Máy bay không người lái cảm tử Lancet của Nga. Ảnh Sputnik
Theo Yury Sak, cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, tình báo Kiev tin rằng Nga đã "bắt đầu đầu tư nhiều hơn vào việc sản xuất những máy bay không người lái này".
Ông Sak nói: "Để hiểu tại sao loại thiết bị bay này là mối lo ngại của chúng tôi, thì bất cứ thứ gì có khả năng làm hỏng thiết bị của chúng tôi hoặc gây rủi ro cho quân đội của chúng tôi đều là mối lo ngại".
Những chiếc Lancet của Nga, mang tới 3kg chất nổ, bay ở độ cao thấp để tránh bị phát hiện, có khả năng cơ động cao và có thể lảng vảng trên không cho đến khi mục tiêu lộ diện. Báo cáo cho biết những yếu tố này khiến chúng trở thành mối đe dọa lớn đối với pháo binh Ukraine, đặc biệt là khi Kiev không muốn sử dụng tên lửa phòng không để đối phó những máy bay tương đối rẻ này.
Sak nói với tờ báo rằng phương Tây có thể giúp Ukraine chống lại các UAV này bằng cách gửi thêm các hệ thống phòng không, đặc biệt là Gepards do Đức sản xuất, được trang bị súng phòng không.
Đức đã gửi 34 chiếc Gepard tới Ukraine, với 18 chiếc khác đang trên đường tới. Tổng cộng, theo các quan chức Đức, Berlin có kế hoạch cung cấp cho Kiev 45 chiếc Gepard vào cuối năm 2023.
Sak cũng cho biết Lancet có thể bị vô hiệu hóa thông qua các biện pháp tác chiến điện tử. Ông lưu ý: "Thiết bị gây nhiễu hiện đại là một khía cạnh rất quan trọng trong khả năng chống máy bay không người lái của chúng tôi. Nhưng chúng tôi đang thiếu rất nhiều và đang tìm kiếm các đồng minh của mình, và hy vọng một ngày nào đó chúng tôi sẽ có nhiều hơn thế".
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 4 với The Economist, Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ Nội vụ Ukraine, đã mô tả Lancet là "máy bay không người lái nguy hiểm nhất đối với chúng tôi" và "rất hữu ích để tiêu diệt pháo binh".
Trong những tuần gần đây, quân đội Nga đã nhiều lần báo cáo việc sử dụng thành công các loại UAV này, vốn được sử dụng để tiêu diệt các đội súng cối, pháo tự hành, xe tăng và các phương tiện hạng nặng khác.
Đăng nhận xét