"Hiện chúng ta đang đối mặt với một cơn bão hoàn hảo có nguy cơ tàn phá nền kinh tế của các nước đang phát triển”, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho biết trong một bài phát biểu bao gồm bản tóm tắt chính sách chi tiết đầu tiên do Nhóm Ứng phó Khủng hoảng Toàn cầu về Lương thực, Năng lượng và Tài chính (GCRG) phát hành.
Được thành lập bởi người đứng đầu Liên Hợp Quốc vào ngày 14/3, GCRG là một nhóm gồm 32 thành viên, do Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Amina Mohammed làm Chủ tịch, trong đó các thành viên còn bao gồm người đứng đầu các cơ quan Liên Hợp Quốc khác, các ngân hàng phát triển và các tổ chức quốc tế.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc nêu rõ: GCRG được thành lập “để đáp lại những lo ngại về hậu quả tiềm tàng của cuộc xung đột Ukraine-Nga, cũng như những tác động liên tục của đại dịch Covid-19”.
Theo Liên Hợp Quốc, cuộc khủng hoảng Ukraine có nguy cơ khiến 1,7 tỷ người, trên 1/5 nhân loại rơi vào cảnh nghèo đói, cơ cực và đói kém.
Ukraine và Liên bang Nga cung cấp 30% lúa mì và lúa mạch của thế giới, 1/5 ngô và hơn một nửa dầu hướng dương, khiến ngũ cốc của họ trở thành nguồn thực phẩm thiết yếu cho những người dễ bị tổn thương. Trước xung đột, hơn 1/3 lúa mì được nhập khẩu bởi 45 nước Châu Phi và các nước kém phát triển nhất là từ Nga và Ukraine.
Ông Guterres chỉ ra rằng trong khi cả thế giới tập trung vào tác động của cuộc chiến đối với Ukraine, thì xung đột cũng đang tác động đến các quốc gia khác trên thế giới, đẩy nhiều người vào cảnh đói nghèo và gây ra bất ổn xã hội lớn hơn.
Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2. Kể từ đó đã khiến hàng triệu người đã phải rời khỏi Ukraine để tránh xung đột.
Liên Hợp Quốc hiện đang kêu gọi hợp tác toàn cầu để giải quyết cuộc khủng hoảng mà nó cho rằng nó "sẽ để lại những vết sẹo sâu và lâu dài".
Đăng nhận xét