“Đây là một ngày tôi đã mong chờ trong hai năm rưỡi”, Steve Jobs nói tại lễ ra mắt iPhone vào ngày 9/1/2007. Sau đó phải mất gần 6 tháng nữa, người dùng mới có trên tay một chiếc iPhone. Nhưng nhiều người có thể không biết ở thời điểm đó, chiếc iPhone của Apple bị đánh giá thấp hơn so với những gì mà nó mang lại.
Chiếc iPhone đầu tiên đó là hiện thân của lý do tại sao mọi người thích Apple và vì sao những người khác không thích. Nếu là người thích điện toán và nếu sở hữu iPhone gốc, dựa vào thông số kỹ thuật trên sản phẩm, nhiều người có thể gọi đó là một thất bại, đặc biệt khi so với các điện thoại khác cùng thời điểm. Nó thiếu bàn phím vật lý mà mọi điện thoại khác đều có, giá bán quá cao và chậm chạp.
Thú vị nhưng vẫn bị chê đắt đỏ
Ngoại trừ những người không tập trung vào danh sách thông số kỹ thuật mà nhìn vào những gì thiết bị có thể làm, những người còn lại chắc chắn sẽ cảm thấy ngán ngẩm khi so sánh thông số iPhone gốc với các điện thoại khác cùng thời.
Ở thời điểm đó, Apple đã làm một canh bạc lớn bằng việc chi 150 triệu USD để thúc đẩy quảng bá sản phẩm. Không ai có thể chắc chắn iPhone sẽ bán tốt và cũng không ai có thể tưởng tượng được nó sẽ trở nên to lớn như thế nào.
Một nhà phê bình nhận xét: “Không biết điều gì có thể xảy ra nếu không có Steve Jobs? Để tạo iPhone, Steve Jobs đã phải đặt cược cho công ty. Về cơ bản, ông đóng kín cánh cửa liên quan đến phát triển sản phẩm nhưng vẫn thu hút tất cả các kỹ sư tài năng nhất vào dự án. Vì vậy, nếu iPhone thất bại, không có sản phẩm nào khác trong kế hoạch của Apple có thể cứu vãn công ty”.
Tất cả những điều này đã góp phần làm cho nhóm iPhone căng thẳng như thế nào khi Jobs tiết lộ sáng tạo của họ. Điều này càng trở nên tồi tệ hơn khi bài thuyết trình của ông Jobs chỉ sử dụng bản demo của iPhone. Nếu xem video khởi chạy, bất cứ khi nào Jobs đứng đằng sau một ống kính thể hiện một tính năng trên iPhone, công ty luôn chuẩn bị sẵn những chiếc iPhone dự trù.
May mắn thay, các kỹ sư sau sân khấu đã không phải làm việc nhiều khi bản demo iPhone hoạt động mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Đó là khoảnh khắc tuyệt vời cho đội iPhone ngày hôm đó, bởi nó ghi nhận thành quả 2,5 năm phát triển của công ty.
Kết quả sau đó, mọi người đều nói về iPhone khi sản phẩm sở hữu rất nhiều tính năng giá trị. Dẫu vậy, vẫn có nhiều người cho rằng iPhone quá đắt đỏ và không dám đầu tư.
Sự chờ đợi mỏi mòn
iPhone được công bố vào tháng 1 để nói lên sự tồn tại của sản phẩm. Vì Apple đã chế tạo một thiết bị viễn thông nên nó phải trải qua quá trình phê duyệt. Apple chỉ đơn giản là đi trước quá trình công bố chính thức mà thôi.
Trong 5 tháng 20 ngày giữa lúc đó, iPhone thực sự được vận chuyển, nơi Apple phải làm cho điện thoại hoạt động. Họ đã thoát khỏi cái mà họ gọi là bản demo “con đường vàng”, nơi nó hoạt động miễn là người dùng làm đúng những thứ chỉ định theo đúng thứ tự.
