Hệ thống phòng không Pantsir của Nga có gì đặc biệt?

 Hệ thống phòng không Pantsir của Nga có gì đặc biệt? - Ảnh 1.

Các hệ thống tên lửa đất đối không và pháo phòng không Pantsir diễu hành qua Quảng trường Đỏ ở Moscow. Ảnh: Getty

Lực lượng Vũ trang Nga được coi là một trong những lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới. Trong báo cáo Global Firepower thường niên xếp hạng năng lực quân sự của 140 quốc gia trên toàn cầu, Nga thường đứng thứ hai, chỉ sau Mỹ.

Ngày 13/1, một số chuyên gia trong nước lưu ý Nga dường như đang triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa như S-400 do lo ngại Ukraine có thể sử dụng máy bay không người lái (UAV) và các loại vũ khí khác để tiến hành các cuộc tấn công vào lãnh thổ nước này. 

S-400 dễ dàng là lựa chọn vượt trội về hỏa lực, có thể tấn công các mục tiêu trên không ở cự ly lên tới 250km và đủ khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo từ khoảng cách lên tới 60km.

S-400 cũng được chứng minh là có thể dễ dàng hạ gục máy bay do Mỹ sản xuất như F-16 và F/A-18E/F Super Hornet. Hệ thống này được cho là hoàn toàn đủ sức đối đầu với lực lượng không quân Ukraine.

Tuy nhiên, đối với mục đích phòng thủ đô thị, Pantsir có thể là lựa chọn lý tưởng hơn nhiều.

Trong khi S-400 có khả năng tấn công tầm xa hơn nhằm vào các mục tiêu trên không và từng được sử dụng cho các nhiệm vụ tấn công trong quá khứ, thì hệ thống phòng thủ Pantsir được thiết kế để sử dụng ở tầm gần hơn, kết hợp giữa súng phòng không và tên lửa có khả năng tấn công, đủ khả năng đánh chặn tên lửa không đối đất tốc độ cao ở cự ly 7km và máy bay chiến thuật ở cự ly lên đến 20km.

Hệ thống này cũng rẻ hơn nhiều so với S-400. Trong khi S-400 có giá 300 triệu USD cho mỗi hệ thống, thì Pantsir chỉ có giá dưới 15 triệu USD.

Hệ thống này cũng linh hoạt hơn, trang bị súng phòng không có khả năng tấn công các mục tiêu cách xa tới 4km với tốc độ bắn khoảng 40 phát/giây, mang lại cho lực lượng Nga một lựa chọn phòng thủ rẻ hơn trong trường hợp bị tấn công bằng máy bay không người lái.

Adblock test (Why?)