Youyang Gu là người có bằng thạc sĩ toán học và khoa học máy tính tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) danh tiếng của Mỹ. Anh không hài lòng với cách làm việc của hai hệ thống cảnh báo Covid-19 được phát triển bởi Đại học Hoàng gia London, Anh và Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe (IHME) của Mỹ.

Mất 1 tuần nghiên cứu, Gu đã xây dựng thành công hệ thống dự báo số người tử vong do Covid-19. Thuật toán do Gu thiết kế đưa ra kết quả chính xác, vượt xa hệ thống cảnh báo của cả IHME và Đại học Hoàng gia London.

Let's block ads! (Why?)

Bị Trung Quốc từ chối mua, Đài Loan kêu gọi người dân ăn nhiều dứa để giúp nông dân - Ảnh 1.

Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn kêu gọi người dân ăn nhiều dứa hơn để giúp nông dân.

Theo Asia One, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm nhập trái cây từ Đài Loan. Theo đó, Bắc Kinh cho biết bắt đầu từ tháng 3 này, họ sẽ tạm ngừng nhập khẩu dứa từ Đài Loan với lý do lo ngại “các sinh vật có hại” từ Đài Loan có thể đi kèm với trái cây lây lan sang Trung Quốc, đe dọa nền nông nghiệp của đại lục.

Động thái của Bắc Kinh đã khiến lãnh đạo Đài Loan phẫn nộ. Bà Thái Anh Văn tuyên bố trong một bài đăng trên Facebook rằng, tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản của hòn đảo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

“Trung Quốc đã gửi một thông báo kiểu phục kích, đơn phương đình chỉ nhập khẩu dứa Đài Loan. Đây rõ ràng không phải là một quyết định thương mại bình thường. Để giúp đỡ những người nông dân, chúng ta hãy cùng nhau ăn dứa!”, bà Thái kêu gọi người dân giải cứu dứa.

Bị Trung Quốc từ chối mua, Đài Loan kêu gọi người dân ăn nhiều dứa để giúp nông dân - Ảnh 2.

Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) cầm quyền ở Đài Loan cho biết bên cạnh “việc đe dọa quân sự” liên tục, Bắc Kinh cũng đang sử dụng lệnh cấm nhập khẩu để gây áp lực kinh tế đối với Đài Loan. Đài Bắc vốn coi Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại hàng đầu bất chấp căng thẳng chính trị.

“Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng việc xuất khẩu nông sản như một mối đe dọa chính trị”, DPP cho biết trong một tuyên bố.

Bắc Kinh xem Đài Loan là một vùng lãnh thổ đang chờ thống nhất với đại lục và sẵn sàng sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan nếu cần thiết. 

Trong những tuần qua, Bắc Kinh đã liên tục có hành vi xâm nhập không phận ở góc tây nam của vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.

Cuối tuần trước, hàng chục máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Trung Quốc đã tiến hành tập trận gần Đài Loan. Đài Loan đã xuất khẩu khoảng 46.000 tấn dứa vào năm ngoái và hơn 90% trong số đó được bán cho Trung Quốc.

Let's block ads! (Why?)

Mạng 5G đang được giới công nghệ xem là tương lai của thập kỷ mới. Sau nhiều flagship có khả năng kết nối mạng này, 5G đang dần tấn công thị trường tầm trung với các sản phẩm có giá bán phải chăng hơn.

Mới được “lên kệ” tại thị trường Việt Nam, Reno5 5G (giá bán: 11,99 triệu đồng) có một số nâng cấp so với phiên bản Reno5 được bán ra hồi cuối năm ngoái, đặc biệt là khả năng kết nối 5G. Cùng phân tích xem sản phẩm này có đáng để khách hàng móc hầu bao hay không.

Thiết kế và màn hình

Nếu đặt cạnh Reno5 5G và phiên bản chuẩn của nó – Reno5, người dùng sẽ không nhận thấy sự khác biệt nào. Chiếc smartphone cận cao cấp này chỉ có 2 phiên bản màu sắc: Bạc và Đen. Đáng chú ý, phiên bản màu bạc được phủ kết hợp giữa lớp kính Reno Glow và lớp nano Picasus, khi kết hợp với ánh sáng tạo ra hiệu ứng rất lung linh và bắt mắt.

Thêm vào đó, cụm 3 camera sau còn có bố cục nổi bật với kết cấu lồi, nhìn xịn sò không kém nhiều flagship đắt tiền. Ở mặt trước, sản phẩm được trang bị màn hình kích cỡ 6,43 inch vừa tay cầm với phong cách “đục lỗ”, tích hợp cảm biến vân tay trên màn hình và mở khóa khuôn mặt. Qua trải nghiệm thực tế, màn hình Full HD này mang lại hình ảnh khá rực rỡ và sống động, viền màn hình được thu nhỏ tối đa.

Hiệu năng xử lý

Về lý thuyết, con chip xử lý Snapdragon 765G dù không mạnh nhất nhì phân khúc nhưng cũng mang lại hiệu suất khá. Khi kết hợp với RAM 8GB và ROM 128GB, bộ xử lý đồ họa Adreno 620, chúng có thể “bao” trọn được mọi game di động, ứng dụng phổ biến và lướt web trơn tru.

Dù 5G chưa phổ biến tại Việt Nam ở thời điểm này nhưng nhiều khả năng, vào cuối năm nay, mạng này có thể sẽ đến tay người tiêu dùng. Do đó, nếu muốn có trong tay công nghệ của tương lai, Reno5 5G chính là sự đầu tư khôn ngoan.

Camera

Oppo đã trang bị một hệ thống camera xuất sắc cho Reno5 Pro, bao gồm 4 camera sau: Camera chính 64 MP, camera góc siêu rộng 8 MP, camera chụp cận - macro 2 MP và camera đơn sắc 2 MP.  Thêm vào đó, hệ thống này còn các tính năng hỗ trợ làm đẹp và chỉnh sửa tối ưu nhất, cho người dùng những bức ảnh sắc nét trong các bối cảnh: ảnh chân dung, ảnh góc rộng, ảnh cận cảnh, ảnh đen – trắng. 

Không những vậy, chiếc smartphone 5G này còn sở hữu nhiều khả năng quay video linh hoạt: quay video siêu chống rung; quay video kép; quay video chuyển động chậm. Camera selfie mặt trước có độ phân giải lên đến 32 MP, đem lại hình ảnh chi tiết không kém với camera sau.

Tuổi thọ pin tầm trung, sạc siêu tốc

So với Xiaomi Mi 10T Pro 5G (pin 5000 mAh), Reno5 5G chỉ được tích hợp thỏi pin 4300 mAh, đủ dùng trong một ngày. Bù lại, nhà sản xuất lại trang bị cho chúng khả năng sạc nhanh Super VOOC lên tới 65W, giúp rút ngắn tối đa thời gian sạc chỉ trong 35 phút.

Nhờ vậy, người dùng sẽ không bị gián đoạn trải nghiệm ngay cả khi đang chơi game, xem phim hay livestream.

Giá bán

Mặc dù cùng có khả năng kết nối 5G nhưng Xiaomi Mi 10T Pro 5G lại có giá (12,49 triệu đồng), cao hơn Reno5 5G (11,99 triệu đồng) một chút. Do đó, nếu không có yêu cầu quá cao về hiệu năng thì sản phẩm của Oppo vẫn là lựa chọn “êm ví” và hợp lý hơn với đại đa số người tiêu dùng.

Reno5 trung hòa được rất nhiều yếu tố: giá phải chăng, có kết nối 5G, thiết kế đẹp, camera “sống ảo” vô cùng thuyết phục. Những tín đồ công nghệ muốn nắm bắt nhanh xu hướng 5G có thể tham khảo thiết bị này.

Let's block ads! (Why?)

Mặt trăng được tạo ra như thế nào? - Ảnh 1.

