Báo cáo từ LA Times cho biết ông Biden đang đặt mục tiêu nâng cao chuỗi cung ứng tổng thể của Mỹ đối với chất bán dẫn, pin công suất lớn và khoáng sản đất hiếm để đảm bảo có thể tiếp cận với những yếu tố này một cách đáng tin cậy hơn. Các nỗ lực này của ông Biden nhằm giúp Mỹ tránh tập trung quá nhiều vào Trung Quốc, điều mà Mỹ hiện đang gặp phải.
Đây không chỉ là một báo cáo đơn giản khi mà các quan chức cho biết mục đích của chính sách mới chính là thu hẹp khoảng cách và tạo ra các chuỗi cung ứng “đa dạng và có khả năng phục hồi”. Lệnh hành pháp chính thức dự kiến sẽ được thực hiện vào cuối ngày 24/2.
Hiện tại, nếu có bất kỳ thay đổi nào đối với chuỗi cung ứng của Mỹ, quốc gia này phải trải qua một chặng đường dài để giải quyết vấn đề. Đó là lý do tại sao các nhà sản xuất ô tô đang vật lộn với tình trạng thiếu chip khi nhu cầu tăng trở lại. Một chuỗi cung ứng đa dạng hơn có thể giảm bớt những tắc nghẽn đó và giúp các công ty Mỹ phát triển mạnh. Điều đó có thể đặc biệt quan trọng vì ông Biden hy vọng sẽ thúc đẩy doanh số bán xe điện, đồng thời giúp Mỹ khẳng định hoặc duy trì lợi thế công nghệ của mình.
Vấn đề ở đây là mặc dù quy tắc mới kích thích các công ty như Apple có thể chuyển sản xuất sang Việt Nam và hạn chế sự phụ thuộc của họ vào Trung Quốc, nhưng việc cắt đứt mối quan hệ không đơn giản như vậy. Việc sản xuất thường diễn ra ở Trung Quốc do sự thuận tiện: một công ty có thể lấy đất hiếm, linh kiện và lắp ráp cuối cùng ở một nơi thay vì phải vận chuyển chúng ra nước ngoài. Ông Biden có thể thành công trong việc loại bỏ sản xuất của một số công ty tại Trung Quốc nhưng có thể có nhiều công ty không có nhiều lựa chọn.
Đăng nhận xét