Cha vợ và con rể đều hai đời ngoại giao, suýt chút nữa trở thành chú rể trong cùng một ngày

ĐÓN ĐỌC KỲ 1 TẠI ĐÂY

Mặc dù có rất nhiều ví dụ khác về trường hợp bỏ vợ ở thời Trung Hoa Dân Quốc, nhưng việc phản bội người cha vợ ơn trọng như núi của Cố Duy Quân lại có thể coi là một vết nhơ lớn.

Việc Cố Duy Quân làm trái đạo lý thiên hạ sau đó cũng bị đem ra đàm tiếu, cân đo đong đếm nhiều lần. Rốt cuộc, người cha vợ tiếp theo của ông là Đường Thiệu Nghi, thủ tướng đầu tiên của Trung Hoa dân quốc cũng lại là một bậc tiền bối trong ngành ngoại giao.

Cha vợ và con rể đều hai đời ngoại giao, suýt chút nữa trở thành chú rể trong cùng một ngày - Ảnh 1.

Đường Thiệu Nghi

Có tin đồn khi đó Trương Hoành Sơn ban đầu kiên quyết không đồng ý cho con gái ly hôn. Nhưng chính Đường Thiệu Nghi đã sai người tới tìm mọi cách cưỡng ép, nên mới có được người con rể xuất chúng này.

Tất nhiên, giai thoại lịch sử chưa chắc đã có thật, Đường Thiệu Nghi vốn là một vị quan quyền cao chức trọng, chưa chắc đã mạo hiểm danh tiếng của mình để dùng thủ đoạn.

Tuy nhiên, việc cưới con gái nhà họ Đường đồng nghĩa với việc lên thuyền của Đường gia, chuyện tiền bối dìu dắt hậu bối đương nhiên không thể thiếu. Cố Duy Quân cũng bắt đầu một hành trình chính trị đầy vinh quang của mình trong những năm tháng này.

Cha vợ và con rể đều hai đời ngoại giao, suýt chút nữa trở thành chú rể trong cùng một ngày - Ảnh 2.

Cố Duy Quân và tiểu thư nhà họ Đường

Trên thực tế, mối giao duyên của Cố Duy Quân và Đường nhạc phụ bắt đầu từ trước đó khi ông kết hôn lần đầu vào năm 1908.

Vào thời điểm đó, Đường Thiệu Nghi thay mặt chính phủ nhà Thanh đến thăm Hoa Kỳ, và Cố Duy Quân khi đó trong vai trò là sinh viên Trung Hoa xuất sắc tại Mỹ đã lãnh nhiệm vụ đón tiếp ông. Hai người nói chuyện rất vui vẻ. Những người đi cùng khi đó là Ngũ Đình Phương - chính trị gia, nhà ngoại giao, luật gia và nhà thư pháp Trung Quốc cuối thời Thanh mạt và đầu thời Dân quốc, cùng Nhan Huệ Khánh – thủ tướng chính phủ Bắc Dương, nhà ngoại giao và nhà văn, cũng hết lời khen ngợi chàng trai trẻ này. Sau năm 1911, Đường Thiệu Nghi trở thành thủ tướng nội các và Cố Duy Quân được gọi làm thư ký. Tiểu thư nhà họ Đường cũng từ đây chính thức bước vào cuộc đời của Cố Duy Quân.

Cha vợ và con rể đều hai đời ngoại giao, suýt chút nữa trở thành chú rể trong cùng một ngày - Ảnh 3.

Cố Duy Quân và Đường Bảo Nguyệt

Đường Thiệu nghi rất quý trọng tài năng và thường mời Cố Duy Quân đến nhà tổ chức những buổi tụ họp nhỏ. Sau nhiều lần qua lại, tiểu thư thứ ba nhà họ Đường – Đường Bảo Nguyệt phải lòng chàng trai đẹp cả tài lẫn sắc này.

Thời gian Cố Duy Quân trở về Thượng Hải thăm bố mẹ, ông đã dành thời gian đồng hành cùng Đường Bảo Nguyệt, ý tứ của tiểu thư họ Đường trong phút chốc thể hiện rõ ràng mà không cần một lời bộc bạch.

Sau khi được người vợ đầu đồng thuận ly hôn, hôn sự của Cố Duy Quân và Đường Bảo Nguyệt cũng đã được lên kế hoạch, tuy nhiên lại gặp chút trục trặc.

Lúc đó Đường Thiệu Nghi mất vợ chưa được bao lâu, năm đó một người bạn đã sắp xếp giới thiệu cuộc hôn nhân khác cho ông với tiểu thư họ Ngô ở Thượng Hải, hôn lễ dự định vào ngày 2 tháng 6 năm 1913, cũng chính là ngày kết hôn của con gái mình.

Cố Duy Quân đã khôn ngoan trì hoãn thời gian tổ chức đám cưới của mình lại sau hai ngày để tránh người đời đàm tiếu.

Trước đó, Đường Thiệu Nghi cũng đã từng gặp rắc rối với Viên Thế Khải sau khoản nợ Đế quốc nhằm tìm kiếm hỗ trợ tài chính, tiêu diệt các lực lượng bất đồng và xử lý hậu quả cách mạng 1911. Cố Duy Quân lúc này, dù đang trong thời gian sự nghiệp thăng hoa, nhưng cũng đã cùng nhạc phụ tiến lùi nhịp nhàng, thậm chí ông giống như một bản sao của Đường Thiệu Nghi, rất có mắt nhìn cục diện, phối hợp ăn ý, càng được lòng cha vợ.

Cha vợ và con rể đều hai đời ngoại giao, suýt chút nữa trở thành chú rể trong cùng một ngày - Ảnh 4.

Cố Duy Quân (ngoài cùng bên trái) cùng bố vợ Đường Thiệu Nghi chính giữa

Năm 1915, Cố Duy Quân mới 27 tuổi đã được bổ nhiệm làm Công sứ tại Mỹ (đại diện Ngoại giao bậc 2, thấp hơn so với Đại sứ). Đây quả là điều hiếm thấy trong lịch sử ngoại giao. Mặc dù tài năng của ông không cần bàn tới, nhưng quả thật những gì ông đạt được không thể tách khỏi sự trợ giúp của bố vợ.

Tuy nhiên, điều đáng tiếc là hiền thê tài đức vẹn toàn Đường tam tiểu thư đã không thể đồng hành cùng ông quá lâu.

Năm 1918, khi đang tham gia các hoạt động đối ngoại, bà không may mắc phải bệnh cúm Tây Ban Nha lúc đó là một đại dịch nguy hiểm trong lịch sử. Do không thể chữa khỏi, bà đã ra đi ngay sau đó 2 ngày, để lại một cặp bé trai và bé gái lại cho chồng.

Cố Duy Quân, người đang chuẩn bị cho Hội nghị Hòa bình Paris khi đó, đã rất đau lòng và tự trách mình vì không thể chăm sóc hiền thê. Mỗi năm lúc rảnh rỗi, ông đều đến thăm mộ vợ để cúng bái, mãi cho tới khi bị buộc phải rời khỏi Trung Quốc đại lục.

(Còn tiếp)

Let's block ads! (Why?)