Các nhà khoa học sử dụng mô hình máy tính để tìm hiểu về nguồn gốc của Mặt trăng

Các nhà thiên văn học gần đây đã tạo ra được một mô hình máy tính thực sự hiệu quả, nó có thể hiểu được đầy đủ về cơ học phức tạp đằng sau sự hình thành của Mặt trăng. Những phân tích về đá Mặt trăng nằm trong sứ mệnh Apollo của NASA trả về cho thấy hành tinh của chúng ta và Mặt trăng là kết quả của một vụ va chạm lớn giữa một hành tinh tiền và thiên thể Theia – thiên thể giả thuyết. Các chuyên gia cũng đang trong quá trình tìm hiểu những tác động gây ra sự kiện này dẫn tới sự hình thành của Mặt trăng vào 4,5 tỷ năm trước.

Mặt trăng được tạo ra như thế nào? - Ảnh 2.

Theo phân tích, Mặt trăng là kết quả của một cuộc va chạm lớn

Các nhà khoa học đã sử dụng mô phỏng siêu máy tính để thực hiện cuộc va chạm của hành tinh Theia có kích thước bằng sao Hỏa và Trái đất cổ đại. Một số mô phỏng này đã tạo ra một thiên thể quay quanh quỹ đạo có khả năng phát triển thành vệ tinh giống Mặt trăng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu, đứng đầu là Đại học Durham ở Anh lại đang cố gắng chỉ ra rằng đây không phải là bằng chứng xác thực về nguồn gốc của Mặt trăng. Mặc dù vậy, họ thừa nhận điều này đánh dấu một khởi đầu đầy hứa hẹn trong việc tìm hiểu cách thiên thể được hình thành.

Lý thuyết phổ biến nhất về Mặt trăng là nó được hình thành sau một vụ va chạm giữa Trái đất sơ khai và Theia. Các nhà khoa học tin rằng Theia có thể là một hành tinh cổ đại trong Hệ mặt trời của chúng ta, với kích thước tương tự như Hành tinh Đỏ. Các nhà nghiên cứu đã chạy mô phỏng siêu máy tính để quan sát vật chất từ Trái đất sơ khai và Theia trong bốn ngày sau vụ va chạm vũ trụ. Sau đó, họ chạy các mô phỏng khác, điều này tạo ra một loạt các kết quả khác nhau, tùy thuộc vào kích thước và hướng quay ban đầu của Theia.

Mặt trăng được tạo ra như thế nào? - Ảnh 3.

Các nhà khoa học đã sử dụng mô phỏng siêu máy tính để ném hành tinh có kích thước bằng sao Hỏa vào Trái đất cổ đại

Mô phỏng đã chỉ ra nguyên nhân tạo ra một khối vật chất tự hấp dẫn chiếm khoảng 80% khối lượng của Mặt trăng. Các khối vật chất kết quả được nhìn thấy tạo ra thành quỹ đạo xung quanh Trái đất sau va chạm. Tác giả chính của thí nghiệm, Sergio Ruiz-Bonilla, nhà nghiên cứu, Tiến sĩ tại Viện Vũ trụ của Đại học Durham, cho biết: "Bằng cách thêm các lượng vòng quay khác nhau cho thiên thể Theia trong các mô phỏng, hoặc hoàn toàn không quay, nó mang lại cho bạn một loạt các kết quả khác nhau. Vậy điều gì có thể đã xảy ra khi Trái đất sơ khai bị một vật thể khổng lồ va chạm vào hàng tỷ năm trước? Thật thú vị khi một số mô phỏng của chúng tôi đã tạo ra khối vật chất quay quanh quỹ đạo này tương đối nhỏ hơn Mặt trăng. Tôi sẽ không nói rằng đây là Mặt trăng, nhưng nó chắc chắn là một nơi rất thú vị để tiếp tục tìm kiếm."

Mặt trăng được tạo ra như thế nào? - Ảnh 4.

Hành tinh của chúng ta và mặt trăng là kết quả của một vụ va chạm lớn giữa một hành tinh và thiên thể Theia

Trước khi sứ mệnh Apollo xuất hiện, đã có ba giả thuyết - hiện đã được công nhận rộng rãi - về cách Mặt trăng hình thành. Lý thuyết đầu tiên cho rằng Mặt trăng ban đầu là một thiên thể lang thang được hình thành ở những nơi khác trong hệ Mặt trời, bị lực hấp dẫn của Trái đất bắt giữ khi nó đi qua. Ngược lại, lý thuyết khác lại cho rằng Mặt trăng được tạo ra cùng với Trái đất. Cuối cùng, một kịch bản hấp dẫn khác đặt ra rằng Trái đất đã từng quay nhanh tới mức làm vỡ các vật chất và từ đó hình thành các hành tinh quay quanh.

Let's block ads! (Why?)

Bức ảnh trăn thảm ẩn nấp tài tình trong bụi cỏ.

Bức ảnh chụp cảnh con trăn thảm ẩn nấp trong bụi cỏ ở Úc khiến người xem không thể nhận ra nếu chỉ nhìn lướt qua.

Nhiều cư dân mạng xã hội Facebook ở Úc được yêu cầu nhìn kỹ hơn vào hình ảnh chụp bụi cỏ như trống rỗng. Bức ảnh khiến nhiều người đặt câu hỏi về khả năng mắt của họ có vấn đề hay không.

Một số cư dân mạng sau một hồi quan sát đã phát hiện thấy con trăn, nhưng hầu hết là không thể nhận ra, theo báo Anh The Sun. Ngay cả khi các chuyên gia bắt trăn ở vùng Sunshine Coast, phía nam bang Queensland, Úc, tô thêm mũi tên màu đỏ vào bức ảnh, nhiều người vẫn không nhìn ra.

Vị trí con trăn thảm ẩn nấp.

Những người nhận ra có con trăn ẩn nấp trong bụi cỏ thì đặt câu hỏi rằng, đó là loài trăn nào. Có duy nhất một người còn cho rằng, có một con rắn xanh ở giữa bức ảnh. Dĩ nhiên phỏng đoán này là không hề chính xác.

Số khác dự đoán đó là hổ mang chúa, rắn hổ, rắn nâu miền đông. Nhưng trên thực tế đó là trăn thảm, loài trăn sống chủ yếu ở Úc và được nuôi làm cảnh.

Cận cảnh con trăn thảm ẩn nấp trong bụi cỏ.

Một cư dân mạng viết: “Tôi không hề thấy có con trăn nào, không biết phải bắt đầu từ đâu”. “Có lẽ đến khi bị nó cắn ngay dưới chân, tôi mới biết ở đó có con trăn”, người khác viết.

Một người bình luận: “Tôi không nhìn thấy gì ngoài một màu xanh”. Nhiều người đặt câu hỏi rằng liệu mắt của họ có bình thường hay không. “Có lẽ tôi cần đi khám mắt để xem có nhìn thấy không”, một người viết.

Let's block ads! (Why?)

Oanh tạc cơ chiến lược B-2 là máy bay đắt giá nhất trên thế giới hiện nay. Mỗi chiếc ước tính có giá lên tới 2 tỉ USD và là khí tài quân sự tối tân nhất Mỹ từng chế tạo.

Những chiếc B-2 Spirit có thể né tránh radar đối phương, nhưng vô tình lộ diện qua ống kính của nhiếp ảnh gia Monico Garza, theo Daily Star.

Hôm 25.2, Garza đang đưa tin ở Provo thì nhìn thấy có vệt khói lạ trên bầu trời. Sử dụng ống kính Nikon 3000mm, Garza ghi lại cảnh tượng 3 chiếc B-2 Spirit bay theo đội hình trên nền trời xanh.

Oanh tạc cơ B-2 Spirit lộ diện trên bầu trời bang Utah, Mỹ.

Hình dạng đặc biệt của chiếc B-2 lộ rõ trong ống kính. “Tôi thực sự bất ngờ. Những chiếc B-2 thường hoạt động vào ban đêm, rất hiếm khi nhìn thấy chúng giữa ban ngày”, Garza nói.

Theo các cư dân mạng Mỹ, những chiếc B-2 lộ diện giữa ban ngày như vậy là điều rất hiếm khi xảy ra. “Đó không phải là thứ bạn có thể nhìn thấy hàng ngày. Rất hiếm khi thấy chúng bay thấp như vậy trên bầu trời bang Utah. Các radar không hề bắt được tín hiệu của chúng”, một cư dân mạng viết.

