Những vụ tai nạn máy bay Su-22 rơi trên thế giới - Ảnh 1.

Máy bay chiến đấu nâng cấp Su-22UM của Không quân Iran. Nguồn: Sina Atefi Pour/ Airliners.net

Cụ thể, ngày 3/8/2022, Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cho biết, một chiếc máy bay Su-22 của Không quân nước này đã rơi vào sáng cùng ngày khi đang cất cánh từ căn cứ không quân Shiraz, tỉnh Fars. Phi công may mắn sống sót. IRGC cho biết, tai nạn xảy ra do lỗi kỹ thuật. Các phi công trên máy bay đã kích hoạt hệ thống ghế phóng và tiếp đất an toàn.

Vào ngày 11/11/2017, một chiếc Su-22 khác của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bị rơi ở gần thành phố Sarvestan, nằm tại miền nam nước này. Theo Không quân Iran, chiếc máy bay gặp nạn khi đang huấn luyện và phi công đã tử nạn. Iran không tiết lộ thêm về nguyên nhân của vụ tai nạn nhưng theo Tasnim News Agency, trục trặc kỹ thuật có thể là lý do chính khiến chiếc Su-22 bị rơi.

Vào ngày 19/2/2013, Su-22M-4 của Không quân Yemen cũng bị rơi, đâm thẳng vào một tòa nhà nằm gần “Quảng trường Thay đổi” tại thủ đô Sanaa. Ít nhất 12 người, trong đó có phi công đã thiệt mạng và nhiều khác đã bị thương sau vụ việc. Theo Thời báo Yemen, chiếc máy bay đang trong sứ mệnh huấn luyện thì xảy ra tai nạn.

Vào ngày 20/7/2011, một chiếc Su-22UM cũng của Không quân Yemen gặp nạn khi một động cơ bị lỗi trong lúc cất cánh khiến máy bay bị trượt ra khỏi đường băng và bốc cháy. Hai phi công trên máy bay tuy còn sống nhưng cũng bị thương rất nặng.

Vào ngày 5/10/2009, một chiếc Su-22 Fitter-C của Không quân Yemen bị rơi khi đang tiến hành cuộc không kích phiến quân Houthi ở miền Bắc nước này. Phía chính phủ Yemen tuyên bố nguyên nhân Su-22 rơi là do vấn đề kĩ thuật còn phe phiến quân lại khẳng định máy bay bị bắn rơi.

Ngày 17/12/2004, một chiếc Su-22 của Lực lượng Không quân Peru (FAP) đã bị rơi vào chiều cùng ngày khiến 2 phi công thiệt mạng. Danh tính 2 phi công là Winston San Martin Canales và Mauricio Perez Velarde. Vụ tai nạn xảy ra gần thị trấn Lurin (cách Lima khoảng 50km về phía nam). Theo truyền thông Peru, có vẻ như một phi công đã nhảy dù (hơi muộn) và tử nạn vì va chạm với mặt đất. Chiếc dù của phi công này đã không bung ra hoàn toàn, do thời gian quá ngắn hoặc do hỏng hóc trong khi phi công còn lại tử nạn trong máy bay. Chiếc Su-22 gặp nạn khi đang dẫn đầu đội hình luyện tập cho lễ kỷ niệm truyền thống cuối năm học của Quân chủng Không quân Peru.

Adblock test (Why?)

'Thiên đường' mới của giới siêu giàu Trung Quốc - Ảnh 1.

Nhiều người giàu Trung Quốc tìm đến Singapore là nơi lý tưởng cất giữ tài sản gia đình. Ảnh: Bloomberg.

Giống nhiều người Trung Quốc giàu có, sinh viên mới tốt nghiệp Zayn Zhang cho rằng Singapore có thể là nơi lý tưởng để cất giữ gia sản. Zhang hy vọng việc theo học tại một trường đại học ở Singapore - trung tâm tài chính châu Á - sẽ giúp anh được định cư tại đây.

Trong lúc chàng trai 26 tuổi theo đuổi việc học, vợ của Zhang đang tìm mua một căn penthouse trong tầm giá 4-5 triệu USD tại đảo quốc sư tử.

"Singapore rất tuyệt. Nơi này ổn định và mang lại nhiều cơ hội đầu tư", Zhang nói với Reuters tại một diễn đàn vào cuối năm ngoái. Gia đình anh có kế hoạch thành lập văn phòng gia đình tại Singapore để quản lý tài sản trong tương lai.

Theo Reuters, cũng tham dự diễn đàn này, một số người Trung Quốc cho biết gần đây họ đã chuyển đến Singapore, hoặc đang cân nhắc đến việc đó.

Bùng nổ văn phòng gia đình

Với chế độ thuế thân thiện và được coi là ổn định về mặt chính trị, Singapore từ lâu đã trở thành “thiên đường” của giới siêu giàu nước ngoài.

Tuy nhiên, nước này chứng kiến dòng tài sản mới từ năm 2021, sau khi trở thành một trong những nơi đầu tiên tại châu Á nới lỏng các hạn chế phòng dịch Covid-19.

Số lượng văn phòng gia đình của Singapore - nơi xử lý các khoản đầu tư, thuế, chuyển nhượng tài sản và các vấn đề tài chính khác cho giới siêu giàu - đã tăng từ 400 lên khoảng 700 vào năm 2021.

Các văn phòng gia đình nổi tiếng ở Singapore có thể kể đến như của James Dyson - nhà sáng chế máy hút bụi nổi tiếng, nhà đầu tư Ray Dalio và Zhang Yong - người sáng lập chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao.

Mặc dù không có số liệu thống kê mới nhất, người trong ngành cho biết mối quan tâm về văn phòng gia đình tăng vào năm 2022 và dự kiến tiếp tục đà này trong năm 2023.

'Thiên đường' mới của giới siêu giàu Trung Quốc - Ảnh 2.

Giá thuê nhà tại Singapore tăng 21% trong 9 tháng đầu năm ngoái. Ảnh: Bloomberg.

Chung Ting Fai - luật sư hỗ trợ thành lập văn phòng gia đình - cho biết vào cuối năm 2022, ông nhận được một yêu cầu/tuần từ những người muốn chuyển ít nhất 20 triệu USD vào Singapore. Con số này đã tăng so với khoảng một yêu cầu/tháng vào năm 2021. Trong tháng 1, ông nhận tới 2 yêu cầu/tuần.

Ông Chung nói nhiều bậc cha mẹ đang tìm kiếm nơi thường trú cho con cái. Và ngoài Trung Quốc, vị luật sư còn nhận được câu hỏi từ các khách hàng tiềm năng ở Nhật Bản và Malaysia.

Một phần sức hấp dẫn của Singapore đối với giới nhà giàu là chương trình nhà đầu tư toàn cầu do chính phủ quản lý. Theo đó, những người đầu tư ít nhất 2,5 triệu SGD (gần 2 triệu USD) vào một doanh nghiệp, quỹ hoặc văn phòng gia đình có thể đăng ký xin visa thường trú.

Grace Tang - Giám đốc điều hành Phillip Private Equity, công ty điều hành một trong hai quỹ chương trình nhà đầu tư toàn cầu tại Singapore - cho biết mới đầu năm mới nhưng bà đã gặp gỡ nhiều nhà đầu tư tiềm năng, hầu hết là người Trung Quốc.

Bà cho biết trong khi một số đang thành lập văn phòng gia đình, những người khác mở trụ sở kinh doanh hoặc đầu tư vào các quỹ có trụ sở tại Singapore.

Đối tượng nước ngoài hàng đầu mua bất động sản tư nhân

Tài sản do Singapore quản lý đã tăng 16% lên hơn 4.000 tỷ USD vào năm 2021.

Dòng tiền đổ về Singapore là một phần của xu hướng nhiều người quay trở lại sau thời kỳ đại dịch. Năm 2022, Singapore có thêm 30.000 thường trú nhân và 97.000 người nước ngoài có thị thực lao động hoặc thị thực dài hạn khác, nâng tổng dân số lên 5,64 triệu người.

'Thiên đường' mới của giới siêu giàu Trung Quốc - Ảnh 3.

Singapore từ lâu đã là “thiên đường” của giới siêu giàu nước ngoài. Ảnh: Bloomberg.

Điều này khiến giá thuê nhà tại Singapore tăng 21% trong 9 tháng đầu năm ngoái. Giá nhà cũng tăng vọt trong hai năm qua, khi người Trung Quốc đại lục tiếp tục là đối tượng nước ngoài hàng đầu mua bất động sản tư nhân đắt tiền.

Một dấu hiệu khác cho thấy dòng tiền đang đổ về Singapore là số lượng thành viên câu lạc bộ chơi golf tăng vọt. Chi phí để trở thành thành viên của Câu lạc bộ Golf Sentosa danh tiếng của Singapore đã lên tới 880.000 SGD cho người nước ngoài, cao hơn gấp đôi so với mức năm 2019, theo Singolf Services.

Desmond Teo - lãnh đạo mảng doanh nghiệp gia đình châu Á - Thái Bình Dương tại công ty tư vấn EY - cho biết dòng tiền hỗ trợ lĩnh vực dịch vụ tài chính và khởi nghiệp của Singapore tạo ra "hệ sinh thái phong phú" khiến quốc gia này trở nên hấp dẫn hơn.

 

Adblock test (Why?)

Tổng thống Zelensky cảnh báo 'cuộc trả thù vĩ đại' của Nga đã bắt đầu - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Getty

Tổng thống Zelensky cho biết Nga đã bắt đầu "cuộc trả thù vĩ đại" nhằm đáp trả những cuộc phản công của Ukraine.

Ông Zelensky cảnh báo trong nhiều tuần rằng Moscow có ý định tăng cường tấn công Ukraine sau khoảng hai tháng bế tắc dọc theo chiến tuyến trải dài qua phía nam và phía đông.

Mặc dù không có dấu hiệu của một cuộc tấn công mới với quy mô lớn trong hôm 30/1, người quản lý các khu vực do Nga kiểm soát ở tỉnh Donetsk phía đông Ukraine, ông Denis Pushilin cho biết quân đội Moscow đã giành được lợi thế ở Vuhledar, một thành phố khai thác than.

Cố vấn của Pushilin, ông Yan Gagin cho biết các chiến binh từ lực lượng lính đánh thuê Nga Wagner đã giành quyền kiểm soát một phần con đường tiếp tế dẫn đến Bakhmut, thành phố tâm điểm trong cuộc tấn công của Nga suốt nhiều tháng.

Một ngày trước đó, người đứng đầu Wagner cho biết các chiến binh của ông đã chiếm được Blahodatne, một ngôi làng ở phía bắc Bakhmut. Đáp lại, Kiev cho biết họ đã đẩy lùi các cuộc tấn công vào Blahodatne và Vuhledar. 

Tổng thống Zelensky cho biết các lực lượng Nga ở phía đông đang không ngừng tấn công bất chấp thương vong nặng nề.

"Tôi nghĩ rằng Nga thực sự muốn thực hiện kế hoạch trả thù. Tôi nghĩ họ đã bắt đầu rồi", ông Zelensky nói.

Ông nói với các phóng viên tại thành phố cảng Odessa phía nam Ukraine: "Mỗi ngày, lực lượng Nga lại bổ sung thêm quân đội".

Vuhledar nằm ở phía nam Bakhmut, gần tiền tuyến phía đông bảo vệ các tuyến đường sắt do Nga kiểm soát cung cấp tiếp tế cho các lực lượng của Moscow ở miền nam Ukraine. Mykola Salamakha, một đại tá và nhà phân tích quân sự người Ukraine, nói với Đài phát thanh NV của Ukraine rằng cuộc tấn công của Moscow sẽ phải trả một cái giá rất lớn.

Ông nói: "Thành phố nằm trên vùng cao, tạo thành một trung tâm phòng thủ cực kỳ vững chắc. Cũng giống như ở Bakhmut – hết đợt quân Nga này đến đợt quân khác bị lực lượng vũ trang Ukraine đè bẹp".

Ông Zelensky cũng kêu gọi phương Tây đẩy nhanh việc cung cấp vũ khí như đã hứa để Ukraine có thể tiến hành cuộc tấn công nhằm giành lại các lãnh thổ do Nga kiểm soát.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cáo buộc việc các nước phương Tây cung cấp vũ khí cũng đồng nghĩa với "các nước NATO ngày càng tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột".

Hôm 30/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định nước sẽ không cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine, bất chấp mong muốn của Kiev.

“Không”, Hill dẫn lời ông Joe Biden trả lời khi được phóng viên hỏi liệu Mỹ có cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine hay không.

Theo CBS, trước đó, các quan chức Mỹ để mở khả năng này. Tuần trước, Phó cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jon Finer nói Mỹ sẽ thảo luận về ý tưởng cung cấp máy bay chiến đấu một cách cẩn trọng với Ukraine và các đồng minh.

Trong khi đó, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho hay “không có gì ngạc nhiên” khi Ukraine yêu cầu máy bay chiến đấu và Washington đang “liên tục thảo luận” với Kiev về nhu cầu này.

Adblock test (Why?)

Nóng chiến sự: Nga tấn công Ukraine chiếm các vị trí thuận lợi ở chiến trường Vuhledar - Ảnh 1.

Binh sĩ Ukraine trau dồi kỹ năng bắn súng và chiến đấu tại trường bắn.

Theo ông Konashenkov, các đơn vị của nhóm quân Vostok đã khiến quân nhân Ukraine thuộc Lữ đoàn xe tăng số 1 bị hỏa hoạn. Ông Konashenkov cho biết quân đội Nga cũng tấn công lữ đoàn bảo vệ lãnh thổ 102 gần làng Uspenovka ở vùng Zaporizhzhia.

Ông cho biết thêm Lực lượng Vũ trang Ukraine đã thiệt hại tổng cộng 25 người ở các hướng Nam Donetsk và Zaporizhzhia.

Bộ này nói thêm rằng quân đội Nga đã phá hủy hai phương tiện chiến đấu bọc thép của Ukraine, pháo D-20 và D-30, cùng một bệ pháo tự hành Gvozdika ở những khu vực đó.

