Cà Mau: Kỳ lạ, thả thứ cây này xuống vuông, tôm tỉnh như sáo, cá lại mệt lừ đừ, bắt toàn con to bự

Để con tôm nuôi phát triển tốt, đạt đầu con, trước khi bắt đầu thả nuôi vụ mới, bà con thường tập trung thu hoạch cá và cải tạo vuông. 

Bởi vì các loại cá tự nhiên cùng sinh sống trong vuông, nhất là cá chẽm, cá măng, cá chét… sẽ ăn con tôm để sống, khiến số lượng tôm thả nuôi bị hao hụt, dẫn đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi không cao.

Cà Mau: Kỳ lạ, thả thứ cây này xuống vuông, tôm tỉnh như sáo, cá lại mệt lừ đừ, bắt được toàn con to bự - Ảnh 1.

Xay rễ cây thuốc cá.

Bà con nuôi tôm thường thuốc cá mỗi năm một lần, thời điểm thuốc tùy thuộc vào điều kiện của hộ nuôi, tình trạng vuông nuôi. 

Bằng kinh nghiệm lâu đời tích lũy, bà con thường rải thuốc (rễ cây thuốc cá xay nhuyễn, không chất độc hại) để vừa diệt bớt cá tạp, bảo vệ tôm, vừa có cá bán, góp phần tăng thu nhập.

Tại tỉnh Cà Mau, cây thuốc cá được trồng nhiều tại huyện U Minh, giúp nhiều hộ dân có thu nhập ổn định, với giá bán khoảng 15.000 đồng/kg. 

Theo người dân, chất trong rễ cây thuốc cá chỉ giết chết những loài thủy sản có máu đỏ, còn những loài máu trắng như cua, tôm thì không bị ảnh hưởng. 

Cà Mau: Kỳ lạ, thả thứ cây này xuống vuông, tôm tỉnh như sáo, cá lại mệt lừ đừ, bắt được toàn con to bự - Ảnh 2.

Công đoạn tạt thuốc cá.


Khi rải nước thuốc cá này xuống mặt nước, chẳng mấy chốc, cá lớn cá bé giẫy đành đạch, rồi ngửa bụng ngất xỉu, việc vớt, bắt cá sau đó thật dễ dàng. 

Vì vậy, việc dùng thuốc từ rễ cây thuốc cá để thuốc cá trong vuông chính là bí quyết độc chiêu của bà con nuôi tôm bấy lâu nay, để làm sạch vuông tôm trước khi thả nuôi vụ mới.

Cách thuốc cá cũng rất đơn giản: Sáng sớm, người dân phải canh nước ròng để tháo nước từ vuông tôm ra sông, cho đến lúc nước trong vuông chỉ còn khoảng 2 tấc. Thuốc cá vuông phải được thực hiện trong con nước kém (khoảng ngày 9 - 12, hoặc ngày 24 - 27 âm lịch).

Cà Mau: Kỳ lạ, thả thứ cây này xuống vuông, tôm tỉnh như sáo, cá lại mệt lừ đừ, bắt được toàn con to bự - Ảnh 3.

“Vũ điệu” những con cá khi bắt đầu ngấm thuốc.


Rễ cây thuốc cá mua về được xay nhuyễn, trộn với nước, rồi rải trên mặt vuông. Chỉ vài phút sau, cá ngấm thuốc sẽ bắt đầu bị ngộp, bơi lờ đờ, lúc này nông dân sẽ dùng vợt vớt cá. 

Một số con cá còn khỏe thì vùng vẫy cho đến khi đuối sức sẽ nằm yên trên mặt bùn, bà con chỉ cần nhanh chóng đi gom cá về, phân loại và bán. 

Cà Mau: Kỳ lạ, thả thứ cây này xuống vuông, tôm tỉnh như sáo, cá lại mệt lừ đừ, bắt được toàn con to bự - Ảnh 4.

Nông dân chỉ cần nhanh chóng bắt cá bỏ vào vợt.


Sản lượng cá sau đợt thuốc nhiều hay ít tùy vào diện tích vuông tôm lớn hay nhỏ, vì đa số đều là cá tự nhiên từ sông vào vuông sinh sống. 

Với diện tích vuông khoảng 1 ha, trung bình mỗi đợt thuốc cá, bà con bán cá thu được từ 3 - 5 triệu đồng, những hộ diện tích vuông lớn thì có thể thu hàng chục triệu đồng.

Cà Mau: Kỳ lạ, thả thứ cây này xuống vuông, tôm tỉnh như sáo, cá lại mệt lừ đừ, bắt được toàn con to bự - Ảnh 5.

Đổ cá vào xuồng.


Cà Mau: Kỳ lạ, thả thứ cây này xuống vuông, tôm tỉnh như sáo, cá lại mệt lừ đừ, bắt được toàn con to bự - Ảnh 6.

Vận chuyển cá vào nhà.


Cà Mau: Kỳ lạ, thả thứ cây này xuống vuông, tôm tỉnh như sáo, cá lại mệt lừ đừ, bắt được toàn con to bự - Ảnh 7.

Phân loại cá.


Cà Mau: Kỳ lạ, thả thứ cây này xuống vuông, tôm tỉnh như sáo, cá lại mệt lừ đừ, bắt được toàn con to bự - Ảnh 8.

Thương lái đến tận nhà mua cá.