Được thiết kế trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, B-2 Spirit có khả năng né tránh radar đối phương và có thể mang theo vũ khí hạt nhân.

Những chiếc B-2 lần đầu thực chiến trong chiến tranh Kosovo năm 1999, sau đó là chiến tranh Iraq, Afghanistan và Libya. Không quân Mỹ hiện sở hữu 21 chiếc oanh tạc cơ loại này.

Let's block ads! (Why?)

Điện thoại Xiaomi màn hình gập đầu tiên có gì đặc biệt?

Choáng với điện thoại Xiaomi màn hình gập, giá bí ẩn - Ảnh 1.

Điện thoại Xiaomi màn hình gập đầu tiên. Ảnh minh họa (nguồn: muycomputer)

Thông tin rò rỉ xuất hiện vào đầu tháng 2/2021 đã tiết lộ rằng chiếc điện thoại Xiaomi màn hình gập đầu tiên có mã model M2011J18C. Mới đây, thiết bị đã nhận được chứng nhận từ cơ quan TENAA của Trung Quốc. Đây là một thông tin gợi ý tốt rằng sự ra mắt của sản phẩm không còn xa.

Hiện tại, danh sách TENAA về M2011J18C không chia sẻ bất cứ thông tin gì cấu hình và hình ảnh. Mà cơ quan này chỉ tiết lộ rằng thiết bị hỗ trợ kết nối mạng 5G.

Choáng với điện thoại Xiaomi màn hình gập, giá bí ẩn - Ảnh 3.

Điện thoại Xiaomi màn hình gập đầu tiên lộ ảnh thực tế (nguồn: Androidheadlines)

Có nhiều tin đồn cho rằng chiếc điện thoại Xiaomi màn hình gập đầu tiên được trang bị chip Snapdragon 888, màn hình tốc độ làm tươi 120Hz. Ngoài ra, sản phẩm khả năng được trang bị camera chính 108 MP. Người ta suy đoán rằng thiết bị sẽ chạy trên phiên bản giao diện người dùng MIUI 12.

Vào tháng 12, có thông tin cho rằng Xiaomi có thể tung ra ba loại smartphone có thể gập lại vào năm 2021. Nhà phân tích màn hình Ross Young tiết lộ rằng Xiaomi có thể sẽ tung ra điện thoại thông minh có thể gập lại với thiết kế dạng gập trong, gập ngoài và dạng vỏ sò.

Let's block ads! (Why?)

Apple đã được coi là thương hiệu ảnh hưởng nhất với người tiêu dùng trong năm thứ sáu liên tiếp. Kết quả này được công bố sau một cuộc khảo sát quan điểm của 13.000 người tiêu dùng Mỹ về 228 thương hiệu. Prophet, công ty đứng sau cuộc khảo sát cho hay các thương hiệu được đánh giá cần phải đáp ứng 2 yếu tố: thích ứng và tin cậy.

"Táo Cắn Dở" tiếp tục là thương hiệu có tầm ảnh hưởng nhất trong năm.

Bốn yếu tố then chốt quyết định sức ảnh hưởng của các thương hiệu bao gồm:

- Đáp ứng nhu cầu. Các công ty này biết điều gì quan trọng đối với khách hàng, tìm ra những cách thức mới để đáp ứng nhu cầu quan trọng nhất của họ.

- Đáng tin cậy. Đây là những thương hiệu giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn bằng cách mang đến những trải nghiệm nhất quán. Và họ luôn thực hiện tốt lời hứa của mình.

- Truyền cảm hứng. Hiện đại, đáng tin cậy và đầy cảm hứng, đây là những thương hiệu có mục đích lớn hơn, giúp mọi người sống theo giá trị và niềm tin của chính mình.

- Lan tỏa sáng tạo. Những công ty này không bao giờ nghỉ ngơi, luôn thúc đẩy các sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm tốt hơn. Những hãng này làm tốt hơn các “đối thủ” cạnh tranh với các giải pháp mới cho các nhu cầu chưa được đáp ứng.

Apple đã vinh dự dẫn trước Peloton, KitchenAid, Mayo Clinic và LEGO và ghi được điểm số gần như hoàn hảo trong cả bốn yếu tố then chốt quyết định sức ảnh hưởng. Năm nay, hãng này tiếp tục nhận được sự yêu mến với sự đổi mới, đáng tin cậy và truyền cảm hứng.

Apple vẫn là thương hiệu truyền cảm hứng sáng tạo.

"Nhà Táo" nằm trong số các nhà bán lẻ đầu tiên chủ động đóng cửa hàng, ra mắt iPhone giá thấp hơn vào tháng 4 - đúng thời điểm người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm. Các máy Mac và iPad được cập nhật đã thuyết phục được dân văn phòng và sinh viên. Và Apple TV cũng đang tự khẳng định sự sáng tạo vô hạn về nội dung.

Không phải ngẫu nhiên đại dịch ảnh hưởng đến nhận thức về mức độ ảnh hưởng của thương hiệu. Công nghệ của Apple ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng với nhiều người phải làm việc và học tập tại nhà. Đồng thời, nhu cầu tập thể dục ở nhà cũng đã khiến Peloton leo từ vị trí thứ 35 năm ngoái lên vị trí thứ 2 trong năm nay.

Mặt khác, Amazon đứng top 10, được mô tả là thương hiệu "hoàn toàn không thể thiếu" khi mọi người đang mua sắm tại nhà. Trong đại dịch, kênh thương mại điện tử này đã thu hút không ít sự chú ý của người tiêu dùng. Amazon giúp mọi người có được những gì họ cần – bất chấp những xáo trộn lớn của chuỗi cung ứng.

Cho tới nay, Apple vẫn thường xuyên là thương hiệu giành được các giải thưởng vinh dự, bao gồm cả việc được công bố là thương hiệu có giá trị nhất thế giới vào năm ngoái.

Let's block ads! (Why?)

Mới đây, nhà mạng AT&T (Mỹ) đã bắt đầu bán ba mẫu smartphone đầu tiên được sản xuất bởi VinSmart tại Việt Nam là Maestro Plus, Fusion Z và Motivate. Đây đều là ba mẫu máy với mức giá dễ tiếp cận (dao động trong khoảng 39 đến 49 USD), phục vụ các khách hàng trả trước của AT&T.

Vsmart bán smartphone tại Mỹ, nhưng người Mỹ không thể biết được rằng mình đang dùng smartphone Vsmart

Trong gian hàng điện thoại trả trước của nhà mạng AT&T, khách hàng có thể tìm thấy một số mẫu máy đến từ các thương hiệu như Samsung, LG, Nokia, Apple. Tuy nhiên, chúng ta lại không thể tìm thấy cái tên Vsmart. Bởi lẽ, cả ba mẫu máy mà Vsmart sản xuất là Maestro Plus, Fusion Z và Motivate đều đứng dưới tên nhãn hiệu AT&T.

Muốn bán điện thoại tại Mỹ, Vsmart phải hy sinh những gì? - Ảnh 1.

Bên cạnh những sản phẩm của Samsung hay LG, AT&T còn bán những mẫu máy mang thương hiệu của mình ở gian hàng điện thoại trả trước

Tên đầy đủ và chính xác của ba mẫu máy trên là AT&T Maestro Plus, AT&T Fusion Z và AT&T Motivate; không phải Vsmart Maestro Plus, Vsmart Fusion Z hay Vsmart Motivate.

Cầm trên tay những chiếc Maestro Plus, Fusion Z hay Motivate, người dùng sẽ không thể biết được mình đang sử dụng một chiếc smartphone của Vsmart. Bởi lẽ, xuyên suốt toàn bộ thiết kế của máy, nhà sản xuất Việt không được để lại bất cứ chi tiết nào. Người dùng không thể tìm thấy logo đốm lửa hay tên thương hiệu "Vsmart"; thay vào đó chỉ là logo quả địa cầu cách điệu của nhà mạng AT&T.

Muốn bán điện thoại tại Mỹ, Vsmart phải hy sinh những gì? - Ảnh 2.

