Xác định vị thế mới của quan hệ song phương
* Trong những năm gần đây, quan hệ hai nước duy trì đà phát triển tích cực. Đại sứ đánh giá thế nào về tiến triển của quan hệ hai Đảng, hai nước thời gian qua?
- Trước tiên tôi muốn nhấn mạnh quan hệ hai đảng hai nước Việt Nam – Trung Quốc rất đặc biệt và hiếm thấy trên thế giới. Hai nước đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, núi sông liền một dải, là láng giềng hữu nghị, có thể nói đó là đặc trưng hiếm thấy.
Nhắc tới quan hệ hai đảng hai nước làm tôi nhớ đến quan hệ Việt - Trung trong quá khứ, được kế thừa từ giữa thế kỷ trước. Trong quá trình giành độc lập và giải phóng dân tộc, 2 bên luôn kề vai sát cánh cùng chiến đấu, ủng hộ lẫn nhau, kết thành mối tình hữu nghị chặt chẽ. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông có đóng góp rất quan trọng trong việc xây dựng nền tảng quan hệ hai nước.
Mối tình hữu nghị vừa là đồng chí vừa là anh em là sự thể hiện sinh động nhất của quan hệ 2 đảng 2 nước anh em, đấy cũng là là lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Những năm gần đây với sự chỉ đạo chiến lược của Tổng Bí thư Tập Cận Bình và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – Việt Nam không ngừng đạt tiến triển mới.
Đặc biệt sau Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc thành công, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận lời mời thăm Trung Quốc, là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được mời thăm Trung Quốc và chuyến thăm đạt được thành công tốt đẹp. Đó là chuyến thăm mang ý nghĩa lịch sử, Tổng Bí thư 2 đảng đã đạt được nhận thức chung thúc đẩy quan hệ bước lên tầm cao mới, chỉ ra phương hướng cho quan hệ Trung Quốc – Việt Nam trong thời kỳ mới.
Sự tin cậy chính trị giữa hai bên không ngừng đi vào chiều sâu, lãnh đạo cấp cao 2 đảng 2 nước không ngừng duy trì trao đổi chiến lược mật thiết.
Thông qua tiếp xúc và trao đổi cấp cao giữa lãnh đạo 2 đảng 2 nước, 2 bên đã trao đổi ý kiến học hỏi tham vấn kinh nghiệm xây dựng đảng, xây dựng đất nước không ngừng đi vào chiều sâu.
Trong lĩnh vực hợp tác kinh tế thương mại đầu tư giữa hai bên cũng có nhiều điểm nhấn. Sự đi lại giữa nhân dân hai nước rất sôi nổi. Sau khi nới lỏng chính sách biện pháp phòng dịch, việc đi lại đã được khôi phục, 11 tháng đầu năm 2023 du khách Trung Quốc sang Việt Nam đạt hơn 1,5 triệu người.
Kể từ năm ngoái quan hệ 2 đảng 2 nước duy trì đà phát triển tốt lành mạnh mẽ, chúng tôi tràn đầy niềm tin với tương lai sự phát triển của quan hệ hai đảng hai nước.
* Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình tới Việt Nam có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với quan hệ hai nước, thưa Đại sứ?
- Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ 3 của đồng chí Tập Cận Bình kể từ sau khi kết thúc Đại hội lần thứ XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 11/2012) trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây là chuyến thăm đáp lại chuyến thăm Trung Quốc năm ngoái của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Kiên trì sự dẫn dắt chiến lược của nhà lãnh đạo cấp cao nhất 2 đảng là ưu thế tối đa trong quan hệ hai nước. Chúng tôi cần nhấn mạnh điểm này.
Nhìn bối cảnh lớn hiện nay biến cục trăm năm chưa từng có. Như lãnh đạo Việt Nam vẫn thường nói, tình hình quốc tế hiện nay phức tạp, thay đổi nhanh, khó lường.
Hiện tại trên thế giới, một số khu vực xảy ra chiến tranh và xung đột. Ở Đông Á có hòa bình và phát triển, rất cần chúng ta trân trọng, hiện trạng này rất khó mới có được.
