“Hoa Kỳ sẽ cùng họ trừng phạt Tổng thống Putin, Ngoại trưởng Lavrov và các thành viên của hội đồng an ninh quốc gia Nga” - bà nói. Khi được hỏi điều gì đã thay đổi so với hôm 24/2, khi Tổng thống Biden công bố một đợt trừng phạt mới không bao gồm ông Putin, Psaki cho biết lựa chọn này “mất thời gian cân nhắc và thảo luận”.
“Quan điểm mạnh mẽ và nguyên tắc mạnh mẽ của Tổng thống ngay từ đầu cuộc xung đột này, và thậm chí trước khi tôi nên nói, là thực hiện các hành động và bước đi phù hợp với các đối tác châu Âu của chúng tôi, và đây chắc chắn là bằng chứng về điều đó,” bà Psaki nói.
Nhà lãnh đạo Nga sẽ trở thành mục tiêu cao nhất trong nỗ lực áp đặt trừng phạt với nền kinh tế Nga và các quan chức thân cận của Putin sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Có thể sẽ có thêm các quan chức Nga cũng phải chịu trừng phạt.
Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh cũng tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt nhắm vào ông Putin và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov vì vi phạm chủ quyền Ukraine. Ngoài ra 351 nghị sĩ Duma Quốc gia Nga cũng nằm trong danh sách trừng phạt vì bỏ phiếu công nhận 2 nước cộng hoà ly khai ở Ukraine.
Trước đó tại Hội đồng Bảo an LHQ, Nga đã dùng quyền phủ quyết để ngăn cản một nghị quyết của Hội đồng lên án việc Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Nghị quyết được 11 phiếu thông qua, 3 phiếu trắng trong đó có Trung Quốc.
Đăng nhận xét