Retinosaurus hkamentiensis sống cùng thời với khủng long, dương xỉ khổng lồ và chuồn chuồn có kích thước lớn bằng đầu của chúng ta. Con hkamentiensis mới được xác định là một con non bị kẹt trên cây và không thể thoát ra được. Sinh vật được bảo quản tốt đến mức nhà cổ sinh vật học Andrej Čerňanský của Đại học Comenius và nhóm của ông, cho rằng nó gần như còn sống.
Čerňanský nói với SYFY WIRE: "Nó vẫn giữ nguyên hình dáng của một con thằn lằn. Trên thực tế, chúng ta có thể nghiên cứu loài vật này giống như cách chúng ta nghiên cứu các loài hiện đại".
Retinosaurus không phải là khủng long ("saurus" có nghĩa là "thằn lằn"), tuy nhiên đây vẫn là một phát hiện quan trọng. Phát hiện này đã giúp các nhà nghiên cứu thiết lập hình ảnh sống động như thật về một sinh vật từ Kỷ Phấn trắng. Khí quản và phế quản của con thằn lằn vẫn được bảo tồn. Bằng cách quan sát kỹ hơn khung xương và các mẫu vảy, họ có thể phát hiện ra rằng nó chưa trưởng thành.
Các nhà khoa học tiến hành so sánh hình thái học để tìm họ hàng gần nhất còn sống của nó, bên cạnh đó họ cũng phân tích phát sinh loài, tìm ra các mối liên hệ tiến hóa thông qua hình thái học của cả loài đã tuyệt chủng và loài còn tồn tại, cũng như dữ liệu phân tử của các loài còn tồn tại. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra mẫu vật này là một con scincoid (gần giống thằn lằn bóng) giống với các đặc điểm của một số loài xantusiid, loài đặc hữu của Bắc Mỹ. Vậy rốt cuộc hóa thạch ở Myanmar là như thế nào? Tại sao nó lại xuất hiện ở đấy?
Čerňanský nói: "Điều này rất phức tạp, chúng tôi vẫn còn khá nhiều tranh cãi khi giải thích sâu hơn về nguồn gốc của các loài động vật từng xuất hiện trong Kỷ Phấn trắng".
Đăng nhận xét