Volyna, chỉ huy Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 36 của Ukraine, giải thích rằng có hàng trăm người bên trong nhà máy, bao gồm 60 thanh niên, trong đó nhỏ nhất mới 4 tháng tuổi.

Nhà máy Azovstal đã trở thành thành trì tử thủ của cuộc kháng cự của người Ukraine ở Mariupol, chống lại cuộc tiến công của Nga trong gần hai tháng qua.

Volyna giải thích rằng do cuộc tấn công gần đây của Nga nhằm vào bệnh viện dã chiến của nhà máy, họ đã bị bỏ lại mà không có thiết bị y tế quan trọng, đồng thời tiết lộ rằng họ “còn rất ít nước, rất ít thức ăn”.

“Phòng mổ bị đánh trực diện. Và tất cả các thiết bị phẫu thuật, mọi thứ cần thiết để thực hiện phẫu thuật đã bị phá hủy, nên hiện tại, chúng tôi không thể điều trị cho những người bị thương, đặc biệt là những người bị mảnh đạn và vết thương do đạn bắn, ”ông nói.

Tổng thống Ukraine chuẩn bị giải cứu binh lính tử thủ ở Mariupol, Nga sắp mở đợt tấn công mớ - Ảnh 1.

Một phòng mổ bị đánh sập ở nhà máy Azovstal. Ảnh: Reuters.

“Chúng tôi đang chăm sóc những người bị thương ngay bây giờ bằng bất cứ dụng cụ nào chúng tôi có. Chúng tôi có quân y viện và họ đang sử dụng mọi kỹ năng có được để chăm sóc những người bị thương. Và hiện tại, chúng tôi không có bất kỳ công cụ phẫu thuật nào ngoài một số thứ cơ bản. Nhưng chúng tôi cũng đang rất cần thuốc. Chúng tôi gần như không còn thuốc chữa bệnh ”.

Ukraine có kế hoạch giải cứu

Theo một tuyên bố từ văn phòng tổng thống Ukraine hôm nay, hoạt động sơ tán dân thường khỏi nhà máy thép Azovstal bị bao vây ở Mariupol được lên kế hoạch trong ngày 29/4. Tuyên bố không đưa ra thêm chi tiết.

Khi được hỏi về kế hoạch sơ tán có thể xảy ra, Volyna nói rằng ông không “biết chi tiết”.

"Tôi biết rằng đội đặc  nhiệm đã đến Zaporizhzhia và họ sẽ cố gắng thực hiện một chiến dịch giải cứu."

Volyna nói rằng ông đang liên lạc trực tiếp với Tổng thống Volodymyr Zelensky, nhà lãnh đạo Ukraine đang thông báo cho họ “về tình hình ở Ukraine nói chung và xung quanh Mariupol” cũng như “giữ tinh thần của chúng tôi ở mức cao”.

Volyna không chắc mình và những người Ukraine có thể chống lại các cuộc tấn công của Nga trong bao lâu.

Ông nói: “Chúng tôi không thể cho bạn biết chắc chắn rằng chúng tôi có thể giữ được bao lâu. “Tất cả phụ thuộc vào sự chuyển dịch của đối phương và cả may mắn nữa. Chúng tôi rất hy vọng rằng chúng tôi sẽ được sơ tán, rằng tổng thống sẽ thành công trong việc sơ tán hoặc giải cứu chúng tôi, và chúng tôi sẽ chỉ phải hy vọng và xem liệu điều đó có xảy ra hay không”.

Nga chuẩn bị tấn công

Trong khi đó, Petro Andrushchenko, cố vấn của thị trưởng Mariupol, cho biết thêm dường như sắp có đợt tấn công mới khi người Nga phong toả một phần Mariupol: "Hiện tại, những người chiếm đóng đã đóng cửa quảng trường của quận Left Bank từ Công viên Veselka. Điều này có thể là do một nỗ lực khác nhằm tấn công Azovstal hoặc sẽ xảy ra chiến sự trên đường phố".

Công viên Veselka nằm ở phía bắc của Azovstal.

Tổng thống Ukraine chuẩn bị giải cứu binh lính tử thủ ở Mariupol, Nga sắp mở đợt tấn công mớ - Ảnh 2.

Nhiều khu vực trong và ngoài nhà máy thép đã bị phá huỷ. Ảnh: AP.

Ông cho biết các đồng minh của Nga tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng đang cố gắng "quốc hữu hóa" tài sản của Ukraine, chẳng hạn như cảng.

Hôm 28/4, người đứng đầu DPR Denis Pushilin cho biết cảng biển đang được thông quan và bắt đầu xây dựng lại, và "cảng sẽ hoạt động đầy đủ, chúng tôi dự định sẽ thực hiện chuyến hàng đầu tiên vào tháng Năm”.

Andrushchenko cũng cho biết người Nga cũng đang bắt đầu một cuộc điều tra tài sản ở các khu vực của Mariupol, "bất chấp sự phản đối của công chúng”.

Ông nói, cuộc điều tra dân số sẽ đánh giá tình trạng của các tòa nhà cao tầng ở thành phố cảng phía Nam, cũng như các căn hộ còn sót lại và chủ nhân của chúng.

Andrushchenko cũng nói về những nỗ lực của Nga trong việc đảm nhận nhiều chức năng của chính phủ hơn ở Mariupol.

"Hôm qua ở Mariupol, những người chiếm đóng đã cấp giấy khai sinh đầu tiên cho tháng trước", Andrushchenko nói thêm.

Vài ngày gần đây, các lực lượng Nga đã tăng cường các cuộc tấn công vào khu liên hợp công nghiệp Azovstal rộng lớn, như một phần trong nỗ lực đánh chiếm hoàn toàn Mariupol.

Yuriy Ryzhenkov, Giám đốc điều hành của Metinvest Holding sở hữu nhà máy, mô tả cảnh tượng này là "một thảm họa nhân đạo."

Ryzhenkov nói với CNN: "Thành phố đang bị bao vây theo đúng nghĩa đen trong gần hai tháng nay. Và người Nga, họ không cho phép chúng tôi mang thức ăn vào thành phố hoặc nước vào thành phố".

Nhà máy thép Azovstal được xây dựng vào năm 1933 dưới thời Liên Xô, nó bị phá bỏ một phần trong thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng vào những năm 1940 trước khi được xây dựng lại.

Adblock test (Why?)

6 siêu vũ khí của Nga có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine 'trong vài ngày' nếu được sử dụng - Ảnh 1.

Nga có nhiều siêu vũ khí vô cùng đáng gờm khiến Mỹ, NATO cũng phải dè chừng. Ảnh Express.

Hơn hai tháng sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, các lực lượng Nga đã đạt được rất ít tiến bộ do vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân đội Ukraine, theo Express.

Các chuyên gia cho rằng, Nga đang hướng đến mục tiêu giành chiến thắng và sẽ tuyên bố một chiến thắng ở Ukraine trước “Ngày Chiến thắng” 9/5 - thời điểm Nga kỷ niệm chiến thắng Đức Quốc xã trong Thế chiến 2. Nhưng với những bước tiến chậm chạp trong cuộc chiến, nhiều chuyên gia lo ngại, Nga có thể tung ra một số siêu vũ khí mà nước này sở hữu để đánh gục sự kháng cự của các lực lượng Ukraine và kết thúc xung đột "chỉ trong vài ngày".

Dưới đây là 6 siêu vũ khí của Nga có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine "trong vài ngày" nếu được sử dụng.

RS-28 Satan II

6 siêu vũ khí của Nga có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine 'trong vài ngày' nếu được sử dụng - Ảnh 2.

RS-28 Satan II là đầu đạn hạt nhân khổng lồ dài 35m. Ảnh IT

Đầu tháng này, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-28 Sarmat mới.

Được đặt biệt danh là “The Satan”, đầu đạn hạt nhân khổng lồ dài 35m có thể bay 18.000km và mang theo 15 tên lửa với khả năng phá hủy một khu vực có diện tích bằng nước Pháp.

Theo báo cáo, tên lửa có thể bay dọc gần như toàn bộ chiều dài của nước Nga, gần 5.793km - trong khoảng 15 phút.

SSC-X-9 Skyfall

Vũ khí đáng sợ này là một tên lửa hành trình trang bị vũ khí hạt nhân có thể được phóng từ đất liền hoặc trên biển với tầm bắn gần như “không giới hạn”.

Lần đầu tiên được công bố vào năm 2018, Tổng thống Putin tuyên bố rằng tên lửa này có thể chọc thủng bất kỳ hệ thống phòng không nào và có thể bay ở độ cao thấp nên rất khó bị phát hiện.

Tên lửa này được thiết kế đặc biệt để tìm ra lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ của Mỹ và nhắm mục tiêu vào các địa điểm quân sự quan trọng mà hầu hết các tên lửa khác không thể tiếp cận.

Poseidon

6 siêu vũ khí của Nga có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine 'trong vài ngày' nếu được sử dụng - Ảnh 3.

Tàu ngầm không người lái Poseidon có thể tạo ra sóng thần lớn (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)

Poseidon là tàu ngầm không người lái trang bị vũ khí hạt nhân được ca ngợi là có thể lướt đi trong nước với tốc độ 125 km/h và đủ khả năng tiêu diệt toàn bộ một thành phố nếu khai hỏa.

Mặc dù tàu ngầm không người lái này có tốc độ chậm hơn so với các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) khác, nhưng nó được cho là đủ nhanh để khiến các loại ngư lôi hiện có không thể tiếp cận được nó.

Lần đầu tiên được công bố vào năm 2015, Poseidon - được mệnh danh là “cỗ máy ngày tận thế” có thể tạo ra sóng thần cao tới 91m khi phát nổ, nhấn chìm toàn bộ một thành phố ven biển dưới nước và phá hủy các căn cứ hải quân.

Pháo laser Supra

6 siêu vũ khí của Nga có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine 'trong vài ngày' nếu được sử dụng - Ảnh 4.

Pháo laser Supra có thể vô hiệu hóa tên lửa và máy bay ở cách xa hàng km. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)

Được coi là một trong những hệ thống cơ động, dễ thích nghi nhất của Nga, pháo laser hạng nhẹ Supra có thể xóa sổ vệ tinh, máy bay, máy bay không người lái và tên lửa.