Dù Vsmart là nhà sản xuất đứng sau chiếc Maestro Plus, nhưng trên thân máy chỉ có logo của nhà mạng AT&T

Không chỉ phần "thể xác" (phần cứng), mà phần "tâm hồn" (phần mềm) của những chiếc máy này cũng không có sự phân hoá so với những chiếc máy khác. 

Trong số ba mẫu máy nêu trên, có hai mẫu là AT&T Fusion Z và AT&T Motivate chạy Android "Go Edition", là phiên bản rút gọn của Android dành cho những thiết bị với cấu hình yếu. Trong đó, yêu cầu quan trọng nhất mà một thiết bị Android Go phải đạt được đó là có giao diện và lượng ứng dụng đi kèm tối giản để tiết kiệm tài nguyên hệ thống. Điều này khiến cho Vsmart không thể đưa giao diện VOS lên Fusion Z và Motivate.

Thế nhưng, ngay cả giao diện của một mẫu máy không nằm trong chương trình Android Go là Maestro Plus cũng không cho thấy những nét đặc trưng của VOS, thay vào đó cũng bị tối giản và không quá khác biệt so với Android gốc.

Muốn bán điện thoại tại Mỹ, Vsmart phải hy sinh những gì? - Ảnh 3.

Giao diện phần mềm đơn giản, tựa như Android gốc (ảnh: AT&T)

Thậm chí, ngay cả yếu tố cơ bản nhất là logo trên màn hình khởi động (bootscreen) cũng không có sự xuất hiện của Vsmart. Người dùng sẽ chỉ thấy logo của Android và AT&T.

Muốn bán điện thoại tại Mỹ, Vsmart phải hy sinh những gì? - Ảnh 4.

Ngay cả logo màn hình khởi động cũng bị thay thế (ảnh: AT&T)

Tưởng chừng như mọi "dấu vết" của Vsmart đều bị AT&T xoá sạch, nhưng thực tế, vẫn có một chi tiết ghi dấu thương hiệu Việt: viên pin. Theo hình ảnh được công bố bởi FCC, viên pin 3300mAh của Maestro Plus vẫn được AT&T giữ nguyên vẹn, bao gồm cả logo Vsmart. Do Fusion Z và Motivate cũng có dung lượng pin tương tự, vì vậy có thể nhận định rằng viên pin này cũng được tích hợp trên các sản phẩm đó.

Nhưng với việc pin của điện thoại ngày nay đều được gắn liền và chẳng mấy ai có ý định tháo nó ra, vậy nên một lần nữa, đa số người dùng sẽ chẳng thể biết được về "mẹ đẻ" thật sự của chiếc điện thoại mà họ sử dụng.

Muốn bán điện thoại tại Mỹ, Vsmart phải hy sinh những gì? - Ảnh 5.

Viên pin của Maestro Plus là thứ duy nhất cho thấy sự đóng góp của Vsmart (ảnh: FCC)

Vsmart buộc phải "nhún nhường" để bán điện thoại tại Mỹ

Thực tế, Vsmart không phải là thương hiệu duy nhất bị AT&T "đối xử" như vậy. Ví dụ, một smartphone khác được AT&T bán là RADIANT Max thực chất cũng được thiết kế bởi Tinno Mobile, một ODM đến từ Trung Quốc. Các chi tiết như tên thương hiệu, thiết kế hay phần mềm đều cho thấy đây là một sản phẩm của AT&T, thay vì là Tinno.

Muốn bán điện thoại tại Mỹ, Vsmart phải hy sinh những gì? - Ảnh 6.

Vậy tại sao các nhà sản xuất lại để nhà mạng như AT&T "chèn ép" như vậy?

Như đã nói ở một bài viết trước, mô hình bán điện thoại tại Mỹ rất khác với Việt Nam. Tại Việt Nam, người dùng sẽ lựa chọn một chiếc điện thoại mà mình thích, sau đó tuỳ ý lựa chọn nhà mạng mà mình muốn sử dụng. Tại Mỹ, mọi thứ lại ngược lại khi đa số người dùng lựa chọn nhà mạng trước, sau đó mới đến lựa chọn một chiếc điện thoại mà nhà mạng đó đang bán. 

Sở dĩ, người Mỹ có khuynh hướng lựa chọn nhà mạng bởi vùng phủ sóng của các nhà mạng tại Mỹ không thật sự đồng đều, đặc biệt tại các vùng ngoại ô, vì vậy nên họ sẽ ưu tiên nhà mạng có chất lượng tốt nhất ở nơi họ sinh sống. 

Thế nhưng, nếu như người dùng tuỳ ý mua điện thoại mà không qua nhà mạng, rất có thể họ sẽ gặp tình trạng chiếc máy đó không tương thích với cơ sở hạ tầng của nhà mạng đó, khiến cho nó không thể hoạt động được. Ngoài ra, chính sách trợ giá của nhà mạng cho phép người dùng chỉ cần phải trả một số tiền nhỏ là đã có thể sở hữu máy, thay vì trả toàn bộ. Đây là một vài lý do cơ bản khiến cho người Mỹ ưu tiên mua máy từ nhà mạng.

Muốn bán điện thoại tại Mỹ, Vsmart phải hy sinh những gì? - Ảnh 7.

Tại Mỹ, đa số người dùng sẽ đến những cửa hàng của nhà mạng để mua điện thoại

Chính mô hình này đã khiến cho nhà mạng tại Mỹ nắm quyền lực rất lớn. Không có các nhà mạng Mỹ hỗ trợ, các nhà sản xuất sẽ không thể bán được điện thoại. Điều này xảy ra ngay cả với những cái tên "sừng sỏ" trên thị trường quốc tế.

Hãy lấy ví dụ với Samsung. Vào giữa năm 2010, Samsung tung ra smartphone cao cấp chủ lực đầu tiên, chiếc Galaxy S. Tính đến Q1 2010, Samsung là nhà sản xuất lớn thứ 2 trên thế giới với 22.3% thị phần. Rõ ràng, ngay từ thời điểm đó, Samsung đã là một thế lực trên thị trường di động.

Thế nhưng tại Mỹ, Samsung vẫn phải chiều lòng các nhà mạng tại đây. Với mỗi một nhà mạng Mỹ là AT&T, Verizon, T-mobile và Sprint; Samsung lại phải tạo ra một phiên bản khác biệt của Galaxy S. Chúng cũng không được gọi là "Galaxy S", mà thay vào đó là những cái tên như Captivate, Fascinate, Vibrant và Epic 4G. Thiết kế của những chiếc máy này cũng đều được biến tấu so với phiên bản gốc, trong đó đặc biệt là chiếc Epic 4G của Sprint với bàn phím QWERTY vật lý. Và đương nhiên, các nhà mạng Mỹ không quên yêu cầu Samsung bắt buộc phải đặt logo nhà mạng lên sản phẩm, và coi là một phần trong thiết kế.

Muốn bán điện thoại tại Mỹ, Vsmart phải hy sinh những gì? - Ảnh 8.

Samsung phải tạo ra 4 phiên bản Galaxy S khác nhau chỉ để "chiều lòng" các nhà mạng Mỹ

Tình trạng này tiếp diễn ngay cả khi Samsung vượt Nokia để trở thành nhà sản xuất smartphone số 1 thế giới trong năm 2012. Thực tế, trong năm đó, Samsung còn bị Verizon "bắt ép" để tạo ra "thảm hoạ" Galaxy Note 2. Chiếc Galaxy Note 2 Verizon không chỉ có logo nhà mạng và 4G LTE rất to và xấu ở mặt lưng, mà Verizon còn nâng một tầm cao mới khi cố nhét logo của mình vào... nút home của máy. Đây là minh chứng cho thấy kể cả khi đã nắm giữ ngôi vị dẫn đầu, Samsung vẫn phải chịu rất nhiều áp lực từ các nhà mạng Mỹ.

Muốn bán điện thoại tại Mỹ, Vsmart phải hy sinh những gì? - Ảnh 9.

