Chiếc máy bay lớn nhất thế giới bị phá huỷ tại căn cứ không quân Ukraine

Trong một tin Twitter hôm qua 27/2, ông Kuleba viết: “Nga có thể đã phá huỷ chiếc Mriya (Giấc mơ) của chúng ta. Nhưng họ không bao giờ có thể phá huỷ được giấc mơ của chúng ta về một nhà nước Châu Âu mạnh, tự do và dân chủ. Họ đốt chiếc máy bay lớn nhất, nhưng Giấc mơ của chúng ta sẽ không bao giờ bị huỷ hoại”.

Chiếc máy bay lớn nhất thế giới bị phá huỷ tại căn cứ không quân Ukraine - Ảnh 1.

Hình ảnh chiếc AN-225 trên Twitter của Ngoại trưởng Ukraine.

Theo CNN, Hinh ảnh vệ tinh của công ty Maxar Technologies cho thấy một phần nhà chứa máy bay trong đó có chiếc AN-225 đã bị hỏng nặng. 

Hệ thống quản lý thông tin về các đám cháy của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA cũng phát hiện ra nhiều đám cháy tại sân bay này, trong đó có nhà để chiếc máy bay ông Kuleba nói đến. Một đám cháy đã diễn ra tại đây và được phát hiện lúc 11.33 trưa qua - theo dữ liệu NASA. 

Chưa rõ liệu đám cháy tại sân bay có phải do các vụ tấn công quân sự hay không. 

Chiếc máy bay lớn nhất thế giới bị phá huỷ tại căn cứ không quân Ukraine - Ảnh 2.

HÌnh ảnh vệ tinh cho thấy nhà chứa máy bay ở sân bay Hostomel gần Kiev đã bị cháy. Ảnh: Maxar.

Công ty quốc phòng Ukraine Ukroboronprom, nơi quản lý chiếc Antonov, hôm qua ra tuyên bố nói rằng chiếc máy bay đã bị phá huỷ nhưng sẽ được sửa chữa lại bằng chi phí của Nga, ước tính khoảng 3 tỉ USD. 

“Việc khôi mục máy bay dự kiến mất khoảng 3 tỉ USD trong 5 năm” - tuyên bố viết. “Nhiệm vụ của chúng ta là bảo đảm những chi phí này do Liên bang Nga chịu, vì họ đã cố tình phá hoại hàng không Ukraine và lĩnh vực hàng không dân dụng”.

Sau đó công ty ra tuyên bố nữa nói rằng chiếc máy bay đậu trên mặt đất gần Kiev vào ngày 24/2 để bảo dưỡng. 

Một trong số động cơ của máy bay đã bị dỡ ra để sửa chữa và chiếc máy bay không thể cất cánh hôm đó. 

Hôm 25/2 các lực lượng Nga đã chiếm giữ được sân bay Hostomel nơi chiếc AN-225 đang đậu. Phóng viên CNN tại hiện trường đã chứng kiến lính dù Nga chiếm sân bay. 

Đây có thể là kết cục với một chiếc máy bay đã được đưa vào sử dụng hơn 30 năm, từ thời Liên Xô. 

Chiếc AN-225 này thỉnh thoảng được trưng dụng giúp chở viện trợ quân sự trong các cuộc khủng hoảng ở các nước khác. Sau vụ động đất ở Haiti năm 20210, máy bay được dùng để chở đồ cứu trợ sang nước láng giềng Dominica. Trong thời đầu đại dịch Covid-19, nó được dùng cung cấp vật tư y tế cho các khu vực bị ảnh hưởng. 

Cho đến nay Mriya vẫn là chiếc máy bay lớn nhất thế giới từng được chế tạo. Nó có 6 động cơ turbo, có thể chở tối đa 250 tấn trong lòng hoặc trên lưng máy bay và là chiếc máy bay có sải cánh lớn nhất từng được sử dụng. 

Chỉ có một chiếc AN-225 được công ty Antonov có trụ sở tại Kiev chế tạo. Nó bay chuyến đầu tiên năm 1988 và được sử dụng từ đó đến nay. 

Người ta đã bắt tay vào chế tạo chiếc thứ hai nhưng đã dừng lại. 

Câu chuyện của chiếc AN-225 bắt đầu vào những năm 1960 - 1970 khi Liên Xô chạy đua vũ trụ với Mỹ. 

Vào cuối những năm 1970 nổi lên nhu cầu chở vật nặng và kích cỡ lớn từ nơi lắp đặt tới sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan nơi nhà du hành Yuri Gagarin từng có chuyến bay vào vũ trụ năm 1961.

Món hàng cần chở là con tàu vũ trụ Buran - câu trả lời của Nga với tàu Con thoi Mỹ. Lúc đó không chiếc máy bay nào có thể chở nổi tàu Buran và Antonov được yêu cầu phát triển chiếc máy bay này. 

Adblock test (Why?)