Còn được gọi là Peresvet, pháo hoạt động bằng cách vô hiệu hóa các thiết bị điện tử trên tên lửa và máy bay ở cách xa hàng km.

Trên thực tế, có rất ít thông tin được công khai về hệ thống này, khiến Mỹ xếp nó vào danh sách mối đe dọa "đáng lo ngại".

Yu-74 Avangard

Siêu vũ khí Avangard di chuyển với vận tốc Mach 27 và được thiết kế để tiêu diệt các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ trước một cuộc tấn công hạt nhân trên diện rộng.

Tổng thống Putin đã đích thân tiết lộ vũ khí này vào tháng 3/2018. Nhà lãnh đạo Nga nói rằng Avangard có thể di chuyển với tốc độ gấp 20 lần tốc độ âm thanh và tấn công mục tiêu "như một thiên thạch, như một quả cầu lửa".

Nó cũng được cung cấp năng lượng bởi một lò phản ứng hạt nhân. Một điều đáng lo ngại là Avangard có phạm vi tấn công thực tế không giới hạn, có thể tấn công ở bất cứ đâu.

Kh-47M2 Dagger

6 siêu vũ khí của Nga có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine 'trong vài ngày' nếu được sử dụng - Ảnh 5.

Chiến đấu cơ được trang bị tên lửa Dagger trong cuộc duyệt binh

Kh-47M2 Kinzhal là tên lửa đạn đạo phóng từ trên không của Nga có tầm bắn ấn tượng khoảng 2.000km.

Được đặt biệt danh là “Dao găm”, tên lửa này có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân. Điều này khiến Điện Kremlin mô tả nó là một “vũ khí lý tưởng”.

Loại vũ khí chết người này có thể di chuyển với tốc độ gấp 12 lần tốc độ âm thanh và được thiết kế để phá vỡ các hoạt động đa miền của địch.

Adblock test (Why?)

Biết các đội sát thủ nhảy dù xuống Kiev tìm cách ám sát mình, TT Zelensky vẫn quyết không sơ tán - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Zelensky. Ảnh Independent

Trước khi xung đột giữa Nga và Ukraine bắt đầu vào ngày 24/2, những người bên trong khu nhà đã tự vệ bằng vũ khí tự động và xây dựng hệ thống phòng thủ khi họ hứng chịu 2 đợt tấn công vào ban đêm.

Một cổng sau của khu nhà được bảo vệ chỉ bằng ván gỗ dán và hàng rào cảnh sát.

Theo tường thuật về sự việc do ông Oleksiy Arestovych, Cố vấn Tổng thống Zelensky tiết lộ với Time , Tổng thống Zelensky đã dược thúc giục rời khỏi khu nhà và đến một cơ sở an toàn cách xa Kiev.

Cả lực lượng Anh, Mỹ đều đề nghị vận chuyển và đảm bảo an toàn cho ông ông Zelensky. Đồng thời, các chính phủ Anh, Mỹ cũng cho phép ông thành lập một chính phủ lưu vong, có thể là ở Ba Lan, nhưng nhà lãnh đạo Ukraine đều từ chối và chưa bao giờ nghĩ về chuyện đó.

Các cố vấn đã cảnh báo ông Zelensky rằng khu nhà có nguy cơ bị bắn tỉa và hứng lựu đạn ném từ các tòa nhà gần đó.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Ukraine vẫn quyết tâm ở lại khu nhà. Tổng thống Zelensky và hàng chục phụ tá của ông đã được cấp áo chống đạn và súng trường tấn công, nhưng một số người, bao gồm cả nhà lãnh đạo Ukraine không biết sử dụng chúng.

“Súng trường tự động được phát cho mọi người. Khu nhà vẫn rộng mở. Chúng tôi thậm chí còn không có các khối bê tông để chặn các lối vào", ông Arestovych nói.

Ông Arestovych cũng cho biết vợ và con của Tổng thống Zelensky vẫn còn ở lại khu nhà này bất chấp các mối đe dọa.

"Tổng thống Zelensky sẽ không rời đi, và vào đêm thứ hai, ông đã ra ngoài quay một video để cho người dân Ukraine thấy rằng ông không bỏ trốn", ông Arestovych tuyên bố.

Bản thân Tổng thống cũng nói với Time rằng: “Bạn hiểu rằng họ đang theo dõi bạn. Bạn trở thành một biểu tượng. Vì thế bạn cần phải hành động theo cách mà nguyên thủ quốc gia phải hành động".

Trong những ngày đầu của cuộc xung đột, ông Zelensky thức dậy trước bình minh và sẽ có cuộc gặp đầu tiên với vị tướng hàng đầu của Ukraine vào lúc 5 giờ sáng.

Khi xung đột diễn ra, ông và các phụ tá của mình xem các cuộc tấn công của máy bay không người lái trên màn hình máy tính và cổ vũ khi xe tăng Nga bị tiêu diệt.

Vào đầu tháng 3, ông Zelensky đã mạo hiểm đến tiền tuyến trong chuyến đi bí mật để cổ vũ các binh sĩ, theo lời kể của ông Arestovych. Trong chuyến đi, nhà lãnh đạo Ukraine chỉ dẫn theo một đội an ninh nhỏ.

Một cố vấn khác nói với tạp chí Times rằng, chính ông Zelensky là người viết bài phát biểu của chính ông và ông đã làm việc trong một “phòng tình huống” với các bao cát chắn cửa sổ và phải tắt đèn.

Tổng thống Zelensky thừa nhận rằng, cuộc chiến đã đã ảnh hưởng đến ông.

“Tôi đã già đi với tất cả sự từng trải mà tôi không bao giờ muốn có. Đó là sự từng trải gắn liền với số người đã chết. Thành thật mà nói, tôi chưa bao giờ muốn có những sự từng trải như thế".

Tính đến ngày 26/4, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR) đã ghi nhận 5.939 thương vong dân sự kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu.

Adblock test (Why?)

Điện Kremlin cáo buộc Anh 'đe dọa' an ninh châu Âu

Nga cảnh báo "bơm" vũ khí cho Ukraine là đe dọa an ninh châu Âu - Ảnh 1.

Người phát ngôn ngữ Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo những hành động của Anh có thể gây ảnh hưởng đến an ninh châu Âu. Ảnh: Getty

Hôm 28/4, người phát ngôn ngữ Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo Anh rằng với việc "bơm" vũ khí cho Ukraine, London đang phá hoại an ninh châu Âu. Trả lời phóng viên qua điện thoại, ông nói: "Xu hướng cung cấp vũ khí, bao gồm cả vũ khí hạng nặng vào Ukraine cũng như các nước khác chắc chắn sẽ đe dọa an ninh và gây bất ổn trên toàn lục địa châu Âu".

Nhận xét được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Anh Liz Truss thúc giục các quốc gia phương Tây cung cấp cho Ukraine "vũ khí hạng nặng, xe tăng, máy bay", đồng thời củng cố khả năng phòng thủ của Moldova và Georgia.

Hôm 27/4, trong bài phát biểu hàng năm về chính sách đối ngoại, bà Truss tuyên bố "những cơ chế được thiết kế để đảm bảo hòa bình và thịnh vượng đã không giúp được Ukraine", ngoài ra "những cấu trúc kinh tế và an ninh được phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai và Chiến tranh lạnh" đã bị "bẻ cong".

Bà gợi ý điều này sẽ đòi hỏi một "cách tiếp cận mới" nhằm mục đích tạo ra "các liên minh toàn cầu mạnh mẽ hơn". Ngoại trưởng kêu gọi "các quốc gia tự do" hãy "quyết đoán và tự tin hơn", bên cạnh đó xây dựng chiến lược của riêng mình để phục vụ cho mục tiêu chung.

Bà Truss nhấn mạnh "cuộc chiến ở Ukraine là cuộc chiến của tất cả", và chiến thắng của Kiev sẽ tỏ rõ "sức mạnh chiến lược" của Anh và các đồng minh. Bà tiếp tục kêu gọi cung cấp "vũ khí hạng nặng, xe tăng, máy bay" cho Ukraine, đồng thời nói thêm rằng "chúng ta cần phải làm tất cả những điều này".

"Ngoài ra, phương Tây phải đảm bảo rằng cùng với Ukraine, các nước Tây Balkan và Moldova, Georgia có khả năng phục hồi, duy trì chủ quyền và tự do của họ", bà Truss nói.

Theo nhà ngoại giao hàng đầu của Anh, NATO nên tiếp nhận Phần Lan và Thụy Điển "càng sớm càng tốt".

Đáp lại các cảnh báo trước đây của Nga, bà Truss đã mô tả Anh là một "đất nước chấp nhận rủi ro", "luôn đứng ra chống lại những kẻ bắt nạt" và "luôn can đảm, chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống".

 Cho đến giờ nhiều nhà lãnh đạo Châu Âu vẫn né tránh lên tiếng về việc cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine vì lo ngại động thái này có thể dẫn đến hậu quả tồi tệ khi Nga bị chọc giận. Song theo Ngoại trưởng Anh, nếu phương Tây không hành động, hậu quả còn tệ hơn thế.

Trước đây, Moscow từng nhiều lần lên tiếng phản đối việc NATO giao vũ khí cho Ukraine. Nga khẳng định rằng động thái này chỉ cản trở triển vọng hòa bình giữa hai bên. Điện Kremlin cũng nói rõ bất kỳ chuyến giao hàng khí tài quân sự nào vào Ukraine cũng sẽ được coi là mục tiêu hợp pháp của Moscow.

Giám đốc gián điệp Nga cảnh báo Mỹ, Ba Lan âm mưu chia cắt Ukraine

Giám đốc gián điệp Nga cáo buộc Mỹ, Ba Lan âm mưu chia cắt Ukraine - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (phải) và Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda (trái) tham dự một cuộc họp báo chung với Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda, Tổng thống Latvia Egils Levits và Tổng thống Estonia Alar Karis (không có trong ảnh), tại Kiev, Ukraine ngày 13/4/2022. Ảnh: Reuters

Sergei Naryshkin, Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại của Nga (SVR), trích dẫn thông tin tình báo chưa được công bố, cáo buộc Mỹ và Ba Lan đang âm mưu khôi phục quyền kiểm soát của Warsaw đối với một phần phía tây Ukraine.

