Trai xứ Mường bỏ nghề lái xe về nuôi hàng trăm con tai dài mà nên nghiệp lớn

Trang trại nuôi thỏ Newzeland của anh Khương nằm phía sau ngôi nhà sàn cổ của gia đình. Cả một khu chuồng được xây dựng bài bản có hệ thống thông gió và chống nóng. 

Chàng trai đất Mường này đang ở độ tuổi tam thập nhi lập nom nhàn nhã như một ông giáo làng về hưu sớm. Anh đang chăn 200 con thỏ sinh sản và cả nghìn con thỏ thịt mà anh cứ thong dong đi lại, chẳng phải đầu tắt mặt tối như nhiều việc khác.

Bỏ nghề lái xe về bản nuôi con đẻ sòn sòn, trai đất Mường thu về cả trăm triệu đồng - Ảnh 1.

Anh Khương đang theo dõi sức khỏe của đàn thỏ nái, để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.

Anh Khương nhẹ nhàng mở cánh cửa khu trại dẫn tôi đi thăm đám thỏ. Vừa đi anh Khương vừa nói: "Nuôi đám thỏ này nhàn lắm, không mất công nhiều như các con vật khác. 

Bù lại nó cũng mang lại lợi nhuận rất khá. Trừ chi phí, mỗi 1 con thỏ mang lại cả trăm nghìn đồng tiền lời".

Sau cánh cửa là những dãy lồng thỏ được làm rất bài bản và hiện đại. Từng ô lồng được xếp theo hàng dọc. Mỗi dãy chuồng được anh Khương ghi rõ thỏ giống, thỏ thịt và thỏ hậu bị.

 Mỗi lồng đều có giấy dán tại đó ghi rõ ngày sinh sản của thỏ mẹ để cho dễ quản lý. Đám thỏ trong lồng hiền lành như đất, chúng nằm ngoan ngoãn dương đôi mắt đỏ nhìn chúng tôi. 

Trong lồng thỏ mẹ, anh Khương đặt thêm một cái khay nhựa cho thỏ con ở. Đám thỏ con nằm ngủ ngon lành. Khi nào chúng đói, thỏ mẹ sẽ nhảy vào cái khay nhựa này cho chúng bú. Cạnh dãy thỏ sinh sản là thỏ hậu bị rồi thỏ thịt. 

Đám thỏ có bộ lông trắng như tuyết, mượt như nhung, ung dung thưởng thức ăn mà không hề cảm thấy có mối đe dọa nào.

Bỏ nghề lái xe về bản nuôi con đẻ sòn sòn, trai đất Mường thu về cả trăm triệu đồng - Ảnh 2.

Từ vài đôi thỏ ban đầu, đến giờ Khương đã có trong tay 200 con thỏ giống đẻ sòn sòn. Mỗi năm mang lại cho gia chủ cả trăm triệu đồng.

Trong trại có cả nghìn con thỏ lớn nhỏ mà hầu như không có tiếng động. Bầu đàn thê tử của họ nhà thỏ trong trại nhàn nhã ăn và nghỉ. 

Mỗi lần đi thăm chúng, anh Khương cũng không lấy gì làm sốt ruột. Anh chỉ cần nhìn qua cách ăn, uống của đám thỏ là biết chúng khỏe hay yếu. 

Nói về kinh nghiệm nuôi thỏ, anh Quách Văn Khương bảo: "Đám thỏ cũng có bệnh, nhưng mình biết cách phòng bệnh, nuôi chúng vô cùng nhàn. Ngay cả hệ thống chuồng trại, tôi cũng làm bài bản. Mỗi chuồng thỏ đều có vòi uống nước tự động. 

Chất thải của thỏ được xử lý vi sinh nên không hề có mùi. Ngoài ra, hệ thống thông gió, chống nắng cũng được đầu tư đầy đủ. Nhờ vậy mà chúng có được môi trường sống vô cùng an toàn".

Theo anh Khương, thỏ là giống siêu đẻ. 1 năm chúng có thể đẻ tới 7 lứa (45 ngày một lứa), mỗi lứa được 6-8 con. Như vậy một con thỏ mẹ mỗi năm cho ra đời trên 100 thỏ con. Chúng đẻ ra bao nhiêu anh nuôi hết. 

Bỏ nghề lái xe về bản nuôi con đẻ sòn sòn, trai đất Mường thu về cả trăm triệu đồng - Ảnh 3.

Để bầy thỏ sinh trưởng và phát triển tốt, anh Khương đã đầu tư xây dựng chuồng trại thông thoáng và hiện đại.

Thỏ mắn đẻ lại dễ nuôi và dễ bán. Từ khi thỏ con sinh ra, anh Khương nuôi 4 tháng là xuất chuồng. Trọng lượng thỏ đạt trên 2kg là bán được. Giá bán hiện tại là 100.000 đồng/kg.

Bỏ nghề lái xe về bản nuôi con đẻ sòn sòn, trai đất Mường thu về cả trăm triệu đồng - Ảnh 4.

Trong quá trình nuôi thỏ, anh Khương phân chia chuồng thành từng khu theo độ tuổi để dễ chăm sóc và điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.

Từ khi nuôi thỏ đến giờ, anh Khương chưa bao giờ phải lo lắng đầu ra. Vì thịt thỏ đang được thị trường ưa chuộng. Mỗi năm anh Khương cung cấp ra thị trường cả nghìn con thỏ thịt. Thỏ cũng có nhiều bệnh liên như ghẻ, tụ cầu trùng, nấm, bại liệt, trướng bụng đầy hơi… Do đó người nuôi thỏ cần có những biện pháp phòng ngừa các bệnh này kịp thời.

Bỏ nghề lái xe về bản nuôi con đẻ sòn sòn, trai đất Mường thu về cả trăm triệu đồng - Ảnh 5.

Nhờ cách chăm sóc tốt, đàn thỏ Newzeland của anh Khương sinh sản rất tốt. Đây được coi như là cỗ máy in tiền, giúp anh Khương có thu nhập cao từ việc nuôi thỏ.

Theo anh Khương, để phòng bệnh tốt cho thỏ hãy quan sát thỏ thật kỹ mỗi ngày. Nếu thỏ ốm, bỏ ăn, trọng lượng giảm, lông không còn bóng mượt nữa, tư thế nằm không bình thường hoặc đi lại khó khăn. Đó là lúc thỏ bị bệnh và cần có biện pháp xử lý. Ngoài ra thỏ cũng hay mắc bệnh ghẻ. Dấu hiệu nhận biết là có vảy sần sủi ở trên vành tai, lỗ tai, ở sống mũi, mí mắt….

Lúc này người nuôi cần dùng thuốc thuộc nhóm ivermectin tiêm ngay. Khi thỏ gầy còm, trọng lượng giảm thì đó là dấu hiệu của bệnh ghẻ. Ngoài ra người nuôi cung cần kiểm tra móng chân, tai, mũi để nhận biết dấu hiệu sớm nhất. 

"Người nuôi thỏ cần kiểm tra mỗi tháng 2 lần để có thể biết được dấu hiệu của bệnh và chữa trị càng sớm các tốt. Nếu bạn thấy lông thỏ không còn phủ kín nữa thì thỏ có khả năng đã bị ghẻ", anh Khương chia sẻ thêm về kinh nghiệm chăm sóc đàn thỏ.