Hiện nay, tại xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh có 27 hộ dân nuôi ong. Trong đó, mô hình của ông Đậu Khắc Mạnh (SN 1956) là một trong những mô hình cho hiệu quả kinh tế cao và cũng là người có nhiều đàn ong nhất. Ảnh: PV
Hiện tại mô hình của ông Mạnh, xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh có 94 đàn ong cho mật ổn định, thu nhập trên 200 triệu mỗi năm. Ảnh: PV
Clip: Nhiều hộ dân ở xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh thoát nghèo, vươn lên khá giả nhờ nuôi ong mật.
Ong thợ chăm chỉ đi tìm mật. Ảnh: PV
Mỗi đàn ong thường đượcđặt cách nhau từ 2-4m, trung bình 1 năm có 3 vụ lấy mật chính là mùa Xuân, mùaHạ và mùa Thu. Nếu nguồn thức ăn nhiều thì có thể thu hoạch lấy mật 6 lần/năm. Ảnh: PV
Ông Đậu Khắc Mạnh, xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra một cầu ong ruồi. Ảnh: PV
“Việc nuôi ong nhìn vậy thôi chứ thực ra cũng rất đơn giản, trong gia đình tôi ai cũng có thể chăm sóc được. Điều đáng ngại nhất là ong thường bị các loại ong khác như ong vò vẽ, ong khoái tấn công. Ngoài ra, ong ruồi cũng dễ mắc bệnh thối ấu trùng nếu mình không kiểm tra thường xuyên” - ông Mạnh cho biết. Ảnh: PV
Từ mô hình nuôi ong này, mỗi năm ông Mạnh có thể thu được hơn 500 lít mật với giá 300.000/lít. Ngoài việc nuôi ong lấy mật, ông Mạnh còn bán đàn ong giống cho nhiều người dân vùng lân cận với giá 850 ngàn/đàn (mỗi năm bán hơn 60 đàn). Trừ chi phí ra mỗi năm ông Mạnh có thể kiếm được hơn 200 triệu đồng từ đàn ong của mình. Ảnh: PV
Đàn ong xây tổ. Ảnh: PV
Loại ong mà bà con xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nuôi có tên gọi là ong ruồi. Một loài thuộc họ ong mật, kích thước nhỏ con (bằng con ruồi trâu), đàn ít con, nọc ít độc, mật thơm. Người Việt Nam rất ưa chuộng mật của loài ong ruồi nên giá bán cũng cao hơn nhiều so với các loại mật ong khác.
Với lợi thế gần vườn quốc gia Vũ Quang – tỉnh Hà Tĩnh, nơi có nhiều loài hoa quý hiếm như: Chân chim, trinh nữ, bồ kết… Nhiều hộ dân tại xã Ân Phú, xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn đầu tư các Mô hình nuôi ong lấy mật theo kiểu Hợp tác xã, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: PV
“Trước đây, ong thường được nuôi trong các hộp gỗ, dạng hình tròn như vậy sẽ rất khó kiểm tra và chăm sóc đàn ong. Tuy nhiên, theo mô hình nuôi ong kiểu mới này việc chăm sóc cũng như lấy mật sẽ dễ dàng hơn nhiều, các cầu trong hộp có thể tháo ra lắp vào từ đó việc kiểm tra bệnh tật cho ong cũng đảm bảo hơn” - ông Mạnh, xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ. Ảnh: PV
Các lối ra vào được thiết kế nhỏ vừa đủ để ong chui vào, tránh các loài ong lớn tấn công. Ảnh: PV
“Hiện tại, khu vườn rộng hơn 1ha của tôi là nơi trú ngụ của 94 tổ ong ruồi. Xã Ân Phú, xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh thuộc vùng núi, ở đây vào mùa xuân có rất nhiều loài hoa nở, nên sẽ rất thuận lợi để nuôi loài ong ruồi này”- ông mạnh bật mí. Ảnh: PV
Trao đổi với PV báo điện tử DANVIET.VN, ông Cù Huy Nhân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh cho biết: "Hiện tại hợp tác xã nuôi ong có tất cả 27 hộ (trước đây có 43 hộ), mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giúp nhiều hộ dân ở xã Ân Phú thoát nghèo. Trước đây, trong xã cũng có nhiều mô hình nuôi bò, trồng nấm nhưng quy mô nhỏ và không hiệu quả như nuôi ong".
"Các mô hình nuôi ong trong xã có áp dụng khoa học kỹ thuật. Cách chăm sóc khác với kiểu truyền thống nên đàn ong phát triển tốt, mật ong cũng được kiểm duyệt kỹ lưỡng hơn, đóng chai và nguồn ra cũng ổn định" - ông Nhân cho biết thêm.
Đăng nhận xét