Ngày 29/10/2018, một vụ tai nạn máy bay kinh hoàng đã diễn ra khiến toàn bộ 189 hành khách và phi hành đoàn Chuyến bay 610 của Lion Air thiệt mạng. Đây được coi là một trong số những vụ tai nạn máy bay tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại.
Được biết, máy bay dự kiến bay từ thủ đô Jakarta của Indonesia đến Pangkal Pinang, nhưng chỉ 13 phút sau khi cất cánh, chiếc Boeing 737 MAX đã lao xuống biển. Đáng buồn thay, trên thực tế đã có những dấu hiệu cảnh báo từ hôm trước, tuy nhiên điều đó cũng không ngăn được 610 thực hiện chuyến hành trình định mệnh cuối cùng của mình.
Nỗ lực giải cứu
Sau vụ tai nạn, các nhà chức trách đã điều động 150 nhân viên cứu hộ sử dụng thuyền, máy bay trực thăng cùng với một số thuyền dân sự để đến nơi nhanh nhất có thể. Hai ngày sau vụ tai nạn, các nhà chức trách mới có thể chính thức xác định được danh tính nạn nhân đầu tiên.
Máy ghi dữ liệu được tìm thấy vào ngày 1/11, nó gần như bị phá hủy hoàn toàn mặc dù được thiết kế đặc biệt để có thể chịu được những tác động cực lớn. Các nhà chức trách sau đó đã khôi phục được dữ liệu, tuy nhiên họ nói rằng đã có những "tác động bất thường" vào thiết bị này.
Những nhân viên cứu hộ và tình nguyện viên tìm kiếm trong bán kính 500 km để xác định nạn nhân. Ngày 2/11, tổng số người chết đã tăng lên khi một thợ lặn cứu hộ tình nguyện qua đời, được báo cáo là do bệnh giảm áp.
Cuối cùng, người ta kết luận rằng tất cả 189 người trên máy bay đã thiệt mạng, bao gồm một trẻ em và hai trẻ sơ sinh. 187 người mang quốc tịch Indonesia, còn lại là một phi công đến từ Ấn Độ và cựu vận động viên đua xe đạp chuyên nghiệp người Ý Andrea Manfredi.
Trong số những người thiệt mạng có 10 quan chức nhà nước Indonesia, 38 công chức và 3 cảnh sát.
Đến thời điểm hiện tại, vẫn còn 64 thi thể chưa được tìm thấy.
Dấu hiệu cảnh báo
Máy bay đã bay từ Bali đến Jakarta vào ngày 28/10. Các hành khách của chuyến bay này kể lại rằng máy bay rung lắc dữ dội và khoang ngập ngụa bởi mùi cao su cháy.
Có thời điểm máy bay còn phải giảm độ cao hơn 61m và phi công buộc phải đăng ký PAN-PAN, một thông báo kiểm soát không lưu cho biết có khủng hoảng khẩn cấp trên máy bay. Sau đó, phi hành đoàn đã phải cắt điện để giúp động cơ ổn định, hạ cánh an toàn xuống Jakarta.
Edward Sirait, Giám đốc điều hành của Lion Air, mô tả sự cố chỉ là "vấn đề kỹ thuật" và khẳng định rằng nó đã được giải quyết bởi các kỹ sư, chiếc máy bay đã sẵn sàng làm nhiệm vụ.
Nguyên nhân vụ tai nạn
Dữ liệu tiết lộ rằng 3 phút sau khi máy bay cất cánh, phi công đã phát thanh yêu cầu được phép quay trở lại sân bay ngay lập tức. 5 phút sau, máy bay đã hạ độ cao 1.500m và tăng tốc đột ngột. 2 phút sau đó nó giảm thêm 910m. Độ cao được ghi nhận cuối cùng là 760m.
Báo cáo cuối cùng của Ủy ban An toàn Giao thông Vận tải Quốc gia Indonesia (NTSC) liệt kê 9 yếu tố góp phần vào vụ tai nạn. Trong đó, họ đặc biệt phát hiện ra rằng trong thiết kế của Boeing 737 MAX, toàn bộ máy bay chỉ dựa vào một cảm biến Angle of Attack (AOA), điều này làm cho nó dễ bị tổn thương và nhiều khả năng đã gặp trục trặc về cảm biến.
Thêm vào đó, những quy trình an toàn và chỉ báo cảnh báo không được thiết lập đúng cách làm cảm biến AOA bị hiệu chỉnh sai, khiến máy bay mất thăng bằng, gây ra vụ tai nạn đáng tiếc.
Đăng nhận xét