Ngọc Hải Thứ tư, ngày 19/08/2020 08:08 AM (GMT+7)
Aa
Aa+
Bộ sưu tập truyền đơn, báo chí; Bộ sưu tập vũ khí thô sơ tự vệ ; Bộ sưu tập Sắc lệnh, văn bản... là những báu vật vô giá được trưng bày trong triển lãm "Cách mạng tháng Tám - Mốc son lịch sử" nhân dịp kỷ niệm 75 năm Các mạng tháng Tám và ngày Quốc Khánh 2/9.
Nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2020) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2020), được sự đồng ý của Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “Cách mạng Tháng Tám - Mốc son lịch sử”.
Chủ yếu nội dung triển lãm xoay quanh 3 chủ đề chính: “Mùa thu lịch sử”, “Sức mạnh niềm tin” và “Tiếp bước vinh quang”.
Triển lãm giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình ảnh và hiện vật tiêu biểu, trong đó có nhiều tài liệu, hiện vật mang giá trị lịch sử cao.
Bộ sưu tập truyền đơn, báo chí phát hành trước và trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 (bao gồm: Truyền đơn của Việt Nam Độc lập Đồng minh phát hành, kêu gọi đồng bào đánh Pháp – Nhật giành độc lập, năm 1945; Truyền đơn “Đứng lên! Toàn dân kháng chiến! Toàn dân kháng chiến! Trường kỳ kháng chiến” của Tổng bộ Việt Minh phát hành năm 1946; Truyền đơn “Kính cáo đồng bào” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Báo Cờ Giải phóng; Báo Cứu quốc; Báo Nước Nam mới; Báo Quân Giải phóng…).
Bộ sưu tập Sắc lệnh, văn bản của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành trong những năm đầu của chính quyền cách mạng (gồm: Sắc lệnh số 05-SL của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc bãi bỏ cờ Quẻ ly và ấn định Quốc kỳ Việt Nam; Sắc lệnh số 14-SL về việc ấn định thời hạn và thể lệ cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc dân Đại hội; Diễn văn khai mạc và báo cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…).
Bộ kèn đồng được Ban nhạc Giải phóng quân sử dụng cử hành Quốc ca trong buổi lễ Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sáng ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình.
Bên cạnh các văn bản, tài liệu quý giá, nhiều hiện vật gắn liền lịch sử Việt Nam khác cũng được trưng bày, giới thiệu.
Nhiều đầu báo được phát hành từ năm 1941 đến năm 1945 được lưu giữ cẩn thận tại bảo tàng.
2 tấm bằng Huân chương Độc lập hạng Nhất của Hội đồng Nhà nước CHXHCN Việt Nam ghi nhận những đóng góp to lớn của gia đình nhà tư sản Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ. Trước và sau Các mạng tháng Tám, ông bà đã ủng hộ nhiều tài sản lớn và giá trị cho Mặt trận Việt Minh và ngân khố của Chính phủ Cách mạng Lâm thời.
Ngoài ra, khi chính phủ lâm thời về Hà Nội, ngôi nhà 48 Hàng Ngang của ông bà được dùng làm nơi làm việc của các lãnh đạo Việt Minh. Nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng tiếp đã các sĩ quan OSS như Archimedes Patti và Allison Thomas, cũng như viết hoàn chỉnh bản Tuyên ngôn Độc lập.
Triển lãm còn trưng bày nhóm hiện vật của bà Lê Thi gồm có: Giấy chứng nhận chức danh giáo sư, huân chương Độc lập Hạng Ba, bộ áo dài bà mặc trong dịp kỷ niệm 70 Các mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9 năm 2015. Bà một trong hai người kéo cờ tại buổi lễ Quốc Khánh năm 1945.
Triển lãm mang đến nhiều câu chuyện về những con người đã gắn bó với những giờ phút lịch sử của Việt Nam như: Thượng tá phi công Mai Khả Độ lái máy bay AN26 chở hàng hoá, thuốc men cứu trợ nhân dân Huế, Đà Nẵng bị bão lụt tháng 11/1999.
Qua triển lãm có thể thấy được tầm vóc vĩ đại và giá trị lịch sử to lớn về thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, cổ vũ và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.
Triển lãm mở cửa đón khách tham quan từ ngày 18/8/2020 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, số 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem
Đăng nhận xét