Trong ngày qua, các hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ một máy bay trực thăng Mi-8 của Ukraine, hai máy bay không người lái, bốn quả đạn phóng loạt và hai tên lửa chống radar HARM, dịch vụ báo chí của Bộ Quốc phòng Nga cho biết thêm. 

"Các hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ một máy bay trực thăng Mi-8 của Không quân Ukraina trong khu vực dân cư Novodarovka, tỉnh Zaporozhye. Ngoài ra, hai máy bay không người lái đã bị phá hủy trong khu vực dân cư Kolomyychikha và Kremennaya của Cộng hòa Nhân dân Lugansk và bốn tên lửa của hệ thống phóng tên lửa đa năng HIMARS và Uragan đã bị phá hủy trong ngày qua "tại các khu vực dân cư Konstantinovka, Nikolskoye, Blagoveshchenka của Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Trudolyubimovka của tỉnh Zaporozhye",  tin cho biết.

Trước đó, quyền người đứng đầu DPR Denis Pushilin cho biết Lực lượng Vũ trang Ukraine đã cố thủ ở Vuhledar và chưa nhận được lệnh rút lui. Ông cũng nói rằng quân đội Nga đã cố thủ ở phía đông của Vuhledar.

Trước đó  vào ngày 27/1, cố vấn của Pushilin, Igor Kimakovsky, nói rằng Lực lượng vũ trang Ukraine bắt đầu triển khai lại các đơn vị từ  Bakhmut đến Vuhledar để ngăn chặn bước tiến của quân đội Nga.

Adblock test (Why?)

Bloomberg ngày 30/1 dẫn lời Paetongtarn cho biết bà tự tin về chiến thắng áp đảo của đảng Pheu Thai bằng cách thực hiện các chính sách giúp giảm bớt gánh nặng đối với cử tri.

Người con gái 36 tuổi của ông Thaksin được nhiều người coi là ứng cử viên tiềm năng hàng đầu cho chức thủ tướng của đảng Pheu Thai, bên cạnh ông trùm bất động sản Srettha Thavisin. Paetongtarn cho biết bà "sẵn sàng trở thành 1 trong 3 ứng cử viên thủ tướng của đảng này".

Con gái ông Thaksin tự tin sẽ thắng lớn - Ảnh 1.

Bà Paetongtarn Shinawatra. Ảnh: Instagram

Bà Paetongtarn cho biết trong một cuộc phỏng vấn khi đang vận động tranh cử ở tỉnh Nong Khai, Đông Bắc Thái Lan ngày 29-1: "Hiện tại, cần có những chính sách tốt hơn và người dân cần có cuộc sống tốt hơn. Đảng của chúng tôi đã sẵn sàng và có khả năng giúp đỡ mọi người".

Theo bà Paetongtarn, sự bất mãn của người dân bắt nguồn từ chi phí sinh hoạt cao cùng với nợ gia đình. Điều này được cho là sẽ thúc đẩy đảng Pheu Thai trở lại nắm quyền sau 8 năm.

Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy Pheu Thai là đảng có nhiều khả năng giành được nhiều ghế nhất trong cuộc bầu cử tiếp theo.

Cách đây 3 năm, Pheu Thai là đảng giành được nhiều ghế nhất trong cuộc bầu cử ở Thái Lan năm 2019.

Đảng này đang thu hút cử tri với cam kết tăng lương tối thiểu 70% và tăng giá nông sản trong khi cắt giảm chi phí năng lượng.

Adblock test (Why?)

 Xe tăng Abrams của Mỹ có vượt trội so với T-14 Armata của Nga? - Ảnh 1.

Xe tăng Abrams của Mỹ so sánh với xe tăng T-14 Armata của Nga. Ảnh: Getty

"Xe tăng Abrams là xe tăng có năng lực mạnh mẽ nhất trên thế giới", Tổng thống Biden cho biết hôm 25/1 khi ông cam kết chuyển giao 31 chiếc Abrams cho Kiev. 

Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã phản hồi về thông báo này, được đưa ra ngay sau khi Đức hứa cung cấp xe tăng Leopard 2 cho Ukraine, bằng cách bình luận rằng Abrams "sẽ bị đốt cháy giống như tất cả những chiếc xe tăng khác" trên tiền tuyến. Người phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh cho biết phản ứng từ Moscow không phải là mới và Washington đã "nghe thấy điều đó trước đây".

Sau phản hồi của Nga, Anton Gerashchenko, một cố vấn của Bộ Nội vụ Ukraine đã đăng tải lên Twitter một đoạn clip, trong đó có thể nghe thấy một người dẫn chương trình nhà nước Nga trình bày chi tiết các phương pháp tốt nhất để tiêu diệt xe tăng Abrams của Mỹ, sau đó so sánh các ưu điểm của nó với xe tăng T-14 Armata của Nga.

"Chúng là những phương tiện công nghệ cao với các cảm biến phức tạp, bộ truyền dữ liệu và máy bay không người lái tích hợp trên xe", video cho biết.

T-14 Armata đã gây xôn xao dư luận khi ra mắt tại Moscow vào năm 2015. Một quan chức tình báo quân đội Anh cho biết vào năm 2016 rằng T-14 xứng đáng được coi là "chiếc xe tăng cách mạng nhất trong thế hệ".

"Armata đại diện cho bước thay đổi mang tính cách mạng nhất trong thiết kế xe tăng suốt nửa thế kỷ qua", quan chức giấu tên viết trong một bài báo tóm tắt mà The Telegraph công bố.

Đánh giá cho thấy T-14 Armata thực sự khác biệt so với các xe tăng chiến đấu chủ lực khác nhờ tháp pháo không người lái, có thể hỗ trợ pháo 125 mm. Tổ lái, thay vì nằm trong tháp pháo, được đặt trong một "viên nang" bọc thép bên trong thân xe tăng.

"Lần đầu tiên, một tháp pháo không người lái, được số hóa hoàn toàn tự động đã được tích hợp vào một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực. Và lần đầu tiên, một tổ lái xe tăng được thiết kế nằm trong một khoang bọc thép ở phía trước thân tàu", tài liệu tóm tắt cho biết.

Cải tiến này sẽ làm tăng khả năng sống sót cho 3 thành viên vận hành xe tăng.

Chuẩn tướng Quân đội Anh đã nghỉ hưu Ben Barry nói với The Telegraph vào thời điểm đó rằng thiết kế tháp pháo này có khả năng chứa một khẩu súng cỡ nòng 150mm, loại súng này sẽ "vượt trội so với súng và áo giáp trên các xe tăng NATO hiện có".

Xe tăng M1 Abrams, có nhiều biến thể, được trang bị vũ khí 105mm hoặc 120mm. M1, tùy thuộc vào kiểu máy, nặng từ 67,6 đến 73,6 tấn, với tốc độ tối đa 67km/giờ và 48km/giờ trên đường băng.

T-14 Armata có thể đạt tốc độ tối đa khoảng 88km/giờ, trọng lượng tối đa 53 tấn và có khung gầm linh hoạt.

Tuy nhiên, cả hai xe tăng đều có nhược điểm. Tổng thống Biden cho biết M1 Abrams "cực kỳ phức tạp để vận hành và bảo trì".

"Là một loại xe tăng lớn hơn, cồng kềnh hơn nhiều loại xe tăng hiện có của Nga, T-14 đặt ra các vấn đề hậu cần mà việc triển khai chúng sẽ là một quyết định rủi ro cao đối với Moscow", Bộ Quốc phòng Anh cho biết vào ngày 19/1.

Adblock test (Why?)

TT Zelensky cảnh báo về thời điểm Mỹ cung cấp xe tăng Abrams chỉ với 2 từ - Ảnh 1.

Xe tăng Abrams.

Tổng thống Ukraine nói rằng Kiev cần nhận được vũ khí mới càng sớm càng tốt. Theo ông Zelensky, thời điểm cung cấp xe tăng châu Âu vẫn chưa rõ ràng, mặc dù người ta tin rằng Ukraine sẽ nhận được chúng trước khi Mỹ cung cấp xe tăng Abrams.

Ông cũng bày tỏ sự tin tưởng vào việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine và nói rằng Kiev cần một số lượng lớn xe tăng. Ông Zelensky nói: "Năm, tám, mười xe tăng không giải quyết được vấn đề trên chiến trường".

Vào ngày 27/1, điều phối viên truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby đã công bố thời gian khả thi để vận chuyển xe tăng Abrams tới Ukraine.

Theo Kirby, Đức và các đồng minh EU sẽ cung cấp xe tăng Leopard cho Ukraine trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Đối với xe tăng Abrams của Mỹ, sẽ mất nhiều thời gian hơn - có thể là "nhiều tháng" - để cung cấp chúng, Kirby nói.

Nhà Trắng giải thích rằng họ hy vọng sẽ mua được máy móc từ ngành công nghiệp, thay vì lấy chúng trực tiếp từ kho của chính mình.

Tuy nhiên, ông Zelensky phàn nàn rằng nếu xe tăng Mỹ đến muộn nhất là vào tháng 8 thì sẽ "quá muộn". 

Tổng thống Ukraine nói với Sky News rằng Kiev hiện cần "300 đến 500 xe tăng" để có thể tiến hành một cuộc phản công chống lại Nga.

"Đó không phải là về chính trị, mà là về những kết quả cụ thể trên chiến trường",  ông Zelensky nói.

Ông Zelensky cũng cảm ơn các quốc gia đã cung cấp vũ khí cho Ukraine và lưu ý rằng tổng cộng 12 quốc gia đã cam kết hỗ trợ liên minh xe tăng của Kiev.

Đầu tuần này, Đức đã chính thức phê chuẩn việc cung cấp cho Kiev 14 xe tăng Leopard 2A6 từ kho dự trữ của mình, đồng thời cho phép các nước khác cung cấp áo giáp do Đức sản xuất cho quân đội Ukraine. Berlin cho biết họ dự kiến sẽ giao Leopards không muộn hơn cuối tháng 3.

Các quốc gia khác cũng cam kết cung cấp áo giáp hạng nặng cho Kiev bao gồm Anh, Ba Lan, Canada, Tây Ban Nha, Na Uy và Hà Lan.

Trong khi đó, Nga cảnh báo phương Tây không nên tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine, cho rằng điều đó chỉ làm kéo dài cuộc xung đột. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng cảnh báo rằng xe tăng của Đức và Mỹ sẽ không thay đổi kết quả của cuộc giao tranh và sẽ "đốt cháy" giống như phần còn lại của các loại vũ khí do phương Tây cung cấp.

Adblock test (Why?)

Máy bay không người lái tấn công đoàn hộ tống ở biên giới Syria-Iraq - Ảnh 1.

Vụ tấn công diễn ra hôm 29/1. Ảnh: AFP

Theo Al Arabiya, 25 phương tiện đã vượt qua biên giới trước cuộc tấn công. Đài truyền hình Sham FM của Syria và các phương tiện truyền thông địa phương khác cho biết 6 xe tải đã bị trúng đạn.

Tuy nhiên, kênh truyền hình Al-Mayadeen đưa tin rằng "3 xe tải viện trợ của Iran chở đầy bột mì và gạo đã bị nhắm mục tiêu". 

"Đoàn xe không mang theo bất kỳ vũ khí nào", theo các phương tiện truyền thông.

Hiện chưa rõ ai đứng sau cuộc tấn công.

Các máy bay không người lái được cho là đã bắn một phát súng cảnh cáo để yêu cầu các tài xế xe tải bỏ hàng hóa của họ ở lại. Đài quan sát Nhân quyền Syria có trụ sở tại Vương quốc Anh tuyên bố xe cứu thương đã nhanh chóng đến khu vực này để điều trị cho những người bị thương, trong khi tờ Times of Israel cho rằng không có báo cáo về thương tích.

Trong khi đó, một quan chức của "lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn" ở Baghdad xác nhận đã có một cuộc không kích, ông tuyên bố chỉ có một chiếc xe tải bị nhắm mục tiêu và không đề cập đến thương vong.

Vụ tấn công diễn ra vài giờ sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào một cơ sở vũ khí của Iran ở tỉnh Isfahan. Israel được cho là chịu trách nhiệm về vụ tấn công đó, theo các quan chức Mỹ được Wall Street Journal trích dẫn. Tehran lên án cuộc tấn công này nhằm gieo rắc "sự bất an", xác nhận lực lượng phòng không của nước này đã tiêu diệt 3 máy bay không người lái.

Adblock test (Why?)

Ông Trump tố TT Biden đẩy thế giới đến bờ vực thế chiến 3, hứa hẹn về hòa bình nếu đắc cử - Ảnh 1.

Cựu Tổng thống Donald Trump tuyên bố tranh cử tổng thống vào ngày 15/11/2022. Ảnh: Reuters.

Ông Trump đã đến New Hampshire và South Carolina, hai tiểu bang bỏ phiếu sớm vào cuối tuần này như một phần của chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng năm 2024 vừa kích hoạt của ông. 

Thống đốc Nam Carolina Henry McMaster và Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cũng tham dự sự kiện của Trump ở Columbia, Nam Carolina. Tuyên bố trước người ủng hộ tại Nam Carolina, ông Trump nói: "Bằng sự yếu đuối và kém cỏi, Joe Biden đã đưa chúng ta đến bờ vực của Thế chiến 3, chúng ta đang ở bờ vực của Thế chiến 3. Với tư cách là tổng thống, tôi sẽ mang lại hòa bình bằng sức mạnh".

Ông Trump cũng lặp lại tuyên bố rằng nếu ông là tổng thống, sẽ không có khả năng xảy ra xung đột ở Ukraine.

Ngoài ra, ông Trump cũng hứa sẽ giải quyết lạm phát và xây dựng lại nền kinh tế cũng như khôi phục sự tôn trọng của quốc tế đối với Washington nếu được bầu làm Tổng thống Mỹ.

"Để thay đổi toàn bộ hệ thống, bạn cần một tổng thống có thể gánh vác cả hệ thống", ông Trump nói.

