Năm 1968, cậu bé 13 tuổi Khổng Trung Lương (Kong Zhongliang) đã tình cờ nhặt được một con dấu. Sau khi biết được từ cha mình rằng nó có thể là một di vật văn hóa quan trọng, Khổng Trung Lương đã chủ động giao nó cho bảo tàng.
Sau khi các chuyên gia thẩm định, con dấu này được xác định là bảo vật vô giá, có giá trị nghiên cứu lịch sử cực kỳ cao. Tại thời điểm đó, để cảm ơn sự trung thực và nhiệt tình của Khổng Trung Lương, bảo tàng đã trực tiếp thưởng cho cậu 20 tệ (khoảng hơn 70 nghìn đồng).
Tháng 9 năm 1968, Khổng Trung Lương, người sinh ra ở thành phố Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây, đang trên đường đi học về. Cậu bé 13 tuổi khi ấy cũng giống như những đứa trẻ thời nay, vô tư hồn nhiên và hiếu kỳ, nhảy chân sáo nhìn đông nhìn tây. Con đường đất đi học qua nhiều lần dù với những hình ảnh quen thuộc về khóm cỏ dại ven đường, những vết chân đường lầy, những ổ gà lớn nhỏ, nhưng vẫy có thể khơi dậy trí tò mò của cậu.
Hôm đó, một thứ gì đó lấp lánh dưới ánh mặt trời nằm ở trong mương khiến cậu bé chú ý. Khổng Trung Lương vô cùng hiếu kỳ, vội chạy lại và lội một chân xuống mương. Khi đến gần hơn thì cậu phát hiện thứ sáng bóng là một viên đá trắng, cầm trên tay thì thấy viên đá khá cứng. mịn, phía dưới có cảm giác như một con dấu. Bởi trước đó khi mới khai giảng, ba cậu đưa cậu đến trường đóng học phí, cậu đã từng nhìn thấy con dấu của trường. Nên Khổng Trung Lương ngây ngô nghĩ rằng ai đó đánh rơi con dấu ở đây?
Khổng Trung Lương dùng nước trong mương để rửa qua thứ cậu vừa tìm thấy. Khi quan sát kỹ hơn, cậu phát hiện ra rằng viên đá có hình vuông với các hoa văn được chạm khắc trên đó. Mặc dù không biết món đồ này là gì, nhưng cậu bé cảm thấy con dấu này được chạm khắc tinh xảo như vậy, có chút gì đó rất uy nghiêm.
Cậu sờ kỹ hơn phía dưới và phát hiện còn có những ký tự khắc. Nhưng dù đã đi học và biết rất nhiều chữ Hán nhưng cậu lại không biết chữ nào trong bốn ký tự này.
Trực giác mách bảo cậu rằng con dấu này rất khác thường, cậu biết tất cả các ký tự trên con dấu của trường, nhưng con dấu này lại khác. Khổng Trung Lương vội trở về nhà sớm hơn thường ngày và tìm đến bố mình là ông Khổng Tường Phát. Cậu lấy con dấu ra và giải thích cho ông hiểu sự tình câu chuyện.
Ông Khổng Tường Phát nhìn ấn ngọc trong tay và cũng cảm thấy bồn chồn, nhưng ông cũng không biết chữ khắc trên ấn. Khổng Tường Phát vốn chỉ là một người nông dân chất phác, nói đến việc học chữ thì hẳn ông không biết nhiều bằng con trai mình.
Nhưng dù không nhận ra chữ trên ấn, nhưng Khổng Thường Phát lại là người có nhiều kiến thức trong đời sống. Vào thời điểm đó, một số doanh nhân ở thành phố thường tìm đến các hộ ở nông thôn và hỏi họ xem trong nhà có những đồ vật cũ nào không, thậm chí đều trả những mức giá tương đối "có giá trị". Mặc dù trong nhà Khổng Tường Phát không có đồ đạc gì, nhưng với tính hiếu kỳ, ông cũng thường hóng được những chuyện mua bán như vậy, và đã chứng kiến tận mắt những món đồ "đáng tiền".
Khổng Tường Phát cũng đã nghe nhiều câu chuyện về việc người dân làng nhặt và đào kho báu từ khi ông còn nhỏ. Sâu chuỗi lại mọi thứ, ông nhìn lại con dấu trên tay mình và nghĩ nó có thể là một cổ vật văn hóa .
Sau khi biết con dấu rất có thể là một di vật văn hóa, Khổng Trung Lương đã vô cùng ngạc nhiên và thích thú. 13 tuổi cậu chỉ nhìn thấy những di vật văn hóa trong sách giáo khoa lịch sử, nhưng không ngờ lại có cơ hội được nhìn thấy "đồ thật". Cậu thích thú xoay con dấu trong tay như một món đồ chơi, căn bản không hề biết nó là một bảo vật vô giá.
Cha của cậu thì lại khá do dự. Mặc dù không biết giá trị của di vật văn hóa này nhưng ông hiểu Hàm Dương là một cố đô, những di vật văn hóa được tìm thấy ở đây ít nhiều đều đáng giá. Ông đang cân nhắc có nên bán thứ này lấy một số tiền rồi cho con trai đi ăn một tô bún thịt viên hay không?
