ARD đưa tin hôm 25/6 rằng Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan là một trong số các chức sắc có mặt tại sự kiện này. Theo ARD, mục tiêu chính của cuộc họp là để đảm bảo sự hỗ trợ của các quốc gia 'trung lập' như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi.
ARD tuyên bố, cuộc gặp cấp cao là một bước tiến quan trọng hướng tới các cuộc đàm phán hòa bình thực sự có thể được tiến hành sớm nhất là vào tháng Bảy.
Tuần trước, Financial Times đưa tin rằng ông Sullivan, cùng với quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland, sẽ lãnh đạo một "cuộc tấn công ngoại giao" theo yêu cầu của Ukraine. Mục tiêu có chủ đích của họ là thuyết phục các cường quốc từ 'Nam bán cầu' giảm bớt quan hệ với Nga.
Tuy nhiên, FT tuyên bố rằng các quan chức không tự tin sẽ thành công. Tờ báo dẫn lời một quan chức châu Âu giấu tên thừa nhận rằng “phần còn lại của thế giới không bị thuyết phục” bởi lập trường của phương Tây.
Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi đều là thành viên của BRICS – một khối kinh tế coi Nga là thành viên thứ năm. Tất cả các nước này không muốn đi theo đường lối của phương Tây và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga vì những hành động của nước này trong cuộc xung đột với Ukraine.
Trong khi đó, trên Facebook, người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, Aleksey Danilov, hôm 25/6 viết rằng ông sẽ không loại trừ khả năng Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tham gia các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai có sự tham gia của Nga.
Bình luận được đưa ra sau cuộc hòa giải của ông Lukashenko giữa chính phủ Nga và người đứng đầu PMC Wagner, Evgeny Prighozhin, trong bối cảnh âm mưu đảo chính thất bại hôm 24/6,
Về phần mình, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva hôm thứ Năm kêu gọi cả Kiev và Moscow thỏa hiệp và tham gia đàm phán hòa bình. Ông cũng gợi ý rằng các bên không tham gia vào cuộc xung đột đang diễn ra sẽ phù hợp nhất để làm trung gian hòa giải giữa hai bên hiếu chiến.
Nga đã nhiều lần chỉ trích Ukraine về việc thiếu các cuộc đàm phán hòa bình, theo sắc lệnh được Tổng thống Vladimir Zelensky ký vào năm ngoái cấm các cuộc đàm phán chừng nào người đồng cấp Nga Vladimir Putin còn nắm quyền.
Ngược lại, Kiev đưa ra kế hoạch hòa bình của riêng mình, trong đó yêu cầu Nga trước hết phải rút quân khỏi tất cả các vùng lãnh thổ nằm trong biên giới năm 1991 của Ukraine. Moscow đã bác bỏ đề xuất này và cho rằng nó xa rời thực tế.
Đăng nhận xét