'Bảo bối' đang cứu xe tăng Ukraine khỏi 'nanh vuốt' của Nga nhưng cũng có thể hủy diệt chúng hoàn toàn

'Bảo bối' đang cứu xe tăng Ukraine khỏi 'nanh vuốt' của Nga nhưng cũng có thể hủy diệt chúng hoàn toàn - Ảnh 1.

Xe tăng Ukraine đã được bổ sung thêm hệ thống gây nhiễu để "né" UAV tự sát của Nga. Ảnh IT

Theo Defence, các thiết bị gây nhiễu tự chế được Ukraine thiết kế để cắt tín hiệu của máy bay không người lái tự sát nhằm che chắn cho xe tăng song cũng có thể làm lộ vị trí của chúng.

Máy bay không người lái tự sát Lancet của Nga, được thiết kế để tìm kiếm và sau đó lao xuống các mục tiêu của Ukraine đã trở thành "kẻ thù" đáng sợ đối với quân đội Ukraine. Lancet hoạt động trên chiến trường nhờ một người điều khiển trên mặt đất và truyền thông tin bằng tín hiệu không dây.

Được gắn trên xe tăng hoặc phương tiện khác, thiết bị gây nhiễu của Ukraine sẽ cắt tín hiệu, khiến máy bay không người lái của Nga không thể xác định được mục tiêu. Có thể nói rằng, thiết bị gây nhiễu tạo ra một mái vòm bảo vệ vô hình bên trên xe tăng, gây nhiễu tín hiệu của bất kỳ máy bay không người lái nào đang cố gắng tấn công nó. Thiết bị gây nhiễu mới, lần đầu tiên được báo cáo bởi trang tin quốc phòng Ukraine Militartyi, là một thiết bị vô tuyến không dây hoạt động ở băng tần 900 Mhz với công suất phát sóng 50 watt.

Một trong những loại máy bay không người lái nguy hiểm nhất trên chiến trường Ukraine là máy bay không người lái tự sát, được thiết kế cho các nhiệm vụ một chiều.

Ngồi trong trạm điều khiển trên mặt đất, người điều khiển UAV phải dựa vào camera của máy bay không người lái để xác định vị trí của mục tiêu, chỉ đạo máy bay không người lái kích nổ chất nổ để tấn công mục tiêu. UAV Lancet của Ukraine chuyên tìm kiếm các mục tiêu xe tăng và pháo ngoài trời, gây ra nhiều phiền toán cho quân đội Ukraine.

Khi một máy bay không người lái tự sát từ trên trời lao xuống để tấn công mục tiêu, thiết bị gây nhiễu sẽ cắt tín hiệu, khiến người điều khiển máy bay không người lái mất kiểm soát và bỏ lỡ mục tiêu.

Máy bay không người lái Lancet mang theo chất nổ có khả năng xuyên thủng lớp giáp dày 200 mm và chừng đó là đủ để chọc thủng lớp giáp mỏng trên nóc của nhiều loại xe tăng, thậm chí cả tháp pháo.

Nhiều video trên phương tiện truyền thông xã hội đã cho thấy Lancet nhắm mục tiêu tiêu diệt pháo dã chiến của Ukraine.

Tuy nhiên, Militartyi cho biết, thiết bị gây nhiễu mới của Ukraine có một nhược điểm chết người. Băng tần 900 Mhz mà thiết bị gây nhiễu phát sóng là băng tần chung cho máy bay không người lái tầm xa dân sự; nó cũng có cùng bước sóng mà máy bay không người lái Lancet hoạt động. Quân đội Nga cũng đang vận hành máy bay không người lái dân sự như một hệ thống trinh sát và đã mua chúng với số lượng lớn trên thị trường toàn cầu.

Ngoài ra, không rõ liệu thiết bị gây nhiễu dựa vào năng lượng pin hay nó được nối vào xe tăng, nhưng mức tiêu thụ điện 50 watt cho thấy dây cáp của thiết bị gây nhiễu dường như lấy điện từ hệ thống điện của xe tăng. Điều này đòi hỏi xe tăng phải mở cửa sập khi thiết bị gây nhiễu đang phát sóng. Nhưng phi hành đoàn chủ yếu sẽ sử dụng thiết bị gây nhiễu khi xe tăng đứng yên. Xe tăng Ukraine sẽ chiến đấu với cửa sập được đóng kín dưới lớp áo giáp, và dù sao thì xe tăng đang di chuyển cũng khó bị bắn trúng hơn.

Cuối cùng, Militartyi kết luận rằng, thiết bị gây nhiễu có thể là cứu cánh giúp chống lại máy bay không người lái của Nga nhưng chúng cũng có thể tước đi các khả năng chính của các đơn vị thân thiện. Nó cứu xe tăng Ukraine khỏi "nanh vuốt" của Nga nhưng cũng có thể hủy diệt chúng hoàn toàn khi nó bị lộ vị trí với pháo binh Nga.

Adblock test (Why?)