"Siêu núi lửa" Yellowstone đã phun trào ba lần trong ba triệu năm qua. Lần cuối cùng xảy ra cách đây 630.000 năm và lớn gấp 1.000 lần vụ phun trào núi St Helens vào năm 1980 - sự kiện gây thiệt hại hơn 1 tỷ đô la. Trong lần phun trào cuối cùng của Yellowstone, khối lượng lớn vật chất đã khiến mặt đất sụp đổ, tạo ra một vùng trũng hiện được gọi là miệng núi lửa, rộng 55 km x 80 km.
Vụ phun trào tiếp theo được cho là sẽ gây ra những hậu quả thảm khốc trên toàn thế giới, theo bộ phim tài liệu ngắn của What If, "What If the Yellowstone Volcano Erup Eised Tomorrow?"
Người kể chuyện lưu ý: "Một trong những ngọn núi lửa lớn nhất thế giới ở Mỹ đang chuẩn bị bùng nổ. Và nếu Yellowstone phun trào, kết quả sẽ rất tàn khốc".
Nó đã phun trào ba lần trong ba triệu năm qua, điều này khiến một số người tự hỏi liệu chúng ta có nên lo lắng về một vụ phun trào khác trong tương lai gần hay không. Theo thuật ngữ địa chất và núi lửa, "tương lai gần" có thể có nghĩa là hàng trăm nghìn năm nữa.
Bên cạnh đó, bộ phim tài liệu cũng xem xét lượng dung nham dự kiến. Trên thực tế, trước khi dung nham hình thành, nó được biết đến với cái tên gọi là magma (đá nóng chảy). Phần lớn magma của Yellowstone sẽ không biến thành dung nham vì cường độ của một vụ phun trào sẽ khiến magma bắn lên bầu trời. Sau đó, nó sẽ trở thành những hạt tro bụi trong không khí hoặc là những mảnh đá lởm chởm nhỏ, cháy xém.
Mặc dù vậy, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ Mỹ và Canada. Ước tính hàng chục triệu người trong bán kính 1.000 km sẽ chết. Khi hít phải, tro bụi sẽ tạo thành một hỗn hợp giống như xi măng trong phổi, gây ngạt thở. Trong khi đó, ở bên ngoài, các tòa nhà sẽ sụp đổ - chỉ cần 30 cm tro bụi là đủ để làm các mái nhà rơi xuống.
Các chuyên gia gợi ý rằng, ngay cả khi bạn ở ngoài phạm vi 1.000 km, bạn vẫn sẽ gặp rắc rối. Ngay cả ở bờ biển phía đông nước Mỹ, khoảng 1 cm tro bụi rơi xuống vẫn sẽ gây nguy hiểm đối với phổi của con người.
Một lượng tro bụi sẽ bị thổi đến châu Âu, trong khi phần còn lại của thế giới sẽ trải qua những thay đổi thời tiết khắc nghiệt. Nhiệt độ toàn cầu sẽ giảm khoảng 10 độ C và có thể kéo dài tới một thập kỷ.
Tro cũng sẽ ảnh hưởng đến cây trồng, nguồn cung cấp nước cũng như những nguồn năng lượng khác của loài người.
Những tổ chức như NASA đã và đang nghiên cứu các giải pháp để ngăn chặn một sự kiện kinh hoàng như vậy xảy ra. Một phương án được tính đến là làm tăng lượng nước trong Yellowstone nhằm mục đích giải nhiệt, giảm nguy cơ phun trào. Thế nhưng trong điều kiện thực tế, không thể thuyết phục các chính trị gia chấp nhận một sáng kiến như vậy.
Bên cạnh đó, còn một kế hoạch khác mà NASA ấp ủ, đó chính là khoan một lỗ dài 10 km vào Yellowstone và bơm nước vào đó với áp suất cao. Điều này sẽ giúp tuần hoàn nước và trả lại nhiệt độ ước tính là 350 độ C, từ từ từng ngày giảm nhiệt của núi lửa.
Các ước tính cho thấy một dự án như vậy sẽ có chi phí khoảng 3,46 tỷ đô la, nhưng đồng thời cũng tạo ra năng lượng điện với giá cạnh tranh và do đó, đi kèm với một lợi nhuận hấp dẫn có thể thuyết phục các chính trị gia đầu tư.
Đăng nhận xét