Động thái này có nguy cơ đẩy Libya trở lại tình trạng chia rẽ giữa hai chính quyền song song - điều từng xảy ra ở đất nước này từ năm 2014 cho đến khi một chính phủ đoàn kết được thành lập vào năm ngoái như một phần của kế hoạch hòa bình được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn.
Người phát ngôn của Quốc hội Libya cho biết họ đã chọn cựu Bộ trưởng Nội vụ Fathi Bashagha làm Thủ tướng bằng cách giơ tay sau khi ứng cử viên duy nhất khác rút lui.
Tuy nhiên, Thủ tướng Abdulhamid al-Dbeibah, người đứng đầu Chính phủ Hiệp ước quốc gia (GNU) được Liên Hợp Quốc công nhận đã bác bỏ động thái của Quốc hội, nói rằng ông sẽ chỉ từ bỏ quyền lực sau một cuộc bầu cử quốc gia.
Quốc hội muốn kiểm soát tương lai chính trị của Libya sau sự sụp đổ của cuộc bầu cử đã được lên kế hoạch vào tháng 12 năm ngoái nên tuyên bố rằng chính phủ lâm thời của ông Dbeibah không còn hiệu lực. Bất kỳ cuộc bầu cử mới nào ở Libya chỉ được tổ chức vào năm sau.
Cuối ngày thứ Năm, ông Bashagha - người vừa được bầu đã bay đến Tripoli cùng với một số thành viên Quốc hội khi ông chuẩn bị thành lập một chính phủ mới.
Trong một bài phát biểu ngắn khi đến Tripoli, Bashagha cho biết ông cảm ơn sự cống hiến của Thủ tướng Dbeibah và nói rằng nền dân chủ đảm bảo sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình. Ông cũng nói thêm rằng "Tôi chắc chắn rằng chính phủ đoàn kết sẽ cam kết tuân theo các nguyên tắc dân chủ này".
Mặc dù các nhân chứng ở Tripoli cho biết, các lực lượng vũ trang đã áp dụng các biện pháp an ninh mới xung quanh văn phòng của Thủ tướng Dbeibah, nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy sự đối đầu giữa những người ủng hộ phe đối địch.
Libya đã có rất ít hòa bình hoặc ổn định kể từ cuộc nổi dậy năm 2011 do NATO hậu thuẫn chống lại Đại tá Muammar Gaddafi.
Việc thành lập chính phủ đoàn kết lâm thời của Thủ tướng Dbeibah vào năm ngoái và hứa hẹn hướng tới một cuộc bầu cử dân chủ được ca ngợi là cơ hội hòa bình tốt nhất cho Libya trong nhiều năm trước khi tất cả tan rã.
Đăng nhận xét