Thú chơi bom, đạn

Trong những năm gần đây, ở tỉnh Quảng Trị xuất hiện thú chơi bom, đạn. Vỏ bom, đạn được dân chơi sưu tầm, chưng làm cảnh.

Anh Lê Thanh Hạnh, sinh năm 1985, trú thôn Long Hải, xã Phong Bình, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị là một trong những "dân chơi" như thế.

Tại ngôi nhà nhỏ của anh Hạnh có nhiều vỏ bom, đạn được sơn lại để chưng.

Thú chơi bom, đạn - Ảnh 1.

Anh Hạnh tự tay phục chế các quả bom, đạn để chưng tại nhà mình.

Thú chơi bom, đạn - Ảnh 2.

Anh Hạnh tự tay phục chế các quả bom, đạn để chưng tại nhà mình.

Anh Hạnh cho biết, 2 năm về trước, anh bị tai nạn lao động ở tỉnh Đắc Lắk, liệt hai chân nên trở về quê sinh sống.

Thấy những chỗ bán phế liệu có vỏ bom, đạn (không có thuốc, kíp nổ), anh Hạnh mua về, dùng máy mơn đánh sạch lớp gỉ sét, sơn lại, phục chế như quả bom còn mới để chưng.

Thú chơi bom, đạn - Ảnh 3.

Niền đồng giúp quả bom, đạn có giá trị hơn, đẹp hơn.

Thấy đẹp, nhiều người đã đặt hàng cho anh làm, bán kiếm tiền công nuôi sống bản thân.

Với mỗi quả bom, đạn, anh Hạnh mất 2 đến 3 ngày mới hoàn thành việc phục chế.

Theo anh Hạnh, giá trị nhất của quả bom, đạn là niền đồng, đó là điểm nhấn của quả bom.

Anh Hạnh cho hay, chưng bom, đạn mang lại vẻ cứng cáp, giới trẻ gọi là "chất", tạo nét riêng cho ngôi nhà.

Thú chơi bom, đạn - Ảnh 4.
Thú chơi bom, đạn - Ảnh 5.

Vỏ bom, đạn được sưu tầm, chưng cảnh ở nhà ông Chức.

Ở huyện Vĩnh Linh, khi nói đến thú chơi bom, đạn chiến tranh phải nhắc đến ông Trần Công Chức, sinh năm 1969, trú thôn Nam Sơn, xã Vĩnh Sơn.

Lớn lên bên dòng sông Bến Hải – vĩ tuyến 17, gia đình có 10 người hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, ông Chức hiểu rõ những gì quê hương, đất nước phải gánh chịu bởi chiến tranh.

Thú chơi bom, đạn - Ảnh 6.

Ông Chức bên những đồ vật chiến tranh do mình sưu tầm.

Vì vậy, hơn 10 năm qua, ông Chức đi khắp nơi sưu tầm khoảng 1.000 đồ vật chiến tranh, nhất là vỏ bom, đạn.

Thú chơi bom, đạn - Ảnh 7.
Thú chơi bom, đạn - Ảnh 8.

Ở phòng khách, ông Chức trưng bày nhiều đồ vật chiến tranh. Hình trái tim được sắp từ hàng trăm viên đạn.

Ông Chức dự định, thời gian tới sẽ lập bảo tàng chiến tranh trên đường Trường Sơn, gần Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn.

Thú chơi bom, đạn - Ảnh 9.

Hai quả bom được phục chế, chưng tại nhà ông Chức.

"Tôi muốn lập bảo tàng chiến tranh để góp phần nhắc nhở thế hệ sau về sự tàn khốc của chiến tranh, mong thế giới không còn tiếng súng, tiếng bom, chung sống hoà bình" – ông Chức tâm sự.

Thú chơi bom, đạn - Ảnh 10.

Cây xanh mọc từ vỏ quả bom lớn tại nhà của một "dân chơi" bom trú tại TP.Đông Hà.

Thú chơi bom, đạn - Ảnh 11.

Vỏ bom, đạn làm điểm nhấn trong vườn cây.

Thú chơi bom, đạn - Ảnh 12.

Hai quả bom chưng ngay cổng một ngôi nhà ở xã Phong Bình, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.