"Chúng tôi sẽ khôi phục tính toàn vẹn của cuộc bầu cử... Chúng tôi cần biên giới và chúng tôi cần các cuộc bầu cử công bằng", Trump nói với những người ủng hộ ông ở Nam Carolina và nhấn mạnh rằng khoảng 15 triệu người đã vượt qua biên giới phía nam và việc kiểm soát nhập cư là rất cần thiết ở Mỹ.

Ông Trump đã tuyên bố sẽ ra tranh cử vào tháng 11 năm ngoái. Tuần trước, truyền thông Mỹ đưa tin rằng, ông Biden có thể công bố kế hoạch tái tranh cử trong vài tuần tới.

Adblock test (Why?)

Moscow đẩy mạnh tấn công trên ba mặt trận, Ukraine tuyên bố tiêu diệt 800 lính Nga trong 24 giờ - Ảnh 1.

Các thiết bị Nga bị phá hủy ở Ukraine (Ảnh:Bộ tổng tham mưu Ukraine)

"Mất một lượng lớn nhân lực, đối phương vẫn đang tiếp tục các hành động tấn công trên các mặt trận Bakhmut, Avdiivka và Novopavlivka. Trên các mặt trận Kupiansk, Lyman, Zaporizhzhia và Kherson, họ đang ở thế phòng thủ", Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng Ukraine cho biết tối ngày 28/1.

Theo Bộ trên, vào thứ Bảy 28/1, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công tên lửa vào cơ sở hạ tầng dân sự ở thành phố Kostiantynivka, tỉnh Donetsk và tổng cộng đã thực hiện hơn 15 cuộc tấn công từ pháo phản lực phóng loạt. Ukraine cho biết, các vụ tấn công của Nga đã gây ra thương vong cho thường dân.

Các lực lượng Nga đang tiếp tục chịu tổn thất. Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng Ukraine cho biết đã tiêu diệt 800 binh sĩ Nga chỉ trong 24 giờ qua.

Đặc biệt, có tới 50 binh sĩ Nga bị thương đã được đưa đến bệnh viện ở khu định cư Tokmak, tỉnh Zaporizhzhya trong những ngày gần đây. Hầu hết trong số họ được gửi trở lại hậu phương sau khi nhận được hỗ trợ y tế chính thức.

Trong ngày, lực lượng hàng không của Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã thực hiện 4 cuộc tấn công vào các cụm lực lượng của Nga. Các đơn vị của Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Ukraine đã đánh trúng hai điểm kiểm soát, hai vị trí phòng không và ba khu vực tập trung nhân lực của đối phương.

Nga tiến hành chiến dịch quân sự vào Ukraine ngày 24/2/2022. Ngày 28/1 là ngày thứ 339 của cuộc chiến toàn diện. Các lực lượng Nga ban đầu cố gắng tiến lên từ phía bắc, phía đông và phía nam, bắn phá các thành phố trên khắp Ukraine bằng cách sử dụng pháo và ném bom từ trên không. 

Nga tiếp tục tấn công các công trình dân sự ở Ukraine bằng tên lửa hành trình. Nước này cũng đã phóng các máy bay không người lái tự sát do Iran sản xuất nhằm vào các thành phố của Ukraine, bắt đầu từ tháng 10.

Trong thời gian này, Điện Kremlin đã nhiều lần thay đổi mục tiêu của cuộc chiến ở Ukraine. Các lực lượng Nga hiện đang chiếm giữ một phần của các tỉnh Zaporizhzhya, Kherson, Lugansk, Donetsk, Mykolayiv và Kharkov.

Adblock test (Why?)

'Cuộc chiến' giành nguồn Titanium khổng lồ - thứ Mỹ khao khát giành được từ Ukraine - Ảnh 1.

Titanium được sử dụng để phát triển các công nghệ quân sự tiên tiến nhất, từ máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng, tàu hải quân, xe tăng, tên lửa tầm xa và nhiều loại khác. Ảnh IT

Titanium là một kim loại nhẹ nhưng quý hiếm và quan trọng vì được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng quân sự tiên tiến như máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng, tàu hải quân, xe tăng, tên lửa tầm xa và nhiều loại khác.

Nếu Kiev thắng trong cuộc chiến với Nga, Mỹ và các đồng minh của họ sẽ ở vị trí cực kỳ có lợi để khai thác nguồn Titanium khổng lồ và dồi dào mới của Ukraine. Nhưng nếu Nga thành công để chiếm giữ các mỏ và nhà máy Titanium của nước láng giềng, Moscow sẽ tăng cường ảnh hưởng toàn cầu của mình đối với nguồn tài nguyên chiến lược này.

Bộ Nội vụ Mỹ đã phân loại Titanium là một trong 35 mặt hàng khoáng sản quan trọng đối với an ninh kinh tế và quốc gia của Mỹ. Nhưng Mỹ vẫn nhập khẩu hơn 90% bọt biển Titanium và không phải tất cả đều từ các quốc gia thân thiện. (Bọt biển titan có thể được nấu ở nhiệt độ cao để có được một thỏi titan dày đặc).

Mỹ cũng không còn bọt biển Titanium trong Kho dự trữ quốc phòng của mình và nhà sản xuất Titanium trong nước cuối cùng đã đóng cửa vào năm 2020.

Ukraine là một trong 7 quốc gia duy nhất sản xuất bọt biển Titanium, cơ sở để tạo ra Titanium. Trung Quốc và Nga – những đối thủ chiến lược lớn nhất của Mỹ – nằm trong nhóm 7 quốc gia trên.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, Trung Quốc đã sản xuất hơn 231.000 tấn bọt biển Titanium vào năm ngoái, chiếm 57% sản lượng toàn cầu. Tiếp đến là Nhật Bản với 17% và Nga với 13%. Kazakhstan sản xuất gần 18.000 tấn và Ukraine sản xuất hơn 4.000 tấn bọt biển Titanium.

Xu hướng Moscow "vũ khí hóa" các nguồn năng lượng đã khiến Washington, DC và các thủ đô NATO khác lo ngại rằng một ngày nào đó Điện Kremlin cũng có thể đóng băng xuất khẩu Titanium. Điều này sẽ khiến các công ty hàng không vũ trụ và quốc phòng của họ gặp khó khăn.

Sự phụ thuộc của phương Tây vào Titanium của Nga có nghĩa là kim loại này cho đến nay vẫn thoát khỏi các chiến dịch trừng phạt chống lại Moscow của Mỹ, EU và các đồng minh của họ.

Gã khổng lồ hàng không vũ trụ Boeing vẫn duy trì liên doanh với VSMPO-Avisma của Nga—nhà xuất khẩu Titanium lớn nhất thế giới mặc dù các đơn đặt hàng bị đóng băng vì chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Những đối tác khác, như tập đoàn máy bay thương mại Airbus của châu Âu, cũng tiếp tục tìm nguồn Titanium từ VSMPO.

Một nguồn tin giấu tên am hiểu về ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đã tiết lộ với Newsweek rằng tầm quan trọng của Titanium đối với ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ.

"Chúng tôi đang nói về khả năng và điều kiện để sản xuất nhiều máy bay hơn, chúng tôi đang nói về khả năng sản xuất nhiều đạn dược hơn. Tất cả đều dựa vào Titanium. Nhưng chúng tôi ngày càng phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài cho thứ này. Nga trước đây đã từng một trong những nhà cung cấp chính", nguồn tin tiết lộ.

Dự luật chi tiêu quốc phòng hàng năm năm ngoái của Mỹ đã yêu cầu Bộ Ngoại giao điều tra "tính khả thi của việc sử dụng các nguồn Titanium từ Ukraine như một giải pháp thay thế tiềm năng cho các nguồn của Trung Quốc và Nga".

Khi ngày càng có nhiều cuộc tranh luận khắp phương Tây về lý do tại sao nên tiếp tục ủng hộ Ukraine, thì Titanium được xem là một trong những lập luận đang được nhắc đến ngày càng nhiều hơn.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, Nga có trữ lượng khoáng sản Titanium tương đối thấp và mặc dù kiểm soát được nguồn Titanium của Ukraine không phải là một trong những mục tiêu công khai của Điện Kremlin, nhưng nó sẽ là một lợi ích cho Moscow.

Adblock test (Why?)

Đức tuyên bố sẽ làm mọi cách để ngăn chiến tranh Nga-NATO - Ảnh 1.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz (trái) và Tổng thống Argentina Alberto Fernández. Ảnh IT

“Chúng tôi đã làm mọi cách để ngăn chặn sự leo thang của cuộc chiến Ukraine dẫn đến xung đột giữa Nga và các quốc gia NATO. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để điều này không xảy ra”, ông Scholz nói trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Argentina Alberto Fernández tại Cung điện San Martín ở Buenos Aires cuối tuần này.

Thủ tướng Scholz khẳng định rằng mặc dù đó là cuộc xung đột “giữa Nga và Ukraine” nhưng điều đó sẽ không thể ngăn Đức hoặc các quốc gia khác hỗ trợ Kiev bằng viện trợ nhân đạo, tài chính hoặc bằng vũ khí.

Đức đã công bố hôm thứ Tư 24/1 rằng họ sẽ cung cấp 14 xe tăng chiến đấu Leopard loại 2A6 cho Ukraine và cho phép các đồng minh như Ba Lan cũng làm như vậy.

Mỹ sau đó cũng cam kết gửi 31 xe tăng Abrams của mình tới Ukraine trong khi Anh viện trợ Kiev xe tăng Challenger 2.

Thủ tướng Đức cho biết ông đã thảo luận về cuộc chiến Ukraine với Tổng thống Fernández.

Khi được hỏi về lập trường của mình liên quan đến việc phương Tây chuyển xe tăng đến Ukraine, ông Fernández nói rằng thủ tướng Đức đã biết về lập trường của Argentina.

Ông khẳng định các nước Mỹ Latinh “không nghĩ đến việc gửi vũ khí tới Ukraine hay bất kỳ nơi nào khác” và ông sẽ không bình luận về quyết định của các quốc gia khác.

“Điều tôi chắc chắn là… tôi muốn hòa bình được lập lại càng sớm càng tốt", ông Fernández cho biết.

Thủ tướng Đức bắt đầu chuyến thăm chính thức Argentina vào thứ Bảy 28/1 trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 12/2021. Sau Argentina, ông sẽ đến Chile và Brazil.

Adblock test (Why?)

'Công chúa' Triều Tiên cảnh báo 'nóng' về xung đột ở Ukraine - Ảnh 1.

Kim Yo Jong, người em gái quyền lực của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Ảnh IT

Theo NY Post, bà Kim Yo Jong cáo buộc Mỹ đẩy mạnh cuộc "chiến tranh ủy nhiệm" nhằm tiêu diệt Nga bằng cách cung cấp cho Ukraine kho xe tăng để chống lại lực lượng của Moscow. Theo bà Kim - người được mệnh danh là "công chúa" Triều Tiên, Washington đã vượt "lằn ranh đỏ" khi viện trợ xe tăng cho Ukraine đồng thời dự đoán tất cả xe tăng và viện trợ quân sự phương Tây gửi đến Ukraine sẽ bị phá hủy.

"Tôi tin chắc rằng bất kỳ khí tài quân sự nào mà Mỹ và phương Tây khoe khoang sẽ bị đốt thành từng mảnh trước tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và sức mạnh của quân đội Nga”, bà Kim nhấn mạnh.

Trong tuyên bố công khai đầu tiên sau nhiều tháng, bà Kim đã tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ của Triều Tiên đối với Nga.

“Tôi bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Mỹ leo thang tình hình chiến tranh bằng cách cung cấp cho Ukraine khí tài quân sự để tấn công trên bộ. Mỹ đã gây ra mối đe dọa và thách thức nghiêm trọng đối với an ninh chiến lược của Nga và đẩy tình hình khu vực đến giai đoạn nghiêm trọng hiện nay”, bà Kim Yo Jung, chức danh chính thức là Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên cho biết.

Tuyên bố của bà Kim Yo Jung được đưa ra sau khi Mỹ cho biết sẽ gửi 31 xe tăng M1 Abrams tới Ukraine, sau nhiều tháng do dự về vấn đề này.

Thông báo trên được đưa ra sau quyết định của Đức để gửi 14 xe tăng Leopard 2 A6 tới Ukraine.

Đại sứ Ukraine tại Pháp, Vadym Omelchenko cho biết tổng số xe tăng nước ngoài gửi tới nước này hiện lên tới 321 trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu 27/1 với đài truyền hình BFM của Pháp.

Adblock test (Why?)

Ukraine và các đồng minh phương Tây đang có các cuộc đàm phán nhanh về khả năng trang bị cho Ukraine tên lửa tầm xa và máy bay quân sự - Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cho biết. 

Ông này nói rằng  những người ủng hộ Ukraine ở phương Tây “hiểu cuộc chiến đang phát triển như thế nào” và nhu cầu cung cấp máy bay có khả năng yểm trợ cho các phương tiện chiến đấu bọc thép mà Hoa Kỳ và Đức đã cam kết ngay từ đầu tháng.

Giữa chiến sự khốc liệt ở Vuhledar, EU tuyên bố ủng hộ Ukraine vô điều kiện - Ảnh 1.

Khói đen bốc lên trong các cuộc xung đột giành giật quyền kiểm soát thị trấn Vuhledar. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, ông Podolyak nói rằng một số đối tác phương Tây của Ukraine vẫn duy trì thái độ “thận trọng” đối với việc chuyển giao vũ khí, “do lo sợ những thay đổi trong cấu trúc quốc tế”.

Phát biểu trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh EU-Ukraine dự kiến vào 3/2 tới, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói rằng Kiev nhận được sự hỗ trợ vô điều kiện từ EU và Ukraine cần phải vượt qua các cuộc tấn công của Nga để bảo vệ các giá trị của châu Âu.

“Chúng tôi đứng về phía Ukraine mà không có bất kỳ điều kiện gì” - bà von der Leyen nói trong một bài phát biểu hôm 28/1 tại một sự kiện của đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo ở Duesseldorf, Đức.

