Không phải xe tăng hay đại pháo, loại vũ khí nhỏ này của Nga đang tàn phá quân đội Ukraine

Không phải xe tăng hay đại pháo, loại vũ khí nhỏ này của Nga đang tàn phá quân đội Ukraine - Ảnh 1.

Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 của Nga khai hỏa trong Thế vận hội quân sự quốc tế gần Moscow vào tháng 8/2016. Ảnh Reuters.

Pháo cỡ trung - loại pháo từ 20mm đến 40mm được trang bị trên các phương tiện chiến đấu bộ binh, xe phòng không và các loại phương tiện quân sự khác trên khắp thế giới - đã gây sát thương đáng kể lên bộ binh và các mục tiêu khác trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, theo Insider.

Trong cuộc xung đột ở Ukraine, cả hai bên đều sử dụng pháo tự động 2A42 30mm thời Liên Xô được trang bị trên các phương tiện quân sự do Nga thiết kế được quân đội cả hai bên sử dụng, bao gồm xe chở quân BMP-2, BMP-3 và BMD-4M, cũng như các thiết giáp BTR-3 và BTR-4, chuyên gia về chiến tranh trên bộ Sam Cranny-Evans viết trên tạp chí An ninh và Quốc phòng châu Âu.

Cranny-Evans, người trước đây là nhà nghiên cứu tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia, một tổ chức tư vấn của Anh, cho biết những khẩu pháo này được sử dụng rộng rãi, có hỏa lực "dữ dội" và chúng đã "định hình chiến đấu" cho cả lực lượng Nga và Ukraine.

Cranny-Evans dẫn lời một binh sĩ Ukraine từng thừa nhận rằng xe bọc thép chở quân của Nga thậm chí "đáng sợ hơn xe tăng. Pháo được gắn trên những chiếc xe này bắn nhanh hơn và chúng chở được cả binh lính".

"Những vết thương từ những vũ khí này thật khủng khiếp. Có thể phải cắt bỏ cả một chân. Chỉ cần trúng một phát đạn, cơ thể ai đó sẽ gần như nổ tung", người lính Ukraine nói và cho biết thêm rằng xe thiết giáp chở quân (APC) của Nga "dễ bị tiêu diệt nhưng khi chiến đấu trực tiếp thì rất nguy hiểm".

Lý do là, theo ông Cranny-Evans, pháo cỡ trung gắn trên APC có thể tấn công bộ binh đối phương từ xa hoặc thậm chí gây sát thương cho xe tăng và rõ ràng là đội hình bộ binh sẽ chống lại pháo kém nếu chúng không được hỗ trợ".

"Chúng cũng đóng một vai trò quan trọng trong chiến tranh đô thị vì chúng có khả năng trấn áp các vị trí từ những phạm vi có thể nằm ngoài tầm với của vũ khí chống thiết giáp vác vai tiêu chuẩn do bộ binh mang theo", ông Cranny-Evans bình luận.

Theo bản năng, mọi người coi những khẩu pháo lớn nhất là loại có hỏa lực tốt nhất, nhưng điều đó không đơn giản như vậy. Xe tăng chiến đấu chủ lực như M-1 do Mỹ sản xuất hay T-72 do Liên Xô thiết kế đều được trang bị pháo 120mm hoặc 125mm có thể tiêu diệt xe tăng khác ở khoảng cách xa hàng km. Nhưng những chiếc xe tăng đó mang theo số lượng đạn đại bác hạn chế và pháo chính của chúng có tốc độ bắn hạn chế.

Hơn nữa, pháo chính của những loại xe tăng này không phù hợp với nhiều mục tiêu trên chiến trường. Nhìn chung, triển khai xe tăng để truy đuổi các mục tiêu phân tán như bộ binh được xem là cũng giống như săn thỏ bằng pháo.

Pháo cỡ trung, bắn nhanh hơn, chẳng hạn như pháo tự động 25 mm M242 Bushmaster được trang bị trên xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley của Mỹ, có thể bắn tới 500 viên đạn/phút.

Những vũ khí này cũng có thể bắn nhiều loại đạn, bao gồm cả đạn xuyên giáp và đạn nổ mạnh. M242 Bushmaster thậm chí có thể bắn đạn uranium nghèo vào xe tăng. Bradleys nổi tiếng khi sử dụng pháo 25mm của mình để trấn áp xe tăng T-72 của Iraq, giúp họ có thời gian tiêu diệt xe tăng Iraq bằng tên lửa chống tăng TOW của M2.

Nhìn chung, pháo cỡ trung đã tỏ ra cực hiệu quả trong việc trấn áp nhanh lực lượng Taliban và kết quả tương tự đã được báo cáo bởi lực lượng Pháp chiến đấu ở Mali.

Mỹ và Nga được cho là đang xem xét các loại pháo cỡ trung 50mm hoặc 57mm nặng hơn sử dụng loại đạn đặc biệt như Supershot. Quân đội Mỹ cũng có kế hoạch trang bị cho xe bọc thép Stryker một khẩu pháo cỡ trung 30mm, trong khi Pháp và Anh đã đặt mua pháo 40mm của BAE cho các xe bọc thép hạng nhẹ của họ.

Adblock test (Why?)