"Theo thông tin tình báo mà Cơ quan Tình báo Nước ngoài của Nga nhận được, Washington và Warsaw đang thực hiện các kế hoạch thiết lập quyền kiểm soát quân sự và chính trị chặt chẽ của Ba Lan đối với một số tài sản lịch sử của nước này ở Ukraine", ông Naryshkin nói trong một tuyên bố được SVR trích dẫn.

Ba Lan bác bỏ tuyên bố và nói rằng đó là thông tin sai lệch do Moscow phát tán.

Stanislaw Zaryn, người phát ngôn của Cơ quan an ninh nội địa Ba Lan cho biết: "Vài năm nay, Nga luôn dựng lên rằng Ba Lan có kế hoạch tấn công miền tây Ukraine. Mục đích tuyên truyền của Moscow là thúc đẩy sự ngờ vực giữa Ukraine và Ba Lan, phá hoại hợp tác PL-UA".

Ba Lan từng cai trị một số vùng lãnh thổ, hiện là một phần của Ukraine, vào những thời điểm khác nhau trong quá khứ, gần đây nhất là giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Miền Tây Ukraine, bao gồm cả thành phố Lviv, đã được nhập vào Liên Xô vào cuối Thế chiến thứ hai.

SVR cho biết Mỹ đang thảo luận với Ba Lan về một kế hoạch mà theo đó, các lực lượng "gìn giữ hòa bình" của Ba Lan không có sự ủy nhiệm của NATO sẽ tiến vào các khu vực phía tây Ukraine.

SVR không công bố bằng chứng và Reuters không thể xác minh cáo buộc này.

Ba Lan là một trong những nước ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất trong cuộc xung đột với Nga, Warsaw cung cấp vũ khí qua biên giới và tiếp nhận khoảng 3 triệu người tị nạn Ukraine.

Hôm 28/4, một nhà lập pháp cấp cao của Nga, Thượng nghị sĩ Andrei Klimov, Phó chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hội đồng Liên bang, cũng tỏ ra đồng ý kiến với Naryshkin, nói rằng Ba Lan đang có kế hoạch thiết lập quyền kiểm soát đối với một phần lãnh thổ Ukraine. Tuy nhiên, ông không đưa ra bằng chứng cho tuyên bố.

Adblock test (Why?)

Cháy lớn ở Moscow, ít nhất 7 chiếc xe hơi bị thiêu rụi. Nguồn: Express

Trong đoạn video do Ukraine War SitRep đăng tải, một tiếng nổ lớn vang lên, sau đó lửa bốc cháy dữ dội trên đường phố.

Mọi người xung quanh đều bất ngờ, họ nhìn thấy đám cháy phát ra từ một số chiếc ô tô.

Người dùng Twitter @igorsushko cũng đăng một đoạn clip về vụ cháy, bên dưới chú thích: "7 chiếc xe hơi bị thiêu rụi ở Moscow".

Nguyên nhân của vụ cháy vẫn chưa được công bố.

Vụ việc xảy ra sau khi chính quyền địa phương ở ba khu vực của Nga gần Ukraine thông báo về các vụ nổ đêm 27/4.

Trong đó, một kho đạn ở vùng Belgorod được cho là đã bốc cháy.

Một số cuộc tấn công bị nghi ngờ từ Ukraine cũng đã được báo cáo tại các khu vực Voronezh và Kursk.

Tại Kursk, có những báo cáo chưa được xác nhận rằng hệ thống phòng không của Nga đã bắn rơi máy bay không người lái của quân đội Ukraine.

Tại khu vực Voronezh, có báo cáo về việc các lực lượng phòng không của Nga hoạt động chống lại một cuộc tấn công vào căn cứ không quân chiến lược Baltimore.

Vyacheslav Gladkov, thống đốc vùng Belgorod, cho biết trên Telegram: "Vào khoảng 3h35 (giờ địa phương), tôi thức dậy sau một tiếng nổ lớn. Khi tôi đang viết bài đăng này, ba tiếng nổ nữa đã vang lên".

Ông nói thêm: "Theo thông tin sơ bộ, một kho đạn đang bốc cháy gần làng Staraya Nelidovka".

Không có thương vong dân sự được báo cáo.

Nhận xét về những vụ nổ ở Nga, cố vấn tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ông Mykhailo Podolyak bác bỏ cáo buộc Kiev đứng sau những hành động này, đồng thời cho biết đây đều là những khu vực Nga lưu trữ nhiên liệu.

Viết trên Telegram, ông nói: "Các nguyên nhân cơ sở hạ tầng quân sự ở khu vực biên giới phát nổ có thể khá đa dạng". 

Adblock test (Why?)

Chiến sự Nga-Ukraine: Ngoại trưởng Anh tuyên bố 'gắt', Bộ trưởng Quốc phòng phải đăng đàn 'nói rõ' - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Anh Liz Truss. Ảnh Aarabiya

Cụ thể, hôm thứ Năm 28/4, Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace cho biết những tuyên bố của Ngoại trưởng Liz Truss - được đưa ra trong một bài phát biểu cấp cao - tuân thủ lập trường lâu nay của phương Tây kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014.

"Chúng tôi đã liên tục nói rằng, Nga nên rút khỏi lãnh thổ có chủ quyền của Ukraine, vì vậy lập trường đó không thay đổi”, ông Wallace nói với Sky News.

Nhưng khi được hỏi liệu Anh có hỗ trợ Ukraine về mặt quân sự trong bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm tái chiếm bán đảo Crimea hay không, ông Wallace nhấn mạnh: “Còn một chặng đường dài trước khi Ukraine giành lại được Crimea. Tôi nghĩ rằng, điều tôi chắc chắn là, chúng tôi đang ủng hộ sự toàn vẹn chủ quyền của Ukraine. Chúng tôi đã làm được điều đó từ trước đến nay. Điều đó tất nhiên bao gồm cả Crimea".

Trước đó, phát biểu trước các nhà ngoại giao và lãnh đạo doanh nghiệp ở London vào cuối ngày thứ Tư 27/4, bà Truss cho biết Anh vẫn giữ vững quyết tâm hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục tiến xa hơn và nhanh hơn để đẩy Nga ra khỏi lãnh thổ Ukraine”, bà Truss nói đồng thời kêu gọi các đồng minh phương Tây tăng cường sản xuất các phương tiện quân sự bao gồm xe tăng và máy bay để giúp Kiev.

Trong khi đó, ông Wallace nhắc lại rằng bất kỳ xe tăng và máy bay nào của Vương quốc Anh cũng sẽ không được gửi thẳng đến Ukraine mà thay vào Anh sẽ “lấp đầy” các kho vũ khí từ thời Liên Xô của những nước như Ba Lan để họ gửi cho Ukraine.

Ông Wallace cũng cho biết, tên lửa tầm xa Brimstone đã được gửi đến Ukraine và Anh đang xem xét để gửi thêm cho Ukraine.

Trước đó, trong bài phát biểu của mình, Ngoại trưởng Liz Truss đã kêu gọi các đồng minh phương Tây "tăng gấp đôi" sự ủng hộ của họ đối với Ukraine trong bối cảnh lo ngại rằng cuộc chiến của Nga có thể kéo dài 5 năm hoặc lâu hơn. Bà Truss nói rằng Kiev cần thêm xe tăng, máy bay chiến đấu và các loại vũ khí hạng nặng khác.

Bà Truss nói, những lo ngại rằng, động thái này sẽ làm leo thang chiến tranh là không đúng chỗ và “không hành động sẽ là hành động khiêu khích lớn nhất”.

Bà cũng nói rằng, thời điểm hiện tại là “thời điểm cho sự can đảm chứ không phải thận trọng”.

“Chúng tôi sẽ không bao giờ cảm thấy an toàn nữa. Vì vậy, chúng tôi phải chuẩn bị cho chặng đường dài và tăng gấp đôi sự ủng hộ của chúng tôi đối với Ukraine”, Ngoại trưởng Anh nhấn mạnh.

Theo The Times, hiện không có dấu hiệu chấm dứt chiến sự giữa Nga và Ukraine khiến bà Truss lo ngại rằng cuộc chiến có thể kéo dài 5 năm hoặc thậm chí gấp đôi con số đó.

Ngoại trưởng Anh cũng kêu gọi các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn hơn nữa đối với Nga, nói rằng phương Tây phải cắt đứt nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga “một lần và mãi mãi”.

Adblock test (Why?)

Chiến sự Ukraine: Kiev đối mặt với những tuần 'cực kỳ cam go' phía trước, miền nam Nga chuẩn bị sẵn sàng hầm tránh bom - Ảnh 1.

Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ảnh Reuters.

"Một vài tuần cực kỳ cam go còn ở phía trước”, ông Reznikov nói trong một tuyên bố trên Facebook được truyền thông Ukraine trích dẫn lại hôm 28/4.

Ông nói thêm rằng, “Nga đã tập hợp lực lượng cho một cuộc tấn công quy mô lớn" ở miền đông Ukraine đồng thời cảnh báo về "sự hủy diệt" lớn vì Moscow“ sẽ cố gắng gây ra nhiều đau đớn nhất có thể ”.

“Trong những ngày tới, chúng ta sẽ cần tất cả sự kiên cường và sự đoàn kết phi thường của chúng ta”, ông Reznikov nói với người dân Ukraine.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cũng nhấn mạnh thêm rằng những sự kiện sắp tới sẽ "quyết định tương lai của nhà nước chúng ta".

Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine ngày 24/2. Sau đó 1 tháng, Nga rút khỏi Kiev và các vùng lân cận, tuyên bố tập trung vào việc giành quyền kiểm soát phía đông và phía nam của Ukraine. Hiện cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã bước sang tháng thứ 3, trong đó, các nhà quan sát và các quan chức phương Tây cho rằng, Nga chưa đạt được bước tiến đáng kể ở miền Đông Ukraine.

Trong một động thái liên quan, theo Sky News, Thư ký Hội đồng An ninh Nga, Nikolai Patrushev tuyên bố Nga cần vận hành hệ thống cảnh báo phòng không dân dụng và đảm bảo các hầm trú bom "đạt tiêu chuẩn phù hợp".