Vào những năm 1960, nhận thức của người dân nông thôn về việc bảo vệ các di vật vă hóa còn rất yếu kém. Khi đó, nhiều người dân trong làng rất ít bàn giao di vật văn hóa cho đất nước nếu có phát hiện được. Ngay cả khi chính phủ đã nhiều lần cử người đến. nông thôn để làm công tác tư tưởng nhưng họ vẫn không thực hiện.
Hơn nữa, cuộc sống ở nông thôn ngày đó vốn rất nghèo. Điển hình như gia đình của Khổng Tường Phát, mặc dù từng là cán bộ đội sản xuất nhưng gia đình ông vẫn nghèo. Cuộc sống còn eo hẹp, ăn mặc còn chưa đủ, học phí của Khổng Trung Lương cũng phải được dành dụm từng chút một, một năm làm lụng vất vả cũng chẳng đủ nuôi sống gia đình.
"Ba, nếu là di vật văn hóa, chẳng phải chúng ta nên bàn giao cho quốc gia sao?"
Lời nói của con trai lập tức làm cho suy nghĩ của người bố ngưng đọng. Đúng vậy, không phải nên giao cổ vật văn hóa cho quốc gia sao? Cũng may là ông thường dạy con trai mình, nhà nghè nhưng trí không nghèo. Vậy mà trong tích tắc ông lại có suy nghĩ kia.
"Con là một tấm gương tốt!" Khổng Tường Phát vỗ vai con trai và khen ngợi chân thành: "đời sau càng mạnh hơn đời trước!"
Vừa hay Khổng Tường Phát cũng đang tính lên tỉnh làm việc. Hai cha con ngay lập tức quyết định mang con dấu giao lên cho Bảo tàng Thiểm Tây. Do không có nhiều thời gian nên ngày hôm sau hai người phải dậy sớm để đón xe đến bảo tàng. Tối đó họ cũng không nói câu chuyện nhặt được ấn ra ngoài
Sáng sớm ngày hôm sau, cả hai cha con bắt xe buýt đến Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây gần ba tiếng đồng hồ. Dù đã mệt nhoài nhưng cả hai vẫn nhanh nhẹn tìm một nhân viên bảo tàng lại hỏi: "Người quản lý bảo tàng đâu?" Sở dĩ bọn họ không nói cho nhân viên biết mình tới giao nộp di vật văn hóa bởi trong lòng cũng chưa có cơ sở chắc chắn. Nhân viên bảo tàng thấy hai cha con dáng vẻ thần bí, người trông bụi bặm mệt mỏi, lại tìm tới đây từ sáng sớm nên đoán rằng có việc quan trọng nên cũng nhanh chóng mời người quản lý tới.
Hai cha con trịnh trọng giao lại con dấu cho người phụ trách, đồng thời kể lại sơ qua về việc Khổng Trung Lương nhặt được "hòn đá".
Ngay khi "hòn đá" nằm trên tay người phụ trách, một cảm giác "lịch sử nặng nề" khiến anh ta mắt sáng lên. Nhìn thoáng qua, người quản lý đã nhận ra nó được làm từ ngọc chỉ Hòa điền nổi tiếng.
Ngọc Hòa Điền có xuất xứ từ Tân Cương và là loại ngọc đầu tiên trong 4 loại ngọc nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho tinh thần của bậc đế vương.
Nhìn dáng vẻ đậm chất thôn quê của hai cha con họ Khổng, người quản lý bảo tàng càng tin rằng đây là một "đại bảo bối". Sau đó vị này kêu nhân viên đi mời tất cả các chuyên gia về ngọc trong địa phương tới.
Sau khi xem xét kỹ chiếc ấn, các chuyên gia có mặt đều toát mồ hôi lạnh, thực sự kinh ngạc. Đây không phải là ấn bình thường, nói đúng ra, nên gọi là "Ngọc ấn", đại diện cho hoàng quyền và sự uy nghiêm của hoàng triều.
Họ đã nhận ra 4 ký tự trên con dấu. Đó là "Hoàng hậu chi tỷ" (ấn của hoàng hậu). Con dấu này cao 2 cm và rộng 2,8 cm. Và hình dáng con thú phía trên mà Khổng Trung Lương cho rằng nó là một con hổ, thực chất là một con li – một loài vật trong truyền thuyết, giống như rồng, sắc vàng và không có sừng. Đây cũng là một loại thú trong lưu truyền thường thấy sau thời Chiến quốc, thường được dùng để điêu khắc trên các ấn, hoặc dùng làm "hổ phù", đại diện cho quyền thế và uy nghiêm.
Đặc biệt là vào thời nhà Hán, loại hoa văn này được sử dụng nhiều nhất, nó thường được cố định trên ấn ngọc của hoàng đế lúc bấy giờ, các chuyên gia sơ bộ đánh giá nó là đồ của thời Tây Hán. Các chuyên gia không xác định được ngay ấn ngọc của hoàng hậu nào vào thời Tây Hán.