Hàng chục văn kiện sẽ được ký kết
* Đại sứ có thể cho biết trong chuyến thăm lần này, lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ đi sâu trao đổi những nội dung gì và những thỏa thuận quan trọng nào sẽ được ký kết?
- Hai đảng đều lấy mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân, tiến bộ cho nhân loại là nhiệm vụ quan trọng. Xung quanh 2 nhiệm vụ trên, 2 bên sẽ thông báo tiến triển của mỗi nước trong công cuộc phát triển đảng và nhà nước mỗi bên, đi sâu trao đổi ý kiến về làm sâu sát và nâng tầm hơn nữa hợp tác chiến lược trong thời đại mới, xác định phương hướng phát triển quan hệ hai nước trong tình hình mới.
Lãnh đạo cấp cao 2 bên sẽ đi sâu trao đổi về một loạt vấn đề như làm sâu sắc hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế thương mại, giao lưu nhân dân, phối hợp các diễn đàn đa phương.
Dự kiến hai bên sẽ ký hàng chục văn kiện hợp tác quan trọng trong hợp tác kênh đảng, an ninh quốc phòng, hợp tác giữa các cơ quan và địa phương, tư pháp, truyền thông, kết nối chiến lược phát triển, kinh tế thương mại, đầu tư, kinh tế số, phát triển xanh, xuất nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm, hợp tác trên biển…
Đồng thời, lãnh đạo hai nước sẽ trao đổi các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. Vì thế, chuyến thăm lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ góp phần quan trọng cho hòa bình, ổn định an ninh khu vực và thế giới và chắc chắn sẽ được quốc tế quan tâm.
Từ nội bộ hai nước, hiện tại công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của hai nước bước vào hành trình và giai đoạn phát triển mới nên tôi tin rằng lãnh đạo cấp cao 2 đảng có nhiều ý kiến muốn trao đổi với nhau về nội dung này.
Tôi cho rằng chuyến thăm lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình là cơ hội quan trọng để lãnh đạo cấp cao nhất 2 đảng duy trì và tăng cường trao đổi chiến lược trên nền tảng 15 năm thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tiếp tục xác định vị thế mới của quan hệ song phương trong thời kỳ mới, xác định hướng đi mới cho sự phát triển tiếp theo, mở ra những triển vọng hợp tác mới giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, đồng thời tạo ra động lực mới cho sự phát triển bền vững của quan hệ Trung - Việt. Vì vậy, có thể nói một cách khái quát là định vị mới, hướng đi mới, động lực mới.
Giữ vững sự cầm quyền của Đảng Cộng sản là lợi ích chiến lược chung
*Sự phát triển quan hệ có ý nghĩa thế nào với công cuộc chấn hưng phát triển của mỗi nước và quốc tế, thưa Đại sứ?
- Việc phát triển quan hệ Trung Quốc Việt Nam ngày càng có vị trí quan trọng với mỗi nước, vị trí ưu tiên phát triển quan hệ với nước kia trong bố cục ngoại giao hai nước ngày càng nâng lên. Hai nước đều nhấn mạnh phát triển quan hệ với nước kia là ưu tiên hàng đầu và lựa chọn chiến lược. Điều này là rất quan trọng
Trung Quốc và Việt Nam đều là những nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, chế độ xã hội, chế độ chính trị này hiếm thấy trên toàn cầu, con đường phát triển này do nhân dân 2 nước tự lựa chọn phù hợp thực tế nước mình và lợi ích của nhân dân 2 nước.
Vì thế tôi cho rằng giữ vững an ninh cầm quyền của Đảng Cộng sản, giữ vững sự phát triển của hai nước chúng ta chính là nền tảng của chế độ này. Giữ vững an ninh cầm quyền của Đảng Cộng sản, giữ vững chế độ xã hội chủ nghĩa là lợi ích chiến lược chung căn bản nhất của 2 nước. Trung Quốc - Việt Nam tăng cường đoàn kết hợp tác là hết sức quan trọng đối với việc giữ vững an ninh chính trị của 2 nước chúng ta.
