Quân đội Hoa Kỳ có tham vọng phát triển một loại vũ khí laser mới mạnh hơn gấp 3 lần nhưng có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với vũ khí hiện tại đang sở hữu.
Một thông báo về loại vũ khí tiềm năng mới này đã được đăng tải trên trang web của Lầu Năm Góc với tên gọi là "Tactical Ultrashort Pulsed Laser" (Tạm dịch là Vũ khí chiến thuật siêu xung laser). Vũ khí này cho phép tiêu diệt và làm cháy hết các linh kiện điện tử bên trong ruột của một chiếc máy bay chỉ cần 1 tia ngắm laser.
Hầu hết các vũ khí laser của quân đội đều hoạt động dựa trên loại tia có sóng liên tục, hoặc tia nhắm tới mục tiêu bằng chùm năng lượng liên tục. Các tia laser sóng liên tục cần tới chùm năng lượng đó để có thể hoạt động hiệu quả giống như một chiếc quạt gió, làm nóng bề mặt của mục tiêu cho đến khi một bộ phận bị tan chảy, dẫn đến sự cố khí động học và một cú va chạm, khối lượng nhiên liệu hoặc chất nổ sẽ phát nổ.
Tuy nhiên, khi tia laser phát ra sóng liên tục, thường ở lớp kilowatt, nó cần phải tập trung vào một điểm duy nhất trên mục tiêu trong vài giây rồi mới có thể hoạt động. Thì giờ đây, Vũ khí chiến thuật siêu xung laser mới này đã được cải tiến để hạn chế các nhược điểm để tạo ra sức công phá lớn cực hạn trong thời gian nhanh nhất. Nó có thể gây ra một vụ nổ năng lượng dài 1 terawatt trong 200 femto giây (1 nghìn tỷ watt trong 0,25 giây)
Không giống như các tia laser sóng liên tục chỉ có thể vận hành một cách đơn giản với cơ chế đốt cháy, quân đội Mỹ cho biết các hệ thống USPL có thể vô hiệu hóa các mối đe dọa bằng ba cơ chế riêng biệt: Những vụ nổ vật chất do các mục tiêu gây ra, gây lóa cho các mắt cảm biến thông qua việc tạo ra những băng siêu điều khiển với phạm vi rộng trong không khí và tạo ra nhiễu điện tử cục bộ được sử dụng để làm quá tải quá trình xử lỷ của các thiết bị điện tử bên trong của mục tiêu.
Phương pháp vô hiệu hóa mối đe dọa cuối cùng đặc biệt thú vị. Đó chính là xung điện từ (EMP), đây thường được coi là một phản ứng phụ của một vụ nổ hạt nhân, nó là quá trình mà một quả bom hạt nhân phát nổ giải phóng năng lượng điện từ. Năng lượng được tích tụ trong các thiết bị điện tử từ một vụ nổ, gây ra năng lượng và khiến chúng không thể hoạt động được nữa. Tuy nhiên, cũng có những hiện tượng trong tự nhiên có thể gây ra EMP.
Ví dụ như sự kiện Carrington xảy ra vào năm 1859, đã xuất hiện một luồng ánh sáng lớn được phóng ra một cách bất thường do mặt trời giải phóng các năng lượng điện từ gây cháy các dây cáp quang trên toàn thế giới.
EMP có trong tia laser rất hữu ích trong Quân đội, vì nó giúp gia tăng khả năng bắn rơi máy bay không người lái của đối phương. Ngay cả khi tia laser không đủ để đốt cháy vật liệu của máy bay không người lái từ bên trong hoặc máy bay không người lái có chức năng cảm biến chống lại khả năng gây lóa của các chùm tia laser (GPS), thì EMP vẫn có thể tiêu diệt chúng hoàn toàn.
Đăng nhận xét