Hôm thứ Năm 28/10, một vụ nổ bức xạ đã diễn ra trên bề mặt của mặt trời, kéo theo sự phóng khối lượng xung quanh (CME) của plasma và từ trường. Theo Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian Mỹ (SWPC), CME đã thoát khỏi mặt trời với tốc độ khoảng 973km/giây, dự kiến đổ bộ Trái đất vào cuối tuần này. Sự xuất hiện của CME dự kiến sẽ kích hoạt một cơn bão địa từ "mạnh cấp G3" (bão mặt trời).
SWPC cho biết: "Khi CME tiếp cận Trái đất, vệ tinh DSCOVER của NOAA (Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ ) sẽ là một trong những tàu vũ trụ đầu tiên phát hiện sự thay đổi của gió mặt trời theo thời gian thực và SWPC sẽ đưa ra cảnh báo thích hợp".
Mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến sự sống trên Trái đất - bầu khí quyển và từ trường bảo vệ chúng ta – thì những cơn bão mặt trời lại đặc biệt nguy hiểm đối với các thiết bị công nghệ.
Các hiện tượng thời tiết không gian được xếp hạng dựa trên cường độ của chúng trên thang điểm từ G1 (nhỏ nhất) đến G5 (lớn nhất). Một cơn bão ở cấp G5 có khả năng quét sạch các vệ tinh, làm hỏng máy biến áp và gây mất điện. Năm 1859, một cơn bão mặt trời cực mạnh xảy ra (Sự kiện Carrington) được cho là đã khiến các dây điện báo trên khắp Bắc Mỹ và châu Âu phát ra tia lửa điện. Theo NASA, nó có thể là cơn bão mặt trời mạnh nhất tấn công hành tinh trong vòng 500 năm.
Ngoài ra, một cơn bão mạnh khác xảy ra vào tháng 5/1921 khiến hệ thống điện trên khắp New York bị chập.
Sự kiện sắp tới đây dự kiến sẽ không nguy hiểm như vậy. SWPC đảm bảo: "Cơn bão này đạt cấp G3. Chúng có khả năng đẩy cực quang ra xa nơi cư trú ở vùng cực bình thường, kết hợp với các yếu tố khác, chúng ta có thể thấy cực quang ở xa phía đông bắc, kéo đến phía tây bang Washington".
Được biết, cực quang là do các hạt tích điện từ mặt trời đâm vào các lớp trên của khí quyển. Các hạt bị kéo về các cực bởi từ trường của hành tinh. Trên đường đi, các hạt này va chạm vào các nguyên tử và phân tử khí trong khí quyển, kích thích chúng lên các mức năng lượng mới. Sau đó, các nguyên tử giải phóng năng lượng dư thừa dưới dạng photon - ánh sáng.
Đăng nhận xét