Từ góc độ kinh tế thương mại, 2 nước là đối tác hợp tác kinh tế thương mại quan trọng của nhau, Trung Quốc Việt Nam tăng cường đoàn kết hợp tác về kinh nghiệm phát triển, có thể học hỏi lẫn nhau, làm thế nào xử lý tốt chế độ xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị trường, làm thế nào xử lý quan hệ thị trường chính phủ, phat huy tối đa ưu thế chế độ xã hội chủ nghĩa… Hai bên đều có thể đi sâu trao đổi với nhau.
Về kinh tế thương mại đầu tư, 2 nước là cơ hội quan trọng cho nhau, tạo không gian phát triển cho nhau, qua đó bổ sung cho nhau về ưu thế kinh tế, góp phần xây dựng chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất ổn định bền vững.
Trung Quốc và Việt Nam là các nền kinh tế mới nổi, là hai quốc gia đang phát triển tràn đầy sức sống, 2 nước tăng cường đoàn kết hợp tác có tạo thêm ổn định hòa bình trong khu vực và thế giới.
* Trong cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào tháng 10/2023, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc hoan nghênh và ủng hộ Việt Nam phát triển lớn mạnh, thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa để hai nước cùng nhau phát triển. Nên hiểu nội hàm "phát triển lớn mạnh" như thế nào?
- Cần nhấn mạnh sự phát triển lớn mạnh của Việt Nam là sự phát triển lớn mạnh của lực lượng xã hội hội chủ nghĩa của thế giới. Trong chuyến thămTrung Quốc của Tổng Bí thư nguyễn Phú Trọng, hai bên đạt được nhận thức chung quan trọng, đó là ủng hộ lẫn nhau đi theo con đường xã hội chủ nghĩa theo mô hình phù hợp hình hình nước mình và con đường hiện đại hóa đặc sắc mỗi nước, ủng hộ lẫn nhau thực hiện mục tiêu phát triển trung và dài hạn tức là 2 mục tiêu phấn đấu 100 năm của mỗi nước, đó là điều rất ý nghĩa.
Tôi thường nghe Thủ tướng Phạm Minh Chính nói rằng Việt Nam phải xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Câu nói này để lại ấn tượng sâu sắc đối với tôi, tôi cho rằng điều đó cũng rất quan trọng đối với Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, cần phải đẩy nhanh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Trong tình hình quốc tế phức tạp, khó lường, việc đẩy nhanh công nghiệp hóa hiện đại hóa của Việt Nam có thể tang cường sức chống chịu với rủi ro bên ngoài, đó là điều hết sức quan trọng.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình có nhiều lần nhắc với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng rằng Trung Quốc sẵn sàng ủng hộ tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Việt Nam. Doanh nghiệp Trung Quốc cũng sẽ tích cực ủng hộ và tham giá quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, trong đó có tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như kinh tế xanh, kinh tế số, chuyển đổi năng lượng… Sự hợp tác trong các lĩnh vực trên có triển vọng rất lớn.
* Xin Đại sứ đánh giá triển vọng hợp tác đường sắt giữa hai nước và vai trò của Việt Nam trong Sáng kiến cùng xây dựng "Vành đai và Con đường"?
- Việt Nam có vị trí địa lý độc đáo, là kết nối quan trọng giữa Trung Quốc với ASEAN, là mắt xích quan trọng trong sáng kiến Vành đai và con đường.
Trung Quốc đã có kế hoạch xây dựng đường sắt xuyên Á và tăng cường hợp tác trên tuyến này. Tuyến đường này có phía đông, phía tây và tuyến giữa. Phía đông đi qua Việt Nam là tuyến có nhu cầu lớn nhất và điều kiện xây dựng tốt nhất.
Tuyến ở giữa của tuyến đường sắt xuyên Á đang được đẩy nhanh: Tuyến Trung Quốc – Lào đã xây dựng và đi vào vận hành. Các tuyến Trung Quốc – Thái Lan, Trung Quốc – Malaysia đang được đẩy nhanh xây dựng.
Nên tôi cho rằng tuyến phía đông cần thúc đẩy thực hiện nhanh chóng.