Bà nói: “Ukraine “đang đấu tranh cho những giá trị chung của chúng ta, đấu tranh cho sự tôn trọng luật pháp quốc tế và các nguyên tắc dân chủ và đó là lý do tại sao Ukraine phải chiến thắng trong cuộc chiến này”.

Trong khi đó, chiến sự đang diễn ra dữ dội ở thị trấn Vuledar phía tây nam Donetsk. Quân đội Ukraine đã đối đầu khốc liệt với binh lính Nga những ngày qua để giành quyền kiểm soát thị trấn.

Cả hai bên đều tuyên bố thành công tại trung tâm hành chính nhỏ gồm các khu chung cư được bao quanh bởi những cánh đồng bằng phẳng, cách không xa vị trí chiến lược làng Pavlivka.

"Việc bao vây và sau đó giải phóng thành phố này giải quyết được nhiều vấn đề", Denis Pushilin, lãnh đạo vùng Donetsk do Moscow bổ nhiệm cho biết. "Sớm thôi, Vuhledar có thể trở thành một thành công mới và rất quan trọng đối với chúng tôi" - các hãng thông tấn Nga dẫn lời ông.

Nhưng Kyiv cho biết thị trấn vẫn đang trong vòng tranh chấp. "Có giao tranh ác liệt ở đó", phát ngôn viên quân đội Ukraine Sergiy Cherevaty nói với đài truyền hình địa phương. Trước khi chiến sự Ukraine bùng nổ, Vuhledar có khoảng 15.000 dân. 

Adblock test (Why?)

Phương Tây giao 321 xe tăng cho Ukraine, Triều Tiên cáo buộc Mỹ 'vượt qua lằn ranh đỏ' - Ảnh 1.

Đại sứ Ukraine tại Pháp Vadym Omelchenko. Ảnh: CNN

"Tính đến hôm nay, nhiều quốc gia đã chính thức xác nhận thỏa thuận cung cấp 321 xe tăng hạng nặng cho Ukraine", ông Omelchenko nói với đài truyền hình Pháp và đài truyền hình BFM chi nhánh của CNN.

Ông không nói rõ quốc gia nào sẽ gửi xe tăng hoặc cung cấp thông tin chi tiết về bất kỳ mẫu xe nào.

Trong tuần này, Mỹ đã cam kết cung cấp 31 xe tăng M1 Abrams và Đức đồng ý gửi 14 chiếc Leopard 2 A6 cho Ukraine. Trước đó, Vương quốc Anh cam kết cung cấp 14 xe tăng Challenger 2, trong khi Ba Lan đã yêu cầu Đức chấp thuận chuyển một số chiếc Leopard 2 do Berlin sản xuất cho Ukraine.

Cuộc phỏng vấn của ông Omelchenko diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên cáo buộc Mỹ và các đồng minh "vượt qua lằn ranh đỏ" thông qua việc đưa xe tăng tới Ukraine.

Hôm 27/1, bà Kim Yo Jong, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, cáo buộc Mỹ có "ý định mở rộng hơn nữa cuộc chiến ủy nhiệm nhằm tiêu diệt Nga".

Bà chỉ trích Mỹ và các nước phương Tây khác "phá hoại hòa bình toàn cầu và an ninh khu vực thông qua việc cung cấp các thiết bị quân sự với số tiền khổng lồ cho Ukraine". Bên cạnh đó, bà tuyên bố Triều Tiên sẽ "luôn ủng hộ" người dân Nga.

Thời điểm xe tăng đến Ukraine vẫn chưa rõ ràng. Ông Omelchenko cho biết ngày giao hàng sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại xe tăng và quốc gia xuất xứ, và thời gian cụ thể sẽ được thảo luận trong vòng tham vấn tiếp theo giữa Ukraine và các nước phương Tây.

Trong một cuộc phỏng vấn với Sky News hôm 27/1, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chỉ trích Washington chậm chạp trong việc cung cấp xe tăng hạng nặng cho Ukraine.

Trước đó, Mỹ lưu ý việc giao hàng sẽ mất vài tháng hoặc hơn do họ có thể phải mua thiết bị từ các đơn vị cung cấp bên ngoài, thay vì lấy chúng trực tiếp từ kho của chính mình.

Tuy nhiên, ông Zelensky phàn nàn rằng nếu xe tăng Mỹ đến vào tháng 8 thì sẽ "quá muộn". Ông lập luận rằng cần có nhiều xe tăng "để tạo nên sự khác biệt trên chiến trường".

Tổng thống Ukraine nói với Sky News rằng Kiev hiện cần "300 đến 500 xe tăng" để có thể tiến hành một cuộc phản công chống lại Nga.

"Đây không phải là vấn đề chính trị, mà là kết quả cụ thể trên chiến trường", ông nhấn mạnh.

Adblock test (Why?)

Ngoại trưởng Đức bị chỉ trích vì bình luận 'chiến tranh với Nga' - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock. Ảnh: GLP

Sau tuyên bố của bà Baerbock, các chính trị gia đối lập đã đặt câu hỏi liệu bà có phù hợp với công việc hay không.

"Tuyên bố của bà Baerbock rằng Đức đang có chiến tranh với Nga cho thấy bà không phù hợp với công việc của mình", nghị sĩ Sahra Wagenknecht, cựu lãnh đạo Đảng Cánh tả tại Bundestag, đã tweet vào 27/1. Bà Wagenknecht lập luận một bộ trưởng ngoại giao nên là một "nhà ngoại giao hàng đầu", đồng thời cáo buộc bà Baerbock "chà đạp" lên danh tiếng của Đức.

Trong bài phát biểu của mình, bà Baerbock cho biết các quốc gia châu Âu đang "chiến đấu chống lại Nga" và phải làm nhiều hơn để bảo vệ Ukraine.

Alice Weidel, đồng chủ tịch của Đảng cánh hữu Alternative for Germany (AfD) tại Bundestag, cho biết Đức cần một bộ trưởng ngoại giao "có khả năng hành động với tinh thần trách nhiệm chứ không phải châm thêm dầu vào lửa" trong bối cảnh xung đột ở châu Âu, và rằng một bộ trưởng ngoại giao nên đại diện cho lợi ích của Đức.

Gerhard Papke, một nhà lập pháp khu vực từ North Rhine-Westphalia và là chủ tịch của Hiệp hội Đức-Hungary, cáo buộc bà Baerbock là "hoàn toàn không thể chấp nhận được về mặt chính trị" khi đưa ra tuyên bố trên.

Nghị sĩ cánh tả Selim Dagdelen yêu cầu Thủ tướng Olaf Scholz đưa ra lời giải thích "ngay lập tức" về việc liệu bà Baerbock có được chính phủ của ông ủy quyền phát ngôn như vậy hay không. Ông nói thêm rằng Ngoại trưởng Baerbock là mối đe dọa đối với an ninh của người dân Đức.

Cho đến nay, cả bà Baerbock và ông Scholz đều không đáp lại những lời chỉ trích. Bộ Ngoại giao khẳng định Berlin không phải là một bên trong cuộc xung đột giữa Kiev và Moscow, trong một tuyên bố với tờ Bild.

"Việc hỗ trợ Ukraine thực hiện quyền tự vệ cá nhân của mình không khiến Đức trở thành một bên trong cuộc xung đột", Bộ cho biết. 

Bộ Ngoại giao Đức nói rằng hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine là "một cuộc chiến chống lại hòa bình và trật tự châu Âu", Bộ nhấn mạnh ý của bà Baerbock là như vậy.

Đáp lại, Moscow lập luận những lời của bà Baerbock cho thấy phương Tây đã lên kế hoạch cho cuộc xung đột này trong nhiều năm.

Đây là lần thứ hai liên tiếp giới ngoại giao Đức bị chỉ trích. Cách đây vài ngày, một tài khoản của Bộ Ngoại giao Đức cũng bị phê phán khi chế nhạo chuyến thăm Châu Phi của Ngoại trưởng Nga Lavrov. 

Tài khoản này viết: "Ngoại trưởng Nga Lavrov đang ở Châu Phi, không phải để xem “con báo” (từ con báo được viết bằng biểu tượng hình vẽ), mà để tuyên bố thẳng thừng rằng các đối tác của Ukraine muốn phá hủy tất cả những gì thuộc về Nga”. 

Hẳn là phía Đức muốn nhắc tới việc nước này quyết định viện trợ xe tăng Leopard 2 cho Ukraine để chống Nga. Leopard nghĩa là “con báo”. 

Mặc dù muốn tỏ ra hài hước, song biểu tượng con báo trên tài khoản chính thức của bộ ngoại giao Đức đã khiến một quan chức của Liên minh Châu Phi đặt dấu hỏi, rằng điều đó có thể diễn dịch là châu lục này bị miêu tả chỉ có thú hoang dã. 

Ebba Kalondo, phát ngôn viên của Chủ tịch AU Moussa Faki Mahamat, đã tweet lại tài khoản của chính phủ Đức: "Chào các nhà ngoại giao Đức. Sếp các bạn, bà A.Baerbock đã thăm Liên minh Châu Phi dựa trên một trong hơn 20 nước mà Đức có quan hệ ngoại giao có đi có lại. Liệu có phải bà ta đến để xem thú hoang dã? Hay là Lục địa Châu Phi, người dân và thiên nhiên ở đây chỉ là trò đùa với các vị?"

"Chính sách đối ngoại không phải là một trò đùa và cũng không nên sử dụng nó để ghi điểm địa chính trị rẻ tiền bằng cách minh họa toàn bộ Lục địa bằng các vùng nhiệt đới thuộc địa," Kalondo viết trong một tweet tiếp theo.

Bộ Ngoại giao Đức đã xin lỗi và nói rằng dòng tweet không có ý xúc phạm, mà là "chỉ ra những lời dối trá mà Nga sử dụng để biện minh cho cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đối với Ukraine."

Ông Lavrov đã đến thăm Nam Phi, Eswatini, Angola và Eritrea trong tuần này, nơi ông đã lặp lại tuyên bố của mình rằng Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây đang sử dụng Ukraine như một công cụ trong "cuộc chiến hỗn hợp" chống lại Nga.

Nhiều quốc gia Châu Phi có quan hệ lịch sử với Nga. Nam Phi là một trong số những nước bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc vào năm ngoái lên án chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Eritrea đã bỏ phiếu chống nghị quyết cùng với Nga, Belarus, Triều Tiên và Syria.

Adblock test (Why?)

8 người thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố ở Jerusalem - Ảnh 1.

Hiện trường vụ xả súng ở khu phố Neve Yaakov, Jerusalem, vào ngày 27/1/2023. Ảnh: AFP

Vụ tấn công vũ trang diễn ra ở khu phố Neve Yaakov của Jerusalem, trên lãnh thổ mà chính quyền Palestine tuyên bố chủ quyền. Quan chức y tế cho biết có 5 người thiệt mạng tại hiện trường và 3 người chết khi đang được điều trị tại bệnh viện. 5 trong số những người bị thương đã được đưa đến các bệnh viện khu vực trong tình trạng nguy kịch.

Cảnh sát xác định kẻ tấn công là Fadi Ayesh, một thành viên của Hamas sống ở khu phố Shuafat, Đông Jerusalem. Ayesh đã nổ súng vào giáo đường Do Thái Ateret Avraham bằng một khẩu súng ngắn, sau đó chạy trốn về phía khu phố Beit Hanina của Palestine. Người đàn ông đã đấu súng với các sĩ quan cảnh sát và bị họ bắn chết, theo Times of Israel.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã được thông báo về tình hình, sau đó ông kêu gọi tổ chức một cuộc họp "đánh giá tình hình" ngay trong buổi tối. Lãnh đạo phe đối lập Yair Lapid gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân và kêu gọi "xử lý nghiêm khắc chủ nghĩa khủng bố", theo Jerusalem Post.

Vụ việc diễn ra sau cuộc tấn công của quân đội Israel tại trại tị nạn ở Jenin khiến 9 người Palestine thiệt mạng, AP mô tả đây là "cuộc đột kích đẫm máu nhất ở Bờ Tây trong nhiều năm".

Sau cuộc đọ súng hôm 26/1, các chiến binh Palestine ở Gaza đã bắn tên lửa vào Israel, trong khi quân đội Israel tiến hành các cuộc không kích nhằm vào vùng đất này.

Adblock test (Why?)

Nhà Trắng có chánh văn phòng mới - Ảnh 1.

Ông Jeff Zients là cựu điều phối viên về chính sách phòng Covid-19 của Nhà Trắng. Ảnh: Reuters.

Reuters dẫn tuyên bố của Nhà Trắng cho biết ông Jeff Zients sẽ thay thế Chánh văn phòng Nhà Trắng hiện tại là ông Ron Klain.

“Tôi đã chứng kiến ông Jeff Zients giải quyết một số vấn đề khó khăn nhất từng tồn tại trong chính phủ”, ông Biden nêu trong thông báo mới.

Ngoài ra, tuyên bố cũng nêu ông Biden đã ghi nhận ông Klain - người được mô tả là cứng rắn, thông minh và kiên trì - khi đã tập hợp "đội ngũ nhân viên Nhà Trắng đa dạng và tài năng nhất trong lịch sử".

Theo Reuters, ông Klain là phụ tá và cố vấn lâu năm cho các tổng thống và phó tổng thống đảng Dân chủ, đồng thời là chánh văn phòng của ông Biden kể từ khi nhậm chức vào tháng 1/2021.

Việc tổng thống Mỹ thay thế chánh văn phòng, đặc biệt trong nhiệm kỳ thứ 2, không phải điều bất thường.

Tân chánh văn phòng Nhà Trắng từng nắm các vai trò chiến lược và chính sách tài khóa trong cả chính quyền ông Barack Obama và ông Biden.

Dưới thời ông Biden, ông Zients từng là điều phối viên về chính sách phòng Covid-19, chịu trách nhiệm triển khai chương trình vaccine quy mô lớn trên toàn quốc vào đầu năm 2021. Ông rời vai trò này vào năm 2022.

Ngoài ra, ông Zients - nhiều lần được vinh danh là triệu phú - từng là chủ tịch và giám đốc điều hành The Advisory Board - công ty tư vấn giáo dục và chăm sóc sức khỏe.