"Thảm họa" Galaxy Note 2 của Verizon

Cuối cùng, phải đến Galaxy S8 ra mắt hồi năm 2017, các nhà mạng Mỹ mới chịu "buông tha" cho Samsung và không còn yêu cầu nhà sản xuất này phải đưa logo nhà mạng lên máy nữa.

Muốn bán điện thoại tại Mỹ, Vsmart phải hy sinh những gì? - Ảnh 10.

Galaxy S8 là smartphone đầu tiên của Samsung tại Mỹ không bị ép chèn logo nhà mạng

Dù vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Samsung vẫn chưa có quyền kiểm soát toàn bộ thiết bị mà mình bán ra tại Mỹ, đặc biệt là ở khía cạnh phần mềm. Smartphone Samsung tại Mỹ vẫn tồn tại nhiều phần mềm rác từ nhà mạng, mặc cho lời phàn nàn từ người dùng.

Muốn bán điện thoại tại Mỹ, Vsmart phải hy sinh những gì? - Ảnh 11.

Ngay cả trên những thiết bị đắt tiền như Galaxy Fold, Samsung vẫn bị ép buộc tích hợp các phần mềm "rác"

Với một thương hiệu smartphone còn non trẻ và khao khát được nhiều người dùng thế giới biết đến như Vsmart, rõ ràng, việc bị các nhà mạng Mỹ "gạch tên" là một điều mà chẳng ai mong muốn.

Thế nhưng, "Đất có thổ công, sông có hà bá". Nếu Vsmart muốn bán điện thoại tại Mỹ, và "bán" ở đây mang nghĩa là kỳ vọng sẽ có một lượng người mua đủ lớn chứ không phải chỉ rao cho "sang mồm", thì Vsmart sẽ buộc phải chiều lòng các nhà mạng Mỹ. Một lần nữa, đó là điều mà Vsmart không hề mong muốn, nhưng nó là nền tảng cần thiết để cho thương hiệu này có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường khó tính này trong tương lai.

Biết đâu, có một ngày Vsmart lại như Samsung thì sao!

Let's block ads! (Why?)

Những ngày gần đây, dân mạng tại Việt Nam liên tục nhắc tới từ khóa 'Thu Hiền E413' do nghi án lộ cảnh nhạy cảm qua webcam khi học online. Trước đó, GS. Wang Dong (khoa Toán, Đại học Quốc gia Singapore) say sưa giảng bài suốt 2 giờ đồng hồ qua ứng dụng Zoom trong khi đang tắt micro, đã mang lại một bài học nhớ đời cho cả người thầy này và những giáo viên khác.

Hình ảnh GS. Wang Dong nhăn mặt khi nhận ra mình giảng bài mà quên bật micro.

Để không gặp phải những sự cố như trên, cả người dạy và người học đều phải nắm rõ những nguyên tắc sử dụng các ứng dụng hội họp, học trực tuyến hiện nay (phổ biến là Zoom). Bởi trên thực tế, việc ngồi tại nhà tham gia các buổi họp, học trực tuyến thường tạo tâm lý thoải mái, người ngồi trước webcam sẽ không quá chỉn chu về trang phục, thậm chí đôi khi họ không chú ý tới hậu cảnh khiến hình ảnh trên webcam có thể ngoài ý muốn.

Với người chủ phòng (như thầy giáo, lãnh đạo công ty,...), việc đầu tiên là phải phân quyền cụ thể cho những người tham gia cuộc họp, không chỉ bằng miệng mà là những thiết lập ngay trên ứng dụng. Trong những trường hợp quan trọng, chủ phòng có thể giành hẳn quyền kiểm soát micro về mình để không ai khác có thể nói xem vào. Đặc biệt, trước khi bắt đầu phần trình bày, hãy luôn nhìn vào biểu tượng micro và đảm bảo nó đang bật.

Đặc biệt lưu ý, ứng dụng họp/học trực tuyến chuyên nghiệp sẽ luôn có chức năng trình chiếu màn hình hoặc chia sẻ tập tin. Người thầy, người lãnh đạo công ty hãy tận dụng tính năng này để người nghe tiếp nhận thông tin trực quan hơn bằng mắt chứ không chỉ nghe bằng tai. Hãy cẩn thận để không xảy ra trường hợp người cứ nói, miêu tả trên slide như "đúng rồi" trong khi màn hình đang không hiển thị slide như họ nghĩ.

Một số tùy chỉnh trên giao diện Zoom 5.0 rất trực quan, quan trọng là người dùng chú ý khi sử dụng.

Việc chọn ngồi ở một góc của căn phòng với webcam quay vào trong sẽ luôn là giải pháp tốt hơn cả để tránh những hình ảnh không đáng có (do người khác đi lại, xe chạy ra/vào, cảnh bề bộn của khu bếp,...). Nếu không cần thiết phải mở webcam, hãy tắt hẳn đi. Về âm thanh, chỉ bật micro khi nói và luôn tắt khi người khác nói.

Trên thực tế, những người lần đầu làm chủ một cuộc họp trực tuyến sẽ còn khá bở ngỡ trước các tính năng của ứng dụng. Do đó, tốt hơn hết hãy tự tạo hai tài khoản khác nhau và tự mình thử nghiệm trong một cuộc họp với trò chủ phòng lẫn học viên, có thể sử dụng bằng cách đăng nhập một tài khoản trên laptop và một tài khoản trên smartphone.

Về phía học sinh, sinh viên hay nhân viên công ty chỉ là thành viên thường trong cuộc họp/học trực tuyến, những gợi ý nói trên cũng có thể áp dụng. Tuy nhiên, do bị giới hạn quyền quản trị so với chủ phòng nên vấn đề quan trọng nhất luôn là bật/tắt micro và webcam đúng thời điểm.

Trong quá trình họp/học trực tuyến, cả người chủ phòng và các thành viên có thể quan sát danh sách những người đang họp để biết được hình ảnh webcam của mình có đang hiển thị hay không. Biểu tượng micro, webcam đang bật/hay tắt cũng hiển thị bên dưới khung ảnh của mỗi thành viên.

Let's block ads! (Why?)

Thái tử Ả Rập Saudi, Mohammed bin Salman.

Hôm 26.2, chính quyền ông Biden công bố thông tin tình báo chấn động, cáo buộc thái tử Mohammed bin Salman (MbS) phê chuẩn lệnh sát hại nhà báo Khashoggi.

Vụ sát hại xảy ra năm 2018, khi ông Khashoggi bước vào lãnh sự quán Ả Rập Saudi ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vụ việc khi đó khiến dư luận thế giới bị sốc.

Theo CNN, việc ông Biden không trừng phạt thái tử MbS phản ánh quan hệ phức tạp của Mỹ với đồng minh Ả Rập Saudi ở Trung Đông.

76 quan chức Ả Rập Saudi nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ bao gồm những nhân vật thân cận với thái tử MbS và thành viên lực lượng tinh nhuệ của hoàng gia. Nhưng Bộ Tài chính Mỹ không hề đề cập đến thái tử, theo CNN.

Hai quan chức trong chính quyền Mỹ, nói trừng phạt thái tử MbS chưa bao giờ là lựa chọn khả dĩ. “Trừng phạt thái tử MbS sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, làm ảnh hưởng đến lợi ích quân sự của Mỹ ở Trung Đông”, quan chức giấu tên nói trên CNN. “Ông Biden không hề yêu cầu soạn kế hoạch trừng phạt thái tử Ả Rập Saudi”.

Hôm 26.2, khi nói về vấn đề nhân quyền liên quan đến Ả Rập Saudi, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo sẽ làm việc trực tiếp với quốc vương Saudi, chứ không phải thái tử MbS.

Theo giám đốc truyền thông Nhà Trắng Kate Bedingfield, ông Biden đã nói rõ với quốc vương Salman bin Abdulaziz Al-Saud, rằng Mỹ không chấp nhận cách hành xử của thái tử MbS trong vấn đề nhân quyền.

Đáp trả lại động thái trừng phạt của Mỹ, Bộ Ngoại giao Ả Rập Saudi “bác bỏ những báo cáo sai lệch, tiêu cực và không thể chấp nhận được liên quan các cấp lãnh đạo của vương quốc”.

