Dưới đây là những diễn biến quan trọng trong thảm kịch tính đến thời điểm hiện tại khi các nạn nhân được xác định là đã không còn cơ hội sống sót.
Hải quân Mỹ phát hiện dấu hiệu bất thường từ tàu lặn Titan từ sớm
Theo một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ, một hệ thống âm thanh được gọi là Acoustic của Hải quân Mỹ đã phát hiện ra một "sự bất thường" vào Chủ nhật 18/6 - thời điểm tàu Titan mất tích. Các quan chức của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ hôm thứ Năm 22/6 thông báo rằng chiếc tàu lặn đã gặp phải một vụ nổ thảm khốc, giết chết tất cả 5 người trên tàu.
Hải quân Mỹ đã phân tích dữ liệu âm thanh mà họ thu được và nhận thấy sự bất thường đó "phù hợp với một vụ nổ hoặc ép nát ở khu vực lân cận nơi tàu lặn Titan mất liên lạc".
Hải quân Mỹ đã chuyển thông tin cho Cảnh sát biển, lực lượng đang dẫn đầu sứ mệnh tìm kiếm tàu lặn Titan.
Hải quân Mỹ đã không công khai thông tin này trên truyền thông sớm để đảm bảo chiến dịch tìm kiếm cứu hộ tiếp tục diễn ra, tức là đặt mục tiêu tìm được người sống sót. Tuy nhiên, phát hiện của Hải quân đã giúp thu hẹp phạm vi tìm kiếm tàu lặn trước khi tìm thấy các mảnh vỡ của Titan hôm 22/6.
Nhóm tìm kiếm tàu Titan sẽ sớm rời hiện trường sau chiến dịch cứu hộ đa quốc gia kéo dài 4 ngày, song các thiết bị tự hành sẽ tiếp tục thu thập bằng chứng dưới đáy biển. Hiện không rõ liệu có thể trục vớt thi thể các nạn nhân hay không.
OceanGate, công ty vận hành tàu lặn Titan đã ra tuyên bố nói rằng không có nạn nhân nào sống sót, bao gồm cả người sáng lập và giám đốc điều hành công ty, Stockton Rush. Ông Rush là người vận hành tàu lặn Titan gặp nạn.
Các hành khách còn lại là tỷ phú và nhà thám hiểm người Anh Hamish Harding, 58 tuổi, doanh nhân gốc Pakistan Shahzada Dawood, 48 tuổi cùng con trai 19 tuổi, Suleman, đều là công dân Anh và nhà hải dương học quốc tịch Pháp kiêm chuyên gia nổi tiếng về tàu Titanic Paul-Henri Nargeolet, 77 tuổi. Ông Nargeolet đã đến thăm xác tàu hàng chục lần.
"Họ là những nhà thám hiểm thực thụ, có chung tinh thần phiêu lưu và đam mê với khám phá, bảo vệ các đại dương trên thế giới. Trái tim chúng tôi hướng về họ và gia đình họ trong thời gian bi thương này", công ty OceanGate cho hay.
Nhà Trắng gửi lời chia buồn tới gia đình 5 người thiệt mạng trên tàu lặn Titan
“Trái tim của chúng tôi hướng về gia đình và người thân của những người đã thiệt mạng trên tàu Titan. Họ đã trải qua một thử thách đau khổ trong vài ngày qua, và chúng tôi đang nghĩ đến họ trong tâm trí và gửi đến họ những lời cầu nguyện của chúng tôi", Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố.
Tuyên bố cũng cảm ơn lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn, bao gồm lực lượng Cảnh sát biển đã dẫn đầu nỗ lực đa quốc gia để tìm kiếm chiếc tàu lặn.
Đạo diễn phim "Titanic" James Cameron lên tiếng về thảm kịch
Ông Cameron cho biết thảm kịch đối với tàu lặn Titan có những điểm tương đồng kỳ lạ với thảm họa chìm tàu Titanic hơn một thế kỷ trước.
Các mảnh vỡ từ vụ nổ thảm khốc của chiếc tàu lặn đã giết chết cả 5 người trên tàu, được phát hiện gần nơi tàu Titanic đắm.
Trong một cuộc phỏng vấn với ABC News, Cameron cho biết ông bị "ấn tượng" bởi những điểm tương đồng giữa 2 thảm kịch. Thuyền trưởng tàu Titanic đã phớt lờ cảnh báo về băng ở Bắc Đại Tây Dương, trong khi các nhà thám hiểm biển sâu đã bày tỏ quan ngại về tàu lặn Titan, cho rằng nó không an toàn để chở hành khách.
Đạo diễn Cameron trước đó đã đến thăm xác tàu Titanic trên một con tàu lặn.
Tiếp tục tìm kiếm manh mối về thảm kịch
Lực lượng bảo vệ bờ biển sẽ tiếp tục tìm kiếm dưới đáy biển nằm sâu trong vùng biển Bắc Đại Tây Dương gần xác tàu Titanic để tìm thêm manh mối về những gì đã xảy ra với tàu lặn Titan.
Phần lớn công việc tìm kiếm đang được thực hiện bởi các phương tiện dưới nước được điều khiển từ xa được gọi là ROV có thể quét đáy biển.
“Đây là một môi trường cực kỳ khắc nghiệt dưới đáy biển”, Chuẩn đô đốc John Mauger cho biết.
Các quan chức nói rằng không có khung thời gian khi nào họ sẽ ngừng cuộc tìm kiếm. Những nỗ lực để phục hồi chiếc tàu lặn và hài cốt của các nạn nhân trong một vụ nổ thảm khốc trên tàu Titan vẫn đang tiếp tục.
Những bí ẩn trong vụ tàu Titan mất tích
Các các câu hỏi về vụ tàu lặn Titan mất tích đến nay vẫn chưa có lời giải. Một trong những câu hỏi là vì sao công ty sở hữu tàu lặn, OceanGate Expeditions lại báo cáo về vụ mất tích chậm 8 tiếng.
8 tiếng kể từ khi Titan mất liên lạc, tàu hỗ trợ Canada (tàu mẹ) của nó mới báo cáo về vụ mất tích cho Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ.
Công ty sở hữu tàu lặn, OceanGate Expeditions vẫn chưa giải thích về sự chậm trễ này.
Sean Leet, người cùng đứng đầu công ty sở hữu tàu hỗ trợ Titan đã từ chối thảo luận về vấn đề này mà chỉ nói rằng “tất cả các giao thức đã được tuân thủ".
Nhưng các chuyên gia quen thuộc với việc thám hiểm biển sâu nói rằng những giờ chậm trễ đó là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
Tàu lặn sử dụng một hệ thống liên lạc thô sơ với tàu nổi (tàu mẹ) thông qua tin nhắn văn bản và có khả năng bị thiếu máy phát vô tuyến khẩn cấp có thể nổi lên mặt nước và bphát ra tiếng bíp nếu tàu lặn rơi vào trường hợp khẩn cấp.Bản thân tàu lặn đã mất liên lạc với tàu hỗ trợ, tàu phá băng nghiên cứu Polar Prince của Canada trong các lần lặn trước đó.
Đăng nhận xét