Phát biểu tại buổi lễ khai mạc diễn ra ngày 15/9, Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần này tiếp tục khẳng định sự tham gia tích cực, chủ động, có trách nhiệm của Việt Nam trong IPU, đồng thời cho thấy sự ưu tiên, quan tâm của Việt Nam đối với thanh niên và các vấn đề chung toàn cầu của giới trẻ hiện nay”.
Tham dự Hội nghị, CMC mang tới các sản phẩm Made by CMC: C-Voice; C-OCR; CIVAMS; Giải pháp CMC Threats Intelligence, được giới thiệu tại gian hàng trong hội nghị lần này. CMC cũng mang tới robot tích hợp các công nghệ AI do CMC nghiên cứu và phát triển để tương tác trực tiếp với các khách mời, đại biểu. Các đại biểu ghé thăm gian hàng đã bày tỏ sự hứng thú và quan tâm tới các giải pháp của CMC.
“Các sản phẩm của Viện ứng dụng Công nghệ CMC ATI mang đến Hội nghị không dừng lại ở phạm vi nghiên cứu. Mục tiêu của chúng tôi tập trung vào các giải pháp công nghệ có giá trị ứng dụng cao trong cuộc sống”, TS Đặng Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ CMC chia sẻ.
Đây là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu, là sự kiện đối ngoại đa phương có quy mô lớn nhất trong năm 2023 do Việt Nam đăng cai tổ chức, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Quốc hội đối với thanh niên và giới trẻ Việt Nam, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác quảng bá, giới thiệu đến bạn bè quốc tế hình ảnh đất nước, con người, cũng như thanh niên, tuổi trẻ Việt Nam năng động, sáng tạo.
Chương trình có sự tham dự của gần 500 đại biểu, trong đó có hơn 300 đại biểu quốc tế đến từ hơn 70 quốc gia tham dự. Hội nghị sẽ bao gồm 3 phiên thảo luận chuyên đề về Chuyển đổi số; Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; Thúc đẩy sự tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững và chuỗi các hoạt động khác.
Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 là cơ hội để các nghị sĩ trẻ từ khắp nơi trên thế giới thảo luận về các hoạt động của nghị viện nhằm nâng cao vai trò của người trẻ trong việc thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo cũng như các giá trị văn hóa và con người.
Đây là sự kiện đối ngoại có tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn, khẳng định sự tham gia tích cực, có trách nhiệm và chủ động của Việt Nam trong IPU - tổ chức liên nghị viện lớn nhất thế giới; đồng thời cho thấy sự chú trọng, quan tâm của Việt Nam đối với thanh niên và các vấn đề chung toàn cầu của giới trẻ hiện nay. Hội nghị cũng là hoạt động thiết thực triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá XII về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030 và Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Đồng thời cũng là cơ hội để tăng cường quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với nhiều đối tác quan trọng.
Giải pháp phân tích và quản lý hình ảnh thông minh CIVAMS được Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ CMC phát triển và thử nghiệm từ 2019. Giải pháp gồm 3 thành phần chính: nhận diện khuôn mặt, chấm công nhân viên và kiểm soát ra vào, cảnh báo an toàn.
C-Voice là công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói, giọng nói thành văn bản, và nhận diện giọng nói của chúng tôi, C-Voice có khả năng nhận dạng các phương ngữ khu vực bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Các ứng dụng của nó rất hữu ích trong các cuộc họp và tranh luận kéo dài, nơi mọi lời nói đều cần được ghi lại.
C-OCR là giải pháp hỗ trợ phát hiện, nhận dạng và trích xuất thông tin từ hình ảnh, đồ vật, chữ viết tay, tài liệu, biểu mẫu, v.v. sang các định dạng kỹ thuật số như Word, Excel, Pdf.
CMC Threat Intelligence hoạt động như một cơ sở dữ liệu khổng lồ về các mối đe dọa trên không gian mạng, được liên tục cập nhật và tối ưu bởi đội ngũ chuyên gia của CMC Cyber Security giúp đội ngũ an ninh an toàn thông tin của khách hàng có thể làm giàu (enrich) nguồn dữ liệu về các mối đe dọa (URLs, IPs, files) của doanh nghiệp, từ đó có thể chủ động ngăn chặn sớm các mối đe dọa mới nhất, phức tạp, giảm thiểu ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Đăng nhận xét