Nền tảng kinh doanh và kinh nghiệm về dịch vụ công của ông Zients được đánh giá sẽ mang tới nhiều lợi ích cho chính quyền ông Biden trong 2 năm tới, khi tổng thống thực hiện các chương trình và luật thông qua trong hai năm đầu nhiệm kỳ, bao gồm Đạo luật Giảm lạm phát và Đạo luật Đầu tư Cơ sở hạ tầng và Việc làm.

Ông Zients nổi tiếng với khả năng giải quyết và triển khai vấn đề, phù hợp với những điều ông Biden phải đối mặt tại thời điểm này trong nhiệm kỳ.

Adblock test (Why?)

Máy bay không người lái của Mỹ bay vòng quanh bờ biển Crimea trong 18 giờ - Ảnh 1.

Theo đó, chiếc ZRQ-4B Global Hawk với số hiệu FORTE11 vào ngày 26/1, đã cất cánh từ căn cứ không quân hải quân NATO Sigonella trên đảo Sicily của Ý và vào khoảng 18:00 giờ Moscow bắt đầu cắt vòng gần bờ biển Crimea.

Trong 18 giờ tiếp theo, UAV di chuyển theo cùng quỹ đạo  từ Sevastopol đến Kerch, cách bán đảo khoảng 100 km theo đường thẳng. Được biết, UAV bay trung bình với tốc độ 450 km giờ. Sau khi hoàn thành việc thu thập dữ liệu, vào khoảng trưa thứ Sáu, ngày 27/1, chiếc máy bay không người lái tiếp tục đi theo hướng ngược lại.

Các chuyến khởi hành của máy bay và UAV NATO do thám Nga đã trở nên thường xuyên hơn. Những chiếc máy bay này xuất hiện gần khu vực xung đột ở Ukraine, cũng như ở khu vực thuộc vùng Kaliningrad và vùng lãnh thổ phía bắc Nga.  

Vào ngày 25/1, máy bay trinh sát chiến lược cỡ lớn của Không quân Anh và hai máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ tư đã được phát hiện trên Biển Đen. Cả ba máy bay, di chuyển với bộ tiếp sóng đã tắt, hướng tới Crimea.

Adblock test (Why?)

Chiếc đồng hồ cảnh báo nhân loại về ngày tận thế - Ảnh 1.

Đồng hồ Tận thế đang ở thời điểm gần nhất với sự diệt vong của loài người kể từ khi thiết bị này được giới thiệu vào năm 1947. Ảnh: Reuters.

Các nhà khoa học và chuyên gia hôm 24/1 đã đặt Đồng hồ Tận thế ở thời điểm 90 giây trước nửa đêm. Đây là mức cận kề nhất với thời điểm diệt vong của loài người kể từ khi chiếc đồng hồ này được tạo ra vào năm 1947, theo Reuters.

Đồng hồ Tận thế là gì?

Đồng hồ Tận thế là thiết bị mang tính tượng trưng, giúp công chúng hiểu được thế giới đang ở gần thời điểm diệt vong đến mức nào. Thời điểm nửa đêm trên mặt đồng hồ đánh dấu sự kết thúc của loài người.

Những yếu tố tác động đến quyết định đặt mốc thời gian trên đồng hồ của các nhà khoa học bao gồm căng thẳng địa chính trị, nguy cơ nổ ra xung đột sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, sự phát triển của công nghệ, tình trạng biến đổi khí hậu và sự bùng phát của đại dịch.

Nhóm chuyên gia sẽ đặt đồng hồ ở xa hơn hoặc gần hơn thời điểm nửa đêm sau khi đánh giá những mối đe dọa đến sự tồn vong của loài người ở từng thời điểm.

Đồng hồ Tận thế vận hành như thế nào?

Một tổ chức phi lợi nhuận ở thành phố Chicago, Mỹ có tên Bulletin of the Atomic Scientists chịu trách nhiệm cập nhật thời gian trên Đồng hồ Tận thế mỗi năm dựa trên những mối đe dọa hiện hành đối với sự tồn vong của loài người và Trái Đất.

Nhóm nhà khoa học chịu trách nhiệm đặt thời gian trên đồng hồ cũng có các chuyên gia trong những lĩnh vực như công nghệ hạt nhân và khoa học khí hậu. Nhóm chuyên gia, bao gồm 13 nhà khoa học đạt giải Nobel, sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của các sự kiện lớn trên thế giới để quyết định vị trí đặt các kim trên Đồng hồ Tận thế.

Chiếc đồng hồ này được tạo ra vào năm 1947 bởi một nhóm nhà khoa học nguyên tử, trong đó có Albert Einstein, người từng làm việc trong dự án Manhattan vào Thế chiến II. Kết quả của dự án này là các quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới.

Ban đầu, nhóm Bulletin chỉ điều chỉnh đồng hồ tận thế dựa trên đe dọa về hạt nhân. Nhưng từ 2007, Bulletin quyết định bổ sung biến đổi khí hậu vào các yếu tố để đánh giá hiểm họa với Trái Đất.

Đồng hồ Tận thế đang ở thời điểm nào?

Với 90 giây trước khi tới nửa đêm, Đồng hồ Tận thế đang ở thời điểm gần nhất với sự diệt vong của loài người kể từ khi thiết bị này được giới thiệu với công chúng. Đây là lần đầu tiên thời gian trên đồng hồ thay đổi kể từ khi được đặt ở mức 100 giây trước nửa đêm vào năm 2020.

Quyết định đặt đồng hồ ở mức 90 giây trước nửa đêm phản ánh tình trạng căng thẳng trên thế giới khi nhiều quốc gia lo sợ về nguy cơ nổ ra chiến tranh hạt nhân. Các nhà khoa học cho biết xung đột tại Ukraine là một nguyên nhân lớn nhưng không phải lý do duy nhất khiến thời gian trên đồng hồ tiến gần hơn tới thời điểm nửa đêm.

Chiếc đồng hồ cảnh báo nhân loại về ngày tận thế - Ảnh 2.

Các nhà khoa học thuộc tổ chức Bulletin of the Atomic Scientists công bố thời gian trên Đồng hồ Tận thế vào hôm 24/1. Ảnh: CNN.

Theo Guardian, các hiểm họa với Trái Đất và loài người như tình trạng biến đổi khí hậu và sự lây lan của đại dịch Covid-19 cũng là những nguyên nhân dẫn tới quyết định đẩy thời gian trên Đồng hồ Tận thế tiền gần hơn tới thời điểm nửa đêm.

"Chúng ta đang sống trong thời kỳ nguy hiểm chưa từng có tiền lệ, Đồng hồ Tận thế phản ánh thực tế đó. Quyết định của các chuyên gia không thể bị xem nhẹ. Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo xem xét mọi lựa chọn trong khả năng của họ để đảo ngược đồng hồ", Rachel Bronson, CEO của Bulletin, nói.

Hơn 75 năm trước, Đồng hồ Tận thế lần đầu được đặt ở thời điểm 7 phút trước nửa đêm.

Ở thời điểm xa nhất cho tới sự diệt vong của loài người, chiếc đồng hồ được đặt ở mốc 17 phút trước nửa đêm vào năm 1991. Đây là năm đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh khi Liên Xô và Mỹ ký kết Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược, giảm thiểu số lượng vũ khí hạt nhân trong biên chế của 2 nước.

 

Adblock test (Why?)

Israel, Palestine giao tranh dữ dội trong bối cảnh căng thẳng gia tăng - Ảnh 1.

Căng thẳng Israel - Palestine gia tăng. Ảnh: Sputnik

Căng thẳng gia tăng mới nhất xảy ra sau khi 10 người Palestine được cho là đã bị quân đội Israel giết chết trong một cuộc đột kích ở Jenin, một thành phố ở Bờ Tây.

Một loạt còi báo động không kích đã vang lên khắp miền nam Israel lần thứ hai trong đêm 27/1, chỉ một lúc sau khi các lực lượng Israel tiến hành phản công nhằm vào các khu vực của người Palestine ở Dải Gaza.

Còi báo động vang lên tại các thị trấn Nir Oz, Ein Habesor và Magen sau khi các cuộc tấn công ném bom của chính quyền Israel được tiến hành vào khoảng 3:30 sáng (giờ địa phương).

Ngay trước khi loạt còi báo động không kích mới nhất được kích hoạt, các quan chức quân đội Israel đã báo cáo rằng họ đang tiến hành các cuộc tấn công trả đũa nhằm vào những địa điểm huấn luyện của các nhóm "chiến binh" Palestine.

Có thông tin cho rằng các lực lượng Israel đã chọn sử dụng công nghệ máy bay không người lái để thực hiện hai cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu ở Gaza.

Tuy nhiên, các cuộc tấn công bổ sung của Israel được cho là do máy bay phản lực thực hiện. Một bản thông báo do Lực lượng Phòng vệ Israel cung cấp cho thấy các máy bay chiến đấu cũng đã tấn công một cơ sở sản xuất tên lửa quân sự dưới lòng đất.

Các cuộc tấn công trả đũa của Israel được thực hiện sau khi Iron Dome chặn thành công hai quả rocket ở thành phố Ashkelon, miền nam Israel vào khoảng nửa đêm.

Adblock test (Why?)

Lính Israel được vũ trang hạng nặng đột kích giết chết 9 người Palestine - Ảnh 1.

Người Palestine chạy tìm chỗ ẩn nấp sau khi lực lượng Israel đột kích vào thành phố Jenin bị chiếm đóng ở Bờ Tây vào ngày 26/1/2023. Ảnh AFP

Ít nhất 9 người Palestine, trong đó có một phụ nữ lớn tuổi, đã thiệt mạng trong một cuộc đột kích của Israel vào trại tị nạn Jenin ở Bờ Tây bị Israel chiếm đóng hôm thứ Năm 26/1.

Bộ Y tế Palestine cho biết 9 người Palestine đã bị lực lượng Israel bắn chết và 16 người khác bị thương. Bốn trong số những người bị thương đang trong tình trạng nguy kịch.

Những người lính được trang bị vũ khí hạng nặng đã tiến vào trại tị nạn. Họ được cho là cải trang trong một chiếc xe tải thương mại và nổ súng vào những người dân đang cố gắng chặn lối vào.

Phương tiện truyền thông địa phương đưa tin, quân đội Israel cũng đưa máy ủi vào trại và nhắm mục tiêu vào một tòa nhà được sử dụng làm nơi tổ chức hội họp.

Văn phòng của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho biết vụ đột kích là "một vụ thảm sát từ chính phủ Israel".

Một trong những người thiệt mạng đã được xác định là Saeb Issam Mahmoud Izreiqi, 24 tuổi, người đã được đưa đến bệnh viện địa phương sau khi Israel bắn nhưng sau đó đã qua đời vì vết thương quá nặng.

Bộ trưởng Y tế Palestine Mai al-Kaileh cho biết, các nhân viên y tế của tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ đã không thể sơ tán những người bị thương do binh lính Israel hạn chế tiếp cận trại tị nạn.

Lính Israel cũng bị cáo buộc "xông vào bệnh viện Jenin và cố tình bắn các hộp hơi cay vào khoa nhi của bệnh viện”.

Quân đội Israel đã xác nhận các báo cáo về việc các binh sĩ tiến vào trại tị nạn nhưng tuyên bố rằng, đây là động thái đáp lại các báo cáo tình báo về một "cuộc tấn công khủng bố" đang được lên kế hoạch tại đây.

Vụ đột kích nhất nâng số người Palestine thiệt mạng vì đụng độ với lính Israel trong năm nay lên 29 người.

Các lực lượng Israel tiến hành các hoạt động tìm kiếm và bắt giữ gần như hàng đêm ở Bờ Tây, thường dẫn đến nhiều cái chết cho dân thường, theo Middleeasteye.

Hầu hết các cuộc tấn công của Israel trong những tháng gần đây đều tập trung vào Nablus và Jenin, nơi Israel đang đàn áp một cuộc kháng chiến vũ trang ngày càng tăng của người Palestine tại các thành phố bị chiếm đóng.

Middleeasteye cho biết, ít nhất 220 người đã chết trong các cuộc tấn công của Israel trên khắp các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng vào năm 2022, trong đó có 48 trẻ em. Trong số những người chết, 167 người đến từ Bờ Tây và Đông Jerusalem, và 53 người đến từ Dải Gaza.

Adblock test (Why?)

11 phiên họp không bầu được tổng thống, nghị sĩ Lebanon biểu tình - Ảnh 1.

Một người biểu tình cầm tiền giấy Lebanon trong một cuộc biểu tình ngày 25/1. Ảnh: Reuters.

Hai nghị sĩ Najat Saliba và Melhem Khalaf đã ngồi trong tòa nhà quốc hội tại thủ đô Beirut kể từ ngày 19/1. Họ kêu gọi các thành viên quốc hội tham gia cuộc biểu tình, tập hợp số đại biểu cần thiết và bầu ra tổng thống mới, theo Washington Post.

“Một nội các mới là cách duy nhất để chúng tôi thực hiện cải cách, hoặc thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để ngăn chặn sự suy thoái của đồng lira và đạt được tiến bộ trong nước. Cách duy nhất để có được nội các là bầu ra tổng thống”, bà Saliba nói.

Trong cuộc thảo luận qua Zoom với Washington Post vào tối 24/1, bà cho biết không gian tối đen như mực do điện chỉ được cấp từ 9h đến 14h. Các nghị sĩ phải làm việc bằng máy chiếu và đèn pin.

“Điều này không tệ lắm. Tôi nghĩ mọi người đang phải chịu đựng tình trạng tồi tệ hơn nhiều so với chúng tôi”, bà nói.

Tình trạng thiếu điện là một trong nhiều thảm họa đã nhấn chìm Lebanon kể từ năm 2019. Vào thời điểm đó, hàng chục nghìn người đã tràn ra đường phố để phản đối cuộc khủng hoảng tài chính và nạn tham nhũng của đất nước.

