Phát hiện hố đen cách Trái đất 47 triệu năm ánh sáng

Phát hiện hố đen cách Trái đất 47 triệu năm ánh sáng - Ảnh 1.

Những tia năng lượng từ hố đen này cung cấp năng lượng cho thiên hà Messier 77 và các vì sao. Ảnh: ESO

Hố đen khổng lồ nằm cách Trái đất 47 triệu năm ánh sáng và được bao phủ bởi một vòng bụi vũ trụ. Những tia năng lượng từ hố đen này cung cấp năng lượng cho thiên hà Messier 77 và các vì sao. Được biết đến như một thiên hà Seyfert loại II, nó đặc biệt sáng ở bước sóng hồng ngoại.

Hố đen, được hình thành từ sự sụp đổ của một ngôi sao khổng lồ, lớn hơn mặt trời của chúng ta 15 triệu lần. Vùng chân trời của nó, nơi mà ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra, rộng 87.000km. 

Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã sử dụng Kính viễn vọng siêu lớn ở Chile với một máy quét nhằm loại bỏ các ngôi sao trong bức ảnh để hiển thị môi trường xung quanh. Giáo sư Walter Jaffe, từ Đại học Leiden, Hà Lan, cho biết: "Những hình ảnh này mô tả chi tiết sự thay đổi nhiệt độ và khả năng hấp thụ của các đám mây bụi xung quanh lỗ đen".

Violeta Gamez Rosas, một ứng viên tiến sĩ tại Leiden, nói thêm: "Kết quả này có thể giúp chúng tôi hiểu thêm về lịch sử của Dải Ngân hà, và cách mà lỗ đen ở trung tâm của nó hoạt động trong quá khứ".

Adblock test (Why?)