Theo đó, Ấn Độ gần đây đã triển khai vũ khí do Mỹ sản xuất ở biên giới với Trung Quốc và những vũ khí này trở thành một phần của lực lượng tấn công mới, khi tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước vẫn căng thẳng.
Về phía Ấn Độ, máy bay trực thăng Chinook hay súng trường và pháo kéo siêu nhẹ do Mỹ sản xuất, bên cạnh tên lửa hành trình siêu thanh nội địa và các công nghệ giám sát mới, được cho là sẽ hỗ trợ đáng kể quân đội Ấn Độ dọc biên giới phía đông Tây Tạng.
Các loại vũ khí Mỹ nói trên đều đã được Ấn Độ mua về trong vài năm gần đây khi quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ tăng cường do lo ngại ngày càng tăng về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.
Quân đội Ấn Độ đã cho phép một nhóm nhà báo tới khu vực này vào tuần trước để làm nổi bật khả năng tấn công mới của nước này.
Trung tướng Manoj Pandey, Tư lệnh Lục quân miền Đông Ấn Độ cho biết, sự kết hợp giữa giáp, pháo và vũ khí yểm trợ trên không đã giúp lực lượng của ông trở nên “nhanh nhẹn, cơ động để có thể sử dụng nhanh chóng”.
Thiếu tá Karthik, một phi công trong lữ đoàn Hàng không Ấn Độ cho biết: “Chinook được xem là đóng vai trò thay đổi cuộc chơi. Chúng cung cấp khả năng cơ động và linh động hơn bao giờ hết. Theo đó, binh sĩ và súng pháo có thể di chuyển nhanh chóng từ ngọn núi này sang ngọn núi khác”.
Rajeshwari Pillai Rajagopalan, Giám đốc Trung tâm An ninh, Chiến lược và Công nghệ tại Quỹ Nghiên cứu Người giám sát ở New Delhi bình luận, việc triển khai loạt vũ khí trên của Ấn Độ cho thấy sự thất vọng của nước này vì thiếu tiến bộ trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc.
Ấn Độ đã tăng cường phòng thủ dọc biên giới Trung Quốc sau khi ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng trong cuộc ẩu đả ở biên giới đẫm máu nhất trong nhiều thập kỷ giữa 2 nước vào tháng 6 năm ngoái. Mặc dù cả hai bên đã tham gia vào các cuộc đàm phán để hạ nhiệt căng thẳng, nhưng vẫn chưa nhất trí rút lui khỏi một điểm xung đột then chốt ở khu vực biên giới khác gần Kashmir.
Đăng nhận xét