Trước cuộc khủng hoảng, 1 USD đổi được 1.507 lira Lebanon. Nhưng vào ngày 25/1, đồng lira chứng kiến tình trạng sụt giảm giá trị kỷ lục khi 1 USD đổi 57.000 lira, giảm 35% kể từ ngày 1/1.

Sự sụt giảm của đồng lira phản ánh tình trạng nghèo đói của Lebanon. Nó cũng mở rộng khoảng cách giữa những người được trả bằng đồng USD và những người được trả bằng nội tệ.

Chương trình Lương thực Thế giới ước tính 46% hộ gia đình Lebanon gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực cơ bản.

“Chúng tôi không thể làm gì ngoài việc chứng kiến người dân đau khổ. Với khoảng trống như thế này, mọi người phải tự lo liệu cho bản thân. Đây là tình huống tồi tệ nhất mà chúng ta có thể tưởng tượng”, bà Saliba cho biết.

“Để phá vỡ vòng lặp đình trệ và bất lực, chúng tôi quyết định ngồi trong quốc hội và kêu gọi hành động”, bà nói thêm.

Adblock test (Why?)

Vì sao mâu thuẫn giữa Mỹ và các đồng minh ngày càng tăng? - Ảnh 1.

Mỹ và đồng minh NATO có những bất đồng về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.

"Năm nay sẽ khó khăn hơn nhiều để duy trì sự thống nhất các nền dân chủ phát triển. Sự dẫn đầu tích cực và gắn kết của Mỹ là rất quan trọng đối với phản ứng của thế giới dân chủ đối với quan hệ đối tác Nga-Trung",  ông Rahman viết.

Theo ông, căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và các đồng minh trong tương lai. Rachman cũng lưu ý rằng "sự khác biệt mở" vẫn còn bên trong liên minh phương Tây liên quan đến hỗ trợ quân sự trong tương lai cho Ukraine.

Ngay cả trong tài liệu FT, người ta giải thích rằng có những lo ngại rằng Mỹ, dựa trên nền tảng lợi thế dưới dạng năng lượng giá rẻ, đất đai, công nghệ và tiền tệ dự trữ, đang "vượt qua Châu Âu" về mặt kinh tế.

Trước đó, ông Jan Oberg, người đứng đầu Tổ chức Nghiên cứu Tương lai và Hòa bình Xuyên quốc gia, viết trong một bài báo cho Global Times rằng Mỹ và Châu Âu đang bị đe dọa bất hòa do chủ nghĩa bảo hộ và chính sách nhiên liệu của Nhà Trắng. 

Có thể có hai lý do khiến châu Âu buộc phải tách khỏi Mỹ. Thứ nhất là nếu nước Mỹ thời hậu Biden trở nên cô lập nhất có thể hoặc rơi vào tình huống tương tự như nội chiến. 

Thứ hai là hậu quả của các biện pháp trừng phạt của Mỹ, việc xóa bỏ mọi thứ liên quan đến Nga, việc hủy dự án Nord Stream-2 và việc bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho Mỹ với giá gấp bốn lần sẽ kích động tâm lý chống Mỹ mạnh mẽ trên khắp châu Âu", chuyên gia lưu ý. 

Các nước phương Tây đang phải đối mặt với tình trạng giá năng lượng tăng cao và lạm phát tăng vọt do áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và chính sách từ bỏ không nhập nhiên liệu của Nga. 

Trong bối cảnh giá nhiên liệu, trước hết là khí đốt tăng cao, ngành công nghiệp ở châu Âu phần lớn đã mất đi lợi thế cạnh tranh, điều này cũng ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Ngoài ra, Mỹ và các nước châu Âu đang phải đối mặt với lạm phát kỷ lục trong nhiều thập kỷ.

Adblock test (Why?)

Nóng: Nga phóng hơn 30 tên lửa vào Ukraine, tiếng nổ vang trời, 7 tỉnh báo động khẩn - Ảnh 1.

Cơn mưa tên lửa Nga dội xuống Ukraine sáng 26/1. Ảnh Pravda

Bộ này cho biết, còi báo động được phát ở thủ đô Kiev lúc 05h02 (giờ Hà Nội) và tại tỉnh Kiev hai phút sau đó. Nga đã tấn công tên lửa vào Ukraine trong suốt buổi sáng ngày 26/1. Theo Không quân Ukraine, lực lượng Nga đã phóng hơn 30 tên lửa vào Ukraine. Tiếng nổ vang lên ở thành phố Kyiv và Vinnytsia Oblast.

Yurii Ihnat, phát ngôn viên của Lực lượng Không quân Ukraine, cho biết:  "Khoảng 6 máy bay ném bom Tu-95 đã cất cánh và phóng tên lửa có lẽ từ Murmansk (Nga). Chúng tôi dự đoán khoảng 30 tên lửa đã bắt đầu xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau. Hệ thống phòng không đang hoạt động. Đã có vụ nổ ở các khu vực khác nhau bao gồm cả Vinnytsia".

Serhii Popko, Trưởng ban quản lý quân sự thành phố Kiev cũng cho biết thêm: "Lực lượng Nga đã phóng hơn 15 tên lửa hành trình về phía Kiev. Nhờ công tác phòng không xuất sắc, tất cả các mục tiêu trên không đều bị bắn hạ! Tuy nhiên, nguy cơ bị không kích đã không được thông qua. Ở trong hầm tránh bom cho đến khi còi báo động không kích vang lên".

Ông Ihnat đã nói rằng người Nga hiện đang tập trung vào phần trung tâm của Ukraine nhưng mọi thứ có thể thay đổi. Ông cũng một lần nữa chỉ ra rằng có các tàu sân bay tên lửa hành trình Kalibr ở Biển Đen, vì vậy không nên loại trừ một cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn hơn của Nga.

Serhii Borzon, Trưởng phòng Quản lý Quân sự Tỉnh Vinnytsia, đã báo cáo rằng "có một trận chiến trên không" (đây là cách gọi việc triển khai các hệ thống phòng không) và Lực lượng Không quân kiểm soát không phận trên Tỉnh Vinnytsia.

Cơ quan quản lý quân sự tỉnh Kyiv đã xác nhận rằng các hệ thống phòng không đã được kích hoạt ở tỉnh Kiev.

Serhii Borzov, Trưởng phòng Quản lý Quân sự tỉnh Vinnytsia, đã báo cáo rằng các tên lửa của Nga đã tấn công khu vực này. Không có thương vong, tất cả các dịch vụ khẩn cấp đều có mặt.

Vào sáng ngày 26/1, còi báo động không kích vang lên khắp Ukraine. Trước đó ngày 25/1, báo động không kích được phát nhiều lần trên khắp đất nước.

Các cuộc tấn công đáp trả nhằm vào cơ sở hạ tầng Ukraine của Lực lượng Vũ trang Nga bắt đầu vào 10/10/2022, chỉ hai ngày sau vụ tấn công khủng bố vào cầu Crimea của Nga. Chính quyền Nga cho rằng, các cơ quan đặc nhiệm Ukraine đứng đằng sau vụ tấn công trên.

Các cuộc đáp trả được thực hiện nhằm vào các cơ sở năng lượng, đơn vị công nghiệp quốc phòng, chỉ huy quân sự và thông tin liên lạc trong cả nước.

Adblock test (Why?)

TT Zelensky nhận tin đáng lo ngại từ phương Tây - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Zelensky.

“Ông Zelensky có thể đang hành động một cách thiện chí, nhưng ông ấy chỉ hành động sau khi Liên minh Châu Âu yêu cầu Ukraine phải quyết đoán hơn trong cuộc chiến chống tham nhũng để đủ điều kiện trở thành thành viên của tổ chức”, nhà quan sát nhắc lại.

 Theo ông, mong muốn của nhà lãnh đạo Ukraine chỉ giải quyết các vấn đề theo lệnh của EU đang bắt đầu khiến công chúng châu Âu khó chịu.

 Buckby nói: “Việc từ chức trong tuần này có thể đến quá muộn, nhưng cuối cùng chúng cũng xảy ra". Trước đó Ukraine đã có những thay đổi lớn về nhân sự - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Vyacheslav Shapovalov, Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Kyrylo Timoshenko và Phó Tổng Công tố Alexei Simonenko mất chức. Ngoài ra, chính quyền sa thải Vasily Lozinsky, Thứ trưởng Bộ Phát triển Cộng đồng và một số thống đốc.

Ukraine đang mong mỏi được gia nhập Liên Hiệp Châu Âu (EU), biết rằng cần sự giúp đỡ của phương Tây hơn bao giờ hết để bảo vệ tổ quốc. Theo Centre for Economic Strategy, viện trợ quốc tế trong năm nay lên đến 100 tỉ đô la, trong đó trên 40 tỉ dành cho quân đội. Cựu thẩm phán Mykhailo Zhernakov nói với Libération rằng, "từ lâu tham nhũng không còn được dung thứ, nhưng những bê bối này mang tầm vóc lớn hơn vì là những vụ đầu tiên liên quan đến chiến tranh và sự tồn vong của Ukraine". Tymofiy Mylovanov, cựu bộ trưởng kinh tế cho Le Monde biết khi ông còn tại chức cách đây hai năm, mở điều tra thì dễ nhưng hiếm khi dẫn đến việc bắt giam, nhưng nay thì khác. 

Adblock test (Why?)

Thời tiết lạnh giá khiến hơn 150 người thiệt mạng ở Afghanistan - Ảnh 1.

Người dân Afghanistan đang phải đối mặt với một mùa đông lạnh giá. Ảnh: CNN

Afghanistan đang trải qua một trong những mùa đông lạnh giá nhất, với nhiệt độ giảm mạnh xuống mức -28 độ C vào đầu tháng 1 – thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn quốc từ 0 đến 5 độ C vào cùng kỳ các năm trước.

Thời tiết lạnh giá khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt trong bối cảnh số lượng viện trợ nhân đạo phân phối trong nước bị hạn chế.

Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc (UNOCHA) cho biết họ đang cung cấp viện trợ như chăn, sưởi ấm và nơi trú ẩn cho khoảng 565.700 người.

"Nhưng người dân Afghanistan cần nhiều hơn nữa, đặc biệt khi đây là một trong những đợt lạnh nhất suốt nhiều năm", tuyên bố lưu ý.

Khoảng 70.000 gia súc cũng đã chết cóng trên khắp đất nước, Shafiullah Rahimi, phát ngôn viên của Bộ Quản lý Thảm họa của Taliban nói với CNN hôm 24/1.

Kể từ khi Taliban lên nắm quyền vào tháng 8/2021, Afghanistan đã rơi vào khủng hoảng kinh tế và nhân đạo.

Theo một báo cáo gần đây của UNOCHA, ước tính có khoảng 28,3 triệu người - khoảng 2/3 dân số Afghanistan - đang cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp để sống sót.

Ít nhất nửa tá tổ chức viện trợ nước ngoài lớn đã đình chỉ hoạt động tại Afghanistan kể từ tháng 12/2022, sau khi Taliban ra lệnh cho tất cả các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế sa thải nhân viên nữ của họ, hoặc có nguy cơ bị thu hồi giấy phép.

Tuần trước, một số nữ quan chức cấp cao nhất của Liên hợp quốc đã có chuyến công du 4 ngày tới Afghanistan và gặp gỡ các thủ lĩnh Taliban ở Kabul, yêu cầu họ dỡ bỏ lệnh cấm và "đặt lợi ích của đất nước lên hàng đầu".

Amina Mohammed, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, đã mô tả các chính sách gần đây của Taliban là vi phạm các quyền con người cơ bản của phụ nữ.

"Afghanistan đang tự cô lập mình giữa cuộc khủng hoảng nhân đạo khủng khiếp và là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu", bà Mohammed nói trong một tuyên bố. "Chúng ta phải làm mọi thứ có thể để thu hẹp khoảng cách này".

Adblock test (Why?)

Ukraine tuyên bố có đủ năng lượng trong mùa đông này - Ảnh 1.

Chiến sự vẫn đang diễn biến căng thẳng. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tuyên bố nước này có đủ trữ lượng than và khí đốt cho những tháng mùa đông còn lại bất chấp các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng.

Phát biểu trong cuộc họp chính phủ hôm 23/1, ông Shmyhal nói: "Hiện tại, mọi nỗ lực của Nga nhằm đẩy Ukraine vào bóng tối đã thất bại. Chúng tôi có đủ nguồn dự trữ để tiếp tục sưởi ấm. Khoảng 11 tỷ mét khối khí và gần 1,2 triệu tấn than đang được lưu trữ".

Ông Shmyhal nói thêm rằng chính phủ đã thông qua quyết định cho phép công ty dầu khí nhà nước Naftogaz nhận khoản tài trợ 189 triệu euro (205 triệu USD) từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu.

Mặc dù tháng 12 và tháng 1 ấm hơn bình thường, các khu vực của Ukraine đang bị mất điện do thâm hụt năng lượng. Nhưng ông Shmyhal cho biết nước này sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác để tăng tốc công việc sửa chữa, khôi phục các cơ sở phân phối và thực hiện các chương trình tiết kiệm năng lượng mới.

Nga đã phát động một chiến dịch tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái trên không nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine để tăng áp lực lên Kiev trong mùa đông sau khi lực lượng Ukraine đạt được một loạt thắng lợi trên chiến trường.

Ukraine đã lên án các cuộc không kích. Đáp lại, Nga liên tục phủ nhận việc tấn công các mục tiêu dân sự.

Tại một cuộc họp của các đồng minh Ukraine vào tuần trước, nhiều quốc gia phương Tây cam kết gửi các hệ thống phòng không cùng những vũ khí khác để củng cố khả năng của Kiev trong việc đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga.

Trong bối cảnh chiến dịch không kích kéo dài nhiều tháng của Nga vẫn tiếp tục, các quan chức quân sự Ukraine và phương Tây cho biết Moscow đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vũ khí.

Tuy nhiên, phát biểu hôm 23/1, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho biết kho vũ khí của Nga đủ để tiếp tục chiến đấu ở Ukraine.