Theo quan chức cấp cao của Nga, các khu vực phía nam của nước này phải đảm bảo rằng, hệ thống cảnh báo của họ đang hoạt động đáng tin cậy. Điều này cho phép người dân được thông báo khẩn cấp trong trường hợp khẩn cấp.

Ông Patrushev cũng kêu gọi các hầm trú bom phải được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn.

"Các cơ sở phòng thủ dân sự phải được xây dựng theo tiêu chuẩn thích hợp ở mọi nơi", ông Patrushev nói.

Những tuyên bố của ông Patrushev được đưa ra trong bối cảnh, nhiều vụ nổ lớn "bí ẩn" đã xảy ra ở các tỉnh giáp Ukraine của Nga gần đây. Đầu tháng này, Moscow cũng cáo buộc Ukraine tấn công một kho nhiên liệu cũng ở tỉnh Belgorod bằng trực thăng và nổ súng vào một số ngôi làng thuộc tỉnh biên giới này.

Adblock test (Why?)

Trong bố cảnh thế giới hiện nay, đặc biệt là chiến sự giữa Nga - Ukraine và cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc như Mỹ - Nga - Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới dường như không tới hồi kết. Từ súng, tên lửa, xe tăng, tàu sân bay đến các hệ thống phòng thủ tên lửa đều đã được cải tiến để nâng cao tính hiệu quả của mình. Thật là một thiếu sót nếu không nhắc đến lực lượng không quân - một trong những lực lượng chủ lực bảo vệ không phận quốc gia.

Trong cuộc đua làm chủ và bảo vệ bầu trời thì tiêm kích chiến đấu được sử dụng nhiều nhất. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật máy bay chiến đấu ngày càng hiện đại, tối tân và hoàn thiện. 

Hãy cùng danviet.vn điểm qua  top10 tiêm kích chiến đấu mạnh nhất thế giới và cùng xem cường quốc nào đang sở hữu nhưng máy bay chiến đấu mạnh nhất này.

Top 10 tiêm kích chiến đấu mạnh nhất: Nga - Mỹ ngang tài - Ảnh 1.

Su-35 - F-22 Raptor - Eurofighter Typhoon

Adblock test (Why?)

Điện Kremlin đáp trả cáo buộc 'tống tiền bằng khí đốt' của Liên minh Châu Âu - Ảnh 1.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đáp trả những cáo buộc của phương Tây. Ảnh: Sputnik

Phát biểu với báo giới hôm 27/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết việc chuyển sang buôn bán khí đốt bằng đồng rúp xuất phát từ chính hành động của Liên minh châu Âu (EU).

Tháng trước, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố "các quốc gia không thân thiện" sẽ phải trả tiền năng lượng bằng đồng rúp của Nga.

"Đây không phải là tống tiền. Nga đã và đang là một nhà cung cấp đáng tin cậy, chúng tôi cam kết thực hiện các nghĩa vụ của mình. Các điều kiện được nêu trong sắc lệnh của tổng thống hoàn toàn là do các động thái thù địch chưa từng có chống lại Moscow", ông Peskov tuyên bố, đồng thời cho biết thêm rằng quyết định đã được thông báo cho những nước mua khí đốt tự nhiên từ rất lâu trước khi có hiệu lực.

Trước đó, cũng trong hôm 27/4, bà von der Leyen cáo buộc Nga sử dụng việc thương mại khí đốt tự nhiên như một công cụ "tống tiền" sau khi Gazprom quyết định ngừng xuất khẩu khí đốt sang Ba Lan và Bulgaria. Chủ tịch Ủy ban EU mô tả động thái này là "không hợp lý và không thể chấp nhận được", đồng thời nhấn mạnh rằng "Nga không đáng tin cậy với tư cách là nhà cung cấp khí đốt".

Bà nói: "Việc Gazprom tuyên bố đơn phương ngừng cung cấp khí đốt cho các khách hàng ở châu Âu cũng đồng nghĩa với nỗ lực của Nga nhằm sử dụng khí đốt như một công cụ tống tiền".

Quyết định ngừng hoàn toàn việc xuất khẩu khí đốt sang Bulgaria và Ba Lan đã được Gazprom công bố vào sáng 27/4, với lý do tập đoàn năng lượng khổng lồ này cho rằng hai nước không thanh toán bằng đồng rúp cho số nhiên liệu được giao vào tháng 4/2022.

Công ty cho biết, việc cung cấp khí đốt sẽ chỉ tiếp tục khi hai quốc gia tuân thủ kế hoạch thanh toán mới của Nga.

Ông Peskov cảnh báo, nhiều quốc gia có thể bị cắt nguồn cung cấp nếu họ không chuyển sang phương thức thanh toán bằng đồng rúp. Để tránh điều này, họ cần mở tài khoản tại ngân hàng Gazprombank của Moscow và thực hiện thanh toán bằng đồng euro hoặc USD, sau đó sẽ được chuyển đổi thành rúp.

"Đó là hậu quả mà nền kinh tế của các quốc gia phải chịu bởi những định kiến sai lầm, mong muốn trừng phạt đất nước của chúng tôi đã gây tổn hại cho chính công dân của họ", ông Peskov nói và cho biết thêm rằng Nga đã tính toán cũng như chuẩn bị các bước phòng ngừa rủi ro cho Moscow.

Kế hoạch thanh toán bằng đồng rúp đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố vào cuối tháng 3/2022. Biện pháp thanh toán mới được áp dụng với các nước đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga nhưng vẫn tiếp tục nhập khẩu khí đốt của nước này.

Kể từ đó, một số nhà nhập khẩu khí đốt đã thông báo rằng họ sẵn sàng chấp nhận kế hoạch do Moscow đề xuất. Hôm 25/4, Uniper, công ty nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất của Đức, cho biết họ có thể thanh toán cho các nguồn cung cấp trong tương lai bằng đồng rúp, đồng thời vẫn không vi phạm các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Adblock test (Why?)

Phân tích: Quan điểm của Thụy Sĩ liệu có thay đổi sau chiến sự Nga - Ukraine? - Ảnh 1.

Thụy Sĩ tự hào về tính trung lập của mình. Ảnh: DW

Tổng cục Kinh tế liên bang Thụy Sĩ (SECO), cơ quan có thẩm quyền cuối cùng về việc cấp và ký giấy phép xuất khẩu vũ khí, xác nhận rằng các nhà chức trách Đức đã tiếp cận họ để hỏi về việc tái xuất khẩu đạn dược cho Ukraine. Nhiều nguồn tin cho rằng loại đạn được đề cập là dành cho xe bộ binh do Đức sản xuất.

"Chúng tôi đã từ chối cả hai yêu cầu của Đức về việc chuyển giao đạn dược cho Ukraine do sự trung lập của Thụy Sĩ và các tiêu chí từ chối bắt buộc của đạo luật tài liệu chiến tranh", phát ngôn viên truyền thông SECO, Michael Wüthrich trả lời DW thông qua e-mail.

Các quy tắc nghiêm ngặt đối với xuất khẩu vũ khí

Đối với việc xuất khẩu bất kỳ loại trang thiết bị chiến tranh nào, Thụy Sĩ thường yêu cầu cam kết không tái xuất khẩu từ quốc gia tiếp nhận. Đây là một thông lệ được quốc tế công nhận.

Giấy phép xuất khẩu sẽ không được cấp nếu nước tiếp nhận có liên quan đến xung đột vũ trang nội bộ hoặc quốc tế.

"Ukraine có liên quan đến một cuộc xung đột như vậy với Nga. Do đó, việc xuất khẩu trang thiết bị từ Thụy Sĩ sang Ukraine sẽ không đủ điều kiện để được cấp giấy phép, ngoài ra Lực lượng vũ trang Đức cũng không được phép chuyển giao đạn dược đã nhận trước đó có xuất xứ từ Thụy Sĩ sang Ukraine", ông Wüthrich cho biết.

Nguyên tắc trung lập

Phân tích: Quan điểm của Thụy Sĩ liệu có thay đổi sau chiến sự Nga - Ukraine? - Ảnh 2.

Thụy Sĩ hưởng nhiều lợi ích từ chính sách trung lập. Ảnh: DW

Trung lập là một nguyên tắc chính trong chính sách an ninh và đối ngoại của Thụy Sĩ. Điều đó có nghĩa là quốc gia này không thể tham gia vào một cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia khác, cũng như không thể cung cấp hỗ trợ quân sự gián tiếp cho bất kỳ bên nào trong cuộc xung đột.

Luật trong nước ở Thụy Sĩ liên quan đến xuất khẩu vũ khí và các nguyên tắc chính sách đối ngoại dựa trên Đạo luật tài liệu chiến tranh của Thụy Sĩ, trong đó "kiểm soát việc sản xuất và chuyển giao trang thiết bị phục vụ chiến sự và công nghệ liên quan, đồng thời duy trì năng lực công nghiệp phù hợp với các yêu cầu phòng thủ của quốc gia".

Trong trường hợp cụ thể đối với Ukraine, cả nghĩa vụ quốc tế và các nguyên tắc chính sách đối ngoại của Thụy Sĩ sẽ bị tổn hại.

Jean-Marc Rickli, người đứng đầu bộ phận chuyên gia tại Trung tâm Chính sách An ninh Geneva, nói với DW: "Từ góc độ pháp lý, quyết định của chính phủ là hợp lý. Với tính trung lập của Thụy Sĩ, việc đồng ý xuất khẩu sẽ vi phạm luật pháp quốc tế cũng như luật nội địa của Thụy Sĩ".

Quyết định này không được đồng ý bởi Gerhard Pfister, chủ tịch đảng Trung tâm cánh hữu. Ông nói trên Twitter rằng chính phủ có thể viện dẫn điều 184.3 của Hiến pháp để bỏ qua luật. Chẳng hạn như trong trường hợp này, luật sẽ đề cập đến việc giúp một quốc gia dân chủ châu Âu tự vệ.

Laurent Goetschel, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Basel và là giám đốc của Swisspeace, một viện nghiên cứu hòa bình theo định hướng thực hành, nói rằng tình hình hiện tại của chiến sự khiến tính trung lập của Thụy Sĩ càng trở nên quan trọng hơn.

