Điều đặc biệt ở loài hoa khổng lồ toả mùi thối khiến dân ùn ùn kéo đến xem

Điều đặc biệt ở loài hoa khổng lồ toả mùi thối khiến dân ùn ùn kéo đến xem - Ảnh 1.

Bông hoa 'nữ hoàng thịt thối' đã khoe sắc trong khu vườn thực vật ở Pennsylvania, Mỹ

Một khu vườn thực vật ở Pennsylvania, Mỹ đã bán hết vé xem hoa xác thối chỉ trong 48 tiếng dù loài hoa khổng lồ này toả mùi vô cùng khó chịu.

Hoa xác thối khổng lồ tỏa mùi hương vô cùng khó chịu như xác chết đang phân hủy nhưng vì thời gian nở rất lâu nên người yêu hoa vẫn kéo đến chiêm ngưỡng.

Không chỉ mua vé xem trực tiếp, người yêu thích có thể chiêm ngưỡng qua màn ảnh mà không phải chịu đựng mùi hương như xác thối đang phân hủy vì khu vườn thực vật Longwood quay camera và phát qua kênh Youtube của họ.

Điều đặc biệt ở loài hoa khổng lồ toả mùi thối khiến dân ùn ùn kéo đến xem - Ảnh 2.

Nhiều khách du lịch mua vé đến tận nơi chiêm ngưỡng loài hoa đặc biệt

Hoa xác thối là loài hoa lớn nhất và hiếm nhất thế giới, thường nhiều năm mới nở một lần để thu hút côn trùng thụ phấn. Nhiệt độ cao ở mũi của hoa sẽ giúp lan truyền mùi hôi thối xa để dẫn dụ côn trùng và ruồi đến thụ phấn cho hoa.

Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích mùi hôi thối đặc trưng của hoa xác thối. Họ mô tả nó là sự kết hợp của mùi cá thối rữa, mồ hôi người, mùi pho mát với mùi băng phiến. Mùi khó chịu của hoa xác thối tăng mạnh vào ban đêm và giảm bớt vào ban ngày.

Đại diện khu vườn thực vật Longwood ở Quảng trường Kennett, Hạt Chester cho biết hoa xác thối có tên khoa học là Amorphophallus titanum đã bắt đầu nở rộ và phóng mùi đặc trung khó chịu trong thời gian này đã thu hút nhiều người đến chiêm ngưỡng.

Loài hoa quý hiếm chủ yếu xuất hiện ở khu rừng nhiệt đới ở Trung tâm Sumatra, phía tây Indonesia nhưng hiện đang trên bờ vực tuyệt chủng.

Lần đầu tiên loài hoa này nở trong một môi trường không tự nhiên là vào năm 1889, tại vườn Bách thảo Hoàng gia Kew tại London.

Trong các tài liệu lưu trữ của tạp chí National Geographic có những hình ảnh của loài hoa thối này, chúng phát triển mạnh ở New York vào năm 1937.

Ngoài mùi hương khó chịu, kích cỡ cây hoa A. titanum cũng rất đáng chú ý, có thể đạt tới chiều cao hơn 3 mét khi trưởng thành và là loài hoa không cành cao nhất thế giới.

Năm 2010, loài hoa được sách kỷ lục Giunness ghi nhận là bông hoa cao nhất thế giới tại vườn lan Winnipesaukee ở Gilford, New Hampshire, Mỹ. Thời điểm đó, bông hoa đạt chiều cao 3.1 mét.