"Không thể loại trừ bất cứ điều gì ở đây. Nếu cần đến Kiev, thì chúng tôi sẽ đến Kiev, nếu cần đến Lviv, thì chúng tôi sẽ đến Lviv, RIA Novosti dẫn lời ông Medvedev trong bài phỏng vấn hôm thứ Sáu 24/3.
Ông Medvedev cũng cho rằng rất khó xác định khi nào chiến sự ở Ukraine sẽ kết thúc và chỉ có Tổng thống Putin mới có thể quyết định về tiến độ hoặc khung thời gian" chấm dứt chiến dịch đặc biệt của Nga ở nước láng giềng.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga nhấn mạnh, có rất nhiều yếu tố tác động đến cục diện chiến sự ở Ukraine và Nga sẽ tìm cách để đạt mọi mục tiêu đề ra, bao gồm việc "tạo ra một vùng đệm" khiến các lực lượng nước ngoài không thể triển khai bất kỳ vũ khí tầm ngắn và tầm trung nào gây nguy hiểm cho nước Nga. Ông Medvedev cho biết, vùng đệm này có thể là một khu vực phi quân sự kéo dài "khoảng 70-100km".
Ông cũng cáo buộc, Nga đang giao tranh với không chỉ Ukraine, mà còn cả NATO.
"Họ (NATO) can dự vào cuộc chiến này và họ cũng không còn che giấu điều đó", ông Medvedev nói và giải thích thêm rằng bất chấp những cảnh báo của Nga, NATO đang tiếp tục viện trợ vũ khí, tài chính và huấn luyện cho quân đội Ukraine.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Medvedev cảnh báo Ukraine về việc sử dụng đạn uranium nghèo do phương Tây cung cấp. Ông giải thích rằng, dù loại đạn này không được xếp vào loại vũ khí hạt nhân nhưng chúng vẫn có thể tạo ra chất thải hạt nhân.
"Tại sao nó được gọi là 'uranium nghèo'? Bởi vì nó ít phóng xạ hơn các (đồng vị) khác. Nhưng dù sao thì nó vẫn có tính phóng xạ và tạo ra chất thải phóng xạ", cựu Tổng thống Nga cho biết.
Trước đó, Tổng thống Nga Putin đã lên án việc Anh định gửi đạn xuyên giáp chứa uranium nghèo cho Ukraine, đồng thời cảnh báo Nga sẽ đáp trả tương xứng.
"Nếu chuyện đó xảy ra, Nga sẽ phải đáp trả tương xứng, do phương Tây nhìn chung đã bắt đầu sử dụng vũ khí chứa thành phần hạt nhân", Tổng thống Nga Vladimir Putin nói hôm 22/3.
Theo Reuters, đạn uranium nghèo có thể độc hại đối với sức khỏe con người, khi bụi có thể xâm nhập vào phổi và các cơ quan quan trọng.
Đăng nhận xét