ĐÓN ĐỌC KỲ 1 TẠI ĐÂY
ĐÓN ĐỌC KỲ 2: "Cha vợ và con rể đều hai đời ngoại giao, suýt chút nữa trở thành chú rể trong cùng một ngày"
Ái nữ "Đường vương": Anh ấy chỉ yêu dung mạo và hình thể của tôi!
Tại Pháp, tuy không thể lật ngược tình thế nhưng Cố Duy Quân đã thành danh ngay trong trận đầu ra quân, để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử ngoại giao của Trung Quốc.
Vào cuối những năm tháng chính trường nóng như chảo lửa đó, Cố Duy Quân gặp được Hoàng Huệ Lan khi đó mới 19 tuổi.
Hoàng Huệ Lan viết trong hồi ký: "Ngay từ đầu anh ấy đã rơi vào vực tình yêu, nhưng không phải là yêu tôi, mà yêu dung mạo và hình thể của tôi". Nhìn những bức ảnh được truyền lại, quả thật Hoàng Huệ Lan vô cùng tự tin. Tất nhiên, bà có vốn liếng để tự tin: bà có người cha với danh xưng "Đường vương Á Châu", có khối tài sản kếch xù, thông thạo 6 ngoại ngữ và kinh nghiệm sống trong giới thượng lưu Anh và Pháp. ..
Không có gì ngạc nhiên khi Cố Duy Quân rơi vào vực thẳm tình yêu với người đẹp. Hơn nữa, cuộc sống của một nhà ngoại giao luôn đầy tính toán và vốn dĩ rất cô độc, bởi vậy những người phụ nữ xinh đẹp tài giỏi luôn có thể chiếm được trái tim của họ.
Mặc dù ban đầu Hoàng Huệ Lan còn luôn phàn nàn về kiểu tóc và trang phục lỗi thời của Cố Duy Quân và nghi ngờ rằng mẹ mình đã chọn con rể như thể chọn chồng cho chính mình, nhưng cuối cùng bà cũng vẫn chìm đắm trong tình yêu cùng "phu quân công sứ" của mình. Trong mắt người Âu Mỹ, phu nhân của Cố Duy Quân là một người phụ nữ cử chỉ tao nhã, thanh lịch và hào phóng, bà ung dung bước đi giữa những chính khách của nhiều đảng phái, mang đủ thể diện cho chồng.
Không chỉ vậy, khối tài sản kếch xù của nhạc phụ đại nhân là "Đường vương của Indonesia" (doanh nhân Hoa kiều có ảnh hưởng nhất vào đầu thế kỷ 20) Hoàng Trọng Hàm cũng đảm bảo để Cố Duy Quân không phải sống trong cảnh nghèo khổ tới cuối đời.
Trong một dịp lễ hội của Pháp, Hoàng Huệ Lan nhìn sứ quán giản dị sợ chồng tủi thân, bà chủ động bỏ ra rất nhiều tiền để tu sửa lại vô cùng lộng lẫy. Bà cũng mua một căn biệt thự trong khu thiết sư tử nổi tiếng ở Bắc Kinh để Cố Duy Quân yên tâm khi trở về Trung Quốc.
Hoàng Huệ Lan vung tiền mặt để giải quyết nỗi lo lắng của Cố Duy Quân, đồng thời giúp ông đối phó với những khoản chi ngoại giao đắt đỏ trong thời kỳ túng quẫn của Quốc dân đảng, và khéo léo giải quyết những rắc rối bên trong và ngoài sân khấu ngoại giao cho chồng. Từ cấp độ này, có thể nói bà Hoàng cũng đã có những đóng góp xuất sắc.
Tuy nhiên, cả hai lại là những người có tâm hồn đối lập. Hoàng Huệ Lan yêu thích xã giao và bị ám ảnh bởi cuộc sống vật chất, điều này chắc chắn được tiết lộ trong hồi ký của bà. Bà có thể tháo gỡ mọi vấn đề tài chính cho Cố Duy Quân, nhưng lại không thể mang lại cho ông sự thoải mái về tinh thần. Cố Duy Quân cũng là một người nghiện công việc thực sự, gần như phớt lờ vợ.
Hai con người hoàn toàn khác nhau vẫn có thể hòa thuận với nhau trong lúc khó khăn xáo trộn, nhưng một khi mọi thứ tĩnh lặng xuống, họ trở nên khó hòa hợp. Năm 1956, Cố Duy Quân hết nhiệm kỳ "đại sứ Đài Loan tại Hoa Kỳ" và cuộc hôn nhân thứ ba cũng kết thúc.