Trừng phạt thái tử MbS có thể khiến quan hệ Mỹ-Ả Rập Saudi đổ vỡ và chính quyền ông Biden chưa muốn sử dụng đến biện pháp này, theo CNN. Thái tử MbS từ lâu đã trở thành người lãnh đạo không chính thức của vương quốc, trong khi vua cha lui dần về hậu trường.

Gerald Feierstein, chuyên gia tại Viện Trung Đông ở Mỹ, nói chính quyền ông Biden đang cân bằng giữa cách phản ứng với Ả Rập Saudi và những lợi ích khác của Mỹ. Nếu muốn đàm phán Mỹ-Iran tiến triển, ông Biden cũng cần sự ủng hộ từ Ả Rập Saudi.

Bên cạnh đó, thái tử MbS là người đề ra các kế hoạch cải tổ và hiện đại hóa nền kinh tế Ả Rập Saudi, có thể giúp đem lại lợi ích cho Mỹ. Thái tử muốn cải cách theo hướng phương Tây, hạn chế ảnh hưởng của các giáo sĩ, thúc đẩy thế hệ trẻ, các chuyên gia cho biết.

Let's block ads! (Why?)

Một trận chọi gà khốc liệt ở Ấn Độ (ảnh: India Today)

Cảnh sát thành phố Karimnagar, bang Telangana, Ấn Độ, đang ráo riết truy tìm nhóm tổ chức chọi gà trái phép sau khi một người đàn ông bị chính gà chọi do mình nuôi đá chết hôm 27.2.

B. Jeevan – cảnh sát thành phố Karimnagar – cho hay, nạn nhân bị gà chọi mình coi như “con cưng” đá chết.

“Để trận chọi gà kết thúc nhanh chóng, người chơi thường gắn cựa sắt vào chân chúng. Khi người đàn ông bắt gà ra trận, nó đã cố gắng bỏ chạy. Trong lúc giãy giụa, con gà đá trúng vào hạ bộ của ông ấy và gây vết thương lớn. Chúng tôi đang truy tìm những người có mặt trong vụ chọi gà trái phép đã cướp đi sinh mạng của người đàn ông”, cảnh sát tên B. Jeevan nói.

Nạn nhân tử vong vì mất quá nhiều máu trước khi được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện thành phố Karimnagar, theo thông báo chính thức từ cảnh sát.

Cảnh sát cho hay, 16 người đã có mặt tại hiện trường vụ án khi vụ tai nạn xảy ra.

Con gà chọi đá chết chủ đã bị cảnh sát “tạm giam” vài tiếng, trước khi nó được gửi tới một trang trại địa phương.

“Chúng tôi đang truy tìm những người có liên quan đến vụ chọi gà bất hợp pháp. Họ có thể phải đối mặt với cáo buộc ngộ sát, cá cược bất hợp pháp”, ông Jeevan nói.

Ở Ấn Độ, gà thường được bịt cựa sắt dài 7,5 cm trước khi “ra trận”. Mỗi năm, có hàng nghìn con gà chọi chết trong các cuộc đá gà được tổ chức bất hợp pháp.

Let's block ads! (Why?)

Counterpoint Research cho biết dòng iPhone 12 là lần ra mắt Châu Âu thành công nhất từ ​​trước đến nay của Apple và đã đẩy thị phần của hãng lên mức cao kỷ lục 30% trong quý 4/2020. Apple đứng ở vị trí đầu tiên trước Samsung với 15,7 triệu máy, giảm 4% so với con số 16,3 triệu máy mà hãng gửi đến khách hàng và nhà bán lẻ châu Âu trong quý 4/2019. iPhone 11 và iPhone SE giá phải chăng là những smartphone phổ biến nhất thế giới năm ngoái, tiếp tục bán chạy ở hầu hết các thị trường và giúp củng cố vị trí của công ty.

Trong năm 2020, Apple là thương hiệu phổ biến thứ hai ở Châu Âu về số lượng, sau Samsung. Công ty đã xuất xưởng 41,3 triệu chiếc iPhone, thấp hơn 1% so với 41,7 triệu chiếc được bán ra vào năm 2019 và chiếm 22% thị trường. Phân khúc smartphone Châu Âu giảm trung bình 14% vào năm ngoái, vì vậy hiệu suất ổn định của Apple không có nghĩa là kỳ tích.

Samsung đã xuất xưởng 15,5 triệu smartphone Galaxy ở Châu Âu trong 3 tháng cuối năm 2020, giảm 12%. Mặc dù vậy Samsung vẫn duy trì được 29% thị phần. Tính chung cả năm, Samsung tiếp tục dẫn đầu khu vực với 59,8 triệu máy và chiếm 32% thị phần. Counterpoint Research cho rằng hiệu suất kém ấn tượng bắt nguồn từ dòng Galaxy S20 - vốn là dòng sản phẩm chưa bao giờ thành công ở Châu Âu và liên tục bán chạy hơn cả Galaxy A51 và Galaxy A71 giá cả phải chăng.

Samsung cũng chiếm được ít thị phần của Huawei hơn so với dự kiến, trong đó phần lớn thuộc về các thương hiệu Trung Quốc như Xiaomi và OPPO. Công ty nghiên cứu hy vọng dòng Galaxy S21 sẽ hoạt động tốt hơn nhiều.

Cái tên giành chiến thắng lớn nhất ở Châu Âu, với nguyên nhân tận dụng từ sự suy sụp của Huawei chính là Xiaomi. Công ty có doanh số smartphone tăng 85%, vượt trội so với quý 4/2020 và thậm chí đáng kinh ngạc hơn với mức 90% trong cả năm. Một phần lớn trong số này là do hiệu quả hoạt động mạnh mẽ của công ty ở Tây Ban Nha và Ý, lần lượt chiếm 28% và 17% lượng hàng xuất xưởng trong quý trước. Phần lớn sự tăng trưởng của Xiaomi đến từ Huawei.

Liệu Xiaomi có thể tiếp tục phát triển nhanh chóng vào năm 2021 hay không phụ thuộc vào các thị trường Châu Âu cao cấp hơn như Anh, Pháp và Đức, nơi Counterpoint tin rằng chiếc điện thoại cao cấp Mi 11 có thể đóng một vai trò quan trọng. Nhưng bất chấp điều đó, Xiaomi đã làm được điều mà Samsung mơ ước, đó là chiếm hết phần lớn thị phần của Huawei và củng cố vị trí của họ trên thị trường, trong trường hợp này là nhà sản xuất lớn thứ ba.

Let's block ads! (Why?)

Tàu khảo sát USNS Impeccable của Mỹ.

Chiến khu miền Nam của quân đội Trung Quốc đã mở cuộc tập trận bắn đạn thật, giả định chiến lược đáp trả sau khi bị đối phương tấn công bằng tên lửa ở vùng biển xa bờ.

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) thông báo về cuộc tập trận hôm 27.2, nhưng không cho biết cuộc tập trận diễn ra khi nào và cụ thể ở đâu.

Cuộc tập trận có sự tham gia của tàu khu trục tên lửa dẫn đường Yinchuan, khinh hạm tên lửa Hengyang, tàu đổ bộ Wuzhishan và tàu hậu cần Chagan Hu.

Chiến khu miền Nam có trách nhiệm phụ trách các hoạt động của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông.

Cùng thời điểm, hải quân Mỹ cũng mở rộng sứ mệnh tuần tra, giám sát khu vực. Các tàu tuần tra Mỹ đã hiện diện gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, do Trung Quốc chiếm đóng trái phép, kể từ ngày 23.2.

Tổ chức Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) thuộc Viện Nghiên cứu Đại dương Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, cho biết: “Tàu khảo sát USNS Impeccable gần đây liên tục hiện diện quanh quần đảo Hoàng Sa”.

Quân đội Mỹ cũng đưa máy bay trinh sát bay qua khu vực Biển Đông gần Đài Loan hôm 27.2, SCSPI cho biết thêm.

Tháng 3.2009, USNS Impeccable từng là tâm điểm của cuộc đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông.

