Đã đến lúc đàm phán chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine

Đã đến lúc đàm phán chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine - Ảnh 1.

Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã tạo ra những đau khổ không kể xiết cho con người và đây là lúc để đàm phán chấm dứt cuộc chiến. Ảnh minh họa: IT

Jerry Tetalman, tác giả của bài bình luận "Đã đến lúc đàm phán chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine" trên Tạp chí Mỹ Counter Punch nhận định: Cuộc chiến ở Ukraine đã gây bất ổn và phân cực trật tự quốc tế. Nó khiến hai siêu cường có vũ khí hạt nhân là Mỹ và Nga chống lại nhau. Bất kỳ tính toán sai lầm nào cũng có thể đưa tất cả chúng ta đến trận chiến hạt nhân. Cuộc chiến cũng đã tạo ra những đau khổ không kể xiết cho con người. Việc chấm dứt cuộc chiến này phải là ưu tiên hàng đầu của loài người. Nhưng câu hỏi đặt ra là làm thế nào chiến tranh có thể kết thúc và theo những điều kiện nào?

Theo tác giả Tetalman, bình thường phần lớn mọi người đều cho rằng, chiến tranh sẽ kết thúc theo một trong hai cách. Một bên thắng và bên kia thua hoặc họ đàm phán một thỏa thuận hòa bình với những điều kiện mà cả hai bên tham chiến đều có thể chấp nhận được. Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine hiện có vẻ như đang bế tắc, khi cả 2 bên tham chiến giành/mất rất ít lãnh thổ mà họ kiểm soát trong suốt năm nay. Hiện cả hai bên dường như vẫn theo đuổi lập trường đòi hỏi phải giành chiến thắng hoàn toàn trước đối thủ.

Nga dường như đang chơi trò chơi thời gian, chờ đợi quyết tâm của phương Tây trong việc tài trợ và hỗ trợ Ukraine lung lay. Các lệnh trừng phạt đối với Nga đã có hiệu lực phần nào nhưng Moscow vẫn bán được dầu cho Trung Quốc, Ấn Độ và phần lớn thế giới.

Mục tiêu của Ukraine là lấy lại lãnh thổ đã mất, duy trì lãnh thổ hiện tại và được đảm bảo an ninh để tránh các cuộc tấn công tương tự trong tương lai. Nga muốn kiểm soát Ukraine và ngăn nước này gia nhập NATO. Câu hỏi đặt ra là liệu cả 2 bên tham chiến có thể tìm ra một thỏa thuận hòa bình có thể được thực hiện mà cả hai bên có thể chấp nhận được hay không?

Các quốc gia có chiến tranh thường bắt đầu tìm kiếm giải pháp thay thế khi chiến thắng trên chiến trường không còn được đảm bảo hoặc thậm chí không còn khả năng xảy ra. Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã đạt đến điểm đó. Vậy các bên tham chiến đã sẵn sàng đàm phán chưa?

Các thỏa thuận hòa bình thường đạt được bằng cách thực hiện một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi trong đó cả hai bên đều đạt được điều họ muốn từ đó. Tất nhiên, họ cũng cần phải thỏa hiệp và từ bỏ một số thứ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin được cho là chìa khóa cho bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào, vì ông phải sẵn sàng đàm phán và thực hiện bất kỳ thỏa thuận nào mà các cuộc đàm phán đạt được. Mấu chốt còn lại là Ukraine, những vùng lãnh thổ thuộc về Ukraine mà Nga đang kiểm soát...

Theo ông Tetalman, “người quyết định” sẽ là Nga (về cơ bản là ông Putin) và Ukraine (chính quyền Zelensky). 

Ngoài ra, còn có những người có ảnh hưởng khác, chẳng hạn như những đồng minh đã hỗ trợ Ukraine vũ khí và tiền bạc như Liên minh Châu Âu và Mỹ. Có những người ngầm ủng hộ Nga bằng cách tiếp tục giao thương với Moscow và không bỏ phiếu ủng hộ các lệnh trừng phạt Nga tại Liên Hợp Quốc.

Ông Tetalman cho rằng, nếu muốn đạt được sự hiểu biết và giải pháp hòa bình giữa Ukraine và Nga, chúng ta phải xem xét thể chế nào có khả năng nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán cần thiết. Liên Hợp Quốc là bên hợp lý, đối với nhiệm vụ này, Hiến chương Liên Hợp Quốc nhấn mạnh mục tiêu của tổ chức này là “ngăn chặn tai họa chiến tranh”.

 Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hoàn toàn có thể tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình nghiêm túc. Vai  trò của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc là nhà ngoại giao hàng đầu của tất cả các quốc gia. Quan chức này chịu trách nhiệm hòa giải và bổ nhiệm các phái viên để môi giới các thỏa thuận hòa bình cho các quốc gia. Để bắt đầu những cuộc đàm phán như vậy, ông Guterres có thể cần lôi kéo các nước như Trung Quốc hay Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vì cả hai nước này đều có quan hệ tốt với ông Putin.

Liên Hợp Quốc, tổ chức hòa bình quốc tế lớn nhất và quan trọng nhất thế giới, là nơi hợp lý để tổ chức các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine. Tuy nhiên, tổ chức này cũng phải tiến tới cải cách Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, qua đó chấm dứt tình trạng tê liệt trong việc thực thi hòa bình và an ninh thế giới.

Adblock test (Why?)