Có thể nói, những bộ sưu tập các cổ vật văn hóa nghệ thuật của triều đại nhà Thanh, Trung Quốc vô cùng lộng lẫy và vĩ đại, có sức thu hút hơn nhiều lần so với của các thế hệ trước. Đặc biệt là bộ sưu tập của tam đế Khang Hy, Ung Chính và Càn Long đã khiến cho bộ sưu tập của hoàng gia nhà Thanh vốn đã phong phú lại càng độc đáo nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, từ thời Càn Long, cơn sốt sưu tập trong cung đình đã suy giảm. Đến cuối thời nhà Thanh, do quốc sự sa sút các di tích, cổ vật văn hóa của triều đình liên tục bị cướp phá hoặc hủy hoại, rất nhiều thứ bị cướp đi, và cũng không ít phần lưu lạc dân gian ( đặc biệt là các bức tranh quý hiếm).
Một ông cụ người Đông Bắc tự cho rằng bức tranh này là báu vật gia truyền của gia đình mình. Đây cũng là một điều dễ hiểu. Theo lời kể của ông lão, cha ông từng là thị vệ bên cạnh Phổ Nghi. Trước khi giải phóng, một hôm viên quan thị vệ này nhìn thấy bức "Thập vịnh đồ" nằm trên quầy hàng ven đường. Ông biết đó là một bức tranh đắt tiền nên đã mua nó. Sau khi viên quan thị vệ qua đời, bức tranh được truyền lại cho con trai ông, chính là ông lão người Đông Bắc.
Thập vịnh đồ là một bức tranh nổi tiếng của thời nhà Tống, được vẽ bởi một tài tử Giang Nam thời Bắc Tống. Sau này bức tranh được hoàng gia mua lại, đây cũng là bộ sưu tập của hoàng tộc các triều đại trước đây. Bức tranh này được đánh giá rất cao, vị tài tử này cũng chỉ vẽ duy nhất một bức tranh này trong cả cuộc đời, từ đó có thể thấy mức độ quý giá của bức tranh.
Sau khi ông lão cho biết đây là bức tranh của gia đình mình, ngay sau đó cục di tích văn hóa đã tìm tới và trả mức giá 10.000 nhân dân tệ để thu hồi lại. Tuy nhiên, ông lão không đồng ý và đưa ra mức giá 8 triệu tệ. Nhân viên của cục di tích từ chối, tại thời điểm năm 1992, 8 triệu tệ là một con số không tưởng. Lúc đó một hộ gia đình có 10.000 tệ là đã rất giàu rồi. Vị chuyên gia tăng thêm 20.000 tệ nhưng ông lão vẫn không đồng ý, nói rằng nếu mức giá này thì ông thà để truyền đời lại cho thế hệ sau vẫn hơn.
Sau khi nghe điều này, văn phòng di tích văn hóa địa phương cảm thấy ông lão đang đưa ra mức giá không tưởng, và câu chuyện mãi chưa thể có hồi kết. Một thời gian sau, công ty Hàn Hải tìm đến, tuyên truyền chính sách bảo vệ cổ vật của chính phủ. Theo đó, những người sưu tầm các cổ vật văn hóa bị thất lạc của Cố Cung từ trước có thể đem ra bán đấu giá. Đây cũng là một chính sách vừa có lợi cho chính phủ, vừa đảm bảo được lợi ích của người sưu tầm cổ vật.
Đăng nhận xét