"Ukraine và các đồng minh liên tục đưa ra những tuyên bố rằng chúng tôi không có cái này, cái kia… Có lẽ họ sẽ phải thất vọng, chúng tôi có đủ mọi thứ", ông Medvedev nói trong chuyến thăm nhà máy Kalashnikov ở Izhevsk, cách Moscow khoảng 1.000 km về phía đông.

Trong một video được đăng trên kênh Telegram của mình, ông Medvedev được nhìn thấy đang kiểm tra súng trường tấn công, đạn pháo, tên lửa và máy bay không người lái.

Adblock test (Why?)

WHO kêu gọi hành động khẩn cấp sau nhiều ca tử vong do siro ho - Ảnh 1.

WHO cho biết các loại siro ho được đề cập có hàm lượng diethylene glycol và ethylene glycol cao. Ảnh: Alamy

Trong năm 2022, hơn 300 trẻ em - chủ yếu dưới 5 tuổi - ở Gambia, Indonesia và Uzbekistan đã chết vì tổn thương thận cấp tính, những ca tử vong này có liên quan đến siro bị nhiễm độc, WHO cho biết trong một tuyên bố hôm 23/1.

Đây đều là các loại thuốc không kê đơn, có hàm lượng diethylene glycol và ethylene glycol cao. 

WHO cho biết: "Đây là những hóa chất độc hại được sử dụng làm dung môi công nghiệp và chất chống đông, chúng có thể gây tử vong ngay cả khi uống một lượng nhỏ và không thường dùng trong thuốc".

WHO cảnh báo Philippines, Timor Leste, Senegal và Campuchia có thể bị ảnh hưởng vì đang bày bán các loại thuốc này. WHO kêu gọi 194 quốc gia thành viên cùng hành động để ngăn chặn tình huồng xấu.

"Vì đây không phải là những sự cố riêng lẻ, chúng tôi kêu gọi các bên liên quan cùng tham gia vào chuỗi cung ứng y tế và có hành động phối hợp ngay lập tức", WHO cho biết.

WHO đã phát cảnh báo vào tháng 10 năm ngoái và đầu tháng 1 năm nay, yêu cầu loại bỏ các loại siro ho Maiden Pharmaceuticals và Marion Biotech do Ấn Độ sản xuất khỏi kệ hàng. Đây là hai sản phẩm có liên quan đến các trường hợp tử vong ở Gambia và Uzbekistan.

Cơ quan này cũng đưa ra cảnh báo vào năm ngoái đối với siro ho do 4 nhà sản xuất Indonesia là PT Yarindo Farmatama, PT Universal Pharmaceutical, PT Konimex và PT AFI Pharma sản xuất, được bán trong nước.

Các công ty liên quan phủ nhận sản phẩm của họ bị nhiễm độc và từ chối bình luận trong khi các cuộc điều tra đang diễn ra.

WHO nhắc lại đề nghị loại bỏ sản phẩm khỏi hệ thống, kêu gọi các quốc gia kiểm soát các loại thuốc được bày bán, đảm bảo tất cả sản phẩm đều đã được phê duyệt. 

Bên cạnh đó, tổ chức cũng yêu cầu chính phủ và các cơ quan phân bổ nguồn lực, kiểm tra các nhà sản xuất, tăng cường giám sát thị trường và hành động khi cần thiết, đồng thời khuyến nghị các nhà sản xuất chỉ mua nguyên liệu thô từ nhà cung cấp đủ tiêu chuẩn, kiểm tra sản phẩm kỹ lưỡng và lưu trữ hồ sơ quy trình. 

Các nhà cung cấp và phân phối nên kiểm tra dấu hiệu làm giả sản phẩm, chỉ phân phối hoặc bán ra các loại thuốc đã cấp phép.

Adblock test (Why?)

Hôm 23/1, một quan chức quân sự giấu tên cấp cao của Mỹ tiết lộ Nga đã gửi hàng chục nghìn binh sĩ tới để củng cố tiền tuyến ở Ukraine trong vài tháng qua. Mặc dù vậy, quan chức này nói thêm lực lượng quân đội bổ sung của Moscow tạo ra rất ít sự khác biệt, phần nhiều là do "thiếu trang bị và không được đào tạo".

Mỹ: Nga cử hàng chục nghìn binh lính đến tiền tuyến Ukraine, thương vong tới 100.000 người - Ảnh 1.

Binh sĩ Nga ở thành phố Omsk của Nga hôm 6/1. Ảnh: Reuters.

Số binh lính mới bắt đầu đến chiến trường Ukraine sau khi Nga tuyên bố huy động thêm 300.000 quân nhân vào tháng 10/2022, quan chức này lưu ý.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley, được CNN dẫn lời nói rằng Nga đã phải hứng chịu hơn 100.000 binh sĩ thương vong ở Ukraine. 

Trong khi đó Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov nói rằng Nga đang đối đầu với gần như toàn bộ phương Tây chống lại hoạt động quân sự của Moscow ở Ukraine.

"Nước Nga hiện đại chưa bao giờ chứng kiến quy mô và cường độ thù địch như vậy", ông Gerasimov, người hồi đầu tháng này được chỉ định lãnh đạo lực lượng chung của Moscow ở Ukraine, nói với tờ Argumenty I Fakty hôm 23/1.

"Đất nước và các lực lượng vũ trang của chúng tôi đang bị gần như toàn bộ tập thể phương Tây phản đối", vị tướng này nói thêm, đề cập đến hỗ trợ quân sự mà Mỹ và các quốc gia thành viên NATO khác cung cấp cho Kiev trong cuộc xung đột.

Nga từ lâu đã khẳng định rằng xung đột ở Ukraine thực sự là một "cuộc chiến ủy nhiệm" do phương Tây tiến hành chống lại nước này. Hồi đầu tháng, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết sự tham gia của Mỹ và các đồng minh trong cuộc xung đột này là "hiển nhiên".

Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga, ông Nikolay Patrushev cũng cho rằng "các sự kiện ở Ukraine không phải là cuộc đối đầu giữa Moscow và Kiev", mà là cuộc đối đầu giữa NATO (chủ yếu là Mỹ và Anh) với Nga.

Cả Washington và Brussels đều khẳng định họ không có ý định can dự trực tiếp vào cuộc xung đột, nhưng Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã tuyên bố vào tháng 10/2022 rằng "nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin thắng thì đó không chỉ là một thất bại lớn đối với Ukraine mà còn là thất bại cho tất cả chúng ta".

Theo ông Gerasimov, bên cạnh chiến dịch ở Ukraine, Bộ Tổng tham mưu Nga vẫn tập trung vào việc đảm bảo an ninh quân sự của đất nước trước các mối đe dọa hiện hữu khác. Một trong số đó là "mong muốn mở rộng của NATO thông qua việc kết nạp Phần Lan và Thụy Điển", ông cho biết.

Adblock test (Why?)

Đó có thể là tình yêu của Đại sứ Dobson dành cho Hà Nội, hay cho những vùng miền khác nhau của Việt Nam mà bà đã có dịp trải nghiệm trong những chuyến công tác.  Hơn hết, tình yêu đó cũng là cách bà tận tâm vun đắp cho mối quan hệ tin cậy và ổn định giữa New Zealand và Việt Nam.

Mối quan hệ song phương sâu sắc

* Thưa Đại sứ, quan hệ Việt Nam – New Zealand đã phát triển rất nhanh chóng những năm qua. Đấy là việc hai nước nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược trong cuộc hội đàm trực tuyến giữa lãnh đạo hai nước năm 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-19, hay việc Thủ tướng New Zealand thăm Việt Nam 2 lần trong 5 năm qua . Những phát triển chính sau 2 năm là gì?

- Trong 2 năm qua, cho dù đại dịch Covid-19, quan hệ Việt Nam - New Zealand ngày càng phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Các chính phủ và doanh nghiệp của chúng ta đã quyết tâm thúc đẩy mối quan hệ và đã tìm ra cách làm việc cùng nhau ngay cả với những thách thức do Covid-19 gây ra.

Đại sứ New Zealand Tredene Dobson: Hà Nội là thành phố mà tôi gọi là nhà - Ảnh 1.

Đại sứ New Zealand Tredene Dobson. Ảnh: ĐSQ NZ.

Như được dự kiến trong Kế hoạch Hành động Đối tác Chiến lược, và ngay cả khi có đại dịch, chúng ta đã cố gắng tăng cường hợp tác thương mại, phát triển quan hệ chính trị và tăng cường kết nối người với người.

Trong lĩnh vực giáo dục, các trường đại học và tổ chức đã nhanh chóng tạo ra và cung cấp các cơ hội học tập trực tuyến cũng như tận dụng cơ hội này để chuẩn bị cho sinh viên Việt Nam khi họ có thể đến New Zealand. Hoạt động hợp tác và thể chế giữa các cơ quan an ninh và quốc phòng của chúng tôi cũng tiếp tục, nhờ các nền tảng trực tuyến.

Hợp tác phát triển của chúng ta vẫn tiếp tục, chẳng hạn như chúng ta đã đạt được tiến bộ lớn trong dự án "An toàn đập" (giải quyết các rủi ro do xả lũ và vỡ đập nghiêm trọng) hiện đang ở giai đoạn 3. Chúng tôi cũng duy trì sự hỗ trợ với Việt Nam trong lĩnh vực làm vườn thông qua sự hỗ trợ của chúng tôi dành cho những người trồng chanh dây ở các tỉnh phía Bắc, dựa trên sự hỗ trợ chúng tôi đã làm rất thành công với người trồng thanh long. Đây chỉ là hai ví dụ về hỗ trợ phát triển liên tục của chúng tôi.

Mối quan hệ thương mại giữa hai nước chúng ta đã phát triển mạnh trong 5 năm qua. Thương mại hai chiều về hàng hóa và dịch vụ đã tăng 58%, đạt 2,49 tỷ đô la New Zealand vào cuối tháng 9 năm 2022, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 15 của New Zealand.

Tôi và các nhà lãnh đạo Việt Nam khá tin tưởng rằng chúng ta có thể vượt qua mục tiêu thương mại 2 tỷ USD đặt ra trong khuôn khổ đối tác chiến lược.

(Đại sứ Tredene Dobson)

Chúng ta cũng chứng kiến sự hợp tác chặt chẽ giữa hai quốc gia trong việc ứng phó với đại dịch. New Zealand và Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với nhau trong khu vực, đặc biệt là thông qua APEC để hỗ trợ hiệu quả chuỗi cung ứng vaccine, thuốc và thiết bị bảo hộ cá nhân. Thông qua những cuộc trao đổi này, cả hai nước chúng ta đã học được rất nhiều điều.

Và New Zealand rất vui mừng được hỗ trợ trực tiếp cho Việt Nam với gói trị giá 2 triệu đô la New Zealand đáp ứng yêu cầu của Việt Nam về thiết bị y tế và phục hồi kinh tế có mục tiêu cho một số nhóm dễ bị tổn thương nhất. Ngoài ra, một công ty của New Zealand, Fisher and Paykel Healthcare đã quyên góp riêng cho một số bệnh viện công nghệ mới nhất về luồng không khí để hỗ trợ hô hấp và tất nhiên chúng tôi đã đóng góp cho vaccine Covid-19 tại Việt Nam (và các nơi khác) thông qua cơ chế COVAX.

Cuối cùng, chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Jacinda Ardern vào tháng 11 và chuyến thăm chính thức New Zealand của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chưa đầy một tháng sau đó là kết thúc hoàn hảo cho hai năm làm việc chăm chỉ kể từ khi thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược.

Hai nước chúng ta đã duy trì thành công các hoạt động trao đổi thường xuyên ở tất cả các cấp trong suốt đại dịch và nối lại các chuyến thăm cấp cao thực tế ngay sau khi cả hai nước mở lại biên giới cho du lịch quốc tế. Điều này chắc chắn đã đảm bảo cho mối quan hệ song phương của chúng ta ngày càng sâu sắc.

Tôi vui vì người Việt Nam ưa chuộng hoa quả New Zealand dịp Tết

* Trong chuyến thăm cuối tháng 11, Thủ tướng New Zealand Jacinda rất chú trọng về hợp tác nông nghiệp. Bà Thủ tướng nói rằng hai nước dường như là đối tác trời sinh về nông nghiệp.  Xin Đại sứ nói rõ hơn về hợp tác nông nghiệp và tiềm năng xuất khẩu nông sản giữa hai bên?

- Cả Việt Nam và New Zealand đều là những quốc gia nông nghiệp, trong đó nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và cuộc sống của người dân.

Mối quan hệ nông nghiệp giữa hai nước chúng ta bắt đầu thông qua hợp tác phát triển, và gần đây hơn là qua hợp tác giữa chính phủ với chính phủ. Thương mại nông nghiệp giữa Việt Nam và New Zealand tiếp tục tăng cường và phát triển dựa trên tính chất bổ sung cho nhau trong các ngành nông nghiệp tương ứng của hai nước và vì chúng ta đã cam kết hướng tới một tương lai bền vững và có khả năng chống chịu tốt hơn cả về kinh tế và môi trường.

Đại sứ New Zealand Tredene Dobson: Hà Nội là thành phố mà tôi gọi là nhà - Ảnh 3.

Thủ tướng Jacinda Ardern, Bộ trưởng Thương mại và Tăng trưởng xuất khẩu kiêm Bộ trưởng Nông nghiệp New Zealand Damien O’Connor và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chứng kiến Lễ công bố xuất khẩu quả chanh và bưởi của Việt Nam sang New Zealand. Ảnh: TTXVN.

Chúng tôi tự hào xuất khẩu các sản phẩm sữa, thịt (thịt bò và thịt cừu) và trái cây sang Việt Nam, đồng thời vui mừng nhập khẩu gạo, dừa, hạt điều và hải sản của Việt Nam, cùng nhiều sản phẩm nông nghiệp tuyệt vời khác của cả hai nước.

Bên cạnh đó còn có Thỏa thuận hợp tác nông nghiệp cho phép chúng ta vượt ra ngoài thương mại song phương và cùng nhau thực hiện các ưu tiên chung như giảm phát thải khí nhà kính, an toàn thực phẩm, sức khỏe động vật và thực vật cũng như phát triển nông thôn.

