Thời nhà Minh có một người đàn ông đã giấu tiền riêng của mình trong một tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, không những lúc đó không bị ai phát hiện. Mà điều đáng ngạc nhiên hơn là trong 600 năm nay, tác phẩm điêu khắc gỗ này đã trở thành một di vật văn hóa, qua hai đời nhà sưu tập mà vẫn không ai phát hiện bên trong có tiền. Cao thủ này có lẽ còn "cao tay" hơn cả Trư Bát Giới chăng?
Tất nhiên, việc cất giấu tiền riêng thời nay rất khác với việc giấu tiền riêng ở vào thời xưa. Trong nhiều bộ phim truyền hình đô thị hiện đại, không khó để khán giả bắt gặp câu chuyện người đàn ông lén lút giấu tiền riêng không để vợ biết. Tuy nhiên, ở vào thời cổ đại thì tình huống này hiếm gặp hơn. Bởi lẽ xã hội khi đó là xã hội phụ quyền, người phụ nữ có địa vị thấp hơn trong gia đình, vì vậy nam nhân trong gia đình không phải lén lút giấu diếm vợ mình chuyện cất giữ tiền riêng.
Trong thời cổ đại, việc cất giấu tiền được thực hiện chủ yếu với mục đích đề phòng trộm cắp. Vì vậy, chính xác mà nói, việc người cổ đại cất giấu tiền riêng được coi như đang cất giữ một "tiểu kim khố" đạt được cả hai mục đích, vừa phòng trộm, lại vừa giấu được người xung quanh.
Cách người cổ đại giấu tiền cũng có thể nói là khá thú vị, ví dụ như họ giấu trên dầm nhà, vì dầm nhà nói chung là khó trèo lên, khó giấu và cũng khó lấy. Hoặc ví dụ, họ chỉ đơn giản là giấu trong quần áo hoặc giày dép, vừa không để ai biết, lại có thể tùy tiện mang theo mình, khiến bản thân cảm thấy an tâm hơn nhiều.
Một số sẽ cất giấu trong chậu hoa, góc bàn, khe cửa, ... Hơn nữa, vào thời cổ đại, một số quan nhân giàu có sẽ đặc biệt xây thêm một căn phòng bí mật trong nhà để cất giấu tiền và đề phòng trộm cắp.
Việc giấu tiền cũng như những câu tục ngữ được dân gian truyền từ đời này sang đời khác. Tất nhiên, có nhiều cách để giấu tiền và nhiều nơi cất giấu tiền hơn. Thậm chí theo thời gian, một số người sẽ quên mất số tiền gốc, cách thức và nơi cất giấu tiền ban đầu. Khi đó, một hành trình "đi tìm kho báu" sẽ lại được bắt đầu.
Câu chuyện của người đàn ông thời nhà Minh cũng tương tự vậy, sau khi giấu tiền vào một tác phẩm điêu khắc gỗ, số tiền đã "nằm im" trong 600 năm mà không ai phát hiện. Kể cả khi nó trở thành một món "đồ cổ", qua tay tới hai vị đại gia sưu tầm cổ vật, sống với hai người này trong một thời gian dài, hàng ngày nằm gọn trong con mắt "ái mộ" và ngắm nghía tỉ mẩn của họ, vậy nhưng số tiền vẫn không hề bị phát giác.
Tất nhiên, hai nhà sưu tập này không phát hiện ra rằng có tiền riêng được giấu trong tác phẩm điêu khắc gỗ. Bởi người đàn ông sáu trăm năm trước đã vô cùng tài tình. Ông đã bằng một cách nào đó nhét được tờ tiền vào bên trong và sau đó xử lý bề mặt như chưa từng có một khe hở hay vết nứt.
Và trước khi tác phẩm bằng này đến tay nhà sưu tập thứ ba thông qua đấu giá, ban tổ chức cuộc đấu giá đã tiến hành kiểm tra toàn diện tác phẩm điêu khắc gỗ này bằng công nghệ hiện đại. Kết quá của cuộc kiệc kiểm tra này khiến mọi người vô cùng ngạc nhiên.
Có một vết nứt nhỏ ở phần ẩn của tác phẩm điêu khắc. Không ai biết được vết nứt này được hình thành sau này hay vốn có từ ban đầu. Nhưng khi họ kiểm tra bên trong thì phát hiện thấy có một tờ ngân phiếu thời xưa.
Các chuyên gia đã sử dụng công nghệ hiện đại và rất khó khăn để lấy tờ tiền này ra mà cố gắng không làm hỏng tác phẩm đấu giá. Hóa ra đây là một tờ tiền của nhà Minh vào thời kỳ năm Hồng Vũ. Trên đó có viết "Nhất quán" (một xâu tiền), và vào thời nhà Minh, đây là tờ tiền có mệnh giá lớn nhất.
Do trình độ sản xuất còn lạc hậu vào thời điểm đó, chất lượng của tiền giấy thời nhà Minh tương đối kém, nên việc bảo quản trong hoàn cảnh bình thường rất khó khăn. Tuy nhiên, tờ tiền được giấu trong tác phẩm gỗ này lại được giữ gần như nguyên vẹn, bởi vậy giá trị của nó còn cao hơn gấp nhiều lần so với một xâu tiền.
Đăng nhận xét