Khả năng duy trì một phương tiện bay siêu thanh có thể trang bị vũ khí hạt nhân trên quỹ đạo trong một thời gian dài thực sự tạo ra một mối đe dọa khó lường hơn nhiều, theo Sputnik.
Trung tướng Chance Saltzman của Lực lượng Không gian Vũ trụ - Phó Cục trưởng Cục Tác chiến Không gian, Không gian mạng và Hạt nhân của Mỹ vừa trả lời các câu hỏi về loại vũ khí chiến lược mới của Trung Quốc trong một sự kiện trực tuyến do Viện Mitchell của Hiệp hội Không quân tổ chức vào sáng ngày 29/11. Ông Saltzman, người đã chuyển từ Lực lượng Không quân Mỹ sang Lực lượng Vũ trụ vào năm ngoái, hiện "chịu trách nhiệm chung về Hoạt động, Tình báo, Không gian mạng và Hạt nhân của Lực lượng Vũ trụ".
Đây là thông tin chính thức mới nhất về loại vũ khí siêu thanh mới của Trung Quốc được cho là sử dụng một số tàu lượn siêu âm, có khả năng bay tốc độ cao, phần lớn, trong khí quyển đồng thời có khả năng cơ động đáng kể, thậm chí có thể tự phóng đạn của chính nó để thực hiện một cuộc tấn công. Theo Financial Times, phương tiện trong hệ thống mới này của Trung Quốc có thể tự phóng đạn, một khả năng phức tạp về mặt kỹ thuật đối với bất cứ thứ gì di chuyển với tốc độ siêu thanh,
"Tôi đã nghe về những thứ như tên lửa siêu âm, và đôi khi cả vũ khí cận âm của Trung Quốc", ông Saltzman nhấn mạnh.
Tốc độ siêu âm thường được định nghĩa là bất thứ gì bay với vận tốc Mach 5. Cận âm ám chỉ những hệ thống có thể tiếp cận không gian về mặt kỹ thuật, chẳng hạn như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) nhưng không đi vào bất kỳ loại quỹ đạo nào xung quanh hành tinh.
Ở đây, rõ ràng Saltzman đang gợi ý rằng hệ thống tên lửa siêu thanh mới của Trung Quốc được thiết kế để trải qua một khoảng thời gian kéo dài hơn trong không gian, tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều câu hỏi về thiết kế và khả năng chính xác của phương tiệnnày.
Nhưng theo Trung tướng Saltzman, tên lửa siêu thanh gây ra những khó khăn đáng kể trong việc phát hiện và theo dõi đường bay của loại vũ khí như vậy đồng thời cũng có thể khiến chúng ta khó mà tìm ra nguồn gốc của nó, nó là của quốc gia nào một cách nhanh chóng. Điều này có thể làm giảm thời gian một quốc gia cần để phát hiện liệu một cuộc tấn công hạt nhân có sắp xảy ra hay không để sau đó quyết định cách phản ứng.
"Theo suy nghĩ của tôi, lực lượng Không gian có trách nhiệm đảm bảo rằng chúng tôi đang phát triển khả năng theo dõi các loại vũ khí này. Lý tưởng nhất là trước khi chúng được phóng đi, nhưng sau đó là vẫn phải theo dõi trong suốt vòng đời của chúng - trên quỹ đạo hoặc khi chúng thực hiện sứ mệnh của mình. Nếu chúng tôi có thể theo dõi chúng, tôi nghĩ chúng tôi có thể ngăn chặn được. Lực lượng Không gian cần đảm bảo rằng chúng tôi đang phát triển những năng lực đó để có thể theo dõi và quy trách nhiệm cho các quốc gia đang sử dụng những loại vũ khí gây bất ổn này", Tướng Saltzman nói thêm.
Trung Quốc vốn là thành viên của Hiệp ước ngoài không gian được ký năm 1967 cấm việc đưa vũ khí hạt nhân vào quỹ đạo vĩnh viễn.
Đăng nhận xét