Tình yêu đích thực là bình sữa bên giường khi tuổi già
Cố Duy Quân đón nhận cuộc hôn nhân cuối cùng trong những năm cổ lai hy của đời mình. Mặc dù khi đó rời xa khỏi thị phi về những đời cha vợ trước kia, nhưng Cố Duy Quân lại dính vào một câu chuyện phiếm khác.
Người vợ thứ tư, Nghiêm Ấu Vận, vốn là vợ của người bạn đã chết Dương Quang Sinh. Sau khi Chiến tranh chống Nhật Bản bùng nổ, Dương Quang Sinh trở thành lãnh sự ở Philippines và hy sinh tại ngũ khi chống lại quân đội Nhật Bản. Khi biết tin, Cố Duy Quân đã đưa những đứa trẻ mồ côi và góa phụ về nhà chăm sóc.
Theo hồi ức của Trương Học Lương (một tướng lĩnh quân cách mạng dân quốc), giữa Cố Duy Quân và Nghiêm Ấu Vận sau đó đã sớm nảy sinh tình cảm. Hoàng Huệ Lan cũng khẳng định rằng chính chuyện ngoại tình của Cố Duy Quân đã hủy hoại cuộc hôn nhân của họ. Thật khó để phân biệt ai đúng ai sai, nhưng Cố Duy Quân và Nghiêm Ấu Vận yêu nhau thật lòng.
Những năm đầu, Nghiêm Ấu Vận đã được công nhận là Hoa khôi của trường ĐH Phúc Đán, đồng thời cũng luôn nhận được lời ca ngợi và ngưỡng mộ từ nam giới và trở thành đối tượng theo đuổi của họ.
Không giống như Hoàng Huệ Lan, bà sẵn sàng sống một cuộc sống bình dị sau tuổi trung niên. Và lần đầu tiên Cố Duy Quân, người đã lang thang khắp thế giới trong nửa cuộc đời cảm nhận được sự ấm áp của cái gọi là "nhà".
Sau khi miễn nhiệm tại Tòa án Công lý Quốc tế năm 1967, Cố Duy Quân định cư ở New York, quyết tâm sắp xếp sự nghiệp ngoại giao kéo dài nửa thế kỷ của mình cho hậu bối. Khi đó, ông đã gần 80 tuổi, và vẫn kiên trì ghi âm ba lần một tuần, và dành 17 năm để đọc một cuốn hồi ký 5 triệu từ. Tất cả là nhờ có Nghiêm Ấu Vận.
Nhỏ hơn Cố Duy Quân 20 tuổi, Nghiêm Ấu Vận lúc đó vừa là quản gia, y tá và thư ký của chồng. Bà tiếp đãi khách tứ phương, sắp xếp các bức thư và bản thảo, cùng ông đi bộ, đánh bài. Đây là những điều mà Cố Duy Quân cố gắng trong nửa đời ngoại giao của mình nhưng chưa từng có được.
Do thói quen nghề nghiệp nhiều năm, Cố Duy Quân hầu như ngủ rất muộn vào mỗi đêm. Nghiêm Ấu Vận lo lắng tiêu hóa của chồng không tốt, bà thường chủ động thức dậy lúc 3 giờ sáng, đích thân đun một nồi sữa rồi đổ vào phích để Cố Duy Quân có thể thức dậy vào buổi sáng, uống một ngụm rồi tiếp tục chìm vào giấc ngủ. Việc này làm ấm ruột và dạ dày mà không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Cố Duy Quân trong những năm cuối đời nói rằng ông "không cầu gì, không tính gì, không oán hận, không đau buồn, cảm thấy vui vẻ và hài lòng". Ông qua đời ở tuổi 97 mà không mắc bệnh tật gì, đó tự nhiên là do công lao to lớn của Nghiêm Ấu Vận.
Nhìn một cách khách quan, Cố Duy Quân, người đã từng phụ ân nhân, bỏ rơi vợ, dẫm lên vai từng đời cha vợ để bước lên vũ đài ngoại giao, phi nước đại vào chính trường, nhưng tới cuối cùng vẫn được nhiều người khen ngợi. Ở đời có mấy ai được như Cố Duy Quân?
Đăng nhận xét