Các chuyên gia hỏi Khổng Trung Lương chi tiết hơn về chuyện nhặt được ấn ngọc. Cậu bé lúc này thấy thái độ nghiêm túc của các chuyên gia thì hiểu rằng "viên đá" này thực sự là một cổ vật văn hóa, hơn nữa nó không thề tầm thường. Cậu lại đem câu chuyện kể lại chi tiết lần nữa. Dựa trên địa điểm nhặt được bảo vật trong câu chuyện của cậu bé 13 tuổi, các chuyên gia giàu kinh nghiệm lập tức tìm bản đồ và phát hiện ra rằng làng Loan lang gia chỉ cách lăng mộ của Lữ Trĩ và Lưu Bang 1 km.
Máu của các chuyên gia đột nhiên dâng trào trong huyết quản, hơi thở của họ bắt đầu gấp gáp, và "sự thật" ngày càng đến gần với họ hơn.
Lữ Trĩ (còn gọi là Lã Hậu), nhân vật huyền thoại này bất kể là đối với các nhà sử học hay các chuyên gia văn hóa đều có một vị trí vô cùng quan trọng. Bà là một trong 4 người phụ nữ quyền lực nhất lịch sử Trung Quốc.
Các chuyên gia tinh ý cũng đã xem qua nhiều sách lịch sử viết về "Hoàng hậu chi tỷ" của thời Hán, và họ tìm thấy nhiều chi tiết ghi chép tương đồng với cổ vật trước mắt mình. Tất cả mọi người đều cảm thấy hào hứng.
Về cơ bản có thể xác định rằng đây là ấn ngọc mà Lã hậu nhà Tây hán sử dụng để chấp chính đất nước. Ấn ngọc này có giá trị lịch sử và giá trị nghiên cứu độc đáo, cộng với việc nó là ấn ngọc hoàng hậu duy nhất còn tồn tại thời nhà Hán. Đây tuyệt đối là ấn ngọc vô song, là bảo vật vô giá!
Hai cha con Khổng Trung Lương nhận thấy rằng "viên đá" mà họ mang tới giao nộp có giá trị rất lớn. Và khi nhìn thấy các chuyên gia phấn khởi, thành công nghiên cứu, cảm giác mệt mỏi trên người họ dường như đã tan biến hết. Họ cảm thấy rằng quyết định giao nộp chiếc ấn và đúng và là một chuyện ý nghĩa mà một người có thể làm trong đời.
Khi hay tin hai cha con họ Khổng quyết định giao nộp miễn phí "Hoàng hậu chi tỷ" cho bảo tàng, người phụ trách và các chuyên gia đã vô cùng sửng sốt, đúng hơn là vô cùng cảm động. Họ nhớ lại mỗi lần cử người về nông thôn làm công tác tư tưởng bảo vệ cổ vật, dân làng không hợp tác còn đuổi họ ra.
Nhìn bộ dạng của hai cha con họ Khổng, người quản lý bảo tàng quyết định không để hai cha con ra về tay không, không chỉ làm đơn xin ban thưởng, mà còn xin tặng chứng nhận danh dự, để tấm tương người tốt việc tốt của họ được vinh danh.
Khổng Tường Phát lắc đầu từ chối, cảm thấy rắc rối. Còn Khổng Trung Lương cảm thấy đây là một "vấn đề nhỏ nhặt", cả hai đều cho rằng không cần báo đáp. Cuối cùng, người phụ trách không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trả 20 nhân dân tệ cho hai cha con làm lộ phí đi lại.
Trên đường về, hai cha con dừng lại ở một tiệm mì thịt viên rồi lại chen lên xe buýt với hành trình 3 tiếng để trờ về làng.
Cuộc sống vẫn bình thường, Khổng Tường Phát tiếp tục làm việc chăm chỉ để kiếm sống, cho đến cuối những năm 1980, ông phải nhập viện vì bệnh tật nhưng do không tiền chữa trị đã qua đời; Trong khi Khổng Trung Lương tiếp tục đi học, đi làm, kết hôn và sinh con, rồi dần già đi.
Cho đến năm 2012, 45 năm sau, các chuyên gia từ bảo tàng đã tìm đến nhà ông. "Hòn đá" được đứa trẻ 13 tuổi năm đó nhặt được được xếp hạng là bảo vật văn hóa cấp quốc gia. Lúc này, giới chuyên môn đến báo tin cho ông Khổng Trung Lương, đồng thời ông được đánh giá là một trong mười nhân vật kiệt xuất vì đã "góp phần vào việc bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa.".
Câu chuyện của Khổng Trung Lương quả thật khiến bao người cảm động. Rất nhiều người nghe xong câu chuyện này đều cảm thấy tiếc nuối vì phía bảo tàng đã "đền đáp" cho Khổng Trung Lương nhiều hơn thế.
Tuy nhiên, theo một vài nguồn tin, Khổng Trung Lương từ chối mọi thứ và chỉ chịu nhận chứng nhận danh dự. Ông nói rằng, nếu quay lại từ đầu, ông vẫn chọn làm theo cách đó!
Đăng nhận xét