Khi mà thế giới vẫn đang chờ đợi sản phẩm, trong suốt nửa năm giữa khi công bố và phát hành, iPhone phải đối mặt với sự chỉ trích ngày càng tăng. Nổi tiếng nhất là CEO Microsoft, Steve Ballmer đã chế nhạo trên USA Today rằng: “Không có cơ hội để iPhone có được thị phần đáng kể. Tôi muốn có những sản phẩm thu hút mọi người”.
Ông nói thêm: “Họ có thể kiếm được rất nhiều tiền, nhưng nếu chúng ta thực sự nhìn vào 1,3 tỷ điện thoại được bán, chúng tôi muốn có phần mềm của mình trong 60%, 70% hoặc 80% trong số đó hơn là chỉ 2% hoặc 3% mà Apple có thể nhận được”. Nhưng đó không phải là nhận xét tức thì khi Ballmer đã nói điều đó vào tháng 4/2007, gần 4 tháng sau khi sản phẩm được công bố.
Không chỉ Ballmer mà nhiều giới công nghệ cũng đã đánh giá kém iPhone. AdAge thậm chí còn đăng bài viết vào ngày 18/6/2007 về câu hỏi: “Tại sao iPhone sẽ thất bại?”, chỉ vài ngày trước khi điện thoại xuất xưởng. Tờ báo cũng kết luận rằng đó sẽ là “một sự thất vọng lớn”.
Còn TechCrunch đã đi xa hơn khi cho biết iPhone là một quả bom xịt. Cụ thể: “Bàn phím ảo đó sẽ hữu ích cho việc sử dụng email và tin nhắn văn bản như một chiếc điện thoại quay. Đừng ngạc nhiên nếu một nhóm khá lớn người mua iPhone cảm thấy sự hối hận khi bỏ rơi BlackBerry của họ để dành thêm một giờ mỗi ngày chỉ để soạn email trên đường đi”.
Thậm chí gần đến ngày ra mắt, Walt Mossberg cho biết trên All Things D rằng iPhone có những vấn đề thực sự về thiếu khả năng sao chép và dán. Tuy nhiên, cây viết này vẫn tin iPhone sẽ thành công. Ông nói: “iPhone đơn giản là đẹp. Kỳ vọng dành cho iPhone rất cao đến mức không thể đáp ứng tất cả. Nó không dành cho người bình thường chỉ muốn một chiếc điện thoại nhỏ, rẻ tiền để gọi và nhắn tin. Mặc dù có giới hạn về mạng nhưng iPhone vẫn mang đến một trải nghiệm hoàn toàn mới và một niềm vui khi sử dụng”.
Còn David Pogue của tờ New York Times, đã chỉ trích thiết kế pin liền của sản phẩm và làm thế nào để sản phẩm hoạt động trên một mạng kết nối chậm chạp. Ông nói: “Hóa ra, phần lớn là sự cường điệu và một số lời chỉ trích là hợp lý. iPhone là một cuộc cách mạng, nhưng nó không hoàn hảo”.
Nhưng không phải ai cũng coi thường iPhone trong khoảng thời gian chờ đợi. Mike Lazaridis, khi đó là đồng CEO BlackBerry đã rất ấn tượng với điện thoại khi cho biết: “Chúng thực sự rất tốt”.
Được biết, trong nửa năm còn lại của 2007, tương ứng khoảng thời gian iPhone đến tay người dùng, Apple đã bán được 1,39 triệu chiếc iPhone như dữ liệu từ Statista. Con số này thấp hơn rất nhiều so với mức 231,22 triệu chiếc được bán ra vào năm 2015.
Trong phát biểu với CNN nhân kỷ niệm 10 năm ra mắt iPhone vào năm 2017, quản lý cấp cao iPhone, Andy Grignon, nói: “Chúng tôi mong đợi một sản phẩm thành công, chúng tôi hy vọng hàng triệu người sẽ sử dụng chúng. Thành thật mà nói, tôi không biết rằng liệu tôi có mong đợi 1 tỷ người sẽ sử dụng iPhone hay không. Dẫu sao, đó là cách bạn tìm việc, đó là cách bạn giao tiếp, đó là cách bạn làm tất cả những điều này. Chúng tôi không biết đây là sản phẩm chúng tôi đang cố gắng tạo ra”.
Đăng nhận xét