"Chiến tranh càng gần thì tính trung lập càng tỏ rõ vai trò của mình. Ngoại lệ duy nhất là khi một trong các bên tham chiến thay mặt cho Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Khi đó, hành động này sẽ được coi như động thái tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc", ông nói với DW.

Gõ cửa NATO?

Cuộc chiến ở Ukraine đã gây ra những thay đổi đáng kể về quan điểm của nhiều quốc gia, đặc biệt là Đức. Kể từ sau xung đột, nước này đã thay đổi chính sách đối ngoại của mình với cam kết tăng cường chi tiêu quốc phòng và chi ra tới 107 tỷ USD cho Bundeswehr, lực lượng vũ trang Đức.

Ở Thụy Điển và Phần Lan, cả hai nước cũng đều tuân theo nguyên tắc trung lập, sự thay đổi được cho là thậm chí còn rõ ràng hơn. Được dư luận ủng hộ, có lẽ việc hai quốc gia Bắc Âu gia nhập NATO chỉ là sớm hay muộn.

Trong khi đó ở Thụy Sĩ, tranh luận hầu như không tồn tại. Gần đây, có một số phong trào từ các chính trị gia thuộc các đảng cánh tả và cánh hữu, những người đang kêu gọi tăng cường hợp tác với NATO. Tuy nhiên, có rất ít dấu hiệu cho thấy Thụy Sĩ có bất kỳ ý định tham gia liên minh nào.

"Tình hình địa chiến lược rất khác nhau. Thụy Sĩ và Áo được bao quanh bởi các thành viên NATO. Ngoài ra, tính trung lập ở Thụy Sĩ ngoài chức năng chính sách an ninh, còn có chức năng nhận dạng. Ở nước này có nhiều ngôn ngữ khác nhau, tôn giáo khác nhau. Bản sắc chính trị của người Thụy Sĩ xoay quanh dân chủ trực tiếp, chủ nghĩa liên bang và trung lập", ông Rickli nói.

Tóm lại, Thụy Sĩ sẽ phải từ bỏ nguyên tắc trung lập vĩnh viễn nếu muốn gia nhập NATO.

Rickli nói rằng mặc dù tâm trạng của người dân và chính quyền đã bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến ở Ukraine, nhưng điều này không rõ ràng như những gì đang xảy ra ở Thụy Điển và Phần Lan.

"Dường như tính trung lập của Thụy Sĩ vẫn còn rất cao. Từ góc độ chính sách an ninh, các luồng ý kiến đang bắt đầu thay đổi, nhưng không đến mức thay đổi như ở Phần Lan hay Thụy Điển", ông kết luận.

Adblock test (Why?)

Đây là cách Mỹ âm thầm giúp Ukraine bắn rơi máy bay chở quân của Nga - Ảnh 1.

Mỹ đã cung cấp cho Ukraine các thông tin tình báo đáng kể trong suốt cuộc xung đột với Nga. Ảnh Getty

Ngoài ra, thông tin tình báo của Mỹ về vị trí và thời điểm Nga bắn các tên lửa và ném bom để tấn công các mục tiêu của Ukraine cũng cho phép Ukraine di chuyển máy bay của họ ra khỏi phạm vi tấn công, các cựu quan chức Mỹ và đương nhiệm tiết lộ với NBC News hôm 26/4.

Thông tin thời gian thực cũng đã hỗ trợ Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công của Nga vào một sân bay quan trọng, đóng vai trò chiến lược gần thủ đô Kiev.

Các quan chức Mỹ cho biết, việc chia sẻ thông tin tình báo như vậy là đáng kể và chưa từng có đối với một quốc gia không phải là đối tác của NATO.

Thông tin tình báo được Mỹ chia sẻ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Ukraine chống lại cuộc tấn công của các lực lượng Nga vào Kiev và các khu vực xung quanh, cuối cùng buộc họ phải rút lui sau khi chiến dịch nhằm giành quyền kiểm soát Kiev thất bại.

Một quan chức Mỹ nói ngắn gọn về vấn đề này nói với NBC News rằng: "Ngay từ đầu, chúng tôi đã rất mong muốn chia sẻ thông tin tình báo chiến lược cho Ukraine. Nó có tác động lớn cả ở cấp độ chiến thuật và chiến lược. Có những ví dụ thành công khá rõ ràng và điều này đã tạo ra sự khác biệt lớn".

Một cựu quan chức tình báo cấp cao giấu tên khác hiểu biết về vấn đề này tiết lộ "đã có rất nhiều thông tin tình báo thời gian thực được chia sẻ về những thứ có thể được sử dụng để nhắm mục tiêu cụ thể vào các lực lượng Nga". Chi tiết việc Mỹ chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine bao gồm các hình ảnh vệ tinh và "nơi một số đơn vị nhất định của Nga đang hoạt động".

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cũng tuyên bố với NBC News rằng: "Chúng tôi thường xuyên cung cấp thông tin tình báo chi tiết, kịp thời cho người Ukraine trên chiến trường để giúp họ bảo vệ đất nước và sẽ tiếp tục làm như vậy".

Trong những ngày đầu tiên Nga phát động chiến dịch quân sự vào Ukraine, các quan chức quốc phòng và tình báo Mỹ đã hạn chế chia sẻ một số thông tin tình báo có thể giúp Ukraine tiến hành các cuộc tấn công vào lực lượng Nga. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ sau đó đã yêu cầu bỏ hướng dẫn đó, theo các quan chức Mỹ.

Adblock test (Why?)

Dự án 200 tỷ USD của Mỹ bao gồm những gì mà đủ khả năng ngăn chặn hệ thống tên lửa "Satan-2" của Nga? - Ảnh 1.

Liệu hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ có hiệu quả nếu đối đầu với Nga? Ảnh: Getty

Mới đây, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã thử nghiệm thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới. RS-28 Sarmat, được đặt biệt danh là "Satan-2", là một trong sáu vũ khí chiến lược mới của Nga và lần đầu tiên được Tổng thống Putin tiết lộ vào năm 2018.

Với sự xuất hiện của loại tên lửa này, nhiều người tự hỏi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ có hiệu quả đến đâu và nó có thể bảo vệ Washington cùng NATO trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hay không.

Mỹ bắt đầu Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược trong Chiến tranh Lạnh, khi lo ngại về một cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga đang ở mức đỉnh điểm. Quân đội Mỹ đã chi hơn 200 tỷ USD trong suốt 4 thập kỷ sau đó để phát triển các hệ thống có khả năng nhắm mục tiêu tên lửa đang bay tới.

Theo văn phòng thử nghiệm độc lập của Bộ Quốc phòng Mỹ, các hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này đã được chứng minh là đủ khả năng để bảo vệ Mỹ trước các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).

Hệ thống bao gồm các thành phần chính sau đây:

Tên lửa đánh chặn trên mặt đất

Phòng thủ trên mặt đất là yếu tố quan trọng nếu muốn bảo vệ đất nước. Hệ thống phòng thủ bằng cách đánh chặn các tên lửa bay tới trong không gian.

Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ khẳng định hệ thống này đã 11 lần đánh chặn thành công trong 19 lần thử nghiệm.

Mỹ có ít nhất 44 tên lửa đánh chặn trên mặt đất được triển khai trên khắp đất nước.

Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis

Đây là hệ thống phòng thủ tên lửa được đặt trên các tàu chiến của Hải quân Mỹ, tuy nhiên, nó cũng có thể thích ứng với các hệ thống trên bộ.

Hệ thống này bao gồm Tên lửa tiêu chuẩn RIM-161-3 (SM-3), Tên lửa tiêu chuẩn RIM-174-6 (SM-6) và hệ thống chiến đấu Aegis.

Được coi là hệ thống chiến đấu tiên tiến nhất thế giới, Aegis hoạt động hiệu quả với các tàu tuần dương và tàu khu trục của Hải quân. Nó sử dụng các máy tính và radar hiện đại để theo dõi và hướng vũ khí về phía mục tiêu của kẻ thù.

Gần đây nhất, Mỹ đã đặt một hợp đồng trị giá 92,5 triệu USD để sản xuất hệ thống radar và phòng không Aegis cho Hải quân.

Các hệ thống mới dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào cuối 2022 và sẽ được trang bị radar AN/SPY-1, hệ thống điều khiển hỏa lực MK 99, bộ điều khiển, chỉ huy và quyết định vũ khí, cùng với nhiều loại tên lửa tầm xa khác nhau.

Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD)

THAAD sử dụng tên lửa đánh chặn trên mặt đất để chống lại tên lửa đang bay tới ở phần trên của khí quyển, thậm chí bên ngoài khí quyển.

Đến tháng 4/2019, hệ thống đã đánh chặn thành công 15 tên lửa bay tới trong các cuộc thử nghiệm.

Mỹ có 7 khẩu đội THAAD, 3 trong số đó được triển khai để bảo vệ chống lại các mục tiêu đến từ Thái Bình Dương.

Tập đoàn vũ khí khổng lồ Lockheed Martin của Mỹ đã ký hợp đồng trị giá 74 triệu USD để chế tạo thêm tên lửa THAAD cho Mỹ, sau khi nhận được hợp đồng Aegis vào tháng trước.

Mỹ cũng đang phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa đường không, có khả năng nhắm mục tiêu vào các tên lửa ngay từ khi chúng đang ở giai đoạn chuẩn bị phóng.

Adblock test (Why?)

Máy gặt đập liên hợp được cho là một trong những phát minh quan trọng nhất về mặt kinh tế, giúp tiết kiệm nhân công và khiến xã hội chỉ cần một số nhỏ lao động để tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Máy gặt đập liên hợp là một loại máy được dùng để thu hoạch ngũ cốc, thực hiện cùng lúc 3 chức năng: gặt, đập và sàng.

Máy gặt đập liên hợp Claas Trion được trao giải FARM MACHINE 2022

Claas đã giành được giải thưởng Farm Machine 2022 ở hạng mục máy gặt đập liên hợp với dòng máy Trion mới, theo đánh giá của ban giám khảo bao gồm các chuyên gia từ 14 thương hiệu truyền thông công nghệ nông nghiệp nổi tiếng khắp Châu Âu và Bắc Mỹ.

