Thủ tướng nước NATO này đùng đùng nổi giận chỉ trích Ukraine, ra tối hậu thư cho Kiev

Thủ tướng nước NATO này đùng đùng nổi giận chỉ trích Ukraine, ra tối hậu thư cho Kiev - Ảnh 1.

Thủ tướng Viktor Orban đã nổi giận với Ukraine. Ảnh IT

Phát biểu tại quốc hội hôm 25/9, ông Orban, một người theo chủ nghĩa dân tộc cứng rắn, đã chỉ ra luật năm 2017 được Ukraine thông qua nhằm hạn chế việc sử dụng ngôn ngữ thiểu số trong trường học. Ông Orban tin rằng, luật này hạn chế quyền của khoảng 150.000 người dân tộc Hungary trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ của họ, đặc biệt là trong giáo dục.

Reuters dẫn lời ông Orban tuyên bố: “Họ muốn biến (các trường học dành cho người Hungary ở Ukraine) thành các trường học (nói tiếng) Ukraine và nếu điều đó không hiệu quả thì họ muốn đóng cửa chúng”.

"Chúng tôi sẽ không ủng hộ Ukraine trong bất kỳ vấn đề nào trên trường quốc tế cho đến khi nước này khôi phục luật bảo đảm quyền lợi của người Hungary", ông Orban cảnh báo.

Tuyên bố của ông Orban được đưa ra vài ngày sau khi người đứng đầu Liên minh châu Âu Ursula von der Leyen đề xuất tầm nhìn về một EU mở rộng bao gồm Ukraine. Khối này dự kiến sẽ quyết định xem có nên bắt đầu thảo luận về việc sáp nhập Ukraine vào tổ chức của mình hay không vào tháng 12.

Tuy nhiên, để bắt đầu một cuộc đàm phán như vậy cần có sự ủng hộ nhất trí của tất cả 27 quốc gia trong khối. Với việc Ukraine chọc giận Thủ tướng Hungary dường như rất khó có khả năng Kiev sẽ bước vào EU một cách suôn sẻ.

Budapest đã chứng tỏ rằng họ có thể sử dụng lá phiếu quyết định của mình để kéo dài quá trình gia nhập EU của Ukraine. Thụy Điển đã không thể trở thành thành viên NATO trong hơn một năm do ông Orban không sẵn lòng phê chuẩn động thái này.

Trong cùng một bài phát biểu, ông Orban đã đề cập đến chủ đề trên và nói rằng ông không vội chấp thuận nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển bởi không có mối đe dọa nào đối với an ninh của Thụy Điển. 

Ông Orban nói: “Tôi tự hỏi liệu có điều gì khẩn cấp buộc chúng tôi phải phê chuẩn việc gia nhập NATO của Thụy Điển hay không. Tôi không thấy có điều gì như vậy”.

Thụy Điển đã đẩy nhanh quá trình gia nhập liên minh sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2 năm ngoái. Nước này đã nộp đơn chính thức vào tháng 5 nhưng để trở thành thành viên, tất cả 30 nước NATO cần phải ký văn bản phê chuẩn. Mọi quốc gia đều đã ký văn bản, ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary.

Adblock test (Why?)