Hơn nữa, New Zealand nổi tiếng về sản xuất trái cây chất lượng cao và chúng tôi mong muốn chia sẻ chuyên môn của mình với Việt Nam. Đây là điều dẫn đến dự án thanh long hiện đã hoàn thành của chúng tôi, giúp nông dân Việt Nam phát triển các giống thanh long cao cấp mới với màu sắc và hương vị mới, khả năng kháng bệnh mạnh và thời gian bảo quản tốt hơn.

Các dự án của chúng tôi cũng tập trung vào việc hỗ trợ các nhà sản xuất địa phương trong quá trình thương mại hóa. Là chủ sở hữu giấy phép của các giống trái cây mới được phát triển, các nhà sản xuất địa phương sẽ trở thành những người hưởng lợi lâu dài khi chúng ta thấy những loại trái cây mới này xâm nhập thị trường địa phương và quốc tế. 

New Zealand nổi tiếng về sản xuất trái cây chất lượng cao và chúng tôi mong muốn chia sẻ chuyên môn của mình với Việt Nam.

(Đại sứ Tredene Dobson)

Chúng tôi cũng có các chương trình phát triển khác tập trung vào việc tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, từ đó bảo vệ sản xuất nông nghiệp bền vững và sinh kế.

* Cũng trong chuyến thăm của Thủ tướng New Zealand năm qua, hai bên đã đạt được các thỏa thuận xuất khẩu trái cây. Đại sứ có thể chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về sự hài lòng với nông sản New Zealand và Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày?

- New Zealand và Việt Nam là đối tác thương mại bổ sung cho nhau và chúng ta nên nỗ lực để tối đa hóa cơ hội cho cả hai nước. Tôi rất vui khi thấy nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng quả Kiwi, táo và sơ ri New Zealand, đặc biệt là trong dịp Tết.

Người dân New Zealand cũng thưởng thức các loại trái cây và hạt nhiệt đới mà chúng tôi nhận được từ Việt Nam. Người New Zealand đặc biệt yêu thích trái cây và cam quýt của mình. Tôi biết bây giờ sẽ có rất nhiều người New Zealand vui mừng vì họ sẽ có nguồn cung chanh quanh năm, vì Việt Nam có thể cung cấp ngoài mùa vụ của New Zealand.

Chẳng bao lâu nữa bạn cũng có thể thưởng thức dâu tây và bí đao New Zealand tại Việt Nam. Những quả dâu tây đỏ đẹp mắt, thơm ngon của chúng tôi sẽ là những món quà tuyệt vời cho gia đình và bạn bè và bí là món bổ sung ngon miệng cho công thức nấu ăn mùa đông tuyệt vời.

Việt Nam nên đặc biệt tự hào về sự tiến bộ trong phát triển

* Sau 2 năm làm việc tại Việt Nam, ấn tượng lớn nhất của bà về Việt Nam là gì? Bà đánh giá thế nào về quyết tâm đạt được các mục tiêu phát triển và tăng trưởng của Việt Nam?

- Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rất ấn tượng, và đặc biệt là như vậy khi bạn nhìn vào tình hình tài khóa kém tích cực hơn ở những nơi khác trên thế giới hiện nay. Tôi cho rằng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam nói lên rất nhiều điều về cách tiếp cận của Chính phủ đối với việc phục hồi sau Covid-19 – với sự ưu tiên thực sự cho các chính sách nhằm tạo điều kiện phục hồi nhanh chóng. Điều này là ưu tiên hàng đầu trong việc quản lý kinh tế hiệu quả và thận trọng đang diễn ra của Việt Nam (tức là trước Covid).

Việt Nam nên rất tự hào về cách Việt Nam đã củng cố vị trí của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu và quản lý để trở thành một trong những trung tâm sản xuất thống trị và kết nối nhất thế giới.

Việt Nam cũng rất thông minh với các hiệp định thương mại, giúp đa dạng hóa tiếp cận thị trường và nguồn vốn FDI, bao gồm cả với New Zealand thông qua Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Úc New Zealand (AANZFTA), CPTPP và RCEP.

Và tất nhiên Việt Nam nên đặc biệt tự hào về tiến độ phát triển. Không phải ngẫu nhiên mà chỉ trong một thế hệ, Việt Nam đã phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành một quốc gia năng động và có thu nhập trung bình mới nổi.

Việt Nam và New Zealand chia sẻ một cách tiếp cận rất chung trong chính sách kinh tế và thương mại - cả hai nước chúng ta đều ủng hộ mạnh mẽ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, cởi mở, minh bạch và tăng trưởng bao trùm; và đó là một khía cạnh quan trọng khác của mối quan hệ ngày càng sâu sắc của chúng ta.

Cam kết của Việt Nam đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế là rất ấn tượng, quỹ đạo hiện tại cũng vậy. New Zealand mong muốn được hợp tác chặt chẽ với Việt Nam vào năm 2023 và xa hơn nữa để tăng cường hợp tác ở tất cả các cấp và đảm bảo rằng người dân của chúng ta được hưởng lợi ích chung của mối quan hệ này.

Đại sứ New Zealand Tredene Dobson: Hà Nội là thành phố mà tôi gọi là nhà - Ảnh 5.

Đại sứ Dobson với trẻ em Việt Nam. Ảnh: ĐSQ cung cấp.

* Việt Nam và New Zealand đều là những quốc gia giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Bà đã đến thăm các vùng khác nhau của Việt Nam và cảm nhận điều đó như thế nào? Chúng ta có hợp tác ở các vùng dân tộc để thúc đẩy vị thế kinh tế và đa dạng văn hóa của người dân không?

- Do đại dịch nên tôi đã không có nhiều cơ hội như mong đợi để đi du lịch vòng quanh Việt Nam, nhưng đây là điều tôi quyết tâm thay đổi vào năm 2023. Tuy nhiên, từ những chuyến thăm mà tôi đã thực hiện, và từ tiếp xúc với người Việt Nam, tôi luôn cảm nhận được sự đậm đà bản sắc văn hóa của Việt Nam với nhiều phong tục, tập quán và trang phục đa dạng.

Tôi rất tâm đắc với câu nói của người Việt Nam: "Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn". Điều này rất gần với giá trị kotahitanga ở New Zealand của chúng tôi – có nghĩa là đoàn kết, nâng đỡ lẫn nhau, hỗ trợ người khác và nhận lại. Đó là lý do tại sao phát triển toàn diện luôn là ưu tiên trong hỗ trợ phát triển của chúng tôi.

Kể từ năm 2012, chúng tôi đã tài trợ cho 9 dự án riêng biệt hỗ trợ một số nhóm dân tộc thiểu số của Việt Nam ở các tỉnh như Cao Bằng, Sơn La, Gia Lai, Quảng Trị trong lĩnh vực giáo dục, y tế hoặc phát triển nông nghiệp. Đây là sự bổ sung cho các dự án ngắn hạn và trung hạn như hỗ trợ phục hồi kinh tế cho hơn 3.000 người thuộc cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang và Quảng Trị thông qua dự án ứng phó với Covid-19.

Tôi rất tâm đắc với câu nói của người Việt Nam: "Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn". Điều này rất gần với giá trị kotahitanga ở New Zealand của chúng tôi.

(Đại sứ Tredene Dobson)

Tôi hy vọng rằng trong tương lai, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều hoạt động giao lưu văn hóa hơn nữa giữa Aotearoa New Zealand và Việt Nam. Cả hai quốc gia đều có truyền thống văn hóa phong phú để chia sẻ và tôi nghĩ thông qua việc khám phá những truyền thống đó, chúng ta sẽ tìm thấy nhiều niềm tin và giá trị chung.

Điều đặc biệt thú vị ở Hà Nội

* Đã ở Hà Nội được 2 năm, bà thấy thành phố này như thế nào? Bà thích gì nhất ở Hà Nội?

- Tôi vô cùng yêu Hà Nội. Trong năm đầu tiên ở Việt Nam, tôi không thể đi du lịch nhiều nhưng điều đó đã mang đến cơ hội tuyệt vời để khám phá thành phố mà giờ đây tôi gọi là quê hương.

Điều tôi thấy đặc biệt thú vị ở Hà Nội là những điều đối lập. Tại Hà Nội, bạn có thể tham quan Thành cổ và sau đó nhìn lên và thấy một tòa nhà chọc trời đang được xây dựng. Tôi có thể đi lang thang trong khu phố cổ vào buổi sáng để chụp những bức ảnh kiến trúc đổ nát tuyệt đẹp và vào buổi tối thưởng thức một trong những nhà hàng mới nổi tiếng của Hà Nội phục vụ những món ăn hiện đại nhất. Và bất kể tôi đi đâu hay làm gì, tôi đều được tận hưởng nụ cười của cộng đồng tuyệt vời đã đón nhận tôi.

Đại sứ New Zealand Tredene Dobson: Hà Nội là thành phố mà tôi gọi là nhà - Ảnh 7.

Đại sứ Dobson rất yêu thích áo dài Việt Nam. Trong ảnh, bà mặc chiếc áo dài vẽ họa tiết của thổ dân Maori New Zealand - một sự kết hợp tuyệt vời của hai nền văn hóa. Ảnh: ĐSQ NZ.

Thật khó để chỉ ra một khía cạnh yêu thích của cuộc sống ở Hà Nội nhưng tôi phải thừa nhận rằng tôi đã phần nào nghiện những cách phục vụ cà phê khác nhau của các bạn. Ngay cả trước khi đến Hà Nội, tôi đã tự coi mình là một người sành cà phê (chúng tôi cũng thích cà phê ở New Zealand) nhưng ở đây tôi đã tìm thấy những thú vui mới như cà phê trứng và cà phê dừa.

Một trong những điều tôi thích làm vào cuối tuần là tìm một quán cà phê mới xinh đẹp và chỉ dành vài giờ để đọc một cuốn sách (thường là về lịch sử Việt Nam) và nhâm nhi cà phê!

* Bà có thể chia sẻ cảm nhận của mình về Tết ở Việt Nam?

Đây sẽ là Tết thứ hai của tôi ở Việt Nam. Điều tôi thực sự yêu thích ở Tết là cảm giác ấm áp, cảm giác yêu thương và kết nối - đặc biệt là với các gia đình khi họ quây quần bên nhau vào thời điểm đặc biệt này. Điều này rất giống với tinh thần của mùa Giáng sinh ở New Zealand.

Cũng như năm ngoái, tôi không thể về New Zealand cùng gia đình vào dịp Giáng sinh, nhưng cách mà những người bạn Việt Nam và gia đình của họ đã giúp chia sẻ truyền thống Tết của họ với tôi, khiến tôi cảm thấy đỡ nhớ gia đình hơn rất nhiều vào Giáng Sinh.

Tôi thực sự thích tìm hiểu về tất cả các truyền thống của Tết nhưng thành thật mà nói, tôi nghĩ phần yêu thích của tôi trong Tết là những món ăn tuyệt vời. New Zealand và Việt Nam có chung niềm đam mê và yêu thích ẩm thực, đặc biệt là vào các ngày lễ. Năm ngoái tôi đã được thử rất nhiều món ăn Tết mới nên tôi hy vọng Tết này sẽ mở rộng hơn nữa.

* Trong năm qua có điều gì để lại ấn tượng nhiều nhất mà bà muốn chia sẻ?

- Một trong những thú vị nhất trong công việc của tôi ở Hà Nội là hỗ trợ và làm việc với một số nhóm cộng đồng đang tạo ra tác động lớn nhất trong cộng đồng của họ. Thông qua Quỹ Người đứng đầu Đại sứ quán, chúng tôi có thể cung cấp các khoản tài trợ nhỏ cho các dự án cấp cộng đồng với mục tiêu phát triển. Ví dụ chúng tôi đóng góp 10.000 cây cho chương trình trồng rừng Hạnh phúc xanh của Quỹ Sống.

Với ECUE, chúng tôi đã giúp cải tạo một địa điểm bên bờ sông Hồng – trồng một khu vườn và tạo ra một khu vui chơi cho cả cộng đồng. Chúng tôi đã lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái các tòa nhà tại Nhà May Mắn – một cộng đồng hòa nhập tuyệt vời tại Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ người khuyết tật cũng như trẻ em và gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Và ngay trước Tết, tôi đến thăm Cao Bằng, nơi chúng tôi vừa làm việc với ChildFund để xây dựng cơ sở vật chất mới tại một trường dân tộc nội trú. 

Còn nhiều điều tôi có thể kể, nhưng thông qua mỗi dự án này, tôi có thể gặp gỡ những con người tuyệt vời đằng sau chúng - những cá nhân đã cam kết cả đời và công việc của họ để làm cho cộng đồng trở nên tốt đẹp hơn cho mọi người. Đó là một trải nghiệm rất khiêm tốn. Và tôi thực sự tin rằng chúng tôi rất vinh dự được phép đóng một phần rất nhỏ trong đó. Tôi biết mình sẽ còn được gặp nhiều người phi thường hơn nữa như thế vào năm 2023.

* Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ. 

Đại sứ New Zealand Tredene Dobson: Hà Nội là thành phố mà tôi gọi là nhà - Ảnh 8.

Đại sứ gặp các em sinh viên Việt Nam. Hợp tác giáo dục là một phần quan trọng trong hợp tác hai nước. Ảnh: ĐSQ NZ.

Đại sứ New Zealand Tredene Dobson: Hà Nội là thành phố mà tôi gọi là nhà - Ảnh 9.

Đại sứ Dobson thi nấu ăn với Đại sứ Australia tại Việt Nam. Ảnh: ĐSQ NZ.

Đại sứ New Zealand Tredene Dobson: Hà Nội là thành phố mà tôi gọi là nhà - Ảnh 10.

Đại sứ Dobson đã đạp xe quanh Hà Nội. Ảnh: ĐSQ NZ.

Đại sứ New Zealand Tredene Dobson: Hà Nội là thành phố mà tôi gọi là nhà - Ảnh 11.

Cùng với các trẻ em thiệt thòi ở Việt Nam. Ảnh: ĐSQ NZ.

Adblock test (Why?)