Ở thời điểm đó, tàu USNS Impeccable di chuyển cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 120km, trong vùng biển quốc tế thì bị 5 tàu Trung Quốc áp sát. Sự việc dẫn đến căng thẳng ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc. Washington cáo buộc Trung Quốc khiêu khích trắng trợn còn Bắc Kinh chỉ trích Mỹ có hoạt động thăm dò bất hợp pháp.

Let's block ads! (Why?)

Mới đây, BLACKPINK gây chú ý với cương vị đại sứ mới nhất của mình. Cụ thể, các cô gái nhà YG Entertainment đã trở thành Đại sứ Quan hệ công chúng tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu 2021 - COP26 (2021 United Nations Climate Change Conference).

BLACKPINK làm đại sứ biến đổi khí hậu, chia sẻ về tình trạng ấm lên toàn cầu

Mới đây, BLACKPINK gây chú ý với cương vị đại sứ mới nhất của mình. Cụ thể, các cô gái nhà YG Entertainment đã trở thành Đại sứ Quan hệ công chúng tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu 2021 - COP26 (2021 United Nations Climate Change Conference). Thủ tướng nước Anh - Boris Johnson cũng đã gửi thư tay đến BLACKPINK, cảm ơn các cô gái đã ủng hộ Hội nghị COP 26 và có đóng góp lớn trong nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu.

BLACKPINK - người chơi hệ đại sứ: Thời trang, nước ngọt, quảng cáo 5G, nước xả vải, giờ làm cả đại sứ... biến đổi khí hậu! - Ảnh 1.

BLACKPINK trở thành Đại sứ Quan hệ công chúng về biến đổi khí hậu

BLACKPINK - người chơi hệ đại sứ: Thời trang, nước ngọt, quảng cáo 5G, nước xả vải, giờ làm cả đại sứ... biến đổi khí hậu! - Ảnh 2.

Hình ảnh các cô gái BLACKPINK nhận thư/ chứng nhận của Thủ tướng Anh - Boris Johnson tại Đại sứ quán Anh ở Hàn

Cương vị đại sứ mới của các cô gái nhà YG Entertainment đang khiến cho netizen chú ý không ít. Bởi lẽ để được lựa chọn trở thành đại sứ cho Liên Hợp Quốc, hẳn các cô gái phải có vị thế nhất định trong con mắt của các nhà chính trị. Điều này khiến cho ai nấy vô cùng tự hào vì sức ảnh hưởng của nhóm sau thời gian dài nỗ lực, khi không chỉ được công nhận như một nghệ sĩ giải trí, mà còn có chiều sâu ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng.

Let's block ads! (Why?)

Ảnh vệ tinh cho thấy các tòa nhà do nhóm dân quân thân Iran sử dụng gần biên giới Iraq-Syria.

Theo Daily Mail, các chiến đấu cơ Mỹ đã ném tổng cộng 7 quả bom, mỗi quả bom nặng 226kg nhằm vào các mục tiêu của lực lượng dân quân thân Iran ở biên giới Iraq-Syria.

Đòn không kích đã tiêu diệt khoảng 22 tay súng, theo các thống kê thiệt hại mới nhất.

Các bức ảnh vệ tinh cho thấy nhiều tòa nhà bị san phẳng, ở khu vực cách biên giới Iraq chỉ 300 mét. Những gì còn lại chỉ là một màu đen trên mặt đất. Những mảnh vỡ rải rác khắp sa mạc.

Những tòa nhà đã bị Mỹ ném bom san phẳng.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc nói đợt không kích là lựa chọn “kiềm chế”, được ông Biden phê chuẩn nhằm gửi thông điệp cảnh báo Iran.

Hôm 15.2, lực lượng dân quân Iraq thân Iran đã phóng rocket nhằm vào căn cứ Mỹ, khiến một nhà thầu quân sự thiệt mạng và nhiều lính Mỹ bị thương.

Theo Lầu Năm Góc, tình báo Mỹ phát hiện lực lượng dân quân thân Iraq sử dụng một khu phức hợp ở ngôi làng Al Bukamal để làm nơi cất giữ vũ khí, vận chuyển qua lại giữa Iraq và Syria.

Cảnh tan hoang trên thực địa sau đợt không kích của Mỹ.

Đợt không kích đã phá hủy hoàn toàn khu phức hợp này. Lầu Năm Góc nói giới chức quân sự đề nghị không kích các mục tiêu với quy mô lớn hơn nhưng ông Biden chỉ lựa chọn mục tiêu tại làng Al Bukamal, nằm trong lãnh thổ Syria.

Kata'ib Hezbollah and Kata'ib Sayyid Al-Shuhada là hai nhóm dân quân thân Iran rơi vào tầm ngắm của quân đội Mỹ. Hai nhóm dân quân này trỗi dậy ở Iraq trong cuộc chiến chống phiến quân Hồi giáo IS.

Khi IS trỗi dậy mạnh mẽ năm 2014, quân đội Iraq phải rút về bảo vệ thủ đô, để lại vùng rộng lớn phía bắc cho các lực lượng dân quân tự chiến đấu chống khủng bố.

Các chiến đấu cơ Mỹ sử dụng bom dẫn đường JDAM trong cuộc không kích mới nhất.

Kata'ib Hezbollah và Kata'ib Sayyid Al-Shuhada là hai nhóm dân quân người Shia thân Iran, có ảnh hưởng đáng kể tại Iraq. Các chỉ huy của hai nhóm này không ngần ngại khoe khoang về sự hỗ trợ của Iran.

“Chúng tôi tuyên bố với cả thế giới, là chúng tôi có cố vấn Iran hỗ trợ”, Hadi Al-Amari, một chỉ huy nhóm dân quân, tuyên bố vào năm 2015, khi các vùng lãnh thổ ở Iraq vẫn do IS kiểm soát. “Chúng tôi rất tự hào và cảm ơn sự hỗ trợ của họ”.

Let's block ads! (Why?)

Trong cuộc phỏng vấn, ông Gates đã thảo luận về rất nhiều chủ đề, bao gồm cả người bạn quá cố và đôi khi là đối thủ của ông Steve Jobs, biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19,… Cuộc phỏng vấn chủ yếu là quảng cáo cho cuốn sách mới của ông: “Làm thế nào để tránh một thảm họa khí hậu?”.

Bên cạnh đó, ông Gates cũng dành thời gian để nói về Android. Dựa vào những gì trả lời, có thể nói ông Gates là một người đàn ông của Android khi nói: “Tôi thực sự sử dụng điện thoại Android. Bởi vì tôi muốn theo dõi mọi thứ, tôi thường chơi với iPhone, nhưng thiết bị tôi mang theo lại là Android”.

Giải thích cho sự lựa chọn của mình, ông Gates cho biết: “Một số nhà sản xuất Android cài đặt sẵn phần mềm của Microsoft theo cách giúp tôi dễ dàng tương tác. Chúng linh hoạt hơn về cách phần mềm kết nối với hệ điều hành. Vì vậy, đó là những gì tôi đã dễ dàng làm quen. Bạn biết đấy, rất nhiều bạn bè của tôi có ‌iPhone‌, vì vậy không có sự ưu ái nào”.

Trớ trêu thay, toàn bộ cuộc phỏng vấn này lại diễn ra trên ứng dụng mạng xã hội mới dựa trên âm thanh Clubhouse - vốn không hỗ trợ Android. Để sử dụng Clubhouse, người dùng cần nhận được thư mời và sử dụng iPhone.

Khi Bill Gates khen ngợi Android trong cuộc phỏng vấn, người đồng sáng lập Clubhouse, Paul Davidson đã thực sự xen vào. Ông nói rằng việc đưa Clubhouse lên Android là “ưu tiên hàng đầu” của công ty vào lúc này, mặc dù không có chi tiết nào khác được đưa ra. Dù sao, điều này cũng cho thấy điều khó xử đối với Gates, bởi nó đồng nghĩa với việc ông đang sử dụng iPhone để tương tác qua Clubhouse.

Let's block ads! (Why?)