Trung Quốc có công nghệ kinh nghiệm xây đựng đường sắt cao tốc, hiệu suất thi công cao nhất thế giới, có tổng chiều dài đường sắt cao tốc 42,000 km, đường bộ cao tốc 180.000 km, các tuyến Jakarta - Bangdung, đường sắt Lào do Trung Quốc xây dựng đã dần đi vào vận hành và mang lại lợi ích lớn cho người dân bản địa.
Lãnh đạo Trung Quốc rất coi trọng hợp tác trên lĩnh vực này. Tôi đã nhiều lần trao đổi ý kiến với Bộ trưởng Giao thông Vận tải Việt Nam về vấn đề này.
Trung Quốc và Việt Nam đang đẩy nhanh thực hiện tuyến đường sắt tốc độ cao từ Hà Khẩu (Vân Nam) kết nối với Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và đã bước vào giai đoạn xây dựng báo cáo khả thi.
Theo lời mời của phía VIệt Nam, Trung Quốc sẵn sàng dùng ODA giúp Việt Nam thực hiện nâng cấp cải tạo tuyến đường sắt Đồng Đăng (Quảng Tây) đến Hà Nội, và sắp tới là Móng Cái đến Hải Phòng.
Nếu các dự án trên được hoàn thành sẽ nâng cao mức độ liên thông, hiệu suất vận chuyển hàng hóa, không xảy ra tình trạng ùn tắc hàng nghìn container trên biên giới.
Trung Quốc đang xây dựng cửa khẩu thông minh ở Hữu Nghị quan và sẽ thông quan 24/24.
Việc hoàn thành sẽ giúp Việt Nam mở ra hành lang kinh tế Châu Á – Trung Quốc thậm chí tới Châu Âu, kết nối miền bắc, vùng núi vùng sâu vùng xa của Việt Nam thành cửa ngõ mở cửa đối ngoại.
* Lãnh đạo cấp cao nhất của hai Đảng, hai nước thời gian qua luôn duy trì trao đổi mật thiết. Điều này có vai trò quan trọng gì đối với phát triển quan hệ hai nước, thưa Đại sứ?
- Kiên trì sự dẫn dắt chiến lược của lãnh đạo cấp cao nhất hai đảng với sự phát triển quan hệ hai đảng hai nước là ưu thế lớn nhất và đảm bảo căn bản nhất, là kinh nghiệm quan trọng để những năm gần đây duy trì đà quan hệ hai đảng hai nước lành mạnh, ổn định, bền vững.
Có thể nói mỗi lần trao đổi giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư Tập Cận Bình đều là cuộc giao lưu tư tưởng, trao đổi chiến lược quan trọng giữa hai nhà chính trị, hai nhà lý luận nhà chiến lược chủ nghĩa Marx đương đại, có phát huy vai trò định hướng mang tính quyết định với sự phat triển quan hệ hai đảng hai nước.
Hai Tổng Bí thư làm quen từ 12 năm trước, vào năm 2011, và gần đây duy trì nhiều phương thức trao đổi chặt chẽ với nhau, không chỉ 3 lần thăm mà còn có nhiều phương thức khác để duy trì trao đổi . Tôi nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: Mỗi lần trao đổi càng nói càng thấy 2 người chúng ta rất hợp nhau và có nhiều nội dung để trao đổi với nhau. Điều đó làm tôi thấy rất cảm động.
Hai nước thường xuyên nói rằng, tình hữu nghị truyền thống do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông tự thân xây dựng vun đắp, là tài sản chung của nhân dân 2 nước chúng ta.
Tôi cho rằng tình hữu nghị nồng thắm giữa hai Tổng Bí thư cũng là tài sản chung quý báu của nhân dân 2 nước chúng ta.
... Chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình là sự kiện mà hai Tổng Bí thư đều rất mong chờ, vì hai Tổng Bí thư đều rất nhớ nhau và mong được gặp nhau, do vậy, chuyến thăm lần này chắc chắn sẽ tràn đầy tình hữu nghị và sẽ có thành quả phong phú.
Đăng nhận xét