Claas Trion được đánh giá là chiếc máy gặt đập liên hợp 'hoàn hảo' nhất hiện nay nhờ khả năng thay đổi cây cắt nhanh chóng đem đến trải nghiệm nhiều lựa chọn 'cắt' mà không cần dụng cụ cũng như nhiều lựa chọn các loại dao cắt. Theo tiêu chuẩn, TRION đi kèm với tính năng tự động phát hiện thanh cắt, vì vậy sẽ luôn biết thanh cắt nào được lắp và cài đặt đã sử dụng trước đó. Máy cũng có sẵn 12 hàng thanh cắt với chiều rộng lên đến 12 m và thùng chứa hạt lớn, hứa hẹn khả năng 'gặt' thu hoạch năng suất cực mạnh. Dung tích bể thiết lập tiêu chuẩn mới cho kích thước tổ hợp này, với từ 8.000-12000 lít.

Máy gặt đập liên hợp Claas Trion cũng được trang bị công nghệ đập thông khí APS hàng đầu hiện nay (hoạt động giống như hệ thống phòng thủ chủ động (APS) nói chung thường được áp dụng trong lĩnh vực quân sự). Nó cho phép sàng lọc chính xác tới 90% các loại ngũ cốc, chỉ để lại những loại ngũ cốc khó đập hơn cho hệ thống tách thứ cấp. Hệ thống APS bao gồm một máy gia tốc đường kính 450mm và một trống đập kín đường kính 600mm.

Ngoài ra, hệ thống đập được trang bị quạt tản gió HYBRID (động cơ HYBRID hay được dùng trong ngành hàng không nhằm giảm lượng khí thải cacbon). Động cơ điện sẽ quay cánh quạt được điều chỉnh vô hạn độc lập để tạo lực đẩy. Năng lượng sẽ được tạo ra từ quá trình gồm hai bước, kết hợp các pin nhiên liệu oxit rắn và tuabin khí – cả hai đều được chạy bằng nhiên liệu có nguồn gốc từ thực vật và trung hòa cacbon. (Gọi là nhiên liệu mang tính trung hòa cacbon vì chúng được làm từ thực vật hấp thụ cacbon trong khí quyển. Khi cháy, các nhiên liệu này không tạo ra khí cacbon). Đây là một động cơ nhẹ hơn nhưng tạo ra nhiều năng lượng và bền vững hơn.

Claas Trion: Máy gặt đập liên hợp 'đỉnh cao' nhất thế giới 2022 - Ảnh 3.

Thiết kế mới của cabin CLAAS mang đến tiêu chuẩn tiện nghi cao hơn cho cabin xe thông thường.

Khu vực tuốt lớn lên tới 1,7 mét để đập năng suất cao. Hệ thống phân tách nhiều ngón tay CLAAS (MSS) đã được chứng minh rõ ràng, giúp phân tán đều ống hút để có hiệu quả phân tách cao hơn, đặc biệt là trong các điều kiện khó khăn. Dưới mui xe là hệ thống truyền động ít phải bảo dưỡng và động cơ sáu xi-lanh Cummins mới 8,9 lít hoặc 6,7 lít Cummins 6 xi-lanh do Anh chế tạo cung cấp công suất đầu ra tối ưu và kích thước lý tưởng cho sự kết hợp lẫn cách bố trí. Để giữ cho thời gian ngừng nghỉ ở mức tối thiểu, hệ thống truyền động được thiết kế lại hoàn toàn và ít phức tạp hơn cho TRION có nghĩa là hiện có ít dây đai hơn trên các mẫu HYBRID, đảm bảo sự tham gia tích cực, trơn tru hơn của hệ thống đập và tuốt. TRION được trang bị DYNAMIC POWER, bằng cách giảm công suất động cơ khi không tải, chẳng hạn như khi không chạy hoặc không tải, có thể cắt giảm chi phí nhiên liệu khoảng 10%. Tốc độ động cơ được đánh giá chỉ là 1.900 vòng / phút giảm xuống 1.650 cho việc di chuyển trên đường, do đó giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Claas cũng tích hợp mẫu xe cao cấp được coi là khả dụng về mức độ rộng rãi nhất hiện nay là xe sườn đồi TERRA TRAC và MONTANA có bánh xe, bánh xích với tốc độ trên đường là 30 km/h, có thể di chuyển trên các sườn dốc cao. Điểm đặc biệt nữa là Claas Trion sử dụng hệ thống quản lý làm sạch thông minh và tiêu chuẩn, thân thiện với nhiều người dùng Jet Stream với sáu hoặc tám quạt tuabin.

Claas Trion: Máy gặt đập liên hợp 'đỉnh cao' nhất thế giới 2022 - Ảnh 2.

Claas Trion có sẵn 12 hàng thanh cắt với chiều rộng lên đến 12 m và thùng chứa hạt lớn, hứa hẹn khả năng 'gặt' thu hoạch năng suất cực mạnh.

Claas Trion: Máy gặt đập liên hợp 'đỉnh cao' nhất thế giới 2022 - Ảnh 3.

Bốn hệ thống lái tự động có sẵn cho TRION: LASER PILOT trên thanh cắt, FIELD SCANNER gắn trong cabin, AUTO PILOT hoặc GPS PILOT dựa trên vệ tinh, được điều khiển bằng thiết bị đầu cuối CEMIS 1200 mới nhất hiện nay.

Thiết kế mới của cabin CLAAS mang đến tiêu chuẩn tiện nghi cao hơn cho cabin xe thông thường. Thiết kế rộng rãi của nó có thêm cả chỗ để chân và dựa đầu. Kính chắn gió lớn hơn và các trụ A hẹp hơn giúp người vận hành có tầm nhìn tuyệt vời qua thanh cắt. Ghế ngồi có thể xoay 30 độ mỗi chiều và chỗ để chân để đảm bảo vị trí ngồi thoải mái. Màn hình màu cảm ứng CEBIS 12 inch có thể dễ dàng điều chỉnh độc lập với bệ tỳ tay. Như trước đây, ngoài việc sử dụng màn hình cảm ứng CEBIS, tất cả các chức năng kết hợp chính giờ đây cũng có thể được kích hoạt bằng các nút trên bệ tì tay. Thiết bị đầu cuối CEBIS giờ đây cũng cung cấp các điều khiển cho CEMOS DIALOG và CEMOS AUTOMATIC khi được trang bị.

Bốn hệ thống lái tự động có sẵn cho TRION: LASER PILOT trên thanh cắt, FIELD SCANNER gắn trong cabin, AUTO PILOT hoặc GPS PILOT dựa trên vệ tinh, được điều khiển bằng thiết bị đầu cuối CEMIS 1200 mới nhất hiện nay.

Adblock test (Why?)

Binh sĩ Ukraine gồng mình chiến đấu, chống "chiến tranh tâm lý"

Giao tranh ác liệt ở Donbass: Binh sĩ Ukraine gồng mình chiến đấu, bật khóc nức nở vì tổn thất nặng nề - Ảnh 1.

Người lính Ukraine Vasyl, 51 tuổi (phải)và con trai Denys, 22 tuổi (trái) cùng trấn giữ tại một trạm kiểm soát gần Barvinkove, miền đông Ukraine ngày 25 tháng 4 năm 2022. Ảnh (Yasuyoshi Chiba/AFP/Times of Israel)

Theo Times of Israel, bất chấp sự hỗn loạn của trận chiến tranh giành Barvinkove ở mặt trận phía Đông Ukraine, ca sĩ nổi tiếng nhất nước này, Sviatoslav Vakarchuk vẫn xuất hiện trong trang phục quần jean và áo chống đạn.

Một người lính chạy đến gần ngôi sao nhạc rock của ban nhạc Okean Elzy để xin chụp ảnh cùng thần tượng.

“Chúng tôi đến để nâng cao tinh thần cho các binh sĩ của chúng tôi. Có lẽ tôi sẽ hát cho họ nghe”, ngôi sao nhạc rock 46 tuổi chia sẻ, tay cầm cây đàn guitar.

“Tâm trạng của họ rất tuyệt. Ý tôi là, tất nhiên họ không vui khi phải chiến đấu trên chiến trường, nhưng họ rất tập trung, quyết tâm và sẵn sàng chiến thắng. Đó là lý do tại sao chúng tôi ở đây, để (giúp họ) vững tin rằng mọi thứ sẽ ổn thôi", Vakarchuk - ca sĩ kỳ cựu của Ukraine chia sẻ.

Tuy nhiên, theo AFP, rõ ràng sau 2 tháng chiến đấu cam go với các đợt pháo kích và không kích tăng cường của quân đội Nga cũng như các lực lượng thân Nga trên chiến tuyến khốc liệt này, thật khó để duy trì sự lạc quan.

Các lực lượng Nga hiện đang dồn toàn lực tấn công để giành quyền kiểm soát vùng Donbass ở phía Đông Ukraine, khiến cuộc chiến ở đây trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.

"Về mặt tinh thần, tình hình phức tạp. Còn lâu mới có màu hồng. Tất nhiên, chúng tôi đã chuẩn bị cho cuộc chiến này, đặc biệt là quân đội chuyên nghiệp, nhưng với các tân binh thì phức tạp hơn", Iryna Rybakova, sĩ quan của lữ đoàn 93 của quân đội Ukraine chia sẻ.

Tại lối vào Barvinkove, cách giới tuyến của các lực lượng Nga khoảng 5km, 6 binh sĩ Ukraine trấn giữ một trạm kiểm soát. Họ luôn sẵn sàng tâm thế chạy vào chiến hào - được đào bằng xẻng mỗi ngày - để ẩn nấp bất cứ lúc nào nếu các lực lượng Nga tấn công.

“Nếu không chạy, chúng tôi đã chết, Vasyl, 51 tuổi, người lính già kỳ cựu trấn giữ trạm kiểm soát trên tuyến đầu cùng với con trai Denys, 22 tuổi tuyên bố.

Giao tranh ác liệt ở Donbass: Binh sĩ Ukraine gồng mình chiến đấu, bật khóc nức nở vì tổn thất nặng nề - Ảnh 2.