Liên Xô coi đây là chuẩn bị cho cuộc xâm lược và cũng đã thực sự sẵn sàng chống trả. Mùa thu năm 1983, giống như trong thời gian cuộc khủng hoảng Caribe vào mùa thu năm 1962, thế giới mấp mé bên bờ vực diệt vong.

Tình thế ngàn cân treo sợi tóc, suýt bùng nổ thế chiến 3 - Ảnh 1.

Thời kỳ đầy đe dọa

Năm 1983, quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô, giữa Tổ chức Hiệp ước Bắc-Đại Tây Dương (NATO) và khối Hiệp ước Warsaw đã leo thang đến cực hạn. Sở dĩ như vậy do sự thúc đẩy từ hàng loạt yếu tố: luận điệu chống Cộng gay gắt của Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, cuộc xâm nhập của quân Mỹ vào Grenada, điều động tên lửa tầm trung "Pershing-II" đến châu Âu, tập trung quân của NATO gần biên giới các nước XHCN Đông Âu. Ngoài ra, vào đêm rạng ngày 1 tháng 9 năm 1983, tiêm kích chiến đấu cơ của Liên Xô trên vùng Viễn Đông đã bắn hạ đối tượng vi phạm biên giới là chiếc Boeing 747 của Hàn Quốc. Không thể không tính đến một yếu tố khác: cuộc chiến ở Afghanistan mà Liên Xô trực tiếp còn phương Tây gián tiếp tham gia. Ở Mỹ và châu Âu đã vang lên những lời hô hào "trừng trị" Matxcơva. Bất cứ lúc nào Chiến tranh Lạnh cũng có thể trở thành cuộc chiến tranh nóng.

Trong bối cảnh đó, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi các cơ quan đặc nhiệm và quân đội Xô-viết chú ý đến sự kiện NATO tiến hành tập trận Able Archer-83 quy mô lớn, nhằm nâng cao khả năng chỉ huy kiểm soát quân đội trong quá trình xảy ra xung đột hạt nhân tiềm ẩn.

Tình thế ngàn cân treo sợi tóc, suýt bùng nổ thế chiến 3 - Ảnh 2.

Tên lửa tầm trung Mỹ Pershing II.

Điều kiện diễn tập đều sát gần với thực tế chiến đấu, đến mức công bố sẵn sàng chiến đấu «như trong tình trạng chiến tranh». Tổng thống, Phó Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cùng Thủ tướng Anh, Thủ tướng CHLB Đức trực tiếp theo dõi cuộc tập trận. Đã huy động phần tham gia của lực lượng vũ trang cũng như các cơ quan dân sự của toàn thể các nước trong khối Liên minh. Tăng vọt nhịp độ các cuộc trao đổi vô tuyến mã hóa giữa Washington và London, mà tình báo Liên Xô ngờ rằng trong đó là các cuộc tham vấn bàn bạc về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.

Phía Mỹ khăng khăng là họ không định gây hấn, rằng giữa Matxcơva và Washington đã có "sự hiểu lầm". Hoa Kỳ đã không tính đến khả năng phản ứng tiềm tàng của Matxcơva đối với cuộc tập trận Able Archer.

"Vào năm 1983, có thể chúng tôi đã vô tình đặt quan hệ của chúng ta với Liên Xô bên bờ vực cuộc chiến hạt nhân",  các tác giả của một tài liệu mật vừa được công bố đã thừa nhận như vậy.

Tăng cao mức sẵn sàng chiến đấu

Liên Xô và Nga không đưa ra bình luận chính thức nào về phản ứng của Matxcơva đối với cuộc tập trận Able Archer. Nguồn thông tin duy nhất về hành động của phía Liên Xô trong những ngày đó là lời khai của tên phản bội Oleg Gordievsky cung cấp cho tình báo Anh. Các tài liệu lưu trữ được giải mật của cơ quan tình báo Mỹ lần đầu tiên tiết lộ quan điểm của Washington về tình hình phát triển hồi mùa thu năm 1983.

Tương ứng với "huyền thoại" của Able Archer-83, dường như binh sĩ của khối Hiệp ước Warsaw đã có những hành động thù địch chống lại NATO, mưu toan sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Các cuộc tập trận lớn là cần thiết, để vạch ra phương thức hành động của quân đội NATO nếu đột nhiên kịch bản nguy cơ trở thành hiện thực. Trong khi đó, Điện Kremlin đánh giá những gì đang diễn ra ở châu Âu như là động thái tổ chức một cuộc tấn công hạt nhân nhắm vào Liên Xô và các đồng minh của Matxcơva.

Chẳng hạn, theo dữ liệu giải mật của tình báo Mỹ, trong suốt thời gian diễn ra cuộc tập trận của NATO, trong Lực lượng Tên lửa Chiến lược Liên Xô thông báo nâng cao mức sẵn sàng chiến đấu. Tại các sở chỉ huy quân sự đều tăng cường các ca trực chiến bổ sung. Hai nhóm không quân Liên Xô được triển khai tại hàng chục sân bay ở Cộng hòa Dân chủ Đức và Ba Lan, đã ban hành chế độ 30 phút sẵn sàng xuất kích. Lực lượng căn bản của đội quân này là những máy bay có khả năng mang vũ khí hạt nhân: chiến đấu cơ đa năng Su-27, máy bay tiêm kích-ném bom Su-17 và máy bay ném bom tiền tuyến Su-24. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, các phi đội sấm sét này có thể phóng vũ khí hạt nhân chiến thuật với tổng công suất 30 kiloton vào lực lượng quân đội NATO. (Để so sánh, hãy nhớ rằng như vậy là mạnh hơn gấp đôi công suất của quả bom hạt nhân mà người Mỹ ném xuống Hiroshima hồi tháng 8 năm 1945).

Tình thế ngàn cân treo sợi tóc, suýt bùng nổ thế chiến 3 - Ảnh 3.

Xe tăng Liên Xô T-64 tập trận.

Tình báo chạy theo không kịp

Liên Xô sửa soạn nghênh chiến một cách nghiêm túc, và phương Tây cuối cùng cũng đã hiểu ra điều đó. Có lẽ là thế giới đã được cứu vãn khỏi đại hoạ Thế chiến III do thực tế là những nhân vật nắm quyền quyết định không phải bao giờ cũng luôn nhận được thông tin kịp thời đúng lúc. Trong các tài liệu lưu trữ được giải mật có lời khai của Trung tướng Perruts, Giám đốc tình báo của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ tại Châu Âu (USAFE). Ông này nhớ lại rằng trong quá trình tập trận, ông đã liên lạc với chỉ huy của USAFE là Tướng Minter.

Perruts thông báo: "Minter hỏi tôi, chuyện gì đang xảy ra ở Đông Đức vậy? - Tôi trả lời: Chẳng có cơ sở đầy đủ nào để thực sự nâng cao mức sẵn sàng chiến đấu của quân đội ở châu Âu. Nhưng giá như khi đó tôi biết chi tiết về những gì đang diễn ra ở bên kia biên giới, không biết tôi sẽ nói gì với chỉ huy". 

Có lẽ sự thiếu thông tin của Perruts đã ngẫu nhiên ngăn chặn một cuộc chiến toàn diện giữa NATO và khối Hiệp ước Warsaw, vốn nhiều khả năng biến thành cuộc chiến hạt nhân. Chỉ sau cuộc tập trận, tình báo Mỹ mới khá choáng váng nhận ra rằng lực lượng NATO đã nằm dưới "thanh gươm hạt nhân" của Liên Xô trong suốt hơn một tuần lễ. Và chính bản thân phương Tây đã kích động dẫn đến tình trạng như vậy.

Từ những sự kiện của 38 năm trước cho thấy cần rút ra bài học. Không chỉ cho phương Tây, không riêng cho Nga, mà là bài học cho tất cả các nước. Những tuyên bố hùng biện hiếu chiến và các chiêu trò quy mô "trên bờ vực chiến tranh" gây khó chịu cực kỳ cho các láng giềng và có thể biến thành cuộc đụng độ thực tế. Trong điều kiện như vậy, chỉ một động tác nhỏ nhất cũng đủ để mở đầu cuộc "bắn súng lớn".

Let's block ads! (Why?)