Hàng trăm người di cư Pakistan thiệt mạng trên biển Địa Trung Hải

Chủ tịch Thượng viện Pakistan, Muhammad Sadiq Sanjrani, thông báo sự việc trên trong một phát biểu hôm 18/6 và gửi lời chia buồn tới những gia đình có người thiệt mạng.

Ông Sanjrani nói: “Vụ việc tàn khốc này nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải giải quyết và lên án hành vi buôn người bất hợp pháp xấu xa”.

Chính quyền Hy Lạp vẫn chưa xác nhận số người Pakistan thiệt mạng.

Hàng trăm người di cư Pakistan thiệt mạng trên biển Địa Trung Hải - Ảnh 1.

Thuyền chở chật cứng người di cư đã mắc cạn và bị chìm ngoài khơi bờ biển Hy Lạp. Ảnh: CNN.

Pakistan đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, với nhiều nỗ lực để đảm bảo nguồn tài chính từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế,  trong khi các bất ổn chính trị trong nước khiến tình hình càng trở nên phức tạp

Tăng trưởng đã bị đình trệ và lạm phát đã tăng vọt ở quốc gia Nam Á 220 triệu dân này trong năm qua. Đất nước này đã phải vật lộn để nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm thiết yếu, dẫn đến tình trạng giẫm đạp chết người tại các trung tâm phân phối.

Số lượng người thiệt mạng lần này đã khiến đất nước Pakistan rúng động. Thủ tướng Shehbaz Sharif tuyên bố ngày 19/6 là ngày quốc tang cho những người xấu số.

Trong một tweet hôm 18/6, ông Sharif yêu cầu một “cuộc điều tra cấp cao” về vụ việc, và cam kết rằng những người bị phát hiện lơ là thực hiện nghĩa vụ của họ sẽ phải chịu trách nhiệm.

Cơ quan Di cư Liên Hợp Quốc (IOM) cho biết, khoảng 750 đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã ở trên chiếc thuyền chật cứng khi nó bị lật vào tuần trước, khiến hàng trăm người thiệt mạng và khiến thảm kịch trở thành một trong những thảm kịch tồi tệ nhất ở Biển Địa Trung Hải, theo Cao ủy Liên minh Châu Âu về Nội vụ Ylva Johansson.

Mỗi năm, hàng chục nghìn người di cư chạy trốn chiến tranh, biến đổi khí hậu và nghèo đói cố tìm cách vượt qua những con đường nguy hiểm để đến châu Âu.

Bà Johansson lên án vai trò của “những kẻ buôn lậu” đã đưa người lên thuyền, cho rằng chúng đẩy họ đến chỗ chết. 

Chính quyền Hy Lạp đã phải đối mặt với những lời chỉ trích về cách xử lý thảm họa và  đã có nhiều bức xúc về thái độ của các nước châu Âu đối với người di cư.

Tuần trước, nhà chức trách Hy Lạp bác bỏ thông tin cho rằng con tàu bị lật sau khi lực lượng bảo vệ bờ biển cố gắng kéo nó vào bờ.

Các nhà chức trách ban đầu cho biết lực lượng bảo vệ bờ biển đã giữ khoảng cách nhưng sự hỗ trợ của họ “đã bị từ chối” sau khi họ ném một sợi dây vào tàu để “ổn định và kiểm tra xem con tàu có cần giúp đỡ hay không”.

Nhưng Tarek Aldroobi, một người đàn ông có ba người thân trên tàu, nói với CNN rằng họ đã nhìn thấy nhà chức trách Hy Lạp kéo con tàu bằng dây thừng – nhưng dây buộc “không đúng chỗ”  khiến tàu bị lật.

Aldroobi cho biết: “Thuyền của họ ở trong tình trạng tốt và hải quân Hy Lạp đã cố gắng kéo họ vào bãi biển nhưng dây thừng đã được buộc sai chỗ. “Khi hải quân Hy Lạp cố gắng kéo chúng, nó đã khiến con thuyền bị lật.”

Phát biểu với đài truyền hình quốc gia Hy Lạp ERT, phát ngôn viên chính phủ Ilias Siakanderis cho biết lực lượng bảo vệ bờ biển đã đến hai giờ trước khi con thuyền bị lật sau khi động cơ của nó bị hỏng và "không có mối liên hệ nào" giữa hai bên.

Ông nói với ERT: “Động cơ bị hỏng lúc 1:40 sáng và lúc 2:00 sáng thì nó chìm – do đó không thể có mối liên hệ nào (giwã việc lực lượng bảo vệ bờ biển tiếp cận con thuyền và thời điểm nó bị chìm)”.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp cũng bảo vệ phản ứng của mình.

“Khi thuyền bị lật, chúng tôi thậm chí không ở cạnh thuyền. Làm thế nào chúng ta có thể kéo nó được?” - Nikos Alexiou, phát ngôn viên của lực lượng bảo vệ bờ biển nói với CNN.

Alexiou cho biết tàu tuần tra của họ chỉ sử dụng một sợi dây nhỏ để tự ổn định khi ở gần thuyền di cư vài giờ trước khi nó chìm, và tàu tuần tra không thể lai dắt tàu đánh cá.

“Rất tiếc là có người di chuyển, trọng lượng con thuyền thay đổi có thể do sự hoảng loạn và thuyền bị lật. Ngay khi đến đó, chúng tôi đã bắt đầu chiến dịch cứu hộ để cứu những người đang ở dưới nước” - Alexiou nói.

Adblock test (Why?)