Một nhóm các nhà khoa học do Giáo sư Jean-Michel Claverie ở Đại học Aix-Marseille của Pháp dẫn đầu đã xác định rằng một loại virus cổ đại được tìm thấy trong lớp băng vĩnh cửu có thể gây nguy hiểm cho cả động vật và con người.
Một số loại virus cổ xưa đã được xác định trong các mẫu băng vĩnh cửu lấy từ 7 vùng khác nhau của Siberia. Cái cổ nhất có niên đại 48.500 năm và được tìm thấy trong một mẫu đất lấy từ một hồ nước ngầm ở độ sâu 16 mét. Các loại virus trẻ nhất, ước tính có niên đại khoảng 27.000 năm, được tìm thấy trong xác một con voi ma mút lông mịn.
Các nhà khoa học đã xác định được 5 họ virus cổ mới, ngoài 2 họ đã biết. Mô tả mầm bệnh là "virus zombie", các nhà nghiên cứu cảnh báo về mối đe dọa có thể xảy ra đối với sức khỏe cộng đồng.
"Chúng tôi coi những loại virus lây nhiễm amip này là vật thay thế cho tất cả các loại virus khác có thể tồn tại trong lớp băng vĩnh cửu", Claverie nói với truyền thông Mỹ. "Chúng tôi nhìn thấy dấu vết của rất nhiều, rất nhiều loại virus khác. Vì vậy, chúng tôi biết chúng ở đó. Chúng tôi không biết chắc liệu chúng có còn sống hay không. Nhưng lập luận của chúng tôi là nếu virus amip vẫn còn sống thì không có lý do gì các loại virus khác không còn sống và chúng có khả năng lây nhiễm cho vật chủ".
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học ngày càng nói nhiều về mối đe dọa do virus và vi khuẩn cổ đại được lưu trữ trong lớp băng vĩnh cửu hàng chục nghìn năm. Tuy nhiên, hiện nay lớp băng vĩnh cửu đang tan chảy, mầm bệnh có khả năng được giải phóng vào khí quyển và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
"Rủi ro chắc chắn sẽ tăng lên trong bối cảnh trái đất nóng lên", Claverie nói. "Tốc độ tan của băng vĩnh cửu tan sẽ còn tiếp tục tăng".
Đăng nhận xét