Phát hiện tàn tích La Mã cổ đại 'có một không hai' ở nước Anh

Phát hiện tàn tích La Mã cổ đại 'có một không hai' ở nước Anh - Ảnh 1.

Tàn tích của một hội trường 5.000 chỗ ngồi ở vùng Kent, nước Anh. Ảnh: English Heritage

Một hội trường lớn ở rìa phía tây của khu định cư La Mã, mà ngày nay là Richborough ở Kent, có thể từng là nơi tổ chức các trận chiến đấu sĩ, săn bắn thú dữ hoặc thậm chí hành quyết công khai tội phạm. 

Paul Pattison, một nhà lịch sử học của tổ chức English Heritage cho biết, những sự kiện tại tàn tích La Mã này có lẽ từng thu hút mọi người từ thị trấn Richborough và các vùng lân cận. Ông nói: "Đối với những người cổ đại, việc đến đây có lẽ giống với đi xem một bộ phim bom tấn".

Mới đây, các nhà khoa học đã thực hiện một cuộc khai quật khảo cổ học tại địa điểm này. Họ tìm thấy bộ xương của một con mèo, được nhóm đặt tên là Maxipus. Các nhà nghiên cứu cho rằng con mèo rất có thể được nuôi làm thú cưng. Pattison nói: "Thông thường những bộ xương như vậy sẽ bị phá nát bởi những con thú săn mồi, tuy nhiên bộ xương này gần như hoàn chỉnh, có vẻ như nó đã cố tình được đặt ở nơi này để không bị quấy rầy".

Bên cạnh đó, đội khai quật cũng tìm thấy một nhà tù nhỏ, rất có thể nó đã được sử dụng để giam giữ động vật hoang dã hoặc tù nhân trước khi họ được đưa vào đấu trường.

Phát hiện tàn tích La Mã cổ đại 'có một không hai' ở nước Anh - Ảnh 2.

Bộ xương của chú mèo gần như vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: English Heritage

Được biết, việc khai quật đã bị trì hoãn từ năm ngoái do ảnh hưởng của Covid-19, dự kiến công việc này sẽ được hoàn thành vào tháng tới. Ông Pattison cho biết: "Hội trường này đã được khai quật một phần vào năm 1849. Chúng tôi có manh mối, nhưng vẫn cần phải tìm hiểu thêm".

Phần còn lại của hội trường nằm trên một ngọn đồi thấp, trong một vùng lõm hình bầu dục. Nơi đây có niên đại từ cuộc xâm lược của người La Mã vào năm 43 sau Công nguyên cho đến khi kết thúc chế độ cai trị của của chủng tộc này, vào khoảng năm 410 sau Công nguyên. Địa điểm này trở thành lối vào chính của lục địa Châu Âu và dẫn đến sự xuất hiện của một thị trấn sầm uất, hiện được coi là một trong những di tích lịch sử La Mã quan trọng nhất ở Anh.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khám phá ra chi tiết về cách xây dựng hội trường. Họ cho biết bức tường bên ngoài dày 6 mét và được làm bằng cỏ xếp chồng lên nhau, trong khi bên trong được làm từ các khối đá phấn. Ông Pattison nói: "Đây là một phát hiện quan trọng, họ đã đưa mặt trong của bức tường quay vào nhà thi đấu. Bên cạnh đó còn có dấu vết sơn trên tường đấu trường, rất nhiều những đường dọc ngang màu đỏ, vàng, đen và xanh lam. Chúng tôi nghĩ rằng đó có thể là các hình vẽ về những gì từng xảy ra tại đây".

Ông nói thêm: "Chúng tôi vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của chúng, nhưng đây thực sự là một khởi đầu tốt".

Adblock test (Why?)