Một quân nhân Ukraine đào chiến hào gần Barvinkove, miền đông Ukraine vào ngày 25 tháng 4 năm 2022. (Ảnh Yasuyoshi Chiba/AFP/Times of Israel)

"Họ đã điều chỉnh chiến lược, giờ đây chỉ cần vài phút, "trận mưa" đạn pháo sẽ rơi xuống khắp thị trấn và cả chúng tôi”, Ygor, một người lính 34 tuổi, cảnh báo với vẻ mặt nhăn nhó.

Gần đó, một nồi thức ăn bằng sắt đặt trên một cái bếp tạm, có cà rốt, khoai tây và hành tây nhấp nhô ở trên cùng của một nồi nước dùng nhỏ.

Người dân địa phương đã tăng cường tiếp tế thức ăn và mọi thứ cần thiết cho binh lính, ngoại trừ thuốc lá, các binh sĩ Ukraine cho biết. Và họ cũng không được uống một giọt rượu nào.

Trong một boongke bí mật, chật chội, 6 người lính sống và sinh hoạt cùng nhau. Họ chia nhau cố gắng ngủ giữa ca canh gác. Nhưng ở Donbass, ban đêm thậm chí còn tồi tệ hơn ban ngày.

Quân đội Nga đã chọn thời điểm ban đêm để tấn công bằng hỏa lực mạnh nhất. Đây là "một cuộc chiến tranh tâm lý”, Rybakova, phát ngôn viên của lữ đoàn 93, cho biết khi cô thị sát tiền tuyến cùng nhóm phóng viên AFP.

Gần đó, một vật hình trụ dài ba mét nằm trên cánh đồng. Đó là phần còn lại của Tochka, một tên lửa đạn đạo khổng lồ từ thời Liên Xô. Vũ khí đáng sợ này đã tấn công khu vực vào đêm thứ Sáu 22/4 gần một ngôi trường bỏ hoang hiện được sử dụng làm căn cứ quân sự, để lại một miệng hố khổng lồ có đường kính khoảng 15 mét.

Bật khóc vì tổn thất nặng nề

Giao tranh ác liệt ở Donbass: Binh sĩ Ukraine gồng mình chiến đấu, bật khóc nức nở vì tổn thất nặng nề - Ảnh 3.

Igor, 34 tuổi - người đứng đầu đơn vị y tế và bác sĩ phẫu thuật Sergei, 41 tuổi chụp ảnh sau cuộc phỏng vấn với các nhà báo AFP tại Barvinkove, miền đông Ukraine, vào ngày 25 tháng 4 năm 2022. (Ảnh Yasuyoshi Chiba/AFP)

Các binh sĩ Ukraine nói chuyện với AFP thừa nhận rằng tổn thất của họ là rất cao trong trận chiến giữ Donbass, mặc dù chính quyền quân sự địa phương từ chối cung cấp con số thương vong chính thức.

Khi được hỏi về thương vong, một binh sĩ thuộc Lữ đoàn 25 tỏ ra giận giữ với quân Nga trước khi gục xuống bật khóc nức nở.

Người lính cho biết, đơn vị của anh đã bị “tổn thất nặng nề” trong ba tuần giao tranh vừa qua.

"Tôi đã mất đi một người đồng đội rất tốt. Vợ anh ấy thậm chí sẽ sinh trong vài ngày nữa. Tôi không muốn nói gì nữa cả", người lính xúc động cho biết.

Nga hôm 22/4 tuyên bố họ muốn kiểm soát hoàn toàn phía đông và nam Ukraine để tạo ra một hành lang từ Donbass tới bán đảo Crimea mà Moscow sáp nhập vào năm 2014.

Izyum và Kreminna là 2 trong số những thành phố ở Donbass đã thất thủ và rơi vào tay các lực lượng Nga trong những tuần gần đây. Các lực lượng Ukraine hiện vẫn tập trung vào việc ngăn chặn và đẩy lùi bước tiến của quân đội Nga.

Tất cả các con đường chính của khu vực đã bị phá hủy hoặc làm hư hỏng để làm chậm bước tiến của các lực lượng Nga.

Adblock test (Why?)

Tình yêu và hạnh phúc giữa chiến sự Ukraine: Cặp đôi quyết đám cưới giữa làn đạn vì 'ai biết ngày mai sẽ ra sao' - Ảnh 1.

Bộ ảnh cưới giữa đống đổ nát hoang tàn vì giao tranh ác liệt ở Kharkiv của cặp uyên ương nha sĩ Anton Sokolov và y tá Anastasia Gracheva đang khiến cộng đồng mạng "phát sốt". Ảnh Meduza

Những bức ảnh cưới của cặp đôi giữa bối cảnh đống đổ nát của Kharkiv - thành phố lớn thứ 2 của Ukraine và cũng là một trong những thành phố bị tấn công dữ dội nhất ngay từ những ngày đầu xung đột - đã được các phương tiện truyền thông trên khắp thế giới, bao gồm France24, Euronews và Africanews chia sẻ lại. Những tấm ảnh cưới được ca ngợi là biểu tượng của tình yêu và hạnh phúc giữa chiến sự ác liệt ở Ukraine.

Cô dâu Anastasia Gracheva đã chia sẻ với hãng tin Meduza có trụ sở tại Latvia về quyết định làm đám cưới của mình và chồng giữa thời chiến - và cách họ sử dụng đám cưới để giúp thu hút sự chú ý về cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.

Tình yêu và hạnh phúc giữa chiến sự Ukraine: Cặp đôi quyết đám cưới giữa làn đạn vì 'ai biết ngày mai sẽ ra sao' - Ảnh 2.

Cặp đôi Ukraine muốn dùng đám cưới để giúp nâng cao sự chú ý về cuộc chiến ở Ukraine. Ảnh Meduza

Cô dâu Anastasia cho biết, cặp đôi đã yêu nhau được 2 năm trước khi quyết định làm đám cưới. Đây là điều cô đã chờ đợi và mơ ước từ lâu. Tuy nhiên, trên thực tế, trước ngày 24/2 - khi cuộc chiến với Nga bùng lên - cô y tá Anastasia từng thất vọng phần nào vì chờ đợi mãi mà chàng nha sĩ Anton Sokolov không chịu ngỏ lời cầu hôn hoặc hỏi cưới.

"Tuy nhiên, chiến tranh đã đẩy chúng tôi đến gần nhau hơn - chúng tôi nhận ra rằng ngay cả khi thế giới xung quanh sụp đổ, chúng tôi vẫn có nhau. Rằng ngay khi bạn đang cống hiến tất cả sức lực của mình cho đất nước của bạn, cho người dân Kharkiv, thì vẫn có ai đó để "chia ngọt sẻ bùi" với bạn", Anastasia nhấn mạnh.

Tình yêu và hạnh phúc giữa chiến sự Ukraine: Cặp đôi quyết đám cưới giữa làn đạn vì 'ai biết ngày mai sẽ ra sao' - Ảnh 3.

Ảnh cưới giữa đống đổ nát vì chiến sự của Anastasia và Anton, đến từ Kharkiv, Ukraine đang gây 'sốt' cộng đồng mạng.

Khi cuộc chiến nổ ra, Anastasia và Anton đã bắt đầu cung cấp sự hỗ trợ y tế tại nhà và họ luôn sánh vai cùng nhau khi được ai đó nhờ đến truyền thuốc hoặc thay ống thông cho họ.

"Chúng tôi vẫn đang giúp đỡ dân thường, nhưng trọng tâm của chúng tôi là những người thuộc quân đội và Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ. Công việc tình nguyện của chúng tôi giờ đây không chỉ là một phần trong cuộc sống của chúng tôi mà chính xác là toàn bộ cuộc sống của chúng tôi", Anastasia cho biết.

Theo cô dâu Anastasia, những việc làm thiện nguyện cùng với chú rể Anton đã khiến cô chắc chắn một điều rằng cô "thực sự là người phụ nữ dành cho anh ấy. Và rằng anh ấy có thể tin tưởng tôi - rằng tôi chia sẻ các giá trị và thế giới quan giống anh ấy.

Vào ngày 28/3, nhân kỷ niệm 2 năm yêu nhau, Anton đã tặng Anastasia một bất ngờ lớn mà cô vẫn hằng chờ đợi.

"Anh ấy quỳ xuống cầu hôn và nói rằng anh ấy muốn ở bên tôi lâu nhất có thể", Anastasia xúc động chia sẻ và nói thêm rằng, họ quyết định cưới vào ngày 3/4, sinh nhật của cô dâu.

"Chúng tôi không muốn chờ đợi nữa - ai biết được điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai. Chúng tôi biết nếu chúng tôi chờ đợi quá lâu, Kharkiv, quê hương của chúng tôi, có thể không còn nữa", Anastasia chia sẻ.

Theo cô dâu, bởi vì chiến sự, người dân Ukraine bây giờ có thể làm đám cưới vào cùng ngày nộp đơn xin kết hôn mà không cần phải đến văn phòng kết hôn - Theo đó, mọi người có thể đến đồn cảnh sát, văn phòng nhập ngũ hoặc văn phòng Bộ Dịch vụ Khẩn cấp để đăng ký kết hôn.

"Chúng tôi quyết định rằng chúng tôi không thể tổ chức một đám cưới bình thường, chúng tôi có thể tổ chức một đám cưới "thời chiến" và sử dụng nó để nhắc nhở thế giới rằng Kharkiv đang bị ném bom", Anastasia nhấn mạnh.

Adblock test (Why?)

Mỹ cam kết tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine

Lầu Năm Góc: Mỹ sẽ đi đến "cùng trời cuối đất" để giúp Ukraine - Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. Ảnh: Getty

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cho biết Mỹ sẽ "đi đến cùng trời cuối đất" để tìm kiếm những trang thiết bị quân sự hay vũ khí mà Ukraine cần. Thông báo được đưa ra hôm 26/4 tại một cuộc họp gồm 40 quốc gia nhằm thu hút các đồng minh của Washington tham gia sứ mệnh hỗ trợ lực lượng phòng thủ của Kiev.

Được Mỹ triệu tập tại căn cứ không quân Ramstein của Đức, mục đích chính thức của cuộc họp là "giúp Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại chiến dịch của Nga và xây dựng khả năng phòng thủ của Ukraine trước những thách thức trong tương lai", theo lời của ông Austin. "Ukraine tin tưởng rõ ràng rằng họ có thể giành chiến thắng và tất cả mọi người ở đây cũng vậy", ông tiếp tục phát biểu trước nhiều quốc gia đồng minh của Mỹ.

Ông Austin cho biết Washington, với tư cách là nhà tài trợ lớn nhất của Kiev, sẽ "tiếp tục vận động" để đáp ứng nhu cầu của chính phủ Ukraine, đồng thời kêu gọi các quốc gia khác làm theo.

Đức trước đây từng viện cớ khan hiếm trang thiết bị quân sự. Tuy nhiên trong cuộc họp, Bộ trưởng Quốc phòng Christine Lamprecht khẳng định Berlin sẽ gửi xe tăng phòng không Gepard đến cho quân đội Ukraine.

Bà cam kết: "Phía Ukraine đặt hàng và chúng tôi sẽ trả tiền".

Pháp cung cấp pháo Caesar, có tầm bắn lên tới 40km, trong khi Anh cung cấp tên lửa và xe tăng Starstreak. Mỹ tăng cường cung cấp vũ khí hạng nặng của riêng mình, trang bị cho Kiev các loại xe tăng và xe bọc thép.

Ông Austin khẳng định các quốc gia có mặt sẽ làm nhiều hơn nữa để giúp đỡ. "Ukraine cần sự giúp đỡ của chúng ta để giành chiến thắng ngày hôm nay và họ vẫn sẽ cần sự giúp đỡ của chúng ta cho đến khi chiến sự kết thúc", ông nói. 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố đất nước của ông cần 7 tỷ USD mỗi tháng để bù đắp cho những "thiệt hại kinh tế" được cho là do cuộc tấn công của Nga gây ra. Ông cũng yêu cầu một khoản tiền khổng lồ khoảng 50 tỷ USD từ các nước G7, với lý do nhu cầu tài chính ngày càng leo thang đối với chính phủ của ông. 

Mỹ đã gửi hơn 3 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine chỉ trong năm nay.

Hơn 3/4 người dân Mỹ ủng hộ cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine

73% người Mỹ ủng hộ nước này tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine, con số cao nhất kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng vào tháng 2/2022, theo một cuộc thăm dò của Reuters / Ipsos hoàn thành hôm 26/4.

Một cuộc thăm dò trước đó của Reuters / Ipsos, được tiến hành vào cuối tháng 3/2022 trước sự kiện thường dân bị giết hại ở phía bắc Kiev, cho thấy 68% số người được hỏi ủng hộ vận chuyển vũ khí tới Ukraine.

Trong bối cảnh cuộc xung đột hiện đã bước sang tháng thứ ba, cuộc thăm dò cho thấy người Mỹ đánh giá phản ứng của Tổng thống Joe Biden đối với cuộc khủng hoảng Ukraine cao hơn so với khi ông xử lý các vấn đề khác bao gồm kinh tế và giá năng lượng tăng cao. 

Khoảng 46% người Mỹ - bao gồm 70% đảng viên Dân chủ và 24% đảng viên đảng Cộng hòa - tán thành quan điểm của Biden đối với Ukraine, theo cuộc thăm dò của Reuters / Ipsos. Tỷ lệ ủng hộ ông Biden trong việc bình ổn nền kinh tế đạt 37%. Đối với giá nhiên liệu và khí đốt, ông Biden chỉ nhận được 32% ủng hộ.

Một cuộc thăm dò riêng của Reuters / Ipsos cũng hoàn thành hôm 26/4 cho thấy chỉ 42% người Mỹ tán thành hiệu suất tổng thể của ông Biden với tư cách là tổng thống, gần mức thấp nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Các cuộc thăm dò của Reuters / Ipsos đều được thực hiện theo hình thức trực tuyến, bằng tiếng Anh và trên toàn nước Mỹ. Mỗi câu trả lời thu thập từ 1.005 người lớn và có khoảng tin cậy, các thước đo độ chính xác, khoảng 4 điểm phần trăm.

Adblock test (Why?)

Moldova sẽ là "lá bài tẩy" của Tổng thống Putin? - Ảnh 1.

Moldova được cho là đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch của ông Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Getty

Mới đây, xuất hiện một loạt các cuộc tấn công vào khu vực Transnistria - một vùng đất ly khai chưa được công nhận, nằm giữa biên giới Ukraine và Moldova. Transnistria vẫn được quốc tế coi là một phần của Moldova nhưng lại  được Nga hậu thuẫn. Nhiều chuyên gia phương Tây cho rằng đây là một chiến dịch mạo danh để tạo cớ cho quân đội Nga triển khai hoạt động quân sự vượt ra ngoài Ukraine.

Hôm 26/4, một thiết bị không xác định đã làm nổ tung hai tháp radio ở Transnistria. Các tòa tháp bị hư hại sử dụng một số máy phát sóng vô tuyến AM mạnh nhất của châu Âu có từ thời Liên Xô và thường xuyên phát sóng cho các phương tiện truyền thông nhà nước của Nga.

Cuộc tấn công diễn ra chỉ một ngày sau khi một lực lượng chưa xác định bắn vào trụ sở an ninh bang của Transnistria bằng lựu đạn tên lửa đẩy, phá hủy tòa nhà.

Người đứng đầu khu vực Transnistria cáo buộc Ukraine phải chịu trách nhiệm về các vụ tấn công, Ukraine kịch liệt phủ nhận cáo buộc này.

Quân đội Nga tại khu vực ly khai được cho là đã được đặt trong tình trạng "sẵn sàng chiến đấu hoàn toàn", theo tình báo Ukraine. Nghị sĩ Ukraine Inna Sovsun cho biết: "Một số cuộc tấn công khủng bố đã diễn ra trên lãnh thổ Moldova - Transnistria do Nga hậu thuẫn - trong 24 giờ qua. Theo tình báo Ukraine, Nga có kế hoạch tiến hành các cuộc tấn công mạo danh để đổ lỗi cho Ukraine.

Ông nói thêm: "Gần đây, người dân Transnistria bắt đầu nhận được tin nhắn SMS (nhân danh Ukraine) với thông tin rằng Kiev sẽ tấn công vào các thành phố này. Ukraine cam kết không gửi những tin nhắn văn bản như vậy và không có kế hoạch tấn công Transnistria. Chúng tôi nghi ngờ rằng Nga muốn gửi thêm quân đến các vùng lãnh thổ của Moldova (Transnistria) để mở một mặt trận khác của cuộc chiến chống Ukraine, và tấn công khu vực Odessa từ phía tây".

Ông Sovsun nhấn mạnh: "Tôi xin nhắc lại rằng một tuần trước, giới lãnh đạo Nga đã tuyên bố rằng Moscow muốn đến Transnistria vì họ cho rằng có những vi phạm quyền của cộng đồng người nói tiếng Nga tại đây. Và bây giờ họ đang cố gắng cáo buộc Ukraine tấn công. Điều này chẳng phải rất dễ hiểu sao?"

Mỹ cho biết đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến ở Transnistria và khẳng định không muốn xung đột ở đây lan ra.

Moldova nắm vai trò quan trọng trong chiến lược của Tổng thống Putin

Mark Voyger, thành viên cấp cao của Chương trình Quốc phòng và An ninh Xuyên Đại Tây Dương tại Trung tâm Phân tích Châu Âu, đã cảnh báo rằng "Moldova nắm giữ chìa khóa" cho giai đoạn tiếp theo trong kế hoạch mở rộng của Tổng thống Nga Putin.

Sau các vụ tấn công vào Transnistria, ông Mark Voyger đưa ra tuyên bố rằng Moldova "đã nằm trong tầm ngắm chiến dịch mới Nga" trong nhiều thập kỷ và việc kiểm soát được khu vực này bây giờ sẽ cho phép quân đội của Putin tạo ra một cầu nối trên bộ với Crimea. Điều này sẽ có lợi về mặt chiến lược vì nó sẽ cho phép quân đội Nga bao vây thành phố cảng quan trọng Odessa.

Ngoài ra, chiến lược này cũng có giá trị tinh thần đối với Tổng thống Putin khi là mục tiêu chính của dự án "Novorossiya".

“Novorossiya” là phần lãnh thổ trải dài miền đông và miền nam Ukraine dọc theo bờ Biển Đen được ông Putin coi là “vùng đất lịch sử của Nga”. 

"Moldova nắm giữ chìa khóa trong chiến lược của Nga" bởi nếu kiểm soát vùng đất này, Điện Kremlin sẽ có thể thuyết phục người dân Nga tin rằng chiến dịch của ông Putin đã thành công.

Ông Voyger nói với Express.co.uk: "Trong tình hình hiện tại, với cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, giờ là lúc Tổng thống Putin muốn hồi sinh dự án Novorossiya - vốn là kế hoạch bành trướng của đế chế Nga cũ vào phía nam Ukraine. Việc kết nối Moldova với các khu vực khác hậu thuẫn bởi Nga sẽ mang lại cho Moscow lợi thế to lớn không chỉ về chiến thuật mà còn về mặt thực tế vì nếu thành công, họ sẽ cắt đứt Ukraine khỏi Biển Đen".

Ông nói thêm: "Họ sẽ bao vây Odessa, tôi không nghĩ hiện họ có đủ lực lượng để chiếm Odessa, tuy nhiên họ có thể bao vây thành phố này và nếu lực lượng Nga đến được Transnistria, họ có thể bắn phá nó như cách họ đã ném bom Mariupol".

Ông Voyger kết luận: "Những tuyên bố công khai của ông Putin về hòa bình thật sự là không có nghĩa lý gì. Chúng ta chỉ nên tin khi ông ấy nói về chiến tranh. Tổng thống Nga cùng các chỉ huy sẽ nhắc đến những mục tiêu tiếp theo của họ".

Tuần trước, một trong những chỉ huy quân sự cấp cao của Tổng thống Putin ám chỉ rằng Moldova có thể là mục tiêu tiếp theo trong chiến dịch của Nga.

Phát biểu tại một sự kiện quân sự ở vùng Sverdlovsk hôm 22/4, Phó chỉ huy quân khu trung tâm của Nga, Tướng Rustam Minnekayev cho biết: "Kiểm soát miền nam Ukraine là một con đường khác để đến Transnistria, nơi cũng có tình trạng đàn áp cộng đồng người nói tiếng Nga".

Adblock test (Why?)