Tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai được hoàn thành vào năm 2010 và cao 830 mét. Đây là nơi sinh sống của hàng nghìn cư dân và sở hữu thiết kế sang trọng, không gian giải trí hiện đại và thậm chí cả hồ bơi ngoài trời.
Nhưng do điểm đặc biệt trong thiết kế của nó, một phần của tòa nhà chọc trời này hoàn toàn không thể ở được.
Tòa tháp có hơn 200 tầng nhưng chỉ có 160 tầng là có thể sinh sống được, hơn 200 mét cấu trúc được xây dựng với kết cấu quá mỏng nên không thể xây dựng bất cứ thứ gì bên trong. Cấu trúc của tòa nhà chọc trời kéo dài giống như một mũi kim hướng thẳng lên trời, tuy nhiên càng lên cao lại càng có nhiều tầng trống.
Bên cạnh đó, chiều cao ấn tượng của tòa nhà cũng liên quan đến một số điều kỳ quặc khác, đặc biệt là tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo. Mỗi buổi sáng, cư dân sống trên đỉnh tháp sẽ đón mặt trời sớm hơn những người ở dưới đất tận hai phút.
Ngoài việc gần một phần ba tòa nhà hoàn toàn không được sử dụng, Burj còn có một vấn đề nhỏ khác, hệ thống nước thải của nó không kết nối với hệ thống nước thải của thành phố. Do đó, mỗi ngày sẽ phải có một loạt xe tải 'chất thải' đến thu dọn tại tòa tháp lung linh này. Với số dân khoảng 35.000 người, tòa nhà có khả năng tạo ra đến 15 tấn nước thải mỗi ngày.
Hiện Burj Khalifa đã có kế hoạch phát triển một hệ thống thoát nước thải mới nhưng dự kiến đến năm 2025 mới hoàn thành, vì vậy có vẻ như đội xe tải sẽ vẫn tiếp tục trong một